intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu vốn, làm sao kinh doanh?

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có chiều hướng lan rộng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ trong nước, bắt đầu co cụm và thu hẹp các hoạt động kinh doanh theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu vốn, làm sao kinh doanh?

  1. Thiếu vốn, làm sao kinh doanh? Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có chiều hướng lan rộng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ trong nước, bắt đầu co cụm và thu hẹp các hoạt động kinh doanh theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”. Bài viết dưới đây chia sẻ một vài kinh nghiệm đối phó với tình hình eo hẹp nguồn vốn tiền mặt – làm thế nào để doanh nghiệp, với số vốn hạn chế, vẫn có thể xoay xở được để tiếp tục làm ăn thay vì phải co cụm, cắt giảm phần lớn hoạt động Vì sao doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động?
  2. Câu hỏi tưởng chừng quá dễ để trả lời. Hầu hết các doanh nghiệp khi được hỏi đều trả lời theo hai hướng chính là do doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp và ngân hàng siết chặt tín dụng, không cho vay nhiều. Thực ra, vấn đề không chỉ có vậy. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, các nguyên nhân dưới đây cũng được xe là có tác động không nhỏ đến lượng tiền mặt cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: bị khách hàng chiếm dụng công nợ; bị nhà cung cấp siết nợ; quản lý dòng tiền mặt kém. Các nguyên nhân này, nếu được xử lý tốt, nhưng khó khăn do vốn điều lệ thấp và ngân hàng siết chặt tín dụng có thể sẽ không là vấn đề lớn. Nhiều doanh nghiệp giữ khách hàng bằng cách cho hạn mức công nợ và thời hạn thanh toán khá thoáng. Chính sách này thường bị khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn. Họ đặt hàng với số lượng lớn và xin trả chậm rất lâu. Doanh nghiệp thấy đơn
  3. hàng lớn nên chấp nhận cho nợ với số lượng lớn và kéo dài thời gian. Trong thực tế, sức tiêu thị hàng của khách hàng không lớn nên họ thu tiền và thanh toán nhỏ giọt. Trong nhiều trường hợp, khách hàng bán được hàng nhưng giữ lại tiền cho đến thời điểm cuối cùng mới thanh toán một lần. Doanh nghiệp thiếu tiền vì bị khách hàng nợ, trong khi khách hàng dùng vốn của doanh nghiệp để kinh doanh mặt hàng khác. Khi số vốn chiếm dụng được khá nhiều, khách hàng thậm chí “lơ” luôn, không đặt hàng của doanh nghiệp nữa. Bài học xương máu thường có là khi cho khách hàng nợ quá nhiều, doanh nghiệp có thể mất cả tiền lẫn khách hàng Giải pháp giải quyết bài toán công nợ Để giải quyết bài toán công nợ, doanh nghiệp có thể thực hiện những giải pháp sau: - Thống kê, đánh giá chính xác sức tiêu thụ hàng bình quân của khách hàng (mỗi tuần/tháng, khách hàng bán ra bao nhiêu hàng).
  4. - Kiểm soát lượng hàng tồn kho của khách hàng để biết chắc số lượng hàng tiêu thụ trong từng giai đoạn. Việc này cũng đồng thời giúp cho doanh nghiệp giao hàng bổ sung đúng thời điểm, tránh tình trạng khách hàng bị “cháy” hàng. - "Xé, nhỏ đơn hàng bán hàng theo chu kỳ ngắn, căn cứ vào sức tiêu thụ bình quân của khách hàng. Ví dụ, trước đây khách hàng đặt hàng mỗi tháng một lần, công nợ được cho “gối đầu” một tháng, thì bây giờ có thể giao hàng mỗi tuần một lần, và công nợ chỉ cho “gối đầu” một tuần. Như vậy doanh nghiệp đã có "dư" ba tuần công nợ bằng tiền mặt để hoạt động. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận giao hàng "lắt nhắt" từng ba ngày một và cho “gối đầu” ba ngày để giảm thiểu công nợ. Tất nhiên, việc này có thể dẫn đến hậu quả là chi phí giao hàng tăng lên. Tuy nhiên, tính về tổng thể, doanh nghiệp thấy có lợi hơn thì vẫn làm.
  5. - Đánh giá, sàng lọc để loại bỏ những khách hàng xấu, có nguy cơ “xù” nợ. Đối với nhà cung cấp, doanh nghiệp cần thương lượng để xin tăng hạn mức công nợ và thời hạn trả nợ. Để làm được điều này, doanh nghiệp không phải chỉ có việc nài nỉ, mà quan trọng hơn, phải chứng minh mình có uy tín tốt và có một "lịch sử trả nợ" không "tì vết". Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn phải chứng minh mình đã sàng lọc để có được một danh mục khách hàng có uy tín, luôn trả nợ đúng hạn và không có khả năng “xù” nợ.Một khi doanh nghiệp đảm bảo uy tín cho mình và cho cả khách hàng của mình, nhà cung cấp sẽ yên tâm để chấp thuận một đề nghị có lý, có tình và ít rủi ro. Quản lý lượng hàng tốt cũng là cách để sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh hẹn hẹp. Hàng phải vừa đủ cho sức mua của khách hàng, không thừa, không thiếu. Nếu hàng thừa, tồn kho nhiều, doanh nghiệp phải trả tiền nguyên vật liệu và chi phí sản
  6. xuất nhiều, trong khi chưa bán kịp để thu hồi vốn, dẫn đến thiếu vốn. Nếu hàng thiếu, doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh và dễ mất khách hàng. Muốn hàng vừa đủ, doanh nghiệp phải hoạch định tốt và thực hiện tốt công tác dự báo bán hàng. Muốn có dự báo bán hàng tốt, doanh nghiệp phải giúp từng khách hàng làm dự báo. Một hệ thống “pull” (kéo) khoa học phải xuất phát từ khách hàng của doanh nghiệp, rồi mới đến chính doanh nghiệp. Hệ thống “kéo” này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt được luồng hàng, giảm thiểu sự “chôn” vốn vào hàng tồn, hàng chờ để giao, nguyên vật liệu chờ sản xuất, chi phí kho bãi… Cuối cùng, nhưng quan trọng bậc nhất là việc quản lý dòng tiền mặt (cash flow). Quản lý dòng tiền tốt là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng nguồn vốn hạn hẹp một cách khoa học và hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp, hoàn toàn không phải vì thiếu vốn, nhưng do quản lý dòng tiền kém nên thường xuyên lâm vào hoàn cảnh "giật gấu vá vai". Muốn quản lý dòng tiền tốt, doanh nghiệp phải hoạch định và kiểm soát các khoản thu, chi thật tốt. Đây là công
  7. việc đòi hỏi không chỉ trách nhiệm mà còn cả năng lực của bộ phận tài chính - kế toán trong doanh nghiệp. (*) Duy trì hoạt động kinh doanh bình thường trong thời kỳ khủng hoảng là cả tài năng và nghệ thuật của người chủ doanh nghiệp. Thay vì "co cụm", “phòng thủ”, "cắt giảm"..., các doanh nghiệp nên mạnh dạn tìm phương cách riêng cho mình. Bài toán về vốn có thể được giải quyết nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng quan hệ về nhà cung cấp, biết cách gần gũi" hơn để hiểu rõ khách hàng (và cả khách hàng của khách hàng), biết cách quản lý luồng hàng và luồng tiền hợp lý. Sự chia sẻ, cảm thông, "đồng cam cộng khổ" giữa doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp là điều kiện cần, nhưng năng lực quản lý tiền - hàng của doanh nghiệp mới là điều kiện đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2