intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thoát vị bẹn nghẹt (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị bẹn nghẹt là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn thường. Bệnh này cần phải phát hiện và gửi lên tuyến trên sớm. Nếu phát hiện muộn các tạng ở trong túi thoát vị sẽ bị hoại tử. Bài học này cung cấp những kiến thức về thoát vị bẹn nghẹt như các triệu chứng lâm sàng, các phương pháp xử trí ban đầu thoát vị bẹn nghẹt ở tuyến y tế cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thoát vị bẹn nghẹt (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 67 THOÁT VỊ BẸN NGHẸT MỤC TIÊU 1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của thoát vị bẹn nghẹt. 2. Trình bày được phương pháp xử trí ban đầu thoát vị bẹn nghẹt ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG 1. Đại cương Thoát vị bẹn nghẹt là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn thường. Bệnh này cần phải phát hiện và gửi lên tuyến trên sớm. Nếu phát hiện muộn các tạng ở trong túi thoát vị sẽ bị hoại tử. 2. Giải phẫu bệnh Hình 67.1. Thành phần túi thoát vị Hình 67.2. Thành phần bao thoát vị 2.1. Ống bẹn: (Đã học trong bài thoát vị bẹn thường.) 2.2. Các tạng có thể chui vào túi thoát vị: Ruột non, ruột già, mạc nối. 2.3. Mức độ tổn thương: Nếu mổ trước 6 giờ các tạng bị xung huyết và phù nề. Nếu mổ sau 12 giờ các tạng bị hoại tử. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng cơ năng 3.1.1. Đau: Đau đột ngột ở vùng bẹn bìu, nếu muộn đau lan lên khắp ổ bụng. 3.1.2. Nôn: ở giai đoạn đầu nôn ít. Nếu đến muộn nôn nhiều. 3.1.3. Bí trung đại tiện: Biểu hiện rõ ở giai đoạn muộn. Hình 67.3. Thoát vị nghẹt phải mổ cấp cứu 3.2. Triệu chứng thực thể 3.2.1. Nhìn: Vùng bẹn bìu có một khối u. 241
  2. 3.2.2. Sờ nắn: Sờ vào khối u căng đau, đau nhất là vùng cổ túi thoát vị. Khám bụng nếu bệnh nhân đến sớm bụng không chướng, nếu bệnh nhân đến muộn bụng chướng có lằn quai ruột nổi hoặc có dấu hiệu rắn bò. Có thể có phản ứng thành bụng. Hình 67.4. Thoát vị đùi nghẹt ở nữ phải mổ cấp cứu 3.3. Triệu chứng toàn thân - Nếu bệnh nhân đến sớm toàn trạng vẫn bình thường. - Nếu bệnh nhân đến muộn biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và nhiễm độc. 4. Chẩn đoán 4.1. Chẩn đoán xác định dựa vào - Tiền sử bệnh nhân bị thoát vị bẹn thường. - Đau đột ngột ở vùng bẹn bìu. - Khi nắn khối thoát vị không thể thu nhỏ và không thể đẩy lên trên được. Nếu bệnh nhân đến muộn ngoài các triệu chứng đã kể trên còn có triệu chứng của tắc ruột. 4.2. Chẩn đoán phân biệt - Tràn dịch màng tinh hoàn. - Viêm màng tinh hoàn. - U nang thừng tinh. 5. Xử trí 5.1. Không nên làm: Cố tình đẩy khối thoát vị bẹn. 5.2. Nên làm - Tiêm thuốc an thần, thuốc trợ lực, thuốc trợ tim. - Giải thích cho gia đình và người bệnh. - Chuyển lên tuyến trên để mổ sớm. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng toàn thân thoát vị nghẹt trường hợp tới sớm: A- Nếu tới sớm toàn trạng vẫn bình thường. B- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu sốc do đau. C- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu mất nước. D- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng. Câu 2: Triệu chứng toàn thân thoát vị nghẹt trường hợp tới muộn: A- Nếu tới muộn có dấu hiệu sốc do đau. B- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. C- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu mất nước. D- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu của tắc ruột. Câu 3: Chẩn đoán phân biệt thoát vị bẹn nghẹt: 242
  3. A- Tràn dịch màng tinh hoàn. Viêm màng tinh hoàn. U nang buồng trứng. B- Tràn dịch màng tinh hoàn. Viêm màng tinh hoàn. U nang thừng tinh. C- Tắc ruột. Viêm màng tinh hoàn. U nang buồng trứng. D- Tắc ruột. Viêm màng tinh hoàn. U nang thừng tinh. Câu 4: Việc cần làm khi xử trí thoát vị nghẹt ở y tế cơ sở: A- Đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm an thần, trợ tim, trợ lực, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm. B- Đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm kháng sinh, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm. C- Không cố tình đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm kháng sinh, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm. D- Không cố tình đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm an thần , trợ tim, trợ lực. Giải thích cho gia đình và người bệnh. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm 243
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2