Thiết lập quy trình công nghệ sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm
lượt xem 5
download
Bài viết Thiết lập quy trình công nghệ sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm trình bày tổng quan về chất màu tự nhiên; Quy trình công nghệ sử dụng chất màu tự nhiên; Công nghệ nhuộm bằng dung dịch tách chiết từ hạt điều màu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết lập quy trình công nghệ sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm
- THIẾT LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN ĐỂ NHUỘM VẢI BÔNG VÀ TƠ TẰM Lê Hiền Nhi Thắm, Lê Thị Thanh Thảo, Nguyễn Phi Long, Trịnh Ngô Thu Nhật Hoa, Nguyễn Thị Tú Trinh Khoa Kiến trúc-Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Để tạo ra được một tấm vải hoàn chỉnh thì công đoạn cuối cùng chính là nhuộm và nói đến màu nhuộm ta thường sẽ nghĩ ngay đến những chất màu nhân tạo do con người tạo ra. Tuy nhiên việc sử dụng màu nhuộm thường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như môi trường. Vì vậy việc sử dụng chất màu tự nhiên được con người tìm đến ngày một nhiều. Theo nghiên cứu, những màu nhuộm được chế biến trực tiếp từ tự nhiên, vừa bảo vệ môi trường vừa không gây ảnh hưởng đến làn da người mặc. Từ khóa: màu nhuộm tự nhiên, bảo vệ môi trường, nhuộm vải tự nhiên, thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe. 1.TỔNG QUAN VỀ CHẤT MÀU TỰ NHIÊN 1.1 Tầm ảnh hưởng của chất màu tự nhiên Từ xa xưa, khi nền Công nghiệp hóa chất chưa phát triển, con người chủ yếu sử dụng các sản phẩm có sẳn trong tự nhiên, do vậy vải và màu nhuộm đã nằm trong quy luật đó. Tuy nhiên, cho đến ngày nay với sự gia tăng dân số và nhu cầu đa dạng về ăn mặc cùng với sự phát triển về nền Công nghiệp tiên tiến, đã sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp với khối màu sắc đa dạng và phạm vi sử dụng rộng lớn. Nhưng việc sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp sẽ gây huệ lụy đến sự ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn có một số loại chưa được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó việc ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi trường sống và sức khỏe con người. Nhuộm vải tự nhiên bằng các loại rau củ quả dễ tìm, là cách nhuộm màu cho quần áo theo những loại rau củ quả, hoặc các khoáng chất xung quanh môi trường sống của con người. Theo cách nhuộm này, màu nhuộm hoàn toàn tự nhiên nên bảo đảm được sức khỏe cho người mặc. Đối với những loại da hay bị dị ứng, nhuộm quần áo theo cách thức này, sẽ bảo vệ được làn da khỏi những chất hóa học độc hại. 1025
- Thông thường đây là cách nhuộm được sử dụng tại các làng nghề làm vải truyền thống. Tuy nhiên, vì sự đa dạng về màu sắc, cũng như để nhuộm vải được nhanh hơn. Người thợ sẽ dùng thuốc nhuộm nhân tạo, để tạo màu sắc cho vải. Nguồn nước thải từ những chất nhuộm hóa học, sẽ làm cho môi trường dễ ứ đọng rác và gây ô nhiễm nguồn nước, đất và dần dần ảnh hưởng đến môi trường. Vì những nguyên nhân này, mà ngày nay con người đã dần trở lại với thiên nhiên. Hướng đến thời trang bền vững, cũng như sử dụng những loại vải thân thiện nhất với môi trường. Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, con người sử dụng lại những cách nhuộm vải tự nhiên. Dùng những loại rau củ quả gần gũi nhất, để chế tạo màu và làm thuốc nhuộm cho vải. 1.2 Ưu điểm của chất màu tự nhiên Nguồn nguyên liệu dễ tái sinh: Nguyên liệu được lấy trực tiếp từ sản phẩm nông nghiệp hoặc tận dụng nguồn phế thải từ các ngành công nghiệp gỗ như vỏ cây, lá chè già từ các nông trường chè, lá bàng, bạch đàn... rụng thu gom ngoài đường, công viên. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng và dễ tái sinh. Quy trình công nghệ đơn giản, ít sử dụng hóa chất: Màu tự nhiên là sự tổng hòa của nhiều màu cộng lại cùng với một số tạp chất sẵn có trong nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất chất màu nên có thể tạo nên những gam màu trầm tự nhiên. Hơn nữa, cùng một dung dịch màu nhưng phương pháp nhuộm, cầm màu khác nhau có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Đa số chất màu tự nhiên không có độc tố nên không gây độc hại trong quá trình sản xuất, sử dụng sản phẩm cũng như không gây ô nhiễm môi trường. Giá trị sinh thái: Các sản phẩm thời trang được nhuộm từ màu tự nhiên không những có màu sắc đẹp mà còn có giá trị sinh thái sử dụng cao như không gây dị ứng da, không chứa các nhóm azo độc gây ung thư, bền màu với ánh sáng, bền màu giặt. Hơn nữa, quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người công nhân trong quá trình sản xuất. 1.3 Những hạn chế của chất màu tự nhiên Chất màu tự nhiên kém ổn định, phụ thuộc vào thiên nhiên. Độ tái lập màu không cao giữa các mẻ nhuộm do phụ thuộc vào độ ổn định của nguồn nguyên liệu dùng để chiết tách chất màu. Có hạn chế về gam màu. Màu nhuộm thường chỉ đạt gam màu trung bình và nhạt, ít loại có thể đạt được độ đậm màu cao hoặc khi cần phải xử lý cầm màu đặc biệt. Rất khó để tái tạo sắc thái bằng cách sử dụng thuốc nhuộm / chất tạo màu tự nhiên, vì các sản phẩm nông nghiệp này thay đổi từ mùa này sang mùa khác, thời kỳ trưởng thành, v.v. Trong nhiều trường hợp thuốc nhuộm tự nhiên cần có chất gắn màu để cố định thuốc nhuộm trên vải. 1026
- 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN 2.1 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật sử dụng Phương pháp kế thừa: khảo sát thực tiễn tại các làng nghề, phân tích những yếu tố kế thừa kinh nghiệm truyền thống và phát triển theo hướng hiện đại. Phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu lựa chọn loại thiết bị sản xuất: nghiền, tách chiết dung dịch chất màu và các loại máy nhuộm nhằm khẳng định tính hiện đại của công nghệ mới. Phương pháp hóa lý hiện đại như phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, phổ hấp thụ màu và đo màu quang phổ để xác định bản chất nhuộm màu và một số tính chất của vải nhuộm. Phương pháp so sánh, mô phỏng: đánh giá, kiểm tra và so sánh các phương án công nghệ để lựa chọn phương pháp tối ưu trong chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng. Khi nhuộm vải bằng nguyên liệu tự nhiên, cần chọn những chất liệu vải như cotton, linen, hay vải len. Đây là những chất liệu vải dễ thấm màu, không giống như những loại vải tổng hợp. Và để màu lên được đúng nhất, nên chọn vải có màu sáng hoặc trắng. Phát triển ý tưởng về công nghệ, vừa tách dịch màu, vừa nhuộm vải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn. Nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy nhuộm để chiết dung dịch màu. Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường. Sau khi đã tẩy đi màu tự nhiên của vải, người thợ sẽ tiến hành nhuộm vải. Và để tạo ra được màu sắc có chất lượng nhất, cần pha chế dung dịch màu nhuộm theo đúng tỷ lệ. Trước khi cho vải vào nhuộm, cần nấu dung dịch nhuộm này nóng lên đến 90 độ C. Khuấy đều dung dịch màu, và cho trực tiếp vài vào nồi nhuộm. Hoặc có thể cho vải chạy trên guồng quay, khi nhuộm sẽ quay guồng đều tay để vải thấm hết màu nhuộm. Để màu nhuộm được đều hơn, vải không chỉ được nhúng màu một lần. Có thể nhuộm từ 2 đến 3 lần, cho đến khi nào màu sắc lên đúng và đều là được. Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được đem đi phơi khô tự nhiên trong không khí. Quá trình nhuộm vải bằng máy, sẽ được thực hiện theo phương pháp nhuộm gián đoạn. Và khi nhuộm, vải sẽ được ngâm trong dung dịch nước nhuộm trước. Sau đó thuốc nhuộm và vải cần nhuộm sẽ được đưa vào máy nhuộm. Thời gian nhuộm thường kéo dài từ 4 cho tới 18 tiếng (tùy vào từng loại vải). Vải sẽ được cho vào các thùng màu để ngâm tùy theo chất lượng vải cũng như chất lượng thuốc nhuộm sẽ có thời gian khác nhau. Thường sẽ mất từ 2 đến 7 ngày . Sau công đoạn nhuộm màu thì ta tiến hành giặt vải, bước này sẽ được thực hiện nhiều lần nhằm làm sạch vải nhất có thể. Nếu bạn muốn làm cho vải trở nên mềm mại, độ bền cao, tăng khả năng chống co rút màu thì bạn phải thực hiện công đoạn Wash vải. 1027
- Phương pháp nhuộm vải hiện nay rất đa dạng, có thể nhuộm theo nhiều cách khác nhau trong quy trình nhuộm vải dệt kim để tạo ra màu sắc, kiểu dáng và hình thức thể hiện khác nhau cho sản phẩm. Theo cách nhuộm có thể chia làm hai loại: nhuộm nhúng và nhuộm độn Nhuộm nhúng Nhuộm nhúng là phương pháp đưa vải nhúng vào dung dịch nhuộm trong một thời gian nhất định. Vải và thuốc nhuộm sẽ tiếp xúc với nhau và chờ cho thuốc nhuộm cố định trong sợi. Phương pháp nhuộm này phù hợp với tất cả các loại hàng dệt như sợi rời, sợi, vải lô nhỏ, vải lụa, vải len, v.v. Đặc điểm khi áp dụng phương pháp này bởi sản xuất gián đoạn, hiệu quả sản xuất thấp, thiết bị dùng để nhuộm đơn giản và dễ vận hành. Padding Sau khi nhúng vải trong một thời gian ngắn vào dung dịch thuốc nhuộm, dùng cuộn ấn vải để ép dung dịch nhuộm vào khe mô của vải. Phương pháp này có thể loại bỏ dung dịch thuốc nhuộm thừa và thuốc nhuộm được phân bố đều. Tiếp sau là hơi nước hoặc nóng chảy, … Đây là quy trình nhuộm vải liên tục, hiệu quả sản xuất cao, thích hợp cho việc nhuộm vải với số lượng lớn. Do vật liệu nhuộm sẽ chịu lực căng cao nên phù hợp với vải dệt thoi. 2.2 Công nghệ nhuộm bằng dung dịch tách chiết từ hạt điều màu Xử lý mẫu: Thu thập, làm sạch, loại chất béo bằng n-hẽan, sấy mẫu. Chiết tách chất màu annatto bằng dung môi metanol trong bể siêu âm. Đánh giá chất lượng và định lượng chất màu thông qua: - Phương pháp xác định cấu trúc hóa học bằng phổ hồng ngoại (FTIR) - Phương pháp đo quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis - Đánh giá hiệu quả chiết tách qua hai thông số: hiệu suất và hàm lượng chất màu - Lập kế hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm bằng mô hình hợp tâm và phần mềm Design Expert 10 - Xác định sự phụ thuộc của hàm mục tiêu đến các biến số theo phương pháp bề mặt đáp ứng Vải bông và tơ tằm: Nhuộm màu cho vải bông và tơ tằm bằn chất màu thu được từ hạt điều nhuộm, trong môi trường kiềm, bằng công nghệ nhuộm tận trích với nồng độ chất màu khác nhautheo ba phương pháp: cầm màu trước, cầm màu sau và không cầm màu. Đo màu, đánh giá khả năng lên màu của mẫu vải theo tiêu chuẩn ISO 105J01: 1997 1028
- Đánh giá độ bềnh màu của các mẫu với quá trình giặt theo tiêu chuẩn ISO 105-C01, ISO 105-C03 và sử dụng phương pháp so màu theo tiêu chuẩn ISO 105-A02. Đánh giá độ bềnh cơ học của các mẫu vải theo tiêu chuẩn TCVN 1754 : 1986 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh thái cho các mẫu vải đã được nhuộm: độ thông thoáng theo tiêu chuẩn TCVN 5092. 2.3 Quy trình công nghệ trong sản xuất Thu gom nguyên liệu. Nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máu nhuộm để chiết dung dịch màu. Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máu nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường. Một số nguyên liệu có trong tự nhiên: Lá chè già (bị vứt bỏ trên các nông trường chè), hạt lương nho (hạt cà ri sẵn có trong miền Nam), lá hồng xiêm và lá bàng là những nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, có thể sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại có thể tạo ra 5 gam màu khác nhau, từ đậm tới nhạt. Còn nếu phối các gam màu của các loại lá này với nhau hì sẽ tạo ra nhiều gam màu độc đáo hơn nữa. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng khẳng định các màu tự nhiên này đặc biệt thích hợp với vải tơ tằm. Một phát hiện thú vị hơn trong quá trình nghiên cứu là lá chè có khả năng kháng nhàu cho lụa tơ tằm trong khi lá bàng và bạch đàn làm tăng khả năng khán khuẩn cho sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diễn đàn công nghệ may [ http://congnghemay.net] 1029
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn học Công nghệ may 5: Quy trình công nghệ sản xuất may (Phần 1) - ĐH Công nghiệp TP.HCM
108 p | 799 | 201
-
Giáo trình môn học Công nghệ may 4: Phần 2 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
86 p | 398 | 123
-
Qui trình công nghệ - Phương pháp xây dựng qui trình may sản phẩm
26 p | 629 | 66
-
Giáo trình Kỹ thuật thiết kế, cắt, may áo Jacket (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
48 p | 66 | 12
-
Giáo trình Thiết kế công nghệ (Nghề: May thời trang - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
133 p | 38 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
61 p | 43 | 7
-
Giáo trình Giác sơ đồ trên máy tính (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2019)
57 p | 19 | 7
-
Thiết kế hệ thống nhúng hỗ trợ quá trình công nghệ dệt trên máy đan len phẳng 2 giường kim
8 p | 49 | 6
-
Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
24 p | 17 | 6
-
Giáo trình Thiết kế công nghệ - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
25 p | 19 | 5
-
Lập kế hoạch cho nhà máy tại khâu chuẩn bị sản xuất
6 p | 86 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn