intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thợ mộc già

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiều nào cũng vậy. Cứ đến tầm năm sáu giờ là người ta nghe thấy tiếng lê dép lệt bệt của thằng Còi trên con đường đất. Nó từ vườn rau nhà ông Tam trở về. Như mọi khi, trước khi về nhà đánh một giấc dài cho lại sức nó thường ghé qua nhà ông Hai một lát. Lúc thì nó mang cho ông bó rau, lúc thì mấy trái khổ qua, trái bí, trái bầu hoặc vài củ khoai mài sần sùi, méo mó. Và hôm nay, trên tay nó xách đầy một bịch dưa leo ong châm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thợ mộc già

  1. Thợ mộc già TRUYỆN NGẮN CỦA BÙI VĂN TUẤN Chiều nào cũng vậy. Cứ đến tầm năm sáu giờ là người ta nghe thấy tiếng lê dép lệt bệt của thằng Còi trên con đường đất. Nó từ vườn rau nhà ông Tam trở về. Như mọi khi, trước khi về nhà đánh một giấc dài cho lại sức nó thường ghé qua nhà ông Hai một lát. Lúc thì nó mang cho ông bó rau, lúc thì mấy trái khổ qua, trái bí, trái bầu hoặc vài củ khoai mài sần sùi, méo mó. Và hôm nay, trên tay nó xách đầy một bịch dưa leo ong châm èo uột. Nó vừa đi vừa nghêu ngao những bài hát không đầu không đuôi, đứt quãng. Rồi nó trố mắt ngạc nhiên khi nhìn thấy ông Hai vẫn còn đang lom khom, đục đẽo trước sân nhà. Mặt trời đã khuất từ lâu. Lũ gà cục cục rủ nhau lên chuồng gần hết. Phía sau vườn, người ta đốt rơm khô thấm nước để hun muỗi cho mấy con bò, khói bay nồng nặc. Ấy vậy mà ông Hai vẫn chưa đi nghỉ. Hôm nay ông làm gì gấp thế? Thằng Còi vừa thắc mắc vừa đi vội về phía ông lên tiếng: - Con chào ông! - Ờ… ờ, Còi mới đi làm về đó hả con? – Ông hỏi mà con mắt vẫn cứ dí sát vào hai gốc tre đang đục dở. - Dạ! Ông đóng gì mà tối vậy? - Ông đóng cái chõng tre. Có ông khách ở dưới thành phố Tuy Hòa vừa mới đặt làm hồi sáng. - Bộ gấp lắm hả ông? - Ừ! Họ bảo làm nhanh nhanh, ba ngày sau lên chở.
  2. - Vậy là ông vô mánh rồi! Ít bữa lấy được tiền nhớ đãi con một dĩa thịt luộc, rau sống cuốn bánh tráng ông há! - Thằng Còi vừa nói vừa chạy ra giếng vọt nước xối ào ào. - Được! Một dĩa thấm gì? Ông mua luôn một ký, luộc ăn cho đã. – Ông nói với theo bước chân lon ton của nó. *** Hơn mười năm trước, nghề mộc của ông còn được rất nhiều người coi trọng. Họ luôn ao ước được gởi con đến chỗ ông để học nghề. Từ làng trên đến xóm dưới, hễ ai muốn cất nhà cũng đều chạy đến thỉnh ông. Họ chuộng ông không phải do tiền công rẻ, mà vì tính ông kỹ lưỡng, làm đâu ra đó đàng hoàng. Những lúc nghỉ ăn bánh uống trà giữa buổi, ông thường kể với đám thợ thuyền: “Ngày xưa học nghề, ngoài việc tạ lễ năm lượng vàng ròng, ông còn phải làm không công cho thầy Bảy đúng ba năm ròng rã. Nhưng đâu phải ai thầy cũng nhận và ai cũng học được ra nghề vì thầy rất khó. Bởi vậy, những ai có tính tỉ mỉ, sáng dạ, kiên trì và cộng thêm một chút khéo tay mới đeo theo nổi… Còn tụi bay bây giờ? Học nghề dễ dãi quá! Ông thấy nhiều đứa mới theo thầy học được vài tháng, vừa biết cầm cái đục, cái bào đã sắm đồ nghề đi ra làm riêng. Rồi bay thấy đấy! Tụi nó có làm được cái gì cho ra trò đâu? Giỏi lắm thì đi làm mấy cái chuồng heo, chuồng bò chứ có ai cho đụng tới cây đòn dông nhà họ… Học nghề gì cũng vậy? Trước hết phải biết tôn sư trọng đạo. Rồi ra nghề, đi làm, cũng phải có cái tâm, cái đức mới tồn tại được”. Những năm gần đây, cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi khá nhiều bộ mặt cũ kỹ của xóm làng. Người dân không còn cất nhà theo kiểu ba gian với cột kèo, đòn tay, rui lách… mà họ xây nhà tường, nhà lô, nền ốp gạch bông sáng bóng chẳng khác chi ở phố. Rồi “mốt” sử dụng bàn, ghế, tủ, giường công nghiệp cũng tăng theo, nên nghề mộc truyền thống đã dần không còn đất sống. Và ông Hai? Đã lâu không còn thấy ai đến kêu đi dựng cái nhà hay đóng cái tủ, cái bàn cho họ nữa. Thế là ông xoay qua đóng chõng tre, hòng kiếm lấy miếng ăn cho qua ngày tháng. ***
  3. Thằng Còi tết nay được mười bốn tuổi, nhưng nó đẹt ngắt trông như đứa trẻ vừa mới lên mười. Người nó lép kẹp như xác ve sầu. Mặt mũi cháy đen vì nắng gió. Trán nó hơi vồ, mũi tẹt, môi trễ, tai dài, hình thù dị tướng. Song, nó có đôi mắt rất tinh và vô cùng lanh lợi. Bốn năm trước, ba nó đột ngột qua đời do bị cây đè trong một lần đi rừng chặt cây về làm nhà cho người hàng xóm. Chưa đầy một năm sau ngày ba nó mất. Nghe lời rủ rê, mẹ nó theo mấy bà mối đi vào Sài Gòn làm tiếp viên cho các nhà hàng rồi bặt tăm luôn trong đó. Ở nhà chỉ còn hai ông cháu, sớm tối hủ hỉ với nhau. Hoàn cảnh nhà nó vốn khó khăn lại càng thêm khốn khó. Cuối cùng, nó đành phải bỏ học khi vừa bước qua lớp sáu. Nó lặn lội sớm hôm đi làm mọi việc, hầu mong kiếm ít tiền về lo thang thuốc cho ông. Thoạt đầu, nó đi xuống thành phố phụ người ta bưng phở, rửa chén bát và lau dọn sàn nhà. Với bản chất siêng năng, chịu thương chịu khó, nên nó rất được lòng ông bà chủ. Mỗi tuần, nó xin phép được về thăm ông đến hai lần. Nhưng sau, thấy bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng, nên nó quyết định về nhà, phụ làm vườn cho ông bà Tam để tiện bề chăm sóc. Cho đến một hôm… Lúc nó đang hì hục cuốc đất ở vườn rau thì hay tin ông hấp hối. Nó liền vứt cái cuốc chạy thẳng về nhà… nhưng không còn kịp. Ông đã nhắm mắt xuôi tay. Nó thấy đất trời như nổ tung, tối sầm trước mặt. Nó đổ sụp lên người ông, khóc gào thảm thiết. Mọi người đứng xung quanh cũng không kìm được lòng mình, khóc lên thành tiếng. Họ khóc thương cho cuộc đời của nó. Mới chừng ấy tuổi, mà nó đã chứng kiến quá nhiều cảnh mất mát, đau thương. Liệu nó có còn chịu được nỗi đau quá lớn này không? Rồi nó biết lấy ai để nương tựa đời mình. Lấy ai để dạy dỗ, vỗ về an ủi nó… Khi nó quỵ ngã, thân hình bé nhỏ đổ ập trên đường, ánh mắt trẻ thơ trở nên ngây dại… thì có bàn tay nhẹ nhàng đến nâng đỡ nó. Rồi bàn tay đó từng bước, từng bước dìu nó trở về với cuộc sống thực tại, tôi luyện trái tim bé bỏng của nó trở nên cứng cáp hơn, sẵn sàng đối diện với hòan cảnh của mình… Bàn tay gầy guộc và ấm áp đó, không ai khác ngoài ông Hai thợ mộc.
  4. *** Tắm rửa xong, thằng Còi chạy ngay vào bếp nhóm lửa hâm nồi cá kho và tô canh khoai cho nóng. Khi nó chuẩn bị xong bữa cơm cũng là lúc ông vừa ráp xong chiếc song cuối cùng vào rườn chõng. Thằng Còi nhanh tay dọn dẹp đồ nghề rồi ông cháu cùng ngồi vào bàn ăn bữa cơm chiều. Nó bới cơm mời ông rồi với tay lấy chai rượu thuốc rót vào ly và nói: - Ông làm một ly hén? - Ờ… ờ, để đó cho ông. – Con ăn đi? - Con còn no lắm! Giấc chiều ăn cả rổ hột mít nên tới giờ cái bụng vẫn còn căng cứng. - Vậy thì không ổn rồi! Ăn mấy thứ đó nhiều nguy hiểm lắm. Con uống ly rượu này vào cho bà con khỏi chửi. - Sao họ chửi hả ông? - Thằng Còi ngơ ngác hỏi. - Cái bụng con vậy, nửa đêm thế nào cũng “bắn đùng đùng” gây ô nhiễm cả làng, họ chửi chứ sao? Như hiểu ra ý ông, thằng Còi ôm bụng cười sặc sụa, rồi nó huyên thuyên kể đủ thứ chuyện trong ngày. Nhìn nó hồn nhiên và vui vẻ ông thấy rất yên lòng. Con mắt còn lại của ông chợt ánh lên trong đêm tối. Ba năm trước, ông bị ung thư xoang hàm nhưng không hề biết. Ở gò má bên trái nổi lên cục bướu to bằng trái tắc. Lúc đó, tấn bi kịch suýt chút nữa ập xuống đời ông vì đã quá tin vào bác sĩ. Người khám bệnh cho ông là một vị bác sĩ khá tên tuổi, làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Ông ta chỉ nhìn lướt qua tấm phim chụp X-quang rồi cho rằng, đó là bướu mỡ… Cầm kết quả chẩn bệnh trên tay, người ông như lặng đi vì vui sướng… Song, nỗi lo đã nhanh chóng ập xuống tấm thân gầy rạc của ông vì cục bướu ngày một lớn dần, những giọt máu bắt đầu rỉ ra từ hốc mũi… Rất may là ông đã được các bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Sài Gòn kịp thời can thiệp. Họ đã giữ lại được mạng sống của ông, nhưng phải đánh đổi bằng cả con mắt và một bên khuôn mặt.
  5. Nghe lời ông, thằng Còi bưng ly rượu bịt mũi uống một hơi cạn đáy. Men rượu cay nồng khiến nước mắt nước mũi của nó chảy ra ràn rụa. Nó ho khan mấy tiếng rồi nói: - Nóng quá ông ơi! Rượu cay vậy mà sao ai cũng thích uống hả ông? - Họ uống để chia sẻ niềm vui, để tăng thêm nguồn cảm xúc. Họ uống để giải sầu, để quên đi những ngày tháng đau thương và cơ cực… Nói xong, ông âu yếm nhìn nó rồi cất tiếng ngâm với giọng trầm buồn: “ Làm đồng giữa buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”… - Ông này! Hồi sáng có người ở dưới thành phố lên đặt làm chõng, mà ai dẫn lại vậy ông? Thằng Còi đột nhiên hỏi câu lãng nhách làm ông khựng lại. Ngập ngừng vài giây, ông nói: - Ờ… ờ, thì ông Bốn Lưu ở xóm trên đó mà. - À, con biết rồi! Phải ông Lưu có bà vợ trước đây ghi đề rồi chuyển qua cho vay nặng lãi đó không? - Ừ! Mà sao con biết? - Con nghe bà con ở xóm mình nói vậy. - Thôi đi! Chuyện của người ta con để ý làm gì? - Nhưng con thấy ổng sao sao há? Tin không nổi. Đàn ông gì mà sợ vợ còn hơn sợ cọp. Bà vợ chỉ cần hét một tiếng là ổng quắn đít, xách dép chạy có cờ. - Con nghe đâu mà nói ổng vậy? – Ông Hai gằn giọng. Thằng Còi đưa tay vò đầu, hít hít cái mũi tẹt mấy cái rồi nói:
  6. - Cách đây mấy tuần, có đoàn người từ Sài Gòn ra phân phát quà cứu trợ cho bà con bị bão lũ hoành hành, con thấy ổng cũng có phần. Nghe thằng Còi nói, ông ngạc nhiên hỏi lại: - Ông ấy giàu nhất làng này mà cũng được cứu trợ sao? Ai lên danh sách vậy? - Chắc mấy ông cán bộ đã từng vay mượn tiền vợ chồng ổng nên cả nể. Con nghe người ta nói vậy. Họ còn chửi: “ Ông giàu quá rồi, nhường phần quà này lại cho bà Năm đang bịnh nằm thoi thóp ở nhà kia kìa?”. - Rồi ổng có nhường phần quà lại cho bà Năm không? - Không. Ổng chớp mắt mấy cái rồi xuống giọng: “Tui mà không nhận, tối nay dìa có nước bầm mình. Con cọp cái nhà tui dữ lắm! Mong bà con thông cảm”… – Thằng Còi vừa kể vừa cười tít mắt. Ông Hai nhếch miệng cười chua xót: “ Đúng là sự đời…”. *** Cuối đông trời trở lạnh, từng đợt gió bấc ùa về như cắt thịt da. Song, đôi bàn tay chai sạm, gầy guộc của ông vẫn cứ lướt đều trên tấm vạt. Những nan tre cật được ông lựa chọn, trau chuốt kỹ càng, bện vào nhau bằng sợi mây vàng óng ả. Những thao tác đó cứ lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng đã dần đưa ông về miền ký ức. Và đây, chính là những khoảnh khắc lắng đọng nhất để ông ngẫm lại đời mình. Ở tuổi bảy mươi ba, ông đã trải qua biết bao thăng trầm và sóng gió. Chứng kiến biết bao cảnh đời cơ cực, đau thương do hai cuộc chiến tranh tàn phá. Đời ông cũng thế! Cuối năm 1969, vào một đêm định mệnh, một quả đạn pháo của giặc đã làm thiêu rụi toàn bộ căn nhà lá mái của ông cùng với bốn mạng người vô tội. Chiến tranh tàn ác quáù! Nó đã cướp đi của ông người vợ hiền cùng ba đứa con thơ dại. Trong đó có đứa vẫn đang còn ngậm bầu vú mẹ. Với ông, còn nỗi đau nào lớn hơn thế nữa!... Nghĩ đến đây, lòng ông đau thắt lại. Ông đưa tay siết chặt sợi mây để kết thúc nút bện cuối cùng.
  7. Tiếng xe máy nổ rền ngoài cửa ngõ. Ông đứng dậy, nheo mắt nhìn ra. Hai người khách hôm qua lại đến. - Chào bác Hai! Bác làm tới đâu rồi? – Ông khách lên tiếng hỏi. - Cái khung thì rồi. Chỉ còn lấp cái vạt lên nữa là xong. - Vậy chiều mai con chở được chưa bác? - Sáng mốt chú lên cho chắc. Bởi làm xong, tui còn phải chà giấy nhám, tuýt lại một lần nữa cho ngon lành. Thường chõng tre để lưng trần nằm mới sướng. Nên lỡ còn sót cái dăm nào… nó làm trầy da “thím”ù thì khổ. – Ông Hai đùa dí dỏm. - Con biết ngay mà! Đặt bác làm quả không lầm tí nào! Cái này đem về thế nào vợ con cũng khen nức nở. Mà không chừng, bả còn đi quảng cáo tùm lum… tới chừng đó sợ bác làm không xuể. – Nói xong, ông khách phá lên cười rổn rảng. - Chú quá khen rồi! Lâu nay tui làm cho ai cũng vậy. Ờ… ờ, mời hai chú uống nước. – Ông vừa nói vừa rót hai ly trà đưa về phía họ. Ông khách tên Ngân, có thân hình cao to, ăn mặc bảnh bao và sang trọng. Nhìn dáng vẻ đường bệ, quắc thước, tiếng nói lúc nào cũng oang oang với giọng điệu của người chỉ tay năm ngón… ông Hai đoán người này ít gì cũng thuộc vào hàng cán bộ chủ chốt của ngành. Nghĩ vậy, nên sáng qua ông đã từ chối không nhận tiền đặt cọc. Cái chõng chừng tám trăm ngàn. Với ông, nó là khoản tiền khá lớn, đủ cho ông chi tiêu tằn tiện được mấy tháng trời. Nhưng với họ? Bao nhiêu đó chỉ đủ làm một chầu sương sương ở các nhà hàng sang trọng… Trong thâm tâm, ông chỉ muốn lấy chữ tín làm đầu. Song, có một điều làm ông cứ băn khoăn : “ Một người như ông Ngân sao lại đi kết bạn, dao du cùng với một người như ông Lưu kia chứ? ” Uống xong ly trà, ông Lưu đứng dậy cầm cái chõng tre lắc mạnh mấy cái rồi nhìn ông Ngân lên tiếng: - Chõng này tới mùa lụt khiêng mười bao lúa để lên còn chưa sập. Huống chi vợ chồng ông… - Ông Lưu nói đến đó thì phá lên cười.
  8. Ông Ngân cũng cười theo rồi đứng dậy chào chủ ra về. Tiễn khách xong, ông liền quay lại với công việc của mình. Đôi bàn tay chai sạm, gầy guộc của ông tiếp tục lướt trên những nan tre vàng óng… *** Đến cuối ngày hôm sau cái chõng mới được làm xong. Ông đưa tay quệt những giọt mồ hôi đang chảy dài trên trán. Xong, ông nở nụ cười rồi quay lại bàn ngồi uống nước. Chiều nay thằng Còi đi làm về sớm. Thấy ông bận bịu nó liền nhảy vô làm bếp. Tối nay nó cho ông ăn toàn những món đặc sản của đồng quê. Nào là bầu luộc chấm mắm dầm hột vịt. Nào là rau muống xào tỏi. Nào là cải bẹ xanh nấu với ruốc khô, gia thêm mấy tép gừng đập dập… Vừa ngồi xuống bàn, thằng Còi vụt hỏi: - Vậy là sáng mai mình lượm được tiền rồi hả ông? - Ừ! Giá như tháng nào mình cũng bán được một cái như vầy thì đỡ biết mấy?… Thằng Còi lua vội miếng cơm vào mồm, hỏi tiếp: - Hay là ông dạy con đóng chõng đi? Con thấy việc này vừa nhẹ nhàng, vừa dễ học mà cũng dễ kiếm tiền. - Thấy thì dễ, nhưng làm không dễ đâu con ạ! Làm chõng tre khó nhất ở khâu nào con biết không? Đó là khâu bện vạt. Cái chõng nằm êm hay không là ở chỗ đó. Bện vạt không khéo, nằm đau lưng, họ đem trả lại thì chỉ có nước bỏ nghề. Ông bưng ly rượu nhấp một ngụm rồi tiếp: - Học nghề làm chõng không có tương lai đâu con? Ông vì “chuột chạy cùng sào” nên đành phải chịu, chứ nghề này bạc bẽo lắm. Mai mốt dành dụm được số tiền kha khá ông sẽ cho con đi học lại. Có học mới có tương lai con à! Nghe ông nói, hai mắt thằng Còi bỗng đỏ hoe vì xúc động. Nó nghẹn ngào:
  9. - Ông tốt với con quá! Nhưng con sợ không biết lấy gì để đền đáp công ơn của ông. Vả lại, sức khỏe của ông ngày càng già yếu, nên con không muốn ông phải cực. - Con ráng học cho giỏi, xem như đã đền đáp cho ông rồi. Thôi! Con về ngủ sớm đi. Sáng mai còn phải đi làm. - Dạ, chào ông con về! Tối đó thằng Còi không tài nào ngủ được. Chỉ cần nghĩ đến chuyện sắp được gặp lại thầy cô và bạn bè thôi là nó cũng đủ thấy sướng rơn người. Còn ông thì nằm suy tính đủ điều? Qua năm, bất cứ giá nào mình cũng phải ráng lo cho thằng nhỏ đi học lại. Rồi tết nhứt đến nơi? Mình phải mua sắm làm sao cho vừa với số tiền ít ỏi đó!… Trăn qua trở lại, cuối cùng ông cũng đưa ra quyết định: “Trước mắt mình mua cho thằng Còi một bộ quần áo mới, vì hai cái Tết rồi nó tòan mặc lại đồ cũ của người cứu trợ cho. Xong, còn được bao nhiêu mình tính tiếp”. Trong đêm, con mắt mờ đục của ông chợt ánh lên nụ cười đầy hạnh phúc… Song, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến, và có lẽ sẽ không bao giờ đến với ông. Suốt mấy ngày liền, ông luôn sống trong sự chờ đợi mỏi mòn nhưng vị khách sang trọng kia đã không quay trở lại. Ông hy vọng thật nhiều, để rồi ôm lấy nỗi thất vọng ê chề. Đau! Quá đau! Đau hơn bò đá!... Tại sao họ lừa ông? Tại sao họ đùa giỡn trên sự nghèo khổ của ông? Hay họ thấy ông quá thật thà, chất phát nên đem ra làm trò tiêu khiển?… Không! Không đâu? Họ sẽ không làm như thế? Chắc chắn họ không phải loại người này? Họ là những người tri thức kia mà! Có lẽ do bận quá nhiều việc nên họ chưa đến đấy thôi?... *** Thêm một năm nữa ông lại lỗi hẹn với thằng Còi. Chỉ có một bộ quần áo, vậy mà suốt mấy năm liền ông không mua cho nó nổi. Ông thấy lương tâm cắn rứt vô cùng và mong sao thằng Còi nó hiểu.
  10. Ba mươi Tết. Người người kéo đi chợ phiên đông như ngày hội. Tiếng cười nói rôm rả dậy khắp xóm làng. Nhà nhà, những chậu hoa rực rỡ sắc màu chen nhau đua nở. Trời se se lạnh. Thỉnh thoảng có vài cơn gió giao mùa ấm mát lướt qua. Mùa xuân lại đến!... Ngồi nhìn đất trời đang dần trôi về thời khắc chuyển giao mà ông thấy ngậm ngùi. Ông cảm thấy mình có lỗi với ông bà, có lỗi với tổ tiên. Một năm chỉ có ba ngày tết, vậy mà trên bàn thờ chỉ có vỏn vẹn một bình hoa vạn thọ và nải chuối xanh đang còn đọng mủ… Một cái Tết buồn. *** Tối hôm đó, hai ông cháu ủ rũ ngồi nhìn nhau cho đến tận khuya mà không nói một câu nào. Thấy ông buồn, thằng Còi ở lại ngủ với ông cho có bạn. Trong mơ nó cười lên sằng sặc, vì thấy mình đang mặc bộ quần áo mới tung tăng đi chơi tết với đám bạn bè. Còn ông thì trằn trọc suốt đêm, buồn thương cho cuộc đời của nó. Rồi ông chợt nghĩ, biết đâu ngày mai người ta sẽ đến…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2