intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo số 110/2016/TB-VPCP

Chia sẻ: Nqcp Nqcp | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông báo số 110/2016/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về đề án “đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo số 110/2016/TB-VPCP

  1. VĂN PHÒNG CHÍNH  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỦ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 110/TB­VPCP Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016   THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRƯƠNG HÒA BÌNH TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐỀ ÁN  “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” Ngày 17 tháng 5 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chủ trì  cuộc họp về Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (gọi tắt là Đề  án). Tham dự có Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và Văn phòng  Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình thực hiện Đề án từ năm 2010 đến nay, ý  kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận như sau: Nhất trí với những đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Đề án nêu trong dự thảo báo cáo,  về các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc và phương hướng, nhiệm vụ  trọng tâm trong những thời gian tới. Từ khi triển khai thực hiện Đề án đến nay, hoạt động giám định tư pháp đã có những chuyển  biến tích cực trong nhận thức và hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, về thể chế tiếp tục  được hoàn thiện cơ bản, cơ sở vật chất của tổ chức giám định tư pháp được quan tâm, đầu tư  một bước, hoạt động giám định tư pháp đã có tiến bộ đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu của  hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục như: yêu cầu giám định tư pháp ở  một số lĩnh vực chưa thực sự được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; nhận thức của các ngành, các cấp  có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ, còn một số nhiệm vụ chưa được chỉ đạo tổ chức thực hiện  quyết liệt hoặc nếu có thì chưa bảo đảm yêu cầu; các quy trình, quy chuẩn giám định tư pháp ở  các lĩnh vực chưa được ban hành đầy đủ và đáp ứng yêu cầu giám định; một số tổ chức giám  định tư pháp công lập chưa kiện toàn; cơ sở vật chất của nhiều tổ chức giám định còn thiếu  thốn, lạc hậu, chưa bảo đảm; các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thực hiện đầy đủ vai trò, trách  nhiệm đối với công tác giám định tư pháp... Để bảo đảm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, phát huy kết  quả, kinh nghiệm trong các năm qua, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động tập trung triển  khai tốt một số nhiệm vụ sau: 1. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng cần tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán  triệt nội dung Đề án, các quy định của pháp luật về giám định tư pháp để nâng cao nhận thức,  trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác giám định tư pháp; tăng cường chỉ đạo, tổ  chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Đề án và Luật giám định tư pháp. 2. Các Bộ, ngành chủ quản khẩn trương ban hành đầy đủ các quy trình giám định chuẩn, bảo  đảm đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám định ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; tăng 
  2. cường đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm nguồn nhân lực về giám định tư pháp; có cơ chế, phương  án về tổ chức thực hiện giám định bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng. 3. Đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp Trung ương (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân  dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) chỉ đạo thực hiện việc thống kê, đánh giá tình hình trưng  cầu, yêu cầu giám định, dự báo nhu cầu giám định; đánh giá, sử dụng kết luận giám định; tăng  cường thông tin, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan quản lý giám định tư pháp. 4. Bộ Y tế cần quan tâm, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tháo gỡ các  vướng mắc khó khăn, đẩy mạnh việc xây dựng trụ sở Viện Pháp y quốc gia trên địa bàn thành  phố Hà Nội. 5. Các Bộ, ngành khẩn trương tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trong  những năm qua. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo ở cấp Trung ương hướng  dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ được  giao theo Đề án, Luật giám định tư pháp và Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại các Phiên họp,  cuộc họp về giám định tư pháp trước đây, làm rõ những kết quả đạt được, đặc biệt những hạn  chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục. 6. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan  chuẩn bị họp Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án vào đầu tháng 6 năm 2016 và chuẩn bị để tổ chức  Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án vào tháng 8 năm 2016; đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ  về tiếp tục thực hiện Đề án ở giai đoạn tiếp theo gắn với cải cách tư pháp đến năm 2020 để  phát huy kết quả thực hiện Đề án trong thời gian qua và tiếp tục bảo đảm các biện pháp tăng  cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong thời gian tới. Văn phòng Chính phủ thông báo để các các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực  thuộc Trung ương thực hiện./.   KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Nơi nhận: PHÓ CHỦ NHIỆM ­ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); ­ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ­ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ­ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ­ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ­ VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: V.I, KGVX,  NC; ­ Lưu: Văn thư, PL (3b). Kiều Đình Thụ  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2