intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mụn trứng cá (Kỳ 2)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khởi đầu mỗi sợi lông mọc từ một cái gốc ở trong da, như cây vươn lên từ đất. Cái lỗ nhỏ chứa gốc sợi lông là lỗ chân lông. Ở ngay bên vách lỗ chân lông có một cái bầu nhỏ, tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này bình thường thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da không bị khô. Ở tuổi dậy thì, chất nhờn ra quá nhiều bị khô đọng lại trong lỗ chân lông cộng với vi trùng ngoài da và lớp da chết tróc đi, làm thành cái nút gây nghẹt lỗ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mụn trứng cá (Kỳ 2)

  1. Mụn trứng cá (Kỳ 2) DIỄN TIẾN Khởi đầu mỗi sợi lông mọc từ một cái gốc ở trong da, như cây vươn lên từ đất. Cái lỗ nhỏ chứa gốc sợi lông là lỗ chân lông. Ở ngay bên vách lỗ chân lông có một cái bầu nhỏ, tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này bình thường thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da không bị khô. Ở tuổi dậy thì, chất nhờn ra quá nhiều bị khô
  2. đọng lại trong lỗ chân lông cộng với vi trùng ngoài da và lớp da chết tróc đi, làm thành cái nút gây nghẹt lỗ chân lông. Cái nút đó là mụn trứng cá. Nhân trứng cá có khi trắng, có khi đầu đen, tùy theo cái nút nghẹt nhiều hay ít. Giai đoạn này, chỉ thấy lác đác trên mặt hay là trên vai, trên ngực một vài trứng cá nhỏ, chưa thành mụn đỏ và chưa thấy phiền toái. Người ta thường nói, người mồ hôi dầu hay bị trứng cá hơn người mồ hôi muối. Thực sự không phải vậy. Mồ hôi chỉ là nước có muối và ít hóa chất khác, nhưng không có dầu. Tuyến nhờn nằm ở trong lỗ chân lông, còn tuyến sinh mồ hôi thì ở nơi khác. Mồ hôi chảy thẳng ra ngoài da. Người có tuyến nhờn hoạt động mạnh thì chất nhờn ra nhiều sẽ hòa với mồ hôi, làm ta có cảm tưởng là mồ hôi dầu. Chất nhờn trong lỗ chân lông ra quá nhiều, vì hạch sinh chất nhờn tăng gia quá mức. Những tế bào chai cứng trong lỗ chân lông không tróc đi được, làm nghẹt lỗ chân lông. Vì bị nghẹt, nên chất nhờn, chất béo tích tụ bên trong lỗ chân lông. Vi trùng phát triển và cơ thể phản ứng lại bằng hiện tượng viêm, sinh ra mụn trứng cá. Vi trùng được nuôi dưỡng bằng chất béo, nhất là vi trùng có tên Propionibacterium acnes, là một vi trùng kỵ khí. Khi lỗ chân lông bị nghẹt không có không khí, lại thêm các chất béo, các tế bào chết tạo ra môi trường tốt cho chúng phát triển mạnh... Vi trùng nảy nở làm da ngứa ngáy và sưng lên thành mụn trứng cá, mụn đỏ có khi đọng ít mủ. Đây còn là trứng cá loại nhẹ, vì tuy có mủ, nhưng ở phớt trên lớp da ngoài. Trứng cá nhẹ, là khi không bị mọc mụn, chỉ có những hột khô tròn nhỏ đen hoặc trắng.
  3. Đa số trường hợp những người bị mụn trứng cá diễn tiến khỏi tự nhiên. Nam thường bị mụn trứng cá kéo dài đến 20 tuổi, nữ thường kéo dài đến 22 - 25 tuổi. Mụn trứng cá không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn; những sẹo này có thể xóa được bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu. Để tránh sẹo do mụn trứng cá gây ra, việc điều trị mụn trứng cá là cần thiết. Có một số ít trường hợp mụn trứng cá trở nên nặng do cơ địa, diễn tiến bệnh hoặc do điều trị không đúng, không phù hợp. Mụn trứng cá nặng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ gấp 10 lần và đa số gặp ở những người có yếu tố gia đình (có bố mẹ hoặc anh chị em bị mụn trứng cá). MỤN TRỨNG CÁ NẶNG Mụn trứng cá nặng là những trường hợp mụn trứng cá với các biểu hiện nhiều tổn thương viêm đỏ, có mủ, tạo thành cục ở sâu, áp xe hợp lại tạo thành đường dò. Mủ hay chất nhày trắng có thể chảy ra ngoài qua các lỗ mở ra da trong một thời gian dài. Mụn trứng cá nặng có: l Mụn trứng cá bọc: sang thương gồm nhiều sẩn viêm, mụn mủ, nang và cục sưng to, đau. Vị trí thường ở mặt, ngực, lưng. Dạng này thường gặp ở nam giới. l Mụn trứng cá cụm: biểu hiện lâm sàng đa dạng với cùi mụn, sẩn, mụn mủ, cục, áp xe và sẹo, vị trí ở lưng, mông, ngực; ít gặp hơn là ở bụng, vai, cổ, mặt,
  4. cánh tay và đùi. Sang thương thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ có mùi hôi. Khi lành thường để lại sẹo lõm hay sẹo lồi. Bệnh thường khởi phát ở tuổi trưởng thành, nam gặp nhiều hơn nữ. l Mụn trứng cá ác tính: đây là dạng mụn trứng cá rất nặng. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với sang thương viêm, kích thước lớn và rất đau ở ngực, lưng (ít gặp ở mặt). Sang thương nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo. Khi bị bệnh, người bệnh thường sốt kèm theo tăng bạch cầu đau khớp, đau cơ và các triệu chứng toàn thân khác. Bệnh đa số gặp ở thiếu niên. Khi lành mụn, những thương tổn sẽ để lại sẹo lõm hoặc lồi. NHỮNG YẾU TỐ GÂY MỤN TRỨNG CÁ NẶNG Lúc đầu, chỉ là mụn thông thường, có thể do sự thay đổi nội tiết tố chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi vị thành niên. Nhưng vì một số thói quen hay sờ tay lên mặt, nặn, hút, lể mụn; hoặc dùng mỹ phẩm, đội nón chật, đổ mồ hôi nhiều… gây bít tắc lỗ chân lông hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da không phù hợp; hoặc dùng bông hay khăn chà xát sẽ dễ làm mụn trứng cá nặng hơn. Có một số trường hợp mụn sẽ trở nên nặng do cơ địa, diễn tiến bệnh hoặc do điều trị không đúng cách, không phù hợp. Mụn trứng cá nặng hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới và đa số gặp ở những người có yếu tố gia đình. Tự điều trị hoặc sử dụng đơn thuốc của người thân dùng điều trị mụn có hiệu quả trước đây
  5. có thể làm tình trạng mụn nặng hơn hoặc gây biến chứng. Có thể do yếu tố ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. TẠI SAO MỤN TRỞ THÀNH “BỆNH THỜI ĐẠI”? Nhiều người cho rằng, nếp sống hiện nay căng thẳng, vội vã do áp lực làm việc; sự phát triển đô thị hóa cũng làm cho những người thành thị sống trong bầu không khí bị ô nhiễm, ít có nơi thoáng khí hoặc không khí trong lành; cuộc sống ít vận động. Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị nóng cay, uống rượu, thức khuya, dùng nhiều mỹ phẩm… Tất cả nguyên nhân này làm cho mụn trở thành “bệnh thời đại”. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2