intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thịt và Sữa Bò Có Nhiễm Hormone Hay Không?

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thịt và Sữa Bò Có Nhiễm Hormone Hay Không? Trong chuyện ăn uống thường ngày, vấn đề thịt nhiễm hormone đôi khi được nhiều người nêu ra. Thật vậy, nếu nhìn quanh ta, hình như bệnh cancer ngày nay có vẻ xuất hiện thường hơn ngày xưa. Đây cũng là mối ưu tư chung của rất nhiều người. Chúng ta tự hỏi phải chăng hormone là một trong nhiều nguyên nhân của căn bệnh quái ác đó hay không? Tại sao phải sử dụng hormone trong chăn nuôi và nó ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của người tiêu thụ?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thịt và Sữa Bò Có Nhiễm Hormone Hay Không?

  1. Thịt và Sữa Bò Có Nhiễm Hormone Hay Không? Trong chuyện ăn uống thường ngày, vấn đề thịt nhiễm hormone đôi khi được nhiều người nêu ra. Thật vậy, nếu nhìn quanh ta, hình như bệnh cancer ngày nay có vẻ xuất hiện thường hơn ngày xưa. Đây cũng là mối ưu tư chung của rất nhiều người. Chúng ta tự hỏi phải chăng hormone là một trong nhiều nguyên nhân của căn bệnh quái ác đó hay không? Tại sao phải sử dụng hormone trong chăn nuôi và nó ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của người tiêu thụ? Tại sao phải sử dụng hormone trong chăn nuôi bò thịt? Hormone tăng trưởng (growth hormone) giúp gia tăng hiệu suất của thực phẩm (feed efficiency) và thúc đẩy sự chuyển hóa thức ăn thành thịt một cách có hiệu quả hơn.
  2. Nói tóm lại là rút ngắn được thời gian sản xuất, tiết kiệm thức ăn (giảm thiểu lối15%) nhưng con vật lại mau tăng cân và cho một loại thịt có phẩm chất cao, mềm và ít mỡ hơn cách chăn nuôi bình thường. Tại Canada và Hoa kỳ, các loại hormones nào được cho phép sử dụng? Trên thế giới hiện nay có lối 12 quốc gia đang sử dụng hormones tăng trưởng trong kỹ nghệ chăn nuôi bò thịt (USA, Canada, Australie, Nouvelle zélande, Argentine, Uruguay, Mexique ...). Riêng tại Canada và Hoa Kỳ có 6 hormones steroides được chính thức cho phép sử dụng để kích thích sự tăng trưởng của bò. Đó là Oestradiol, Progesterone, Testosterone, Zeranol, Trenbolone acetate và Melengestrol acetate (MGA)…Oestradiol và Progesterone là hormones thiên nhiên của thú cái; Testosterone là hormone thiên nhiên của thú đực. Được gọi là thiên nhiên vì cơ thể có thể tự sản xuất được chúng…Zeranol, Trenbolone acetate và Melengestrol acetate là những chất tương tợ như hormone nhưng được tổng hợp hóa học. Tất cả các hormones vừa nêu đều được cấy (implant) dưới da sau lỗ tai con bò, ngoại trừ Melengestrol acetate (MGA) là hormone duy nhất được trộn trong thức ăn. Chúng có công dụng kích thích sự tăng trưởng của con vật. Sữa bò thì sao?
  3. Tại Hoa Kỳ, bên cạnh vấn đề thịt bò nhiễm hormone, thì sữa bò cũng chẳng khá gì hơn. Trên 30% bò sữa cũng thường được tiêm hormone tăng trưởng recombinant bovine Growth Hormone (rbGH) còn được gọi là bovine somatotropin (rbST). Đây là một loại hormone chuyển thể (genetically engineered hormone) do tài phiệt Monsanto sản xuất ra và phân phối dưới tên thương mại là Posalic. Hormone nầy giúp tăng năng suất sữa lên rất khả quan. Mặc dù bị chống đối dữ dội khắp nơi nhưng rbST vẫn được cơ quan FDA Hoa kỳ chấp thuận cho phép sử dụng như thường từ năm 1993. Rất nhiều công trình khảo cứu giá trị trên thế giới đã cảnh giác dư luận về mối nguy hại có thể có của hormone rbST đối với sức khỏe chúng ta nhất là đối với trẻ em. Ngoài Hoa kỳ ra, các quốc gia sau đây cũng được thấy có áp dụng phương pháp chích hormone rbST cho bò sữa: Afrique du Sud, Corée, Costa Rica, Égypte, Emirats Arabes Unis, Honduras, Israel, Kénya, Namubie, Pérou, Russie, Slovaquie, Zimbawe… Chỉ có Canada và các quốc gia thuộc khối Liên hiệp Âu châu thì tuyệt đối không cho phép sử dụng hormone rbST trong kỹ nghệ sữa của xứ họ. Hormones và sức khỏe Hormones có thể là những steroides hoặc là những proteines (thí dụ hormone rbGH)
  4. Hormones thiên nhiên do cơ thể sản xuất ra rất cần thiết cho hoạt động phát triển, tăng trưởng và sinh dục của các loài động vật kể cả con người. Tùy theo tuổi tác, nam hay nữ mà hormones có thể thay đổi rất nhiều. Để duy trì một sức khỏe bình thường, các hormones cần phải ở trong một thế quân bình nào đó với nhau. Nếu vì một lý do gì mà thế quân bình trên bị lệch đi thì các chức năng biến dưỡng sẽ bị xáo trộn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vào những năm 60, hormone tổng hợp DES (diethylstilbestrol) thường được bác sĩ kê toa cho phụ nữ để giúp dưỡng thai, và ngừa hư thai…DES cũng rất phổ biến bên phía thú y nhưng một thời gian sau thì các nhà khoa học đã khám phá ra rằng DES là một hormone cực kỳ nguy hiểm. Các bà mẹ, nếu có sử dụng DES lúc mang thai, có thể tăng nguy cơ gây cancer cho cả thế hệ con cái sau nầy. Trường hợp nếu sinh ra con gái (DES daughters), dù còn trẻ, nhưng chúng vẫn có thể bị cancer cổ tử cung và âm hộ (adenocarcinoma of cervix and vagina), còn nếu là con trai (DES sons) thì có thể bị cancer dịch hoàn (testes cancer). DES ngày nay đã bị cấm sử dụng trong y khoa cũng như trong thú y. Tại Canada những loại gia súc nào được cấy hormone?
  5. Canada chỉ cho phép sử dụng hormone tăng trưởng ở bò thịt (beef, boeuf de boucherie) mà thôi, và cấm sử dụng ở bò con nuôi để sản xuất ra thịt bê (veau,calf). Theo luật Canada, bê là những bò dưới 1 tuổi, khi hạ thịt quầy thịt có da phải cân dưới 205 kg, hay dưới 180 kg nếu như đã được lột da…Nếu phát hiện bê có dấu hiệu đã bị cấy hormone ở lỗ tai thì quầy thịt sẽ bị tịch thu để hủy bỏ. Đối với thịt gà, vấn đề không cần phải được đặt ra vì hormone đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi gia cầm từ năm 1962 rồi. Santé Canada cũng không có chấp thuận một loại hormone tăng trưởng nào để nuôi heo cả... Ở bò thịt, hầu hết các hormones đều được cấy dưới da phía sau lỗ tai gần cổ. Khi hạ thịt, 2 lỗ tai và phần da lân cận đều bị cắt bỏ để tránh cho người tiêu thụ khỏi ăn phải hormones có thể còn sót lại ở nơi đó. Riêng đối với hormone MGA, người ta trộn trong thức ăn của bò cái tơ (génisse, heifer) với mục đích kích thích tăng trưởng và đồng thời cũng giúp ngăn chặn sự lên giống của nó (vì nếu để lên giống nó sẽ quậy phá, nhẩy cưỡi lung tung các thú khác, gây thương tích, làm rối loạn cả chuồng!). Luật thú y bắt buộc phải ngưng cấp MGA 48 giờ trước khi đưa con vật đi hạ thịt. Cấy hormone có lợi ích gì?
  6. Nhà chăn nuôi chỉ sử dụng các loại hormones tăng trưởng khi con bò đã đạt được một trọng lượng nhất định nào đó. Hormone có tác dụng thúc đẩy (booster) sự tăng cân, cũng như cải thiện tính chất thịt và còn giúp tiết giảm thời gian nuôi được ngắn hơn lối 17 ngày so với thời gian sản xuất bình thường, nhờ đó mà giá thành sản xuất được giảm thiểu đáng kể để thịt mới có thể được bán ra với một giá không quá đắt! Thịt chứa hormone ăn vào có hại không? Đây là một vấn đề khá phức tạp đang được các nhà khoa học trên thế giới tranh cãi dữ dội. Việc dùng hormone trong chăn nuôi không phải là phương pháp được mọi người nhất trí hết. Phe thuận, gồm các giới kỹ nghệ thịt, kỹ nghệ dược phẩm, chính phủ, Tổ chức y tế Thế giới và một số nhà khoa học nổi tiếng nhiệt tình cỗ võ. Phe chống đối phần đông thuộc nhóm xanh tức là các nhóm chủ trương bảo vệ môi sinh, các nhóm ăn chay, và một số các nhà khoa học Âu Châu. Cả 2 phía đều trưng ra những bằng chứng và lập luận khoa học rất có giá trị để bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng nói chung, thì tất cả mọi người đều nhìn nhận là ở một mức độ nào đó, và về lâu về dài, sự tồn dư hormone sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe…Phụ nữ đang mang thai và thời gian tiền dậy thì (preprepuberty) ở trẻ em là thời gian mà cơ thể chịu ảnh hưởng của hormone nhiều nhất. Triệu chứng có thể
  7. thấy là, kinh nguyệt xuất hiện sớm, vú nổi to, râu và lông mọc ra một cách bất thường, nhưng có một điều lo sợ nhất của mọi người là cancer. Hiện tượng dậy thì xuất hiện quá sớm ở các cháu gái nhỏ tuổi thường được các nhà khoa học tìm thấy có liên hệ với sự xuất hiện cancer vú sau nầy. Các nhà khoa học Âu châu đã nói gì? Được biết là từ năm 1989, Âu châu đã cấm ngặt việc sử dụng hormone tăng trưởng trong lãnh vực chăn nuôi. Có tất cả 17 công trình khảo cứu về hormones đã được khối Liên hiệp Âu châu thực hiện và họ đi đến kết luận là các loại hormones tăng trưởng hiện đang được sử dụng trong ngành bò thịt đều rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu thụ. Các nhà khoa học Hoa Kỳ và Canada thì không đồng ý với lý lẽ trên. Sau đây là giải thuyết của nhóm khoa học gia Âu châu đã đưa ra: -Oestradiol[benzoate d’oestradiol, oestradiol beta-17, oestradiol]: được xem là chất gây cancer trọn vẹn (carcinogène complet) . Ngoài ra Oestradiol còn có thể làm giảm thiểu kích thước tuyến thymus là một tuyến rất quan trọng của hệ miễn dịch. Liên hiệp Âu châu còn cấm sử dụng hormone 17-béta oestradiol để trị bệnh bò kể cả việc điều hợp sự lên giống bò cái (synchronisation des chaleurs). Trong chăn nuôi, người ta thường tiêm một loại hormone đặc biệt cho rất nhiều bò cái cùng một lúc để chúng
  8. có thể lên giống cùng một ngày. Đây là kỹ thuật điều hợp sự lên giống. Lý do: để tiện việc làm gieo tinh nhân tạo cũng như để giúp việc quản lý đàn bò sữa được dễ dàng và khoa học khoa học hơn. -Progesterone, thuộc nhóm hormone stéroide giúp vào việc định vị noãn thụ vào tử cung và giúp cho bào thai phát triển một cách bình thường. Thí nghiệm trong labo cho thấy progesterone có tính làm tăng nhủ tuyến, noãn sào, tử cung và âm hộ. -Testostérone, thí nghiệm cho thấy nó có thể gây cancer tiền liệt tuyến ở chuột đực. -Trenbolone[acétate de trenbolone]: đây là một hormone tổng hợp của thú đực. Tính chất Trenbolone mạnh gấp nhiều lần hơn Testostérone. Thí nghiệm cho thấy nó gây cancer tụy tạng và cancer gan ở loài chuột. - Zéranol là một hormone œstrogène (hormone nữ) tạo ra từ nhiều loại nấm fusarium. Có thể gây cancer tuyến não thùy ở chuột thí nghiệm. - Acétate de mélengestrol [MGA, mélengestrol] là hormone duy nhất được trộn chung trong thức ăn của bò. Nó là một hormone cùng nhóm với diéthylstilbestrol(DES) . Thí nghiệm cho thấy MGA gây cancer vú ở chuột.
  9. Kiểm soát trên bình diện quốc tế Các tổ chức quốc tế sau đây đều đồng ý và hậu thuẩn phương pháp sử dụng hormone tăng trưởng trong chăn nuôi. Đó là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO), Commission du Codex Alimentaire, và Codex Committee on residue in Veterinary Drugs in Foods (CC/RVDF). Codex Alimentarius ấn định liều lượng thường nhật khả chấp (acceptable daily intake) cũng như liều lượng tối đa tồn trữ của một loại hormone (maximum residue limit) . Canada kiểm soát vấn đề hormone như thế nào ? Luật Lois et Règlements sur les Aliments et Drogues của Santé Canada ấn định rõ ràng thời gian ngưng thuốc (withdrawal period) cho mỗi loại hormone trước khi đem con thú đi hạ thịt. Cũng như The Food Safety Inspection Service (FSIS) of the US, Cơ Quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) thường xuyên có những lịch trình thử nghiệm các chất tồn dư hormone trong thịt bò tại lò sát sinh. Sự phân phối hormone cho nhà chăn nuôi đều do các thú y sĩ đảm trách. Thịt bò tại Hoa Kỳ và Canada có an toàn không?
  10. FDA Hoa Kỳ và Santé Canada đã trấn an mọi người và cả quyết rằng ăn thịt bò cấy hormone sẽ không có hại gì đến sức khỏe hết! Estrogen, Progesterone, và Testosterone đều là những hormones thiên nhiên hiện diện trong cơ thể của tất cả các loài động vật. Hai cơ quan trên còn cho biết, bình thường trong cơ thể chúng ta, số lượng hormone vừa kể cũng nhiều gấp cả trăm lần hơn số lượng hormone mà ta ăn vào từ thịt bò. Ở trẻ em vào thời gian tiền dậy thì, lượng estrogen sản xuất ra hằng ngày ở vào khoảng 41500 nanograms (ng). Một ng tương đương với 1 phần tỉ của gram. Nếu em bé này ăn 120 gr thịt bò thì số lượng hormone trong miếng thịt cũng chỉ là 1,6 ng mà thôi. Trên lý thuyết, em bé phải ăn mỗi ngày 32 kg thịt bò mới có thể bị bệnh được. Ngày nay, Hoa Kỳ không quan tâm đến các loại hormones thiên nhiên, nhưng họ chỉ chú trọng hơn đến các hormones tổng hợp mà thôi. FDA ấn định ngạch số an toàn của Trenbolone acetate là 50 ppb (part per billion) và zeranol là 20 ppb. Ngược lại với Hoa Kỳ và Canada, các nhà khoa học châu Âu rất khắt khe. Họ cho rằng dù với một liều lượng cực nhỏ (khoa học gọi là trace) đi nữa, hormone vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Mối liên hệ giữa sự tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu) và cancer đã được giới khoa học nhìn nhận từ lâu rồi. Đồng thời với nỗi lo ngại này, từ hơn 15 năm nay Liên Hiệp Âu châu (European Union) đã giằng co với Hoa Kỳ và Canada trong vụ thịt bò… và họ đã cấm vận thịt bò đến từ
  11. Bắc Mỹ với lý do là thịt có chứa quá nhiều hormones tăng trưởng! Lẽ đương nhiên là Hoa Kỳ và Canada rất cay cú và đã trả đũa lại bằng cách tăng thuế quan 100% đối với rất nhiều mặt hàng nông sản nhập từ Âu châu. Hoa kỳ và Canada đã lôi nội vụ ra trướcTòa án của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization WTO) để nhờ phân xử. Mặc dù bị thua kiện nhưng Liên Hiệp Châu Âu vẫn khư khư duy trì quyết định cấm vận thịt bò của Mỹ và Canada… Phải chăng đàng sau vụ xích mích nầy, lý do thật sự của nó là một vấn đề chính trị kinh tế đã xâu xé từ lâu hai khối Âu châu và tư bản Hoa kỳ? Kết luận Ngày nay thịt đã chiếm một vị trí không nhỏ trong tập quán ăn uống của chúng ta. Thống kê Canada cho biết là mỗi người dân xứ tuyết giá này hàng năm tiêu thụ bình quân 64,5 kg thịt đỏ trong số này phân nửa là thịt bò. Đó là chưa kể đến thịt trắng như thịt gà và thịt gà Tây… Theo như lời một vị giáo sư nổi tiếng, trưởng khoa Chaire en Salubrité des Viandes, Univer --sité de Montréal thì thịt sản xuất tại Canada (và Hoa kỳ nữa chớ, of course!) là loại thịt rất tốt và rất an toàn, phẩm chất và tính chất trong lành của nó được cải thiện thêm lên mãi. Mặc dù với những lời lẽ đầy lạc quan và khích lệ của các giới khoa học tại Hoa Kỳ và Canada, nhưng hình như phần đông người
  12. tiêu thụ vẫn còn hoài nghi và lo ngại bởi những lời tuyên bố đôi khi có vẻ mâu thuẩn và trái ngược nhau của một số nhà chuyên môn trên thế giới. Các bạn hảy tự mình tìm câu kết luận. Các bạn nghĩ sao? Nguyễn Thượng Chánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2