intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu Lâm Lục Hợp quyền

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

363
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu Lâm Lục Hợp Quyền là một bộ quyền cơ bản trong võ công thực chiến, ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh, do Hòa thượng Khẩu Na sáng tạo. Ngay từ khi mới ra đời, môn quyền này đã được rất nhiều nhà sư ưa thích bởi kết cấu chặt chẽ, tiến lui hợp lý, công phòng kim bị, hình thái chân thật, thực dụng của nó. Có nhiều người đã luyện Lục Hợp Quyền và trở nên nổi tiếng như các vị tăng Trạm Cử, Trạm Hằng, Trạm Hóa, Trạm An, Tịch Bàn, Tịch Truyển, Thuần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu Lâm Lục Hợp quyền

  1. Thiếu Lâm Lục Hợp quyền Thiếu Lâm Lục Hợp Quyền là một bộ quyền cơ bản trong võ công thực chiến, ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh, do Hòa thượng Khẩu Na sáng tạo. Ngay từ khi mới ra đời, môn quyền này đã được rất nhiều nhà sư ưa thích bởi kết cấu chặt chẽ, tiến lui hợp lý, công phòng kim bị, hình thái chân thật, thực dụng của nó. Có nhiều người đã luyện Lục Hợp Quyền và trở nên nổi tiếng như các vị tăng Trạm Cử, Trạm Hằng, Trạm Hóa, Trạm An, Tịch Bàn, Tịch Truyển, Thuần trí, Thuần Nhân, Thuần lương, Thuần Lương, Thuần Phác và các đệ tử tục gia như Ngô Sơn Lâm, Lưu Pháp Thái, Trinh Tuấn…
  2. Bộ Lục Hợp Quyền này cho đến nay là một trong những bộ quyền kinh điển nhất của Thiếu Lâm Tự, do đệ tử Thiếu Lâm tự là Đức Văn soạn ra. Hiện nay, nó đã được truyền bá đến Đông Nam Á, Nhật Bản, Mỹ… Lục Hợp Quyền vốn có 6 lộ, giờ đây võ tăng và quần chúng luyện chỉ có 4 bộ. Trong đó, lộ 1 và lộ 2 do võ tăng Trinh Tự truyền, lộ 3 do Trinh Tuấn và Tố Quang truyền. Đặc điểm Ngoài đặc điểm phát thực vô hóa, cương mảnh có lực, coi trọng thực chiến, có lợi cho tự vệ, Lục Hợp Quyền còn có một số những đặc điểm ưu việt khác: Tổ hợp chặt chẽ: Lục Hợp Quyền từ đầu tới cuối đều có bố cục hợp lý, kết cấu chặt chẽ, tiết tấu rõ ràng. Các chiêu mạnh mẽ: các chiêu đánh ra mạnh mẽ, liên tục nhau, khi đánh ra mạnh, khi tấn công thì có thể phá được. Như tay đấm chân đá lại thêm khuỷu, làm cho đối phương lúng túng. Như liên hoàn cước, liên tam chùy, khiến cho đối phương không cách nào đỡ được. Công phòng có đủ, lợi cho thực chiến: mỗi thế đều có hai chiêu, một là chiêu tấn công, hai là chiêu phòng thủ, vừa có thể đánh vừa có thể thủ nên gọi là công phòng có đủ. Nếu như người luyện lâu ngày thì có thể dùng rất tự nhiên, nếu gặp kẻ địch, thì có thể chiến thắng được, cho nên lợi cho thực chiến. Bộ pháp đơn giản, tiến lùi tự nhiên: bộ pháp trong Lục Hợp Quyền từ đến cuối đều đơn giản, dùng nhiều cung bộ, hư bộ, mã bộ. Cung bộ dùng để tấn công chính diện, kết hợp với xung quyền, thôi quyền, thích, đạn, phi c ước…mã bộ dùng để đỡ, kết hợp với giá băng, trắc kích…h ư bộ dùng để lui, né, tránh. Ba loại bộ pháp trên đơn giản, dễ luyện, tiến lùi tự nhiên.
  3. Thanh đông kích tây, chỉ trên đánh dưới: kỹ pháp thường dùng lối thanh đông kích tây, chỉ trên đánh dưới, như các chiêu lãng tử đạn cầu, tiên nhân trích già trong lộ thứ 3, đều sử dụng đòn tay trước, nhưng thực ra là dùng đòn chân. Lại như chiêu hồng hầu thúc thân, khiến cho đối phương tưởng ta bỏ chạy, nếu như đối phương sơ ý, ta mau chóng quay lại phản công, khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ. Đánh sáp lá cà: trong lộ 1 và 3, dùng lối đánh sáp lá cà, cố gắng tiếp cận đối phương, đánh lén vào những chỗ yếu hại hoặc chụp vào một bộ phận nào đó của đối phương. Nếu như luyện kết hợp đòn tay, chân, nhãn pháp, thì có thể nâng cao trình độ phản công. Linh hoạt thay đổi: trong rèn luyện Lục Hợp Quyền, đầu tiên phải nhanh mắt, tiếp theo là nhanh trí, như trong lộ 3, A dùng song bôi tấn công khách, tấn cống B, B biết đòn tấn công của A mạnh mẽ liền dùng thế hồng hầu thúc thân để né, sau đó tìm thời cơ phản công nhất định sẽ thắng. Lại như đai tiên ngự tý, đều kết hợp giữa kỹ thuật và sự nhanh trí để công phá đối phương. Cách luyện Lục Hợp Quyền Đây là một bộ quyền đối luyện trong Thiếu Lâm Quyền, l à một trong những bộ quyền quan trọng của võ công các đời, là bài huấn luyện để đã lôi đài. Cho nên lúc mới học phải rèn luyện chăm chỉ. Trước khi học phải học tốt công phu cơ bản của Thiếu Lâm. Trước khi luyện, phải học bài thứ 2, thứ 3 của Thiếu Lâm quyền như “ Hồng quyền, Thông Tý quyền, Pháo quyền”. Mỗi sáng luyện khoảng 30 đến 60 phút, kiên trì trong vòng 10 năm.
  4. Lúc mới luyện, hai người phải phối hợp với nhau, phải luyện thuộc các động tác, kết hợp phải hài hóa, chú ý sẽ an toàn. Khi luyện phải nhờ thầy giỏi để sữa sai. Mỗi ngày còn dư thời gian phải luyện thêm các động tác cơ bản như xung quyền, thôi chưởng, thái cước, tiến trửu, mã bộ. Thay đổi và nâng cao: lúc mới luyện thì chủ yếu luyện các động tác riêng lẻ, sau khi nắm vững, hoàn toàn hiểu rõ từng chiêu và sự ứng dụng mỗi chiêu thì có thể bắt đầu luyện toàn bài, từ thô tới khéo, không ngừng nâng cao trình độ đối luyện, nâng cao trình độ đến mức mới hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2