Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
lượt xem 2
download
Bài viết này sẽ lần lượt trình bày, phân tích và đánh giá 3 vấn đề sau đây: khái niệm - quy định pháp luật; Những tranh cãi - bất cập của pháp luật hiện hành; và những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Nguyễn Vương Quốc* Trường Đại học Luật TP.HCM *Tác giả liên lạc: quocnv1480107ag@sdh.uel.edu.vn (Ngày nhận bài: 09/02/2018; Ngày duyệt đăng: 22/3/2018) TÓM TẮT Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong đó, thời điểm có hiệu lực của hơp đồng là cột mốc quan trọng để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải được thực hiện và tôn trọng kể từ mốc thời gian này. Nếu các quyền và nghĩa vụ ấy không được thực hiện đúng và đủ thì các bên tham gia thỏa thuận phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Vì vậy, các chủ thể tham gia hợp đồng thường quan tâm đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, còn tồn tại nhiều tranh cãi và bất cập. Do đó, bài viết này sẽ lần lượt trình bày, phân tích và đánh giá 3 vấn đề sau đây: khái niệm - quy định pháp luật; những tranh cãi - bất cập của pháp luật hiện hành; và những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Từ khóa: Hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. THE EFFECTIVE DATE OF THE CONTRACT UNDER THE CURRENT VIETNAMESE LAW Nguyen Vuong Quoc* Ho Chi Minh City University of Law *Corresponding Author: quocnv1480107ag@sdh.uel.edu.vn ABSTRACT The contract is the agreement among the contracting parties to establish, to change and to terminate the civil rights and obligations. The effective date of the contract is an important milestone for determining the validity of the contract as well as all civil rights and obligations among the contracting parties must be fulfilled and respected since this point of time. If those civil rights and obligations are not properly and sufficiently exercised, the contracting parties will have to bear adverse legal consequences. Therefore, contracting parties are usually concerned with the effective date of the contract. However, the provisions on the effective date of the contract under the current Vietnamese law, mainly the Civil Code 2015, remain controversial and inadequate. Therefore, this article will in turn present, analyze and evaluate the following three issues: the concept - the rule of law; controversies - inadequacy of existing laws; as well as specific recommendations to improve the provisions on the effective date of the contract. Keywords: Contract, the effective date of the contract. GIỚI THIỆU đầu thực thi các quyền và nghĩa vụ mà các Khi đề cập đến hiệu lực hợp đồng, yếu tố bên tham gia hợp đồng đã cam kết với “thời điểm có hiệu lực” của hợp đồng là rất nhau. Pháp luật hiện hành quy định rằng quan trọng vì nó là căn cứ để các bên bắt “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu 59
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp tế là loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có bên đã trao cho nhau những đối tượng của quy định khác”1. Có thể thấy rằng, pháp hợp đồng trên thực tế. Mặt khác, trong hợp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa đồng bảo đảm được đăng ký giữa các chủ trực tiếp cho khái niệm thời điểm có hiệu nợ và con nợ, chủ nợ nào đăng ký trước thì lực của hợp đồng mà chỉ nêu ra quy định sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước. về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định trên, pháp luật hiện hành QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ thừa nhận sự tồn tại song song hai thời THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA điểm đó là thời điểm giao kết và thời điểm HỢP ĐỒNG có hiệu lực của hợp đồng. Đương nhiên, “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu hợp đồng phải được giao kết hợp pháp thì lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hai thời điểm trên mới được công nhận. có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có Một điểm cần lưu ý đó là việc pháp luật quy định khác”6. Từ quy định này, ta có quy định “thời điểm giao kết” như sau: thể thấy thời điểm có hiệu lực của hợp “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm đồng có thể là thời điểm giao kết, thời bên đề nghị nhận được chấp nhận giao điểm các bên thỏa thuận, hay thời điểm do kết”2. Quy định này có nguồn gốc và chịu pháp luật quy định. tác động trực tiếp bởi thuyết “tiếp nhận”3, Về thời điểm giao kết hợp đồng giống với BLDS của Nga, một nền pháp Khi các bên không có thỏa thuận khác chế Xã Hội Chủ Nghĩa. hoặc pháp luật liên quan không có quy Vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng định khác thì hợp đồng có hiệu lực tại thời là cột mốc quan trọng, kể từ thời điểm này, điểm giao kết bởi đây là thời điểm ý chí mọi quyền và nghĩa vụ các bên cam kết các bên gặp nhau và đi đến thống nhất. phải được nghiêm chỉnh thực hiện, không Chúng ta cũng có thể hiểu đây là thời điểm bên nào có quyền đơn phương chấm dứt các bên đã thỏa thuận xong nội dung hợp nếu không có sự thỏa thuận hay sự cho đồng hay bên đề nghị nhận được chấp phép của pháp luật. Kể từ thời điểm này, thuận của bên được đề nghị. mọi sự vi phạm hợp đồng sẽ mang đến Pháp luât Việt Nam chú trọng yếu tố hình những hậu quả pháp lý bất lợi nhất định thức để xác định các thời điểm giao kết cho bên vi phạm. hợp đồng tương ứng. Pháp luật hiện hành Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có quy định “Trường hợp các bên có thỏa nhiều ý nghĩa thiết thực, đặc biệt trong việc thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao phân loại hợp đồng (hợp đồng ưng thuận kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời và hợp đồng thực tế)4 cũng như việc bảo điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối vệ lợi ích hợp pháp cho các bên trong giao cùng của thời hạn đó” hay là “Thời điểm dịch bảo đảm5.Vì sao? Vì hợp đồng ưng giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm thuận là loại hợp đồng mà thời điểm có các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp hiệu lưc của nó phát sinh ngay sau khi các đồng”7. Như vậy, BLDS 2015 chú trọng bên tiến hành thỏa thuận xong nội dung yếu tố hình thức hợp đồng để xác định thời của hợp đồng, trong khi đó, hợp đồng thực điểm giao kết hợp đồng. Sự chú trọng hình 1 Khoản 1, Điều 401, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 5 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 2 Khoản 1, Điều 400, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 6 Khoản 1, Điều 401, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 3 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật – lược khảo, Quyển 7 Khoản 2 và Khoản 3, Điều 400, Bộ luật Dân sự Việt II “Nghĩa vụ và khế ước”, Phần thứ nhất: Nguồn gốc Nam 2015 của nghĩa vụ, Nxb. Bộ QGGD, Sài Gòn 1963, tr.99. 4 Đinh Văn Thanh & Nguyễn Minh Tuấn (Cb), Luật Dân sự Việt Nam (Giáo trình), Tập 2, Nxb. CAND, H. 2006, tr.104. 60
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 thức này là đi ngược lại bản chất của hợp liên hệ đòi tiền nhân công thu hoạch cam đồng, trong khi hợp đồng phải là sự tự do tại vườn, bên bán cũng mong muốn hợp thỏa thuận ý chí của các bên. Nếu tham đồng phát sinh hiệu lực ngay khi thanh khảo BLDS của các nước Đức và Pháp, ta toán xong thù lao cho nhân công thu hoạch dễ dàng nhận ra rằng các BLDS này đều cam sành tại vườn, tránh cho bên mua chần có sự kết hợp giữa yếu tố hình thức (tuyên chừ thu gom dẫn đến hỏng cam. bố ý chí) và yếu tố ý chí đích thực khi xác Về thời điểm có hiệu lực do pháp luật định thời điểm giao kết hợp đồng8. Đây là quy định điểm chưa cập nhật của Pháp luật Việt Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Nam hiện hành về thời điểm giao kết hợp những loại hợp đồng phải được công đồng. chứng, chứng thực, hay đăng ký thì các Cơ sở công nhận hiệu lực hợp đồng, cơ sở bên tham gia hợp đồng phải tuân theo các để xác định thời điểm chọn luật áp dụng quy định ấy để hợp đồng phát sinh hiệu khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, cơ sở lực. Ngoài ra, một số loại hợp đồng chỉ xác định năng lực pháp luật và năng lực phát sinh hiệu lực khi và chỉ khi các bên đã hành vi dân sự các bên, và cơ sở tính mốc tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức nếu thời hiệu khởi kiện trong các tranh chấp pháp luật có quy định. Pháp luật quy đinh liên quan đến hợp đồng vô hiệu là những ý như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp nghĩa quan trọng của việc xác định thời pháp cho bên ít hiểu biết hơn khi tham gia điểm giao kết hợp đồng9. hợp đồng. Về thời điểm do các bên thỏa thuận Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định rõ Một trong những nguyên tắc cơ bản của các hợp đồng sau đây phải tuân theo quy hợp đồng là tự do thỏa thuận, vì thế các định của pháp luật về việc lập thành văn bên tham gia hợp đồng cũng có quyền thỏa bản có công chứng, chứng thực hay đăng thuận với nhau về thời điểm có hiệu lực ký mới có hiệu lực, bao gồm: hợp đồng về của hợp đồng. Sự thỏa thuận này có thể quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khác với quy định của pháp luật nhưng không phải là nhà ở (Điểm a, b Khoản 3, không được vi phạm điều cấm của pháp Điều 167 Luật đất đai 2013); hợp đồng về luật, đạo đức xã hội, và trái với nguyên tắc tài sản gắn liền với đất là nhà ở (Khoản 1, của hợp đồng. Điều 122 Luật nhà ở 2014; Khoản 2 Điều Việc cho phép các bên tự thỏa thuận về 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014); thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều quy định của BLDS 2015 mang lại nhiều ý 459, BLDS 2015); Hợp đồng chuyển giao nghĩa thiết thực và được các bên tham gia công nghệ (Luật chuyển giao công nghệ hợp đồng có thể khai thác quy định này tối 2017). đa nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Xét về mặt ý nghĩa, pháp luật Việt Nam mình. Ví dụ, theo hợp đồng mua bán cam hiện hành quy định thời điểm có hiệu lực sành giữa ông A và ông B có đoạn thỏa của một số hợp đồng phụ thuộc vào hình thuận “Hợp đồng phát sinh hiệu lực ngay thức, công chứng, chứng thực hay đăng ký khi ông A trả xong tất cả mọi chi phí thu là rất hữu ích về mặt thực tiễn đời sống. hoạch cam sành cho nhân công hái trái tại Pháp luật quy định như vậy là chiếc vòng vườn và ông B phải đến thu gom cam sành kim cô ràng buộc quyền lợi của hai bên. tại thời điểm này”. Theo đó, bên mua cam Những nội dung được công chứng, chứng sành phòng ngừa trường hợp nhân công thực, hay đăng ký có giá trị chứng cứ trước 8 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật – lược khảo, Nguồn gốc của nghĩa vụ, Nxb. Bộ QGGD, Sài Gòn Quyển II “Nghĩa vụ và khế ước”, Phần thứ nhất: 1963, tr.88. 9 Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn 1958, tr.393. 61
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 Tòa án mà không cần phải chứng minh. Quy định về thời điểm giao kết hợp Với sự đảm bảo ấy, người tham gia hợp đồng tại điều 400 BLDS 2015 còn nhiều đồng có thể yên tâm về những nội dung bất cập, thiếu sót và chưa hợp lý mình đã giao kết, thực hiện. Bên cạnh đó, Trước tiên, BLDS 2015 chưa dự liệu giao công chứng, chứng thực, hay đăng ký có kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Trong hệ thống tra cứu thông tin chính xác cao thực tế cuộc sống hàng ngày, vô số các hợp giúp các bên đảm bảo việc giao dịch là đồng được xác lập bằng hành vi cụ thể mà đúng pháp luật, đúng người, đúng đối các bên tham gia giao dịch không cần kèm tượng và tránh các trường hợp giả danh để theo bất kỳ một tín hiệu ngôn ngữ viết hay ký kết hay tài sản được sử dụng để giao ngôn ngữ nói nào, như việc mua thịt ở chợ, dịch nhiều lần. Do vậy, các bên loại trừ mua trái cây tại cửa hàng trái cây, mua vé được rủi ro. số... Mặt khác, Điều 119, BLDS 2015 cũng Vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng quy định giao dịch dân sự có thể tồn tại hoàn toàn khác biệt với thời điểm giao kết dưới hình thức hành vi cụ thể và luật thực hợp đồng. Theo đó, thời điểm có hiệu lực định cũng thừa nhận việc giao kết hợp của hợp đồng sẽ tuân theo trình tự sau đây: đồng bằng hành vi cụ thể (chẳng hạn hành do các bên thỏa thuận hoặc do luật định. vi giao tài sản trong hợp đồng cầm cố tài Nếu các bên không thỏa thuận và pháp luật sản,…) Tuy thế, thời điểm giao kết hợp cũng không quy định thì thời điểm giao kết đồng bằng hành vi cụ thể vẫn chưa được hợp đồng chính là thời điểm có hiệu lực BLDS 2015 quy định. Sự thiếu sót này có của hợp đồng. thể dẫn đến những khó khăn khi tiến hành Một vấn đề cần lưu ý thêm về thời điểm có giải quyết các tranh chấp hợp đồng được hiệu lực của hợp đồng là việc phát sinh giao kết bằng hành vi cụ thể tại Tòa án. hiệu lực của loại hợp đồng có điều kiện10. Có thể lấy một ví dụ cụ thể sau đây để Theo đó, hợp đồng có điều kiện là hợp minh họa cho sự thiếu sót của BLDS 2015 đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc hiện hành khi không có quy định thời điểm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể. kiện nhất định. Theo quy định này, “điều Công ty xây dựng A gửi đơn đặt hàng cho kiện” là môt sự kiện, theo đó sự kiện này nhà máy gạch B để đặt mua 5.000 viên là căn cứ để hợp đồng phát sinh hiệu lực, gạch lót nền ngày 01/02/2018 với giá được thực hiện, hoặc hủy bỏ. “Điều kiện” 3.500 đồng/viên. Nhà máy gạch B không này phải khả thi, phải chưa xảy ra và trả lời bằng văn bản hay bất kỳ hình thức không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã nào khác sau khi nhận được đơn đặt hàng hội. Một hợp đồng có điều kiện chỉ có hiệu của công ty xây dựng A. Đến 04/02/2018, lực khi và chỉ khi nó đã được xác lập và nhà máy B gửi gạch lót nền cho công ty A điều kiện của nó đã xảy ra.11 Nói ngắn gọn, theo đúng nội dung đơn đặt hàng mà công thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều ty A này gửi cho nhà máy B ngày kiện là do các bên thỏa thuận vì sự kiện 01/02/2018. Tuy nhiên, lúc này giá gạch trong hợp đồng là do các bên thỏa thuận. loại này chỉ có giá 2.700 đồng/viên trên thị Thời điểm này khác với thời điểm giao kết trường nên công ty xây dựng A không và thời điểm có hiệu lực do pháp luật quy nhận hàng. Nhà máy B có thể sẽ khởi kiện định. tranh chấp này tại Tòa án. Việc khó khăn của Tòa án là xác định hợp đồng này được NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT giao kết hay chưa, nếu hợp đồng này đã HIỆN HÀNH được giao kết rồi thì thời điểm giao kết là lúc nào nếu chỉ căn cứ vào Điều 400 BLDS 10 Khoản 6, Điều 402, Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 11 Phạm Công Lạc, Về “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện, Luật học, số 2/1998, tr.29-32. 62
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 2015 hiện hành bởi vì Điều 400 BLDS định “im lặng” là sự chấp nhận giao kết 2015 hiện hành không quy định các bên hợp đông nếu có thỏa thuận và các bên có đồng thời dùng nhiều hình thức khác nhau quy định thời hạn trả lời nhưng hết hạn trả để giao kết hợp đồng và cũng không quy lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng17. định thời điểm giao kết hợp đồng bằng Quy định này là cần thiết, tuy nhiên pháp hành vi cụ thể. Vì vậy, sự thiếu sót về thời luật về thời điểm giao kết hợp đồng hiện điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ hành vẫn chưa dự liệu các trường hợp cụ thể cần được nghiên cứu và bổ sung. thể mà sự “im lặng” được xem là sự chấp Bên cạnh đó, BLDS 2015 chưa quy định nhận giao kết hợp đồng. các trường hợp “im lặng” theo quy định Có thể nêu ra một vài trường hợp cụ thể của pháp luật là sự chấp nhận giao kết hợp khi sự “im lặng” được xem là sự chấp nhận đồng. Xét về nguyên tắc, hợp đồng chỉ giao kết. Chẳng hạn, “nếu hết thời hạn được giao kết khi bên đề nghị nhận được dung thử mà bên mua không trả lời thì coi trả lời chấp nhận giao kết12. Trong khoa như chấp nhận mua theo các điều kiện đã học pháp lý, các luật gia cũng không ủng thỏa thuận18”. Bên cạnh đó, theo Khoản 1, hộ quan điểm “im lặng là đồng ý giao kết Điều 143, BLDS 2015 quy định rằng hợp đồng”13. Trong các Bộ nguyên tắc người được đại diện biết mà không phản quốc tế về hợp đồng và các tập quán hợp đối trong một thời hạn hợp lý thì vẫn phải đồng thương mại quốc tế đều không xem gánh chịu trách nhiệm trong các giao dịch im lặng là sự chấp nhận giao kết14. Trong do người đại diện xác lập, thực hiện vượt luật Pháp, “im lặng” không được coi là quá phạm vi đại diện. Vì vậy, cần bổ sung đồng ý giao kết hợp đồng vì “không thể các quy đinh về việc xem “im lặng” là dựa vào sự im lặng để suy ra ý chí chấp chấp nhận giao kết tương ứng với các nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên trường hợp vừa nêu trong pháp luật về thời đó”15. Vào lúc ban đầu, Án lệ Mỹ cũng điểm giao kết hợp đồng. không đồng tình việc xem hành vi “im Quy định về thời điểm có hiệu lực của lặng” là sự đồng ý giao kết hợp đồng. Tuy hợp đồng tại điều 401 BLDS 2015 tạo ra vậy, cũng có ý kiến cho rằng nên xem “im nhiều cách hiểu không nhất quán lặng” là sự đồng ý giao kết hợp đồng khi Điều 401, BLDS 2015 quy định rằng hợp có kèm theo các điều kiện khác. Tiêu biểu đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực trong Văn bản pháp điển về hợp đồng có từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có đoạn “khi người được đề nghị không trả thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy lời một đề nghị thì sự im lặng hoặc không định khác. Theo quy định tại điều này, sự hành động của họ có thể được xem như thỏa thuận giữa các bên và sự quy định của một sự chấp nhận... nếu người đề nghị xác pháp luật sẽ được ưu tiên áp dụng để tính định được hoặc có lý do để tin rằng sự thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nếu đồng ý rõ ràng được biểu hiện bằng cách không có sự thỏa thuận và pháp luật không im lặng hoặc không hành động, và người có quy định thì hợp đồng có hiệu lực từ được đề nghị giữ im lặng nghĩa là có ý thời điểm giao kết. Vậy các bên có thể thỏa định chấp nhận đề nghị giao kết hợp thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng.”16 Trong BLDS 2015 cũng có quy khác với thời điểm giao kết hay thời điểm 12 Khoản 1, Điều 400, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 16 Oughton, David & Martin Davis, Source book on 13 Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia Contract Law, 2nd ed., Cavendish, London 2000, Giáo dục, Sài Gòn 1958, tr.96. tr.51. 14 Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán 17 Khoản 2, Điều 400, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 hàng hóa Quốc tế, Viên 1980, đoạn 1, Điều 18 18 Khoản 1, Điều 452, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 15 Renault – Brahinsky, Corinne, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Dg: Trần Đức Sơn, Nxb. VH-TT, H.2002, tr.35. 63
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 do pháp luật liên quan quy định hay không. thỏa thuận thời điểm có hiệu lực sớm hơn Đây là điều gây nhiều cách hiểu không thời điểm do luật định. Nói cách khác, các nhất quán. bên chỉ có quyền thỏa thuận thời điểm hợp Có quan điểm cho rằng, việc các bên có đồng phát sinh hiệu lực sau thời điểm do thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của pháp luật quy định20. Bản thân tác giả có hợp đồng khác với thời điểm giao kết sẽ bị sự đồng tình với quan điểm này vì hai lý loại trừ trong trường hợp pháp luật có quy do. Thứ nhất, bản chất của hợp đồng là sự định một hình thức cụ thể, bắt buộc hay tự do thỏa thuận với điều kiện không vi phải có công chứng, chứng thực, đăng ký phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo cho loại hợp đồng đó theo Điều 400 và đức xã hội,vì vậy pháp luât nên cho phép 401, BLDS 2015 ,Luật Công chứng 2014 các bên tự do thỏa thuận thời điểm có hiệu và pháp luật có liên quan. Quan điểm này lực của hợp đồng khác với thời điểm giao cũng nhận được nhiều tán thành từ những kết và thời điểm do luật định để phù hợp người làm tác thực tiễn. Theo trao đổi với với mục đích, điều kiện, hoàn cảnh thực tế Ông Trần Ngọc Ch., Văn phòng công giữa các bên khi tham gia vào hợp đồng. chứng Trần Ngọc Ch. tại Thành phố Cần Thứ hai, nguyên tắc tự do thỏa thuận trong Thơ, vị này cũng có quan điểm tương tự hợp đồng cũng phải có phạm vi, mức độ như trên bởi vì theo Khoản 1, Điều 5, Luật và giới hạn của nó, không thể để các bên Công chứng 2014 quy định rằng văn bản thỏa thuậ n thời điểm có hiệu lực của hợp công chứng có hiệu lực kể từ ngày được đồng trước thời điểm có hiệu lực do luật công chứng viên ký và đóng dấu của tổ định hoặc trước thời điểm giao kết nhằm chức hành nghề công chứng. Theo đó, văn trốn tránh trách nhiệm với bên kia, làm bản chỉ có hiệu lực khi và chỉ khi đã được nguy hại đến lợi ích hợp pháp của bên thứ công chứng, các bên không có quyền thỏa ba cũng như việc thỏa thuận tự do ấy phải thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phù hợp năng lực chủ thể, chọn luật áp là một thời điểm khác19. dụng để giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Cũng có thể hiểu rằng, tự do hợp đồng là Chính vì thế, tự do thỏa thuận về thời điểm một trong những nguyên tắc cơ bản của có hiệu lực của hợp đồng trong khuôn khổ việc tham gia vào hợp đồng giữa các bên. pháp luật là điều cần thiết và cần thiết hơn Vì thế, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận khi pháp luật nên quy định rõ ràng rằng tự do với nhau về thời điểm có hiệu lực của không cho các bên tự do lựa chọn thời hợp đồng trước hay sau thời điểm giao kết, điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi về trước thời điểm do pháp luật quy định vì hiện tại thời điểm do pháp luật quy định hay thời cũng chưa có bất kỳ quy định nào ngăn điểm giao kết vì hai lý do vừa nêu. cấm các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu Có thể nêu ra một ví dụ để minh họa cho lực của hợp đồng khác với thời điểm do việc một bên trung thực, thiện chí sẽ bị pháp luật quy định hay thời điểm giao kết bên còn lại trong hợp đồng xâm hại quyền miễn sao sự thỏa thuận ấy không vi phạm lợi hợp pháp nếu căn cứ theo quy định các điều cấm của pháp luật. chưa rõ ràng và gây nhiều tranh cãi về “nếu Ngoài ra, với cách quy định như trên, ta các bên có thỏa thuận khác” tại Khoản 1, cũng có thể hiểu rằng các hợp đồng mà Điều 401, BLDS 2015. pháp luật có quy định về thời điểm phát Trên thực tế giao kết, Ông A ký hợp đồng sinh hiêu lực thì hợp đồng phát sinh hiệu mua bảo hiểm cho 5000 mét vuông gỗ tại lực phụ thuộc vào quy định mang tính chất cửa hàng của ông với công ty bảo hiểm B bắt buộc đó và các bên không có quyền vào lúc 14h00 ngày 01/03/2018 (có chữ ký 19 Việc phỏng vấn được thực hiện vào 9g00 phút sáng Phan Hữu Thư & Lê Thu Hà (Cb), Giáo trình Luật 20 ngày 01/03/2018, tại Phòng công chứng Trần Ngọc Dân sự, Nxb. CAND, H. 2007, tr.357 Ch, số 302, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ 64
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 2 bên và mọc đỏ của công ty B trên hợp được bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về đồng bảo hiểm) và trên hợp đồng có dòng hợp đồng nói chung và pháp luật về thời chữ viết tay của ông A tại phần phụ lục hợp điểm có hiệu lực của hợp đồng nói riêng. đồng, đại diện hợp pháp công ty B thấy và Việc trả lời chấp nhận giao kết có thể rơi đồng ý với dòng chữ “Hợp đồng được 2 vào một trong 3 trường hợp sau. bên đọc lại và cùng hoàn thành việc ký Trường hợp một, nếu bên được đề nghị trả tên, đóng mọc vào lúc 14h00, ngày lời ngay bằng hành vi cụ thể thì thời điểm 01/03/2018 và có hiệu lực lúc 13h30 cùng giao kết là thời điểm bắt đầu thực hiện ngày; địa điểm ký kết là trụ sở công ty B”. hành vi của bên được đề nghị giao kết Lúc 13h50, ông A nhận được tin báo của (người bán thức ăn tại quán ăn khi nhận nhân viên bên ông A báo rằng toàn bộ số được tên món ăn của thực khách, họ vào gỗ trên đã bị cháy lúc 13h45 tức là ông A quán làm thức ăn mà không nói gì thêm). đã biết lô gỗ bị cháy lúc 13h45 nên mới Bên cạnh đó, trong trường hợp các bên có thỏa thuận với công ty B về thời điểm có thỏa thuận hoặc do luật định mà sau khi hiệu lực của hợp đồng lúc 13h30 và bên B bên được đề nghị thực hiện hoàn thành đồng ý. Sau đó 02 ngày, ông A đòi công ty hành vi của mình thì đó mới là thời điểm B bồi thường 3 tỷ đồng theo hợp đồng bảo giao kết như việc bên hứa thưởng chỉ trao hiểm, công ty B không đồng ý vì cho rằng giải thưởng cho bên được hứa thưởng khi ông A gian dối để hưởng tiền bảo hiểm dù bên được hứa thưởng đã thực hiện xong họ không thể chứng minh ông A gian dối, hành vi thi đấu và có kết quả đạt.21 ông A khởi kiện ra Tòa án. Một cách công Trường hợp hai, nếu bên được đề nghị trả bằng, Tòa án vẫn biết công ty B bị thiệt lời sau một thời hạn thì thời điểm giao kết thòi khi phải tuyên họ thua kiện do Tòa án là thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực buộc phải căn cứ vào thỏa thuận giữa 2 bên hiện hành vi và có thông báo cho bên đề trên hợp đồng (13h30 là thời điểm các bên nghị giao kết trong các trường hợp thông thỏa thuận hợp đồng bắt đầu có hiệu lực), thường. Nhưng nếu bên được đề nghị tức là lùi về trước thời điểm giao kết xong không thông báo về việc bắt đầu thực hiện (14h00). Qua đây, quy định pháp luật hiện hành vi cụ thể thì thời điểm giao kết là thời hành tại Khoản 1, Điều 401, BLDS 2015 điểm bên được đề nghị đã thực hiện hoàn nên được sữa đổi một cách rõ ràng, chi tiết thành hành vi cụ thể. theo hướng không cho phép các bên thỏa Trường hợp ba, nếu các bên có thỏa thuận, thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do thói quen hoặc tập quán, việc chấp nhận lùi về trước thời điểm giao kết hay thời hành vi cụ thể có thể không cần thông báo điểm do luật định nhằm bảo vệ cho bên cho bên để nghị giao kết thì thời điểm giao thiện chí, trung thực trong hợp đồng kết hợp đồng là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vậy tại Điều 400, BLDS 2015 có thể bổ Bổ sung quy định thời điểm giao kết hợp sung như sau: đồng bằng hành vi cụ thể của người Khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được đề nghị giao kết khi trả lời chấp bằng hành vi cụ thể: nhận giao kết Nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết BLDS 2015 hiện hành hiện chưa quy định tại thời điểm bên được đề nghị giao kết bắt việc trả lời chấp nhận giao kết bằng hành đầu thực hiện hành vi cụ thể, trừ trường vi cụ thể của người được đề nghị giao kết hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp dù đây là hình thức rất phổ biến trong cuộc luật có quy định khác. sống hàng ngày. Do vậy, quy định này cần 21 Khoản 1, Điều 570, Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2015. 65
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 Nếu các bên giao kết gián tiếp hoặc trực Theo nguyên tắc chung trong giao kết hợp tiếp nhưng có kèm thời gian cho bên được đồng, các bên tham gia trong hợp đồng có đề nghị trả lời, hợp đồng được giao kết vào quyền tự do thỏa thuận với nhau miễn là lúc bên được đề nghị bắt đầu thực hiện không vi phạm điều cấm của pháp luật hay hành vi cụ thể và có thông báo cho bên đề trái đạo đức xã hội (Điều 123 và Khoản 1, nghị biết về việc bắt đầu thực hiện hành vi, Điều 407, BLDS 2015). Khoản 1, Điều trong trường hợp người được đề nghị giao 401, BLDS 2015 cũng cho phép xác định kết hợp đồng không thông báo cho bên đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các nghị thì thời điểm giao kết hợp đồng là lúc bên thỏa thuận. Tuy nhiên, việc pháp luật hành vi cụ thể đó đã được hoàn thành. cho phép các bên thỏa thuận về thời điểm Trường hợp các bên có thỏa thuận, do thói có hiệu lực của hợp đồng đã và đang gây quen hoặc tập quán, bên được đề nghị có ra nhiều bất cập trong cả lý luận lẫn thực thể không thông báo cho bên đề nghị giao tiễn như phân tích phía trên, do đó cần thiết kết hợp đồng thì hợp đồng được giao kết làm rõ sự thỏa thuận này có được phép vào thời điểm bên được đề nghị bắt đầu khác với thời điểm do pháp luật quy định thực hiện hành vi cụ thể. hay không, nếu được phép thì giới hạn của Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm sự thỏa thuận này đến mức độ nào, giới giao kết hợp đồng bằng sự im lặng hạn nào. Như đã phân tích, bản chất của sự im lặng Các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận không phải là sự đồng ý giao kết hợp đồng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo của bên được đề nghị. Sự im lặng chỉ được nguyên tắc tự do trong hơp đồng, nhưng xem là sự đồng ý giao kết hợp đồng với chú ý sự khác biệt trong các khả năng sau các điều kiện kèm theo giữa các bên như đây: có ấn định thời hạn trả lời, hết thời hạn đó Khả năng thứ nhất, các bên có quyền thỏa mà bên được đề nghị vẫn im lặng và cũng thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phản đối 22hoặc theo thỏa thuận hay sau thời điểm giao kết hoặc sau thời điểm thói quen giữa các bên. có hiệu lực do pháp luật quy định. Điều Tuy nhiên, để loại trừ khả năng lạm dụng này là hoàn toàn khả thi và có thể chấp pháp luật của các thương nhân, nhằm bảo nhận được trên cả phương diện lý luận lẫn vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu thực tiễn. dùng, thiết nghĩ nên quy định lại, bổ sung Khả năng thứ hai, các bên thỏa thuận thời thêm Khoản 2, Điều 400, BLDS 2015 hiện điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi về trước hành như sau: thời điểm hợp đồng được giao kết. Khả “Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã năng này không thể chấp nhận được vì trái có giữa các bên , hoặc pháp luật có qui với bản chất của hợp đồng vì hợp đồng chỉ định im lặng là sự trả lời đồng ý và đề nghị được xác lập khi và chỉ khi các bên thỏa giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả thuận xong nội dung hợp đồng. Ngoài ra, lời, hợp đồng được giao kết khi hết thời việc này có thể dẫn đến nhiều hậu quả hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im pháp lý phức tạp, tạo điều kiện cho các bên lặng. Ngoại trừ trường hợp các doanh lẫn tránh pháp luật (trốn thuế, hợp pháp nghiệp bán hàng gửi thông tin quảng cáo hóa tài sản bất hợp pháp), hay trục lợi bất hoặc hàng hóa đến nơi ở hoặc giao dịch chính từ hợp đồng bảo hiểm (như ví dụ về của người tiêu dùng”. hợp đồng bảo hiểm gỗ giữa ông A và công Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu ty B phía trên). Pháp luật tại các nước lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận Châu Âu cũng không cho phép thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi về 22 Khoản 2, Điều 400, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 66
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (1), 2018 trước thời điểm giao kết (past gánh nặng cho các tổ chức công chứng, consideration), lúc này hợp đồng không có chứng thực khi phải kiểm tra tính hợp pháp hiệu lực ràng buộc giữa các bên23. Ví dụ, của hợp đồng có thỏa thuận lùi thời điểm ông A đã ra rừng đốn X mét khối gỗ cho phát sinh hiệu lực về trước thời điểm công bà B vào ngày 15/01/2018. Vào ngày chứng, chứng thực. Do đó, sẽ dẫn đến việc 20/01/2018, Bà B cam kết nếu ông A vào các văn bản được công chứng, chứng thực rừng đốn cho bà X mét khối gỗ thì bà sẽ bị mất đi ý nghĩa vốn có của chúng. thưởng ông A số tiền là Y đô-la. Trường Từ những lý lẽ trên, tác giả kiến nghị sửa hợp này, bà B không có bất kỳ nghĩa vụ đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 401, BLDS nào với ông A về số tiền Y vì ông A đã đốn 2015 như sau: Các bên có quyền thỏa X mét khối gỗ trước khi bà B hứa thưởng thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Y đô-la cho ông A. nhưng thời điểm thỏa thuận này không Khả năng thứ ba, các bên thỏa thuận thời được sớm hơn thời điểm giao kết theo quy điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với định tại điều Điều 400 của Bộ luật này và thời điểm do pháp luật quy định. Vấn đề không được sớm hơn thời điểm có hiệu lực này cũng rất phức tạp và không thể chấp do luật định nếu pháp luật có quy định. nhận trên thực tế vì việc này sẽ làm tăng TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015. CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, VIÊN 1980. PHẠM CÔNG LẠC. Về “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện, Luật học, số 2/1998. VŨ VĂN MẪU. Dân luật khái luận. NXB Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn 1958. VŨ VĂN MẪU. Việt Nam Dân Luật – lược khảo, Quyển II “Nghĩa vụ và khế ước”, Phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ. NXB Bộ QGGD, Sài Gòn 1963. RENAULT – BRAHINSKY, CORINNE. Đại cương về pháp luật hợp đồng, Dg: Trần Đức Sơn. NXB VH-TT, H.2002. ĐINH VĂN THANH VÀ NGUYỄN MINH TUẤN (Cb). Luật Dân sự Việt Nam (Giáo trình), Tập 2. NXB CAND, H. 2006. PHAN HỮU THƯ VÀ LÊ THU HÀ (Cb). Giáo trình Luật Dân sự. NXB CAND, H. 2007. MACMILLAN C.A.& R. STONE. Elements of the Law of Contract. University of London, London 2004. OUGHTON, DAVID & MARTIN DAVIS. Source book on Contract Law, 2nd ed. Cavendish, London 2000. 23 MacMillan C.A.& R. Stone, Elements of the Law of Contract, University of London, London 2004, tr.46. 67
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 – sửa đổi bổ sung năm 2017
7 p | 151 | 20
-
Những điểm mới và một số bất cập về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015
10 p | 178 | 19
-
Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng
23 p | 109 | 14
-
Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc
8 p | 94 | 10
-
Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
7 p | 87 | 9
-
Hoạt động kinh tế đối ngoại - Động lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập
12 p | 79 | 8
-
Điểm mới của bộ Luật Dân sự 2015 về hiệu lực của giao dịch dân sự
12 p | 95 | 7
-
Quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
9 p | 68 | 7
-
Một số bất cập của pháp luật về hợp đồng và chế tài trong thương mại
17 p | 36 | 6
-
Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững
6 p | 9 | 6
-
Những điểm mới của bộ luật tố tụng dân sự liên quan đến kinh doanh thương mại – Phần 1
5 p | 34 | 4
-
Xây dựng nguồn nhân lực công an xã chính quy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
7 p | 30 | 4
-
Quá trình hình thành giáo trình bản chất và các hình thức tồn tại của giá trị thặng dư p6
6 p | 82 | 4
-
Vị trí của quy phạm Jus cogens và hiến chương liên hiệp quốc trong nguồn của luật quốc tế
10 p | 56 | 3
-
Tái cơ cấu kinh tế: Những vấn đề đặt ra đối với huy động và phân bổ nguồn lực
4 p | 67 | 3
-
Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A
13 p | 24 | 2
-
Một số vấn đề về hoàn thiện cơ chế giám sát việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ ở Trung Quốc hiện nay
8 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn