intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời của shop ''hẻm''

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không cần mặt bằng đẹp, không cần trang trí shop thật ấn tượng, cũng chẳng cần đến bảng hiệu, những shop thời trang cứ thế mọc lên ngày càng nhiều tại các con hẻm ở Sài Gòn. Cầu tạo ra cung Bước vào một shop quần áo trong một con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng, nơi được cho là bán nhiều sản phẩm “xách tay” từ Mỹ, quả nhiên có rất nhiều khách sang trọng, có cả khách đến bằng taxi (vì shop nhỏ, không có chỗ đỗ xe). Trong một diện tích chỉ chừng 10m2, có đầy đủ các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời của shop ''hẻm''

  1. Thời của shop ''hẻm'' Không cần mặt bằng đẹp, không cần trang trí shop thật ấn t ượng, cũng chẳng cần đến bảng hiệu, những shop thời trang cứ thế mọc lên ngày càng nhiều tại các con hẻm ở Sài Gòn. Cầu tạo ra cung Bước vào một shop quần áo trong một con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng, nơi được cho là bán nhiều sản phẩm “xách tay” từ Mỹ, quả nhiên có rất nhiều khách sang trọng, có cả khách đến bằn g taxi (vì shop nhỏ, không có chỗ đỗ xe). Trong một diện tích chỉ chừng 10m2, có đầy đủ các loại quần áo và có khá đông người ngồi bệt trên thềm lựa đồ một cách thoải mái. Một vị khách nữ cho biết: “Tôi l à khách quen ở đây mấy năm rồi. Mua hàng ở đây được cái là yên tâm, thật người ta nói thật, giả nói giả và mình có thể trả lại. Hàng bán tại đây chỉ có một hai cái nên sợ đụng hàng”. không Có lẽ chưa bao giờ những shop nằm trong các con hẻm, tưởng khuất mắt, ít ai để ý, lại ăn nên làm ra như thời nay. Dạo trước người ta thường gán những shop kiểu này với các mặt hàng quần áo thời trang “si”, nhưng nay có cả hàng mới, hàng nhập khẩu và không dừng lại ở quần áo thời trang mà còn có cả giày dép, đồ trẻ em, hàng trang trí nội thất, nước hoa… Loại shop này nằm ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất vẫn là các con hẻm nằm xen kẽ các phố thời trang như Nguyễn Trãi, Trần Quang Diệu, Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh, Cao Thắng… Anh Quốc Hùng, một Việt kiều Mỹ, người đã có 7 năm kinh nghiệm trong nghề kinh doanh shop hẻm cho biết, đến giờ anh cũng không tưởng tượng được mình đã sống “đủ” bằng nghề này 7 năm qua (chứ không phải ca hát). Vì tính chất nghề
  2. nghiệp nên anh thường đi về giữa Việt Nam và Mỹ. Những lần về Việt Nam, trong chiếc va li của anh khi thì có chiếc áo khoác, đôi giày, cái nón, mấy sợi dây nịt hàng hiệu. Anh bảo: “Bạn bè thích quá thì để lại lấy vốn”. Nhưng dần dà, nhu cầu càng tăng, với sự khuyến khích của mọi người, vậy là anh chính thức bước vào kinh doanh với một cái shop nho nhỏ nhưng đầy đủ các mặt hàng, từ đồ thời trang đến bánh kẹo, hàng trang trí… Vì đa số là khách quen nên anh không cần phải tốn tiền thuê một mặt bằng lớn ở mặt tiền phố mà sử dụng luôn nhà mình, nằm trong hẻm, làm nơi kinh doanh. Anh Hùng lý giải: “Như vậy vừa đỡ chi phí lại không phải lo chủ nhà “giở quẻ”, nhất là khi chuyện buôn bán thuận lợi”. Còn chị Thu Hà, chủ một shop thời trang phụ nữ và trẻ em nằm trong hẻm 18 Trần Quang Diệu thì lại nghĩ khác: “Sau 3 năm kinh doanh với một shop nằm ngoài mặt tiền đường Lê Văn Sỹ, với giá thuê hơn 30 triệu đồng/tháng, tôi quyết định lui vào con hẻm này. Nguyên nhân lớn nhất là chi phí mặt bằng ngày càng cao. Cái được lớn nhất khi lui vào hẻm là diện tích mặt bằng lớn hơn, nhưng giá thuê chỉ bằng 1/3 so với shop cũ”. Chị Hà cho biết: “Nhờ giá thuê mặt bằng rẻ hơn nên giá bán của chị cũng rẻ hơn rất nhiều. Tuy lượng khách không được nhiều như trước nhưng cân đối về kinh tế thì shop trong hẻm vẫn được lợi hơn”. Chọn lọc và chăm sóc khách hàng Phần lớn những shop nằm trong hẻm đều ít chú trọng đến việc trang trí b ên ngoài mà tập trung đầu tư nhiều hơn cho chất lượng, mẫu mã sản phẩm và chăm chút mối quan hệ với khách hàng. Một chủ shop trong hẻm Trần Quang Diệu nói: “Cái khó của việc bán hàng trong hẻm là phải chọn lọc được đúng hàng để khi khách đến một lần là trở thành khách quen ngay. Nếu mặt hàng của mình không độc đáo thì khó giữ chân họ lắm bởi một dọc dài các shop ngoài đường sẽ cho họ nhiều lựa chọn hơn. Vì thế, quan điểm của tôi là không phải trưng cho thật nhiều đồ mà là chọn lọc cái nào thật sự độc đáo, kỹ lưỡng đến từng đường kim, mũi chỉ”.
  3. Còn đối với chị Trang Nhung, chủ một shop nước hoa trong một hẻm ở đường Cống Quỳnh thì việc “đọc được ý khách” là một khâu cực kỳ quan trọng để mang đến thành công cho một shop hẻm. Chị tâm sự: “Tôi kinh doanh shop này 3 năm nay nhưng phần lớn là khách quen và khách do bạn bè của họ giới thiệu đến. Nếu tinh ý trong việc nắm bắt sở thích của khách h àng thì những sản phẩm mình chọn sẽ được nhiều khách tin tưởng. Đặc biệt đối với nước hoa, điều này rất quan trọng”. Anh Quốc Hùng cho biết thêm: “Thực ra, khi mua hàng, nhìn kiểu, nhìn kích thước là tôi đã có thể hình dung là sẽ bán cái này cho ai và chắc chắn người đó sẽ mua. Bạn có thể thấy những shop n goài đường lớn nườm nượp nhân viên, chẳng thấy chủ ở đâu. Nhưng tôi thì khác, những lúc không đi mua hàng tôi cũng là người bán. Có vậy mới hiểu rõ được nhu cầu của khách, mới hiểu khách của mình cần gì. Cho nên nói một cách tự tin là hình như chưa bao giờ có “món” nào bị ế cả vì nếu vậy chắc lỗ chết”. Tuy vậy, nhiều chủ shop trong hẻm cho rằng, do ngày càng có nhiều shop hẻm mọc lên nên việc kinh doanh cũng trở nên cạnh tranh hơn. Chính vì thế mỗi shop phải có “gu riêng”, nguồn hàng “độc” và danh sách khách hàng thân thiết riêng. Điều quan trọng nữa là phải thường xuyên có hàng mới. Đây là điều khó nhất và đòi hỏi phải qua năm tháng mới tích lũy được. Bán hàng bằng uy tín Nếu chỉ có giá cả phải chăng, mặt hàng được chọn lọc kỹ… thì liệu những shop nằm trong hẻm có đủ để hấp dẫn khách lâu dài? Anh Hùng, một chủ shop hẻm khẳng định: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất có lẽ nằm ở phương cách bán hàng. Chỉ có ở những shop nằm trong hẻm mới có kiểu khách “ruột”, thích đến tận n ơi xem hàng hoặc chỉ cần gọi điện thoại là nhân viên của shop mang hàng tận nơi cho xem, ưng trả tiền, không ưng thì trả hàng lại”. ý thì
  4. Một yếu tố góp phần thành công cho các shop kiểu này chính là mối thân tình giữa khách hàng và chủ shop. Khi thấy sản phẩm phù hợp với ai, chủ shop sẽ gọi điện thông báo đúng đối tượng đang cần. Có lẽ chính điều đó đã khiến khách hàng tin tưởng. Đa số khách của các shop hẻm đến là mua hàng chứ ít có chuyện xem, thử rồi bỏ đi như ở các shop mặt đường. Vì vậy, dù khách đến ít nhưng xác xuất bán được hàng lại rất cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2