intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông minh mà nền tính

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

182
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ thông minh chưa chắc đã học giỏi hơn những trẻ kém thông minh. Vì thông minh chỉ là một phần tạo nên một mặt mạnh của trẻ. Trẻ thông minh có trí nhớ và óc tưởng tượng khá: một đứa trẻ thông minh thường biết nói rất sớm và thường hay nói. Khoảng 3 tuổi, trẻ đã đặt những câu hỏi về sự vật xung quanh, về sự sống và cái chết. Trẻ sớm có nhạy cảm, giàu trí tửong tượng, hay có khiếu hài hước, yêu thích những trò chơi có nguyên tắc phức tạp hoặc nghĩ ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông minh mà nền tính

  1. Thông minh mà nền tính Trẻ thông minh chưa chắc đã học giỏi hơn những trẻ kém thông minh. Vì thông minh chỉ là một phần tạo nên một mặt mạnh của trẻ. Trẻ thông minh có trí nhớ và óc tưởng tượng khá: một đứa trẻ thông minh thường biết nói rất sớm và thường hay nói. Khoảng 3 tuổi, trẻ đã đặt những câu hỏi về sự vật xung quanh, về sự sống và cái chết. Trẻ sớm có nhạy cảm, giàu trí tửong tượng, hay có khiếu hài hước, yêu thích những trò chơi có nguyên tắc phức tạp hoặc nghĩ ra những trò chơi cho riêng mình. Ngay từ lúc còn rất nhỏ, trẻ đã có thể dễ dàng nhớ được rất nhiều trò chơi hoặc bài hát. Trẻ thích đọc và bập bõm đọc theo những gì trẻ nhớ khi 3 hoặc 4 tuổi. Không phải trẻ thông minh thì mọi điều đều thuận lợi:
  2. chẳng hạn khi trẻ 8 tuổi, trẻ đã có tư duy của một thiếu nhi 12 tuổi, nhưng lại có những ứng xử của một đứa trẻ con. Cuối cùng là trẻ không thấy thoải mái, không tìm được vị trí hòa đồng của mình so với các bạn trong lớp, có thể rất khó có bạn thân. Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ căm ghét chính bản thân mình và luôn hy vọng mình làm được điều gì đó giống với các bạn. Có thể sự mất cân đối ngay trong sự phát triển trí óc của trẻ với những khả năng về thể lực: có những trẻ thông minh lại không có năng khiếu về thể thao hoặc viết chữ xấu. Chính những khả năng tưởng tượng phong phú lại khiến cho trẻ dễ có trạng thái bi quan hơn những đứa trẻ khác. Hoặc trẻ thu mình với những giấc mơ của bản thân hoặc trở thành kẻ phá phách trong lớp. Trẻ rất có thể đãng trí, không tập trung vào học tập, thường hay làm sai các bài đơn giản, nhưng lại có thể giải ngay những bài toán khó mà trẻ rất thích. Trẻ thường gặp rắc rối với những công việc lặp đi lặp lại như các phép tính và bài tập khác. Những trẻ có trí thông minh cao thường không
  3. hay cố gắng hết sức vì trong một số lĩng vực trẻ có thể thành công dễ dàng hoặc không phải nổ lực nhiều. Trong lĩnh vực sở trường của mình, trẻ có thể lập tức tìm ra ngay lời giải mà chỉ cần bằng trực giác vốn có. Nhưng thực tế càng học lên cao, càng học nhiều trẻ cần phải có những cố gắng về phương pháp để có được kết quả học tập tốt. Khi cha mẹ thấy trẻ gần như rất đãng trí, đó là lúc trẻ cần được sự giúp đỡ. Bạn cần nhắc nhở những công việc hàng ngày như soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu hay đánh thức trẻ vào buổi sáng. Nếu trẻ không đạt được những khích lệ ở trường, nên tạo điều kiện cho trẻ thư giãn thoải mái với những hoạt động ngoại khóa. Nếu trẻ thích đọc sách, hãy dẫn trẻ đến một thư viện nào đó. Trẻ sẽ tìm thấy hứng thú trong những cuốn sách. Nếu trẻ thích môn toán, những câu lạc bộ toán học trên truyền hình, trên báo đài, trong nhà trường hoặc những trò chơi đòi hỏi suy luận logích và những bài toán vui sẽ làm trẻ say mê nhiều. Cũng không nên dồn hết thời gian vào việc luyện cho trẻ trí thông minh vào các loại hình học tập vì âm nhạc, hội họa, thể thao cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển trí óc
  4. sáng tạo của trẻ. Giải quyết những bất đồng nhỏ giữa trẻ và cha mẹ: vì trẻ thông minh thường xuyên có những yêu cầu và đòi hỏi đối với bố mẹ. Hãy chứng tỏ với trẻ là cha mẹ hiểu rõ chúng hơn ai hết: khi bạn tỏ ra hiểu được mong muốn, nguyện vọng hoặc cảm xúc của con trẻ thì về phía mình, trẻ cũng tỏ ra chú ý đến những yêu cầu và đòi hỏi của cha mẹ. Nên nói cho trẻ biết là mình hiểu trẻ không có nghĩa là mình nhượng bộ cho những thái độ của trẻ. Những phản đối của cha mẹ sẽ có hiệu lực nếu bạn nói trước với trẻ “Mẹ biết là con muốn xem hết bộ phim mà con thích , nó rất hay, đúng không, nhưng…”. Những việc làm đó, những lời nói đó sẽ khiến trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi, bị phê bình. Vì vậy, về phía trẻ, trẻ cũng sẽ bày tỏ quan điểm của mình với cha mẹ vào lúc đó. Trò chơi điện tử làm trẻ thông minh hơn? Theo một chương trình nghiên cứu thì những trò chơi điện tử không đến nỗi độc hại đối với trẻ em như người ta vẫn tưởng. Từ những
  5. năm 80 đã có rất nhiều ý kiến phê phán gay gắt ảnh hưởng xấu của trò chơi điện tửđối với trẻ em, chẳng hạn nó làm trẻ sống xa rời hiện thực, phát triển bản tính hung hăng, hiếu chiến hay cáu gắt… Nhưng vào những năm 90, người ta lại có những cách nhìn khác. Kết quả của nhiều nghiên cứu trong chương trình này cho thấy ảnh hưởng xấu của các trò chơi điện tử là không đáng kể. Bên cạnh những tác dụng dễ thấy của trò chơi điện tử như thư giãn, học cách phối hợp nhịp nhàng và cả sự kiên trì… Đa số các trẻ em đều yếu về môn tập đọc so với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi thì nhờ những trò chơi điện tử mà đuổi kịp bạn bè. Đồng hời những trẻ em này thường có trình độ về điện tử tin học cao hơn hẳn so với bạn bè sau này. Tuy nhiên đó chỉ là những tác dụng tích cực khi trò chơi điện tử được sử dụng đúng cách, đúng mục đích. Vì thực tế, rất ít trẻ thực hiện đúng điều này. Cho nên, các nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh rằng không phải đứa trẻ nào ngồi lỳ suốt ngày trước màn hình với những trò chơi điện tử đều trở nên thông minh. Điều quan trọng là cần phải có sự kiểm soát đặc biệc của phụ huynh về giờ giấc loại hình
  6. giải trí này. Chơi điện tử không quá 50’/ ngày và nhất thiết phải kết hợp chơi với học tập một cách hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2