intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư số 01-TC/GTBĐ

Chia sẻ: Thanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư số 01-TC/GTBĐ về một số cơ chế tài chính đối với hoạt động của các cảng vụ do Bộ tài chính ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư số 01-TC/GTBĐ

  1. BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01-TC/GTBĐ Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 1993 THÔNG TƯ SỐ 01-TC/GTBĐ NGÀY 7-01-1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẢNG VỤ Căn cứ vào Điều 58, 59 Chương IV của Bộ luật hàng hải quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Cảng vụ: Căn cứ vào Nghị định số 239-HĐBT ngày 29-6-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Cục Hàng hải Việt Nam; Căn cứ vào Quyết định số 276-CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí; Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính quy định một số điểm về cơ chế tài chính đối với hoạt động của các Cảng vụ như sau: I- NGUYÊN TẮC CHUNG - Cảng vụ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực hàng hải. - Nguồn kinh phí hoạt động của các Cảng vụ do ngân sách Nhà nước đài thọ theo dự toán được Cục trưởng Cục Hảng hải Việt Nam phê duyệt sau khi đã báo cáo các Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Các Cảng vụ được giữ lại một phần thu để chi theo dự toán được phê duyệt. - Hoạt động của Cảng vụ được tiến hành theo đúng các điều luật đã quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Đồng thời các Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức thu các loại phí theo quy định và nộp tiền thu vào ngân sách Nhà nước. II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Nguồn thu của Cảng vụ Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức thu các loại phí sau: - Trọng tải phí - Thủ tục phí
  2. - Thu tiền phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định hàng hải (nếu có) - Các nguồn thu khác (nếu có) theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. 2. Đối tượng thu phí và mức thu phí của Cảng vụ. - Đối tượng thu trọng tải phí và thủ tục phí là các loại phương tiện thuỷ trong và ngoài nước ra vào các Cảng biển Việt Nam vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu và nội địa. - Mức thu các trọng tải phí nói trên do các cơ quan có thẩm quyền quy định theo sự phân cấp hiện hành về quản lý giá cước tại các Cảng biển. 3. Hoá đơn thu phí của Cảng vụ - Hoá đơn thu các loại phí nêu ở điểm 2 trên đây do Bộ Tài chính ban hành quy định tại văn bản số 1401 TC/TCT/AC ngày 1-8-1992 "Về việc ban hành các loại hoá đơn đặc thù". 4. Lập kế hoạch thu - chi Cảng vụ. - Hàng năm, các Cảng vụ phải tiến hành lập kế hoạch các nguồn thu và kế hoạch chi cho hoạt động các Cảng vụ gửi về Cục hàng hải Việt Nam. - Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm xem xét và tổng hợp kế hoạch thu, chi của các Cảng vụ gửi Bộ trưởng Giao thông vận tải và Bộ Tài chính. - Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành phê duyệt và giao kế hoạch thu và chi hàng năm cho các Cảng vụ. Nội dung cụ thể kế hoạch bao gồm: a) Về kế hoạch thu - Căn cứ để lập kế hoạch thu là dựa vào dự kiến hàng hoá xuất, nhập khẩu, vận chuyển nội địa thông qua khu vực Cảng do Cảng vụ quản lý, dựa vào số lượt tàu và dung lượng tàu (6RT) ra vào Cảng trên cơ sở đó và căn cứ vào đơn giá thu phí đã được quy định để xác định thu về trọng tải phí và thủ tục phí. b) Về kế hoạch chi. Dự toán của các Cảng vụ bao gồm: + Chi thường xuyên của các Cảng vụ: gồm lương và các khoản phụ cấp của CBCNV, chi về nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các phương tiện hoạt động của Cảng vụ, chi sửa chữa thường xuyên và chi quản lý hành chính khác.
  3. + Chi không thường xuyên: a) Chi sửa chữa lớn nhà cửa Văn phòng, sửa chữa lớn các phương tiện và thiết bị. b) Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Cảng vụ. c) Chi phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy bảo đảm trật tự và an toàn hàng hải. d) Chi dự phòng cho công tác tìm kiếm cứu nạn tàu và người trong khu vực trách nhiệm. e) Chi thanh thải chướng ngại vật trong khu vực trách nhiệm. 5. Quản lý các nguồn thu và chi của các cảng vụ. a) Quản lý nguồn thu: - Nguồn thu của các Cảng vụ sau khi được giữ lại một phần để chi theo dự toán được duyệt, phần còn lại các Cảng vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống kho bạc nơi Cảng vụ đặt trụ sở. - Riêng khoản tiền phạt (nếu có) thu được, các Cảng vụ được giữ lại 10% để bổ sung vào quỹ khen thưởng của đơn vị, 90% nộp vào ngân sách Nhà nước. - Nguồn thu của các Cảng vụ bằng loại tiền gì phải nộp vào ngân sách Nhà nước bằng loại tiền đó và được quy đổi ra tiền Việt Nam (VND) theo tỉ giá do Ngân hàng công bố để xác định tổng số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước. - Hàng tháng, Cục thuế địa phương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra và đôn đốc các Cảng vụ nộp kịp thời các khoản tiền thu vào ngân sách Nhà nước. - Nguồn thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng năm của các cảng vụ được dùng vào mục đích đầu tư cho các công trình của ngành hàng hải Việt Nam. - Việc quản lý và cấp phát vốn đầu tư cho các công trình của ngành hàng hải nói trên được thực hiện theo đúng theo các quy định của điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và những quy định hiện hành của Nhà nước. b) Quản lý chi tiêu của các cảng vụ: - Căn cứ vào dự toán hàng năm đã được duyệt, các cảng vụ tiến hành phân bổ dự toán chi theo từng quý hoặc từng tháng, trên cơ sở đó được sử dụng một phần tiền thu được để chi cho các hoạt động của cảng vụ.
  4. - Trước hết, các cảng vụ được sử dụng nguồn tiền Việt Nam thu được để chi theo dự toán được duyệt. Trường hợp nguồn tiền VND không đủ để chi, các cảng vụ mới được chuyển đổi một phần ngoại tệ thu được ra VND tại Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ để bổ sung vào nguồn chi của đơn vị. 6. Chế độ kế toán và báo cáo quyết toán thu - chi cảng vụ. - Các cảng vụ được áp dụng chế độ kế toán đối với đơn vị sự nghiệp quy định tại Quyết định số 257-TC/CĐKT ngày 10-6-1990 của Bộ Tài chính. - Hàng quý các cảng vụ có trách nhiệm lập quyết toán và báo cáo quyết toán về Cục hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) và Bộ Tài chính phản ánh tổng số các khoản thu, tổng số tiền và thu được, số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước và số tiền đã chi theo dự toán được duyệt. - Hàng năm, chậm nhất là 30 ngày đầu của năm tiếp theo, các cảng vụ phải có báo cáo quyết toán năm theo các nội dung đã quy định trên đây gửi về Cục hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) và Bộ Tài chính. - Căn cứ vào báo cáo quyết toán năm của các cảng vụ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Cục hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) kiểm tra xem xét quyết toán năm của các đơn vị. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Cục hàng hải Việt Nam tiến hành thông báo phê duyệt quyết toán tài chính năm cho các cảng vụ. 7. Trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi của cơ quan cảng vụ. Hàng năm, các cảng vụ được trích lập hai quỹ KT và PL bằng các nguồn: + 10% tiền phạt được giữ lại. + 0,5% trên tổng số thu của cảng vụ, nhưng mức tính tối đa không được vượt quá 6 tháng lương cơ bản. - Căn cứ vào các tỉ lệ trích thưởng trên đây, trong năm các cảng vụ được trạm trích 70% để lập 2 quỹ KT và PL cơ quan. Sau khi quyết toán năm được duyệt sẽ xác định chính thức số tiền các đơn vị được trích vào hai quỹ. Riêng số tiền trích lập 2 quỹ hình thành bằng tỉ lệ (%) trên tổng số thu của các cảng vụ sẽ được giảm trừ vào số tiền phải nộp ngân sách Nhà nước hàng năm của đơn vị. III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH - Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1993 mọi quy định trước đây về chế độ thu chi của cảng vụ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
  5. - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết. Phạm Văn Trọng (Đã Ký)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2