Thông tư 51-TTg
lượt xem 2
download
Thông tư số 51-TTg về chủ trương, biện pháp mở rộng trao đổi hàng hóa có tổ chức giữa thành thị và nông thôn, tăng cường thu mua, nắm nguồn hàng nông lâm thổ hải sản trong năm 1964 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thông tư 51-TTg
- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ****** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 051-TTg Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 1964 THÔNG TƯ VỀ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CÓ TỔ CHỨC GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN, TĂNG CƯỜNG THU MUA, NẮM NGUỒN HÀNG NÔNG LÂM THỔ HẢI SẢN TRONG NĂM 1964 Theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu về nông sản ngày càng tăng. Vì vậy chúng ta phải có những cố gắng lớn, quyết tâm vượt mọi khó khăn để giải quyết tốt các vấn đề: lương thực, thực phẩm, hàng nông nghiệp cho xuất khẩu, nguyên liệu nông sản cho công nghiệp. Phương hướng căn bản để giải quyết các vấn đề đó là: một mặt đi đôi với việc đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cải tiến kỹ thuật và các phong trào thi đua sản xuất đang được phát động rộng rãi ở nông thôn, cần tập trung lực lượng hơn nữa vào việc giải quyết các vấn đề biện pháp kỹ thuật chủ yếu, nhất là các vấn đề thủy lợi và phân bón, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc làm cho nông nghiệp thực sự là cơ sở thuận lợi để phát triển công nghiệp, mặt khác phải ra sức mở rộng việc trao đổi hàng hóa có tổ chức giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa quốc doanh và tập thể, giữa các vùng trong nước, thông qua đó mà kích thích sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp phát triển, tăng tỷ suất hàng hóa nông nghiệp, bảo đảm Nhà nước nắm được tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hóa để phân phối hợp lý cho các nhu cầu của xã hội, đồng thời tăng sức mua của nông dân, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp ở nông thôn, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp phát triển nhanh hơn. Để làm tốt nhiệm vụ mở rộng trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp và nông nghiệp,bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu kế hoạch thu mua lương thực, thực phẩm và nông lâm thổ hải sản trong năm 1964, thương nghiệp phải tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, trên cơ sở giáo dục xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp công nghiêp hóa và đấu tranh thống nhất nước nhà, lãnh đạo tốt việc phân phối tiêu dùng tiết kiệm ở nông thôn, xác định cho nông dân, ngư dân nghĩa vụ bán sản phẩm cho Nhà nước, thực hiện tốt chế độ hợp đồng mua và bán ký kết giữa các cơ quan thu mua của Nhà nước với các hợp tác xã, thi hành đúng chính sách giá cả, đặc biệt coi trọng việc cung cấp hàng hóa cho nông thôn kể cả về tư liệu sản xuất và hàng công nghiệp tiêu dùng, tăng cường công tác cải tạo thương nhân, quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ. Trong thời gian tới các ngành có trách nhiệm ở trung ương và các Ủy ban hành chính địa phương cần tăng cường việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ những chính sách và biện pháp thu mua, phân phối và quản lý thị trường mà Chính phủ đã ban hành, trong đó
- quan trọng nhất là chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực và quyết định và điều chỉnh giá lương thực công bố trong năm 1963, chính sách thu mua phân phối và quản lý thị trường nông sản, thực phẩm và hải sản công bố trong năm 1962, chính sách khuyến khích chăn nuôi và chính sách thu mua và phân phối thịt lợn công bố năm 1963. Trong quan hệ với các hợp tác xã và nông dân, ngư dân, diêm dân cần luôn luôn kết hợp giáo dục chính trị với biện pháp kinh tế, dựa vào các hợp tác xã để tiến hành quản lý nguồn hàng tận gốc. Riêng về biện pháp kinh tế, năm nay các ngành thương nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng công nghiệp để mở rộng việc trao đổi với các hợp tác xã và nông dân, ngư dân, diêm dân theo những hình thức sau đây: 1. Tiếp tục bán tự do về những hàng hóa thông thường; 2. Bảo đảm cung cấp đầy đủ những thứ hàng phân phối theo định lượng (như vải) 3. Mở rộng việc trao đổi hàng hóa có kế hoạch bằng cách đưa việc cung cấp một số tư liệu sản xuất chủ yếu, vật liệu xây dựng và lương thực vào hợp đồng thu mua ký kết giữa các cơ quan thương nghiệp quốc doanh với các hợp tác xã; 4. Dành một số hàng hóa quan trọng thuộc loại nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống để bán thưởng cho những đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích bán sản phẩm cho Nhà nước. Trao đổi hàng hóa có kế hoạch theo hợp đồng và bán thưởng hàng hóa có một ý nghĩa quan trọng và có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc thu mua ở nông thôn, nhất là trong khi cung cầu hàng hóa nhiều thứ còn mất cân đối, về nông sản phẩm cũng như về công nghiệp phẩm. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mới, khá phức tạp cho nên cần phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ ngày 19-2- 1964, Thủ tướng Chính phủ quy định một số điểm về nguyên tắc và chế độ trao đổi và bán thưởng hàng hóa trong công tác thu mua ở nông thôn như dưới đây, để bổ sung vào những chính sách và biện pháp đã ban hành, làm căn cứ để các ngành, các địa phương thi hành cho thống nhất. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Mục đích yêu cầu của việc trao đổi hàng hóa theo hợp đồng và bán thưởng hàng hóa, kết hợp với các hình thức khác về phân phối hàng công nghiệp ở nông thôn là nhằm: 1. Khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nghề cá, nghề muối, nghề rừng phát triển theo những chi tiêu và hướng quy vùng sản xuất của kế hoạch Nhà nước và góp phần củng cố hợp tác xã; 2. Khuyến khích nông dân, ngư dân tiết kiệm tiêu dùng, dành thêm nhiều sản phẩm bán cho Nhà nước, củng cố quan hệ giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể;
- 3. Góp phần mở rộng thị trường ở nông thôn cả về hai mặt cung cấp nông sản phẩm cho thành thị và tiêu thụ hàng công nghiệp từ thành thị đưa về, củng cố thêm khối liên minh về kinh tế và chính trị giữa công nhân và nông dân; 4. Tích cực góp phần thu rút tiền mặt về, giữ cho tiền và hàng được cân đối, tạo điều kiện tốt cho việc củng cố giá trị đồng tiền, ổn định tài chính, tiền tệ và vật giá trên thị trường. II. NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ. 1. Phạm vi trao đổi và bán thưởng hàng hóa. Trong năm 1964 vì mới là bước đầu thực hiện biện pháp trao đổi và bán thưởng hàng hóa mới áp dụng trong phạm vi thu mua những loại hàng chính sau đây: a) Lương thực (bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai khô, sắn khô, sắn bột) b) Thực phẩm (lợn, thịt, rau, đậu tương, đường thủ công, các loại hải sản chính chính như cá tươi và chượp, ruốc, mắm tôm, các loại hải sản quý khác, cá nước ngọt mua của các hợp tác xã nghề các sông, muối) c) Các loại sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu (bông, đay, gai, cói, tơ tằm, lanh mán, lạc, mía, chè, đậu xanh, đậu các loại, sơn, thuốc lá, thuốc lào, cánh kiến, hoa hồi, sa nhân, thảo quả, quế thông, gỗ, luồng …) Trong việc phân phối hàng hóa cần tránh tràn lan, bình quân, phải tập trung nhiều vào những vùng có nhiều sản phẩm hàng hóa, vào những vùng sản xuất tập trung về từng loại hàng trên đây. 2. Đối tượng. Phải tùy tính chất của từng loại hàng, từng đối tượng giao dịch mà vận dụng biện pháp ký hợp đồng mua và bán hàng hóa ngay từ đầu vụ, hoặc biện pháp bán thưởng hàng hóa trong thời vụ thu mua dựa trên kết quả thu mua. a) Về ký hợp đồng cung cấp hàng hóa đi đôi với thu mua. Đối tượng chủ yếu là các hợp tác xã. Nếu là sản phẩm do gia đình xã viên sản xuất, thì thông qua hợp tác xã để tập hợp họ lại và ký hợp đồng. Mặt hàng Nhà nước bán theo kế hoạch và đưa vào hợp đồng chủ yếu là tư liệu sản xuất chính (như phân hóa học, một số loại giống, những tư liệu sản xuất chủ yếu của nghề cá, nghề muối) vật liệu xây dựng(xi măng, ngói, gạch, gỗ, tre, luồng) và lương thực. Tư liệu sản xuất được cung cấp theo thời vụ sản xuất, tùy theo khả năng thực tế của Nhà nước và theo kế hoạch phân phối chung dựa trên yêu cầu phát triển sản xuất, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Việc cung cấp vật liệu xây dựng nhằm trước hết và chủ yếu
- phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của hợp tác xã để phát triển sản xuất, chỉ dành một phần cho việc xây dựng,sửa chữa nhà cửa của xã viên. Việc cung cấp lương thực ở các vùng cá ,muối, trồng rau và cây công nghiệp thiếu lương thức vẫn thực hiện dựa theo chính sách hiện hành. Điều kiện chung nêu ra cho các hợp tác xã là phải tuân theo sự chỉ đạo kỹ thuật của các cơ quan Nhà nước và cam kết thực hiện đầy đủ hợp đồng bán sản phẩm đã ký. b) Về bán thưởng hàng hóa. Đối tượng bán thưởng là những đơn vị và cá nhân bán sản phẩm cho Nhà nước (Riêng về lương thực, Nhà nước chỉ bán thưởng cho những hợp tác xã nông nghiệp và nông dân hoàn thành mức nghĩa vụ đã ổn định, hoặc mức nghĩa vụ đã được Ủy ban hành chính huyện chính thức cho điều chỉnh nếu gặp trường hợp mùa màng bị thất bát nhiều). Mặt hàng dùng để bán thưởng bao gồm một số loại hàng công nghiệp tiêu dùng thiết yếu Nhà nước không bán tự do, hoặc chỉ bán theo tiêu chuẩn định lượng, hoặc nếu bán tự do thì cũng sẽ chọn loại tốt để bán thưởng và có sự chiếu cố về giá cả. Danh mục hàng bán thưởng sẽ được quy định cụ thể cho từng vùng căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhân dân và vào khả năng lực lượng của Nhà nước và do đó có thể thay đổi hàng năm. Năm nay, những mặt hàng chủ yếu là: vải (bán ngoài tiêu chuẩn định lượng) vải nhựa, xe đạp, lốp xe đạp, máy thu thanh bán dẫn và một số hàng công nghiệp quan trọng khác. Ngoài ra, các ngành có trách nhiệm cần phối hợp tiếp tục nghiên cứu để tiến tới thực hiện việc bán thưởng thêm phân hóa học, lương thực ngoài phần đã bán theo kế hoạch và hợp đồng để khuyến khích nhiều hơn nữa việc tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm tiêu dùng bán thêm cho Nhà nước. 3. Hàng hóa trao đổi và bán thưởng. Việc chuẩn bị lực lượng và phân phối hàng hóa trao đổi theo kế hoạch và bán thưởng phải có trọng tâm, trọng điểm, nhất là đối với những loại hàng công nghiệp chủ yếu: a) Đối với vùng sản xuất lương thực: tập trung nhiều phân hóa học, vải, vải nhựa, vật liệu xây dựng, nhất là phân hóa học và vải. b) Đối với vùng trồng rau và cây công nghiệp tập trung: quan trọng nhất là lương thực (ở những nơi thiếu) phân hóa học, vải, vải nhựa, vật liệu xây dựng. c) Trong việc mua lợn thịt, dùng vải nhựa, vật liệu xây dựng và những hàng hóa khác, riêng nhân dân ven nội và nội thành các thành phố, thị xã chuyên chăn nuôi lợn thịt bán cho Nhà nước thì cũng được bán thưởng vải. d) Đối với những vùng cá, muối: chủ yếu là lương thực, vải, vải nhựa, rượu.
- e) Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số hàng công nghiệp quý để bán ở những vùng tập trung sản xuất nhiều loại hàng hóa, thu nhập của nhân dân cao. Phải chuẩn bị những hàng hợp với thị hiếu của các đồng bào dân tộc ít người để bán ra ở miền núi. 4. Nguyên tắc bán thưởng. a) Đối với những sản phẩn do tập thể sản xuất là chủ yếu được chiếu cố hơn những sản phẩm do cá thể sản xuất là chủ yếu. b) Đối với lương thực và cây công nghiệp chủ yếu được chiếu cố hơn những thứ khác, đối với những loại khó sản xuất được chiếu cố hơn những thứ dễ sản xuất. c) Đối với những địa phương, đơn vị sản xuất nhiều, sản lượng cao bán nhiều cho Nhà nước được chiếu cố hơn những địa phương, đơn vị bán ít. d) Đối với phần sản phẩm bán vượt mức nghĩa vụ và hợp đồng được chiếu cố hơn trong nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên trong điều kiện trình độ kế hoạch hiện nay còn thấp, chênh lệch về mức độ bán thưởng nói chung không nên quá chênh lệch chỉ nên khoảng từ 10 đến 20%. Riêng về vải, mức bán thưởng trong cũng như ngoài nghĩa vụ và hợp đồng đều như nhau. 5. Mức độ và tiêu chuẩn bán thưởng. Nói chung, ngoài bán sản phẩm (kể cả đơn vị và cá nhân) được quyền chọn mua trong phạm vi một danh mục hàng bán thưởng thích hợp công bố cho từng vùng và với mức độ là tổng trị giá mua hàng bán thưởng tối đa không quá 30% tổng trị giá hàng bán cho Nhà nước. Riêng về vải là loại nhu cầu cơ bản của toàn dân không nên phân phối chênh lệch nhiều giữa mọi thành viên xã hội, căn cứ vào khả năng lực lượng của Nhà nước và xuất phát từ yêu cầu phải ngăn chặn tình trạng buôn đi bán lại có thể xẩy ra, Nhà nước cần tạm thời quy định tiêu chuẩn bán thưởng cụ thể đối với từng loại hàng và cho mỗi tấn sản phẩm bán cho Nhà nước (theo bản phụ lục kèm theo thông tư này) tinh thần chung là cố gắng tính toán để định tiêu chuẩn bán thưởng thêm ngoài phần đã cung cấp theo định lượng, ở mức tối đa không quá hai mét bình quân một đầu người trong hộ (riêng đối với vùng sản xuất bông, tơ, tằm, gai, lanh mán có thể cao hơn, tới ba mét). Trong khi vận dụng, các Ủy ban hành chính địa phương cần xem xét nếu nơi nào vừa có lương thực, vừa có sản phẩm cây công nghiệp bán cho Nhà nước và ước tính với mức bán đó, đơn vị sản xuất có thể được mua quá mức khống chế, thì có thể không bán thưởng vải cho cây công nghiệp mà chỉ bán cho lương thực. 6. Giá hàng bán thưởng:
- Nói chung bán theo giá chỉ đạo bán lẻ của Nhà nước. Riêng đối với những loại hàng vừa bán tự do vừa bán thưởng (ví dụ như xe đạp) thì giá bán thưởng hạ hơn giá chỉ đạo là 5% . 7. Hàng hóa bán thưởng cần được phân phối thực sự đến tay người trực tiếp sản xuất. Do đó các địa phương cần lãnh đạo chặt chẽ việc phân phối lại phiếu mua hàng trong các hợp tác xã, bảo đảm theo đúng nguyên tắc đã nêu trên đây, tránh mọi hiện tượng tham ô, lợi dụng có thể xẩy ra gây nên tình trạng thắc mắc, mất đoàn kết giữa cán bộ quản trị và xã viên và giữa các xã viên với nhau. III. TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 1. Để phục vụ kịp thời cho thời vụ thu mua lương thực và nông lâm thổ hải sản sắp tới, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cần cùng các Bộ và Tổng cục có liên quan căn cứ vào những quy định để trao đổi và bán thưởng hàng hóa trên đây, vào tình hình khả năng lực lượng chung của Nhà nước,vào khả năng sức mua và nhu cầu thực tế của từng vùng để tính toán xây dựng gấp quỹ hàng hóa dánh riêng cho việc thu mua trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục lương thực, Tổng cục Lâm nghiệp … cần phối hợp chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa cần thiết để phân phối dần về cho các địa phương, nhất là những loại hàng chủ yếu nhất như lương thực, phân hóa học, vải, vải nhựa và một sồ hàng công nghiệp khác. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần cùng các Bộ nói trên phối hợp nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ thông qua gấp chế độ cấp vốn và quản lý số vốn dự trữ và luân chuyển hàng hóa dành để bán thưởng cho chặt chẽ. 2. Hàng dùng để trao đổi và bán thưởng cần được phân phối bước đầu theo ngành, căn cứ vào kế hoạch thu mua về từng loại hàng, sau đó sẽ tính toán để phân phối về cho từng địa phương. Vốn và hàng hóa dùng trao đổi và bán thưởng vẫn do ngành phụ trách bán ra quản lý. Các cơ quan thu mua chỉ phân phối phiếu mua hàng cho các đơn vị và cá nhân bán sản phẩm. Do đó giữa các cơ quan thu mua và cơ quan cung cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo thống nhất và tập trung của Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh và huyện . 3. Việc phân công giữa trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện việc trao đổi và bán thưởng hàng hóa quy định cụ thể như sau: Dựa trên những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và kế hoạch thu mua, cung cấp mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố, các Bộ và Tổng cục có liên quan ở trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể, theo dõi, kiểm tra việc thi hành ở các địa phương trong phạm vi các loại hàng do ngành mình phụ trách(về mua cũng như về bán) Các Ủy ban hành chính thành phố, tỉnh chịu trách nhiệm chung về việc chỉ đạo thực hiện, vận dụng các chính
- sách, chế độ, tiêu chuẩn về trao đổi và bán thưởng hàng hóa do Chính phủ quy định và do các Bộ đã hướng dẫn vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, nhằm bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch thu mua nông lâm thổ hải sản mà trung ương đã giao. Do đó, cần chỉ đạo phối hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành có liên quan ở địa phương để việc làm được ăn khớp và đem lại kết quả nhiều nhất về kinh tế cũng như về chính trị. Trong việc này, khâu huyện là rất quan trọng vì đó là nơi tập trung các cơ sở thu mua của Nhà nước ở nông thôn. Các Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần hướng dẫn, giúp đỡ các ủy ban hành chính huyện nắm vững chính sách, chế độ và tư tưởng chỉ đạo của trung ương để chỉ đạo chặt chẽ việc làm của các ngành thương nghiệp trong huyện, duyệt cụ thể các phương án thu mua, trao đổi và bán thưởng hàng hóa đối với từng hợp tác xã, về từng loại hàng cho tốt. 4. Trong điều kiện cụ thể hiện nay, việc trao đổi và bán thưởng hàng hóa là một biện pháp kinh tế cần thiết có tác dụng tích cực khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp phát triển và tăng cường thu mua nắm nguồn hàng. Nhưng dù sao, đây cũng chỉ là một bộ phận của việc trao đổi hàng hóa nói chung giữa công nghiệp và nông nghiệp và không thể thay thế cho việc giáo dục và vận động chính trị. Bản thân biện pháp đó có mặt tích cực, nhưng nếu làm không tốt cũng sẽ có mặt tiêu cực nẩy ra. Do đó trong việc lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thu mua, phân phối ở nông thôn, các Ủy ban hành chính và các ngành có liên quan ở địa phương cần hết sức coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, giải thích kỹ chính sách để cho các hợp tác xã và người sản xuất hiểu rõ càng thêm tin tưởng và phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng dành thêm nhiều sản phẩm bán cho Nhà nước, đồng thời đề phòng khuynh hướng vì muốn được mua nhiều hàng bán thưởng mà đấu tranh rút mức nghĩa vụ và hợp đồng, ngăn chặn tình trạng dùng hàng bán thưởng để làm phương tiện buôn bán kiếm lời không chính đáng. Đối với cán bộ các cấp, nhất là cán bộ thương nghiệp cần làm cho mọi người thông suốt chính sách và nắm vững tư tưởng chỉ đạo của trung ương, làm tốt cả hai mặt thu mua và cung cấp, khắc phục những tư tưởng lệch lạc dễ xẩy ra như bản vị, cục bộ, bình quân, ngăn chặn mọi hiện tượng tham ô, lợi dụng hoặc dùng hàng bán thưởng vào những việc khác. 5. Vì đây là một vấn đề mới, việc thực hiện ở cơ sở rất phức tạp, khó khăn. Văn phòng Tài chính thương nghiệp Phủ Thủ tướng cần phối hợp với Bộ có liên quan cử cán bộ có năng lực về cùng với một số Ủy ban hành chính địa phương tổ chức việc chỉ đạo riêng ở một số nơi điển hình để rút kinh nghiệm hướng dẫn cho các tỉnh. Ở mỗi tỉnh, Ủy ban hành chính tỉnh cần phối hợp các ngành có liên quan cử cán bộ về cùng một số huyện tổ chức chỉ đạo riêng ở một số nơi để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Sau mỗi đợt thu mua và tiến hành bán thưởng cần sơ kết để rút kinh nghiệm chung và kịp thời đề nghị lên trung ương những ý kiến bổ sung cho chính sách, biện pháp , chế độ, tiêu chuẩn được ngày càng đầy đủ và thích hợp hơn. Nhận được thông tư này, các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương và các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần nghiên cứu kỹ để thi hành khẩn trương. Trong quá trình
- thực hiện, nếu gặp khó khăn mắc mứu gì, cần kịp thời phản ánh lên các Bộ chủ quản hoặc lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến giải quyết. KT.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Phạm Hùng TIÊU CHUẨN VẢI VÀ VẢI NHỰA BÁN THƯỞNG CHO MỖI TẤN SẢN PHẨM BÁN CHO NHÀ NƯỚC (Phụ lục kèm theo Thông tư số 51-TTg ngày 30 – 5-1964) MỨC BÁN THƯỞNG LOẠI HÀNG VẢI VẢI NHỰA Lương thực Thóc, ngô bán trong nghĩa vụ 15m 5m Thóc, ngô bán ngoài nghĩa vụ 15m 14m Khoai sắn khô 15m 5m Bột sắn 30m 6m Nông sản, Bông hạt 27m 12m thực phẩm Tơ tằm (các loại) 800m 300m Gai tơ 30m 30m Lanh mán 30m 30m Đay bẹ 4m5 10m Cói 2m5 6m Lá nón (1 kiện 0m15 Lạc vỏ 7m5 12m Vừng hạt 12m Hạt thầu dầu 6m 6m
- Hạt chẩu 2m 10m Hạt có dầu khác 10m Đậu tương 8m 12m Đậu xanh 5m 12m Đậu các loại 12m Mía cây (cho nhà máy) 0m2 0m5 Đường thủ công 2m 5m Thịt lợn hơi 30m Rau xanh (các loại) 0m25 0m25 Các biển (các loại) 6m 1m5 Muối 0m5 0m5 Chè khô 14m 20m Thuốc lá 15m 10m Thuốc lào 15m 10m Lâm thổ sản Sơn ta 14m 6m Cánh kiến (trắng, đỏ) 60m 80m Sa nhân 46m 50m Quế thông 5m 7m Hoa hồi 7m 8m Thảo quả 15m CHÚ THÍCH: 1. Nói chung không bán thưởng vải trong việc thu mua lợn. Riêng đối với nhân dân ở ven nội và nội thành các thành phố, thị xã chỉ có lợn bán cho Nhà nước, thì cứ một tấn thịt lợn hơi bán cho Nhà nước được bán thưởng 4m vải và 30m vải nhựa. 2. Tiêu chuẩn bán thưởng hàng hóa quy định trên đây nói chung áp dụng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành thông tư. Riêng đối với lương thực, nông sản thì áp dụng đối với các sản phẩm sản xuất trong vụ đông xuân này đã có thu hoạch và bán cho Nhà nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
THÔNG TƯ Quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải
10 p | 87 | 9
-
Thông tư số 01/2012/TT-BNV
7 p | 83 | 4
-
Thông tư số 51/2001/TT-BTC
6 p | 92 | 3
-
Thông tư số 51-TTg
3 p | 73 | 3
-
Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT
7 p | 54 | 2
-
Thông tư liên tịch Số: 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
9 p | 117 | 2
-
Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BTC-BVHTTDL
10 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn