intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư số 05/1999/TT-TCBĐ

Chia sẻ: Chuong Di | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư số 05/1999/TT-TCBĐ về việc quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện ban hành, để hướng dẫn thi hành Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính viễn thông đối với công tác quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư số 05/1999/TT-TCBĐ

  1. TỔNG CỤC BƯU C Ộ NG HÒA XÃ H Ộ I CH Ủ N GH Ĩ A VI Ệ T NAM ĐIỆN Độ c l ậ p - T ự d o - H ạ nh phúc Số :05/1999/TT- H à N ộ i , ngày 06 tháng 12 n ă m 1999 TCBĐ T HÔNG T Ư CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 05/1999/TT-TCBĐ NGÀY 6 THÁNG 1 0 N Ă M 1 9 9 9 H ƯỚ NG D Ẫ N THI HÀNH NGH Ị Đ Ị NH 109/1997/N Đ -CP NGÀY 12/1 1/1997 C Ủ A C HÍNH PH Ủ V Ề B Ư U CHÍNH VI Ễ N THÔNG Đ Ố I V Ớ I C Ô N G T Á C Q U Ả N L Ý VÀ C Ấ P PHÉP S Ử D Ụ N G T Ầ N S Ố , T H I Ế T B Ị P HÁT S Ó NG VÔ T UY Ế N ĐIỆN Ngày 12/11/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/1997/NĐ-CP về Bưu chính và Viễn thông. Tổng cục Bưu điện hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện như sau: I/ QUY ĐỊNH CHUNG 1.1- Tổng cục Bưu điện thống nhất quản lý Nhà nước đối với phổ tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện và quĩ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam. Thông tư này hướng dẫn các thủ tục về cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện và đăng ký quỹ đạo vệ tinh. 1.2- Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có qui định riêng) muốn lắp đặt, sử dụng, dự trữ thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên lãnh thổ Việt nam và sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ: cố định, lưu động, phát thanh, truyền hình, hàng hải, hàng không, đạo hàng, định vị, vệ tinh, phát chuẩn và các nghiệp vụ khác phải xin phép Tổng cục Bưu điện và chỉ được lắp đặt, sử dụng, dự trữ khi có giấy phép; khi thay đổi các nội dung được qui định trong giấy phép phải được phép của Tổng cục Bưu điện; phải tuân thủ các qui định được nêu trong Thông tư này. 1.3- Một số thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau: 1.3.1/ Vô tuyến điện là một thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện. 1.3.2/ Sóng vô tuyến điện là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000GHz truyền lan trong không gian không có dẫn sóng nhân tạo. 1.3.3/ ấn định tần số: Là việc cơ quan quản lý Nhà nước cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể. 1.3.4/ Nhiễu có hại: Là nhiễu làm nguy hại đến các hoạt động của các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện đang được phép khai thác. 1.3.5/ Thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Là thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện hoặc thiết bị có phát xạ sóng vô tuyến điện (sau đây gọi chung là thiết bị phát sóng vô tuyến điện) dùng cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện cố định, lưu động, hàng hải, hàng không, phát thanh-truyền hình, đạo hàng, định vị, vệ tinh, phát chuẩn (tín hiệu giờ, tần số chuẩn); các thiết bị dùng trong khoa học, công nghiệp, y tế có phát xạ vô tuyến điện và các nghiệp vụ khác.
  2. 1.3.6/ Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện: Là nghiệp vụ bao gồm truyền dẫn, phát xạ hoặc thu sóng vô tuyến điện cho những mục đích viễn thông cụ thể. 1.3.7/ Nghiệp vụ cố định: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định trước. 1.3.8/ Nghiệp vụ lưu động: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài lưu động và các đài mặt đất, hoặc giữa các đài lưu động với nhau. 1.3.9/ Nghiệp vụ lưu động hàng hải: Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài duyên hải và các đài tàu biển, hoặc giữa các đài tàu biển với nhau, hoặc giữa các đài thông tin trên boong tàu. Các đài tàu cứu nạn và các pha vô tuyến báo vị trí khẩn cấp cũng có thể tham gia nghiệp vụ này. 1.3.10/ Nghiệp vụ lưu động hàng không: Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không và các đài trên máy bay với nhau, trong đó có cả các đài cứu nạn; các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp cũng có thể tham gia nghiệp vụ này trên các tần số cấp cứu và khẩn cấp. 1.3.11/ Nghiệp vụ thông tin quảng bá: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó sự phát sóng dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp. Nghiệp vụ này bao gồm phát thanh, phát hình, hoặc các loại phát xạ khác. 1.3.12/ Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến nhằm mục đích tự đào tạo, trao đổi thông tin, nghiên cứu kỹ thuật do những ngừơi chơi vô tuyến điện nghiệp dư thực hiện. Những người này chỉ quan tâm đến kỹ thuật vô tuyến vì sở thích cá nhân chứ không vì mục đích tiền tài và đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. 1.3.13/ Đài: Một hay nhiều thiết bị phát sóng vô tuyến điện hay thiết bị thu sóng vô tuyến điện hoặc tổ hợp các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện kể cả thiết bị phụ kèm theo tại một vị trí để tiến hành một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện hoặc một nghiệp vụ vô tuyến thiên văn. Mỗi một đài sẽ được phân loại bởi nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời. 1.3.14/ Đài cố định: Một đài thuộc nghiệp vụ cố định. 1.3.5/ Đài lưu động: Một đài thuộc nghiệp vụ lưu động sử dụng lúc chuyển động hoặc tạm dừng ở những điểm không định trước. 1.3.16/ Đài hàng không: Một đài mặt đất thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không. Trong một số trường hợp một đài hàng không có thể được đặt trên boong tàu biển hoặc trên một hạm đội trên biển. 1.3.17/ Đài máy bay: Một đài lưu động đặt trên máy bay thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không, không kể đài máy bay cứu nạn. 1.3.18/ Đài quảng bá: Một đài thuộc nghiệp vụ quảng bá. 1.3.19/ Đài nghiệp dư: Một đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư. 1.3.20/ Đài tàu biển : Là đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trên tàu thuyền hoặc phương tiện nghề cá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên vùng biển Việt Nam hoặc Quốc tế, được quy định tại Nghị định 91/CP của Chính phủ ban hành ngày 23/8/1997. 1.3.21/ Đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá: Là các đài vô tuyến điện đặt trên các tàu, thuyền và các phương tiện di động, không di động trên biển dùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hậu cần, thu gom hàng thuỷ sản, điều
  3. tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quy định tại Nghị định 72/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/9/1998. 1.3.22/ Điện thoại không dây (Loại kéo dài thuê bao): Là thiết bị thu/phát bao gồm hai phần liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến điện: - Phần 1 (máy mẹ): Là phần đặt cố định, được đấu nối với một mạng điện thoại; - Phần 2 (máy con): Là phần có thể được đặt cố định hoặc mang đi lưu động, có cùng số điện thoại với máy mẹ. 1.4- Việc ấn định tần số, cấp phép và sử dụng phổ tần số vô tuyến điện phải đúng nghiệp vụ được phân bổ theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 85/1998/QĐ- TTg ngày 16/4/1998. 1.5- Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhập vào Việt Nam phải có chứng nhận hợp chuẩn và giấy phép nhập khẩu của Tổng cục Bưu điện. 1.6- Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các mạng thông tin vô tuyến điện phải cấp giấy phép thiết lập mạng, ngoài giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện cấp (theo qui định tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ ngày 29/9/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 109/1997/NĐ-CP của Chính phủ về mạng lưới và dịch vụ viễn thông). 1.7- Các đài tàu biển phải được Tổng cục Bưu điện kiểm tra kỹ thuật, nghiệp vụ thiết bị vô tuyến điện đài tàu khi cấp giấy phép. 1.8- Các thiết bị dùng trong khoa học, công nghiệp, y tế có phát xạ vô tuyến điện phải tuân theo các quy định về tương thích điện từ trường hoặc quy định về chống nhiễu của Tổng cục Bưu điện. 1.9- Tổng cục Bưu điện thoả thuận tần số sử dụng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 1.10- Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải trả phí cấp và sử dụng tần số theo Quyết định 158/CT ngày 18/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và qui định của Bộ Tài chính. Tổng cục Bưu điện (Cục Tần số VTĐ) tổ chức việc thu nộp phí tần số đối với tất cả các giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện. II/ QUI ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ, THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN CHO CÁC NGHIỆP VỤ 2.1- Các loại giấy phép: 2.1.1/ Tổng cục Bưu điện là cơ quan cấp giấy phép tần số vô tuyến điện cho các đối tượng sử dụng nêu tại điểm 1.2 trong Thông tư này, gồm: + Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; + Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện khác ( giấy phép phổ tần, giấy phép chủng loại thiết bị,...). 2.1.2/ Đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện Tổng cục Bưu điện qui định trình tự, thủ tục cấp mới giấy phép, gia hạn giấy phép và cấp lại giấy phép khi có thay đổi bổ sung. Đối với các loại giấy phép tần số vô tuyến điện khác Tổng cục Bưu điện sẽ có qui định riêng.
  4. 2.2- Trách nhiệm các đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện: 2.2.1/ Cục Tần số VTĐ có nhiệm vụ cấp mới, gia hạn, cấp lại tất cả các loại giấy phép tần số vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện. 2.2.2/ Tổng cục Bưu điện, các Cục Bưu điện Khu vực có nhiệm vụ cấp mới, gia hạn, cấp lại giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện thuộc loại phải cấp giấy phép thiết lập mạng theo sự phân cấp trong Thông tư 04/1998/TT-TCBĐ. 2.3- Thủ tục cấp phép 2.3.1- Cấp mới giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thuộc loại không phải cấp giấy phép thiết lập mạng gồm các đài tàu biển, tàu bay, phương tiện nghề cá; các đài thuộc nghiệp vụ quảng bá; các đài thuộc nghiệp vụ hàng hải, hàng không hoạt động theo qui ước liên lạc quốc tế; các đài vô tuyến điện nghiệp dư; các thiết bị cảnh báo, điều khiển từ xa; các thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao). Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm: 2.3.1.1/ Đơn xin cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện. 2.3.1.2/ Bản kê khai để xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cho từng máy (kể cả máy dự phòng), kê khai theo mẫu quy định của Tổng cục Bưu điện (Theo phụ lục 1) . 2.3.1.3/ Lý lịch trích ngang hoặc danh sách các nhân viên khai thác, hoặc người chịu trách nhiệm do cơ quan Công an có thẩm quyền xét duyệt. 2.3.1.4/ Bản sao có công chứng: Quyết định thành lập đơn vị và giấy phép đầu tư (đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài) Riêng các đài dưới đây, hồ sơ gồm: 2.3.1.5/ Đối với đài tàu biển: hồ sơ yêu cầu như ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.4 kê khai cho từng đài tàu biển và phải có thêm: - Chứng chỉ khai thác viên đài tàu do Tổng cục Bưu điện cấp. Chứng nhận trọng tải, phạm vi hoạt động do Cục Đăng kiểm, Cục Hàng hải Việt Nam cấp. Riêng các đài vô tuyến điện đặt trên tàu thuyền chỉ chạy trên sông để dùng vào các mục đích, hồ sơ yêu cầu như ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.3, 2.3.1.4. 2.3.1.6/ Đối với đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá, (băng tần số theo phụ lục 2): a) Nếu là thiết bị của các tổ chức, đơn vị kinh doanh: Hồ sơ yêu cầu như nêu ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.3, 2.3.1.4 và phải có thêm giấy phép hành nghề do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có công chứng). b) Nếu là thiết bị của các tổ hợp tác, cá nhân, hồ sơ yêu cầu có: + Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và máy phát cho từng đài, kê khai theo mẫu của Tổng cục Bưu điện (phụ lục 1) có chứng nhận của Uỷ ban Nhân dân phường, xã nơi cư trú. + Bản lý lịch trích ngang do cơ quan Công an có thẩm quyền xét duyệt. + Giấy phép hành nghề do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản photo copy). 2.3.1.7/ Đối với các thiết bị cảnh báo, điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện, (băng tần số theo phụ lục 3): hồ sơ yêu cầu như nêu ở điểm 2.3.1.1và 2.3.1.2.
  5. 2.3.1.8/ Đối với các điện thoại không dây - loại kéo dài thuê bao, (băng tần theo quy định của phụ lục 4): hồ sơ yêu cầu như nêu ở điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2. Riêng đối với các điện thoại kéo dài thuê bao có công suất máy phát cực đại nhỏ hơn 1w không phải xin cấp giấy phép sử dụng. 2.3.1.9/ Đối với các đài thuộc nghiệp vụ Quảng bá: thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư liên tịch Bộ Văn hoá Thông tin - Tổng cục Bưu điện số 06/1997/TTLT ngày 28/11/1997. 2.3.1.10/ Đối với các đài vô tuyến điện nghiệp dư: thực hiện theo các quy định trong Thể lệ vô tuyến điện nghiệp dư do Tổng cục Bưu điện ban hành kèm theo Quyết định số 99/1998/QĐ - CSBĐ ngày 14/2/1998. 2.3.1.11/ Đối với các cơ quan Đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan Đại diện của các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, các đoàn Đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, yêu cầu hồ sơ như nêu ở điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2 và kèm theo văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao. 2.3.2- Cấp mới giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thuộc mạng thông tin vô tuyến điện phải cấp giấy phép thiết lập mạng, hồ sơ gồm: 2.3.2.1/ Đơn xin cấp phép kèm theo ý kiến của cơ quan chủ quản (nếu có) đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt nam; kèm theo công văn đề nghị của Bộ Ngoại giao đối với các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế được hưởng qui chế ngoại giao; 2.3.2.2/ Bản công chứng Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư (đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài); 2.3.2.3/ Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: cấu hình, phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng, thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng và thiết bị, tần số xin sử dụng (nếu có); 2.3.2.4/ Lý lịch trích ngang của người quản lý và điều hành mạng có xác nhận của cơ quan Công an cấp có thẩm quyền. 2.3.2.5/ Bản khai xin sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện theo mẫu do Tổng cục Bưu điện ban hành . 2.3.3- Gia hạn giấy phép; cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: 2.3.3.1/ Khi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện sắp hết hạn sử dụng, nếu muốn sử dụng tiếp (không có thay đổi, bổ sung nội dung qui định trong giấy phép), các tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày. 2.3.3.2/ Khi có thay đổi, bổ sung các nội dung đã được qui định trong giấy phép phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép (kể cả các giấy phép chưa hết hạn hoặc hết hạn sử dụng). 2.3.3.3/ Khi thiết bị phát sóng vô tuyến điện ngừng sử dụng phải thông báo ngay cho cơ quan cấp giấy phép để cấp tần số đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng, bảo đảm tiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện.
  6. 2.3.3.4/ Hồ sơ xin gia hạn giấy phép; cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại không phải cấp giấy phép thiết lập mạng, gồm: + Đơn xin gia hạn hoặc cấp lại giấy phép. + Bản khai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, phụ lục 1). 2.3.3.5/ Hồ sơ xin gia hạn giấy phép; cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại phải cấp giấy phép thiết lập mạng: - Khi giấy phép thiết lập mạng có những thay đổi về nội dung, hồ sơ gồm: + Đơn xin sửa đổi, bổ sung; + Bản mô tả chi tiết dự định sửa đổi bổ sung; + Các bản tài liệu khác liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung; + Bản sao giấy phép thiết lập mạng đang có hiệu lực. + Bản khai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, phụ lục 1). - Khi giấy phép thiết lập mạng hết thời hạn hiệu lực nhưng không có thay đổi về nội dung, hồ sơ gồm: + Đơn xin gia hạn; + Bản sao giấy phép thiết lập mạng đang có hiệu lực. + Bản khai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, phụ lục 1). - Khi giấy phép thiết lập mạng còn thời hạn hiệu lực nhưng không có thay đổi về nội dung, hồ sơ yêu cầu như 2.3.3.4 và có thêm bản sao giấy phép thiết lập mạng đang có hiệu lực. 2.3.4- Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Thời hạn hiệu lực của các loại giấy phép tối đa là 2 năm (cho mạng chuyên dùng) và 5 năm (cho mạng công cộng) và không vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện (đối với các mạng có giấy phép thiết lập mạng). 2.3.5 - Thời gian giải quyết cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: 2.3.5.1/ Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm giải quyết cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong thời hạn tối đa 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đảm bảo các yêu cầu để cấp phép. 2.3.5.2/ Nếu hồ sơ chưa đủ yêu cầu thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo cho đối tượng xin cấp phép biết để bổ sung, hoàn thiện. Thời gian giải quyết cấp giấy phép được tính từ ngày cơ quan cấp phép nhận được các số liệu bổ sung đầy đủ. 2.3.5.3/ Các tổ chức, cá nhân xin phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông số kỹ thuật, đúng thủ tục hành chính đảm bảo các yêu cầu cấp phép theo qui định. 2.3.5.4/ Trường hợp từ chối cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện, Cơ quan cấp phép sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho các đối tượng xin cấp phép biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 2.3.5.5/ Các giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải được bảo quản và luôn đi kèm theo thiết bị phát sóng.
  7. 2.3.6- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép: 2.3.6.1/ Đối với hồ sơ xin cấp mới giấy phép cho các thiết bị thuộc mạng thông tin vô tuyến điện phải cấp giấy phép thiết lập mạng, các hồ sơ phải xin cấp lại giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và giao nhận giấy phép: Tổng cục Bưu điện, 18 Nguyễn Du, Hà nội. Cục Bưu điện Khu vực II, 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. Cục Bưu điện Khu vực III, 42 Trần Quốc Toản, Thành phố Đà nẵng. 2.3.6.2/ Đối với hồ sơ xin cấp mới, gia hạn giấy phép cho các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại không cần giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện; các hồ sơ xin gia hạn, cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ mà giấy phép thiết lập mạng chưa hết thời hạn, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và giao nhận giấy phép: Cục Tần số vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du - Hà nội; Hoặc các Trung tâm kiểm soát tần số khu vực thuộc Cục Tần số VTĐ 2.3.6.3/ Các cơ quan nêu tại các địa chỉ trên, khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ, đảm bảo khách hàng kê khai đầy đủ, chính xác các tham số theo mẫu quy định của Tổng cục Bưu điện (phụ lục1). 2.4- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Mọi hành vi vi phạm hành chính về quản lý tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện sẽ bị xử phạt theo các qui định tại Điều 14 - Mục III - Chương II - Nghị định 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông và Tần số vô tuyến điện. III/ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ QUĨ ĐẠO VỆ TINH 3.1- Đăng ký quốc tế tần số và quỹ đạo vệ tinh: 3.1.1/ Đối tượng đăng ký: Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam có sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ: thông tin vệ tinh, thông tin vô tuyến hàng hải, hàng không, phát thanh - truyền hình và các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện khác, phải đăng ký quốc tế khi: - Liên lạc với các đài vô tuyến điện ở nước ngoài; hoặc - Có khả năng gây can nhiễu có hại ra ngoài biên giới quốc gia; hoặc - Cần được quốc tế công nhận. 3.1.2/ Hồ sơ xin đăng ký quốc tế tần số gồm: - Đơn xin đăng ký quốc tế tần số. - Giấy phép sử dụng tần số và máy phát vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện cấp. - Bản kê khai theo mẫu qui định cho từng nghiệp vụ. (Phụ lục 6) 3.1.3/ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Cục Tần số vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du- Hà nội 3.1.4/ Trên cơ sở các hồ sơ xin đăng ký quốc tế, Tổng cục Bưu điện xem xét đối chiếu với các qui định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ quốc tế, các cơ sở dữ liệu của quốc gia để thống nhất nội dung và làm các thủ tục đăng ký quốc tế, kê khai theo các biểu mẫu qui định của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho từng nghiệp vụ. (Phụ lục 6)
  8. 3.1.5/ Việc triển khai sử dụng và khai thác các tần số đăng ký quốc tế phải thực hiện theo quy định trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). IV/ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI 4.1- Tổng cục Bưu điện tổ chức và quản lý hệ thống kiểm tra, kiểm soát tần số và các thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong phạm vi cả nước, nhằm phát hiện những vi phạm trong việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện, kịp thời xử lý các vi phạm, giải quyết nhiễu có hại, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện. 4.2- Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung quy định trong giấy phép và tuân thủ các quy định về biện pháp chống gây nhiễu có hại: - Giữ đúng tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép; - Giảm mức bức xạ sóng hài, bức xạ ký sinh trong trị số thấp nhất; - Sử dụng phương thức phát sóng có độ rộng băng tần chiếm dụng hẹp nhất; - Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết; - Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để bảo đảm chất lượng thông tin. 4.3- Khi bị nhiễu có hại, tổ chức cá nhân phải gửi cho cơ quan cấp giấy phép “Báo cáo can nhiễu thông tin vô tuyến điện” theo mẫu thống nhất (Phụ lục 5) và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp phép để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại. Các cơ quan, tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu được hiệu quả. 4.4- Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi không thực hiện các biện pháp chống nhiễu và gây nhiễu có hại thi hành theo Điều 15 - Mục III- Chương III - Nghị định 79/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/6/1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện. V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5.1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. 5.2- Đối với các tổ chức, cá nhân hiện nay chưa có giấy phép sử dụng do Tổng cục Bưu điện cấp nhưng đang khai thác, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ nêu ở điểm 1.2, phải tiến hành làm các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 5.3- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời với Tổng cục Bưu điện để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung.
  9. T Ổ NG C Ụ C B Ư U Đ I Ệ N PHỤ LỤC 1 CÁC MẪU BẢN KHAI XIN CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN (Kèm theo Thông tư số 05/1999/TT-TCBĐ ngày 6/10/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện) (Hướng dẫn thực hiện nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997)
  10. MẪU 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc B Ả N KHAI X IN C Ấ P G I Ấ Y PHÉP S Ử D Ụ NG T Ầ N S Ố V À MÁY P H ÁT VÔ TUY Ế N Đ CHO CÁC ĐÀI 1. Thuộc nghiệp vụ cố định (trừ các đài VTĐ nghiệp dư, đài phát thanh-truyền hình, đài thuộc hệ thống vi ba và vệ tinh) 2. Thuộc nghiệp vụ lưu động như: đài ven biển, trạm mặt đất hàng không, đài khoan, đảo đèn... (Trừ các đài tau biển, tau bay). 3. Các đài lưu động chuyên dùng như: Taxi, tàu hoả, xây dựng, điện lực... (trừ thông tin di động tế bào, nhắn tin, điện thoại kéo dài công cộng, thông tin di động trung kế....) CHÚ Ý: 1. Đọc kỹ phần hướng dẫn trước khi điên vao bản khai. 2. Phí cấp phép phải trả bằng séc hoặc tiền mặt theo Quyết định 158/CT ngày 18/5/1991 của Chính phủ và Quy định của Bộ Tài Chính. K ÍNH G Ử I : T Ổ NG C Ụ C B Ư U Đ I Ệ N TÊN TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN XIN SỬ DỤNG:
  11. Tên cũ (nếu có thay đổi) Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh (Nếu là tổ chức) 1a. Số giấy phép đầu tư (Đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài) 1b. Số giấy phép hoạt động kinh doanh 1c. Tài khoản (nếu là tổ chức) 2. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC 2a. Số điện thoại 2b. FAX 3. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 4. THỜI HẠN SỬ DỤNG - Tạm thời từ ngày................................................. đến ngày............................................ - Lâu dài 5. MỤC ĐÍCH BẢN KHAI - Cấp mới - Bổ sung hoặc thay đổi Cho giấy phép số:........................ cấp ngày............................... 6. ĐỊA ĐIỂM ĐẶT MÁY 6a. Tên trụ sở đặt máy 6b. Số nhà 6b. Đường phố (Thôn, xóm) 6d. Phường (xã) 6e. Quận (Huyện) 6f. Thành phố (tỉnh)
  12. 7a. LOẠI NGHIỆP VỤ 7b. LOẠI ĐÀI 8. ĐẶC ĐIỂM MÁY PHÁT HOẶC THU - PHÁT VTĐ 8a. Kiểu máy phát 8b. Số sản xuất 8c. Hàng sản xuất 8d. Công suất phát (w) 8e. Tổn hao Fider (dB) 8f. Các phương thức điều chế 8g. Giải tần (Mhz) Từ: Đến: 8h. Giải thông (KHz) 9. ANTEN PHÁT Tên Kiểu D ND Kích thước (m) Hệ số khuyếch đại anten (dBi) Phân cực Độ cao anten (so với mặt đất) (m) Góc phương vị búp sóng chính (0) Độ cao địa hình (so với mực nước biển) (m) Kinh độ: 0 0 Vị trí đặt anten ' "E Vĩ độ: ' "N 10. ĐẶC ĐIỂM MÁY THU VTĐ 10a. Máy thu chính - Kiểu máy:.................................................................. Nơi sản xuất:................................................................... Băng tần số:............................................................... Độ nhạy (dBm)............................................................... 10b. Máy thu dự bị, và các loại - Kiểu máy:.................................................................. Nơi sản xuất:................................................................... máy thu khác: Băng tần số:............................................................... Độ nhạy (dBm)............................................................... - Kiểu máy:.................................................................. Nơi sản xuất:................................................................... Băng tần số:............................................................... Độ nhạy (dBm)............................................................... - Kiểu máy:.................................................................. Nơi sản xuất:................................................................... Băng tần số:............................................................... Độ nhạy (dBm)............................................................... - Kiểu máy:.................................................................. Nơi sản xuất:...................................................................
  13. Băng tần số:............................................................... Độ nhạy (dBm)............................................................... 11. MẠNG LƯỚI LIÊN LẠC: Đài xin cấp giấy phép Đối tượng liên lạc Giờ liên lạc Hô hiệu đề nghị Tần số phát đề nghị Phương thức điều chế Hô hiệu Tần số phát Địa điểm đề nghị 12. Người khai thác, sử dụng đài VTĐ (hoặc người chịu trách nhiệm) 12a. Họ và tên: 12b. Đối với các đài cố định thuộc nghiệp vụ hàng không, hàng hải: Loại bằng hoặc chứng chỉ của người khai thác (nếu có): Số bằng hoặc chứng chỉ: Bằng cấp ngày: Cơ quan cấp bằng: 13. Xin cam đoan kê khai đúng và chịu hoàn toàn trách nhiệm với bản khai Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sử dụng máy phát, tần số VTĐ, trả phí theo quy định: Điền vào khoảng trống các đề nghị hoặc các thông tin bổ sung:
  14. Xác nhận của Thủ trưởng hoặc chính quyền địa Làm tại ......................... ngày .............................. phương Người khai ký tên - Nếu là tổ chức, thủ trưởng ký tên, đóng dấu - Nếu là cá nhân, có xác nhận của chính quyền địa phương cấp phường, xã.
  15. H ƯỚ NG D Ẫ N K Ê KHAI LÀM TH Ủ T Ụ C XIN C Ấ P G I Ấ Y PHÉP S Ử D Ụ NG T Ầ N S Ố V À MÁY PHÁT VT Đ ( M Ẫ U 1) I/ PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG: - Chi tiếp nhận các bản khai in màu đúng quy định của cơ quan quản lý tần số ban hành. - Tất cả các bản khai không đúng quy cách, mẫu mã, loại nghiệp vụ, kê khai không rõ ràng, đầy đủ sẽ phải yêu cầu làm lại hoặc bổ sung cho đầy đủ. - Quy trình làm thủ tục căn cứ theo các Quyết định hiện hành của Tổng cục trưởng - Tổng cục Bưu điện. - Phí cấp trái phép trả bằng séc hoặc tiền mặt theo Quyết định 158/CT ngày 18 tháng 5 năm 1991 của Chính phủ quy định của Bộ Tài Chính. Khi cần, liên hệ trực tiếp với Cục Tần số VTĐ theo địa chỉ: * Cục tần số vô tuyến điện - Tổng cục Bưu điện, 18 Nguyễn Du - Hà Nội: Điện thoại: 8257546 ; 8229506 ; 8229507 ; 8226930Fax: 8226910 Hoặc các trung tâm kiểm soát tần số VTĐ khu vực thuộc Cục: * Khu vực 1: 12 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội Điện thoại: 8350223 ; 8346380 ; 8359433 * Khu vực 2:8A - D2 - Văn Thánh Bắc - P25 - Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 8982325 ; 8982326 * Khu vực 3: 30 Trần Quốc Toản - TP. Đà Nẵng Điện thoại: 828613 ; 828101 ; 816393 * Khu vực 4: 386A - Cách Mạng tháng 8 TP. Cần Thơ Điện thoại: 832761 ; 883334 * Khu vực 5: 5A - Hoàng Văn Thụ - TP. Hải phòng Điện thoại: 827857 ; 827855 * Khu vực 6: 58 Minh Khai - TP.Vinh - Nghệ An Điện thoại: 849518 ; 832826 * Khu vực 7: Số 1 Đường Phan Chu Trinh - Phường Xuân Huân - TP. Nha Trang Điện thoại: 810059 ; 814063 ; 814061 - Ở những ô cho trước, đánh máy hoặc viết chữ in rõ ràng từ trái sang phải, 1 ký tự vào 1 ô, mỗi một ô trống biểu hiện một dấu cách. - Để trống những mục không phải điền. - Không tẩy xoá các số liệu kê khai. II/ PHẦN HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
  16. Mẫu 1: Được dùng để kê khai xin cấp giấy phép lắp đặt, sử dụng máy phát và tần số VTĐ hoặc bổ sung, thay đổi một số nội dung trong giấy phép đã được cấp cho các đài VTĐthuộc nghiệp vụ cố định, hoặc các đài ven biển, trạm mặt đất hàng không, dàn khoan, đảo đèn ... đài lưu động chuyên dùng như taxi, tàu hoả, xây dựng, điện lực, ... (Trừ các đài tàu biển, tàu bay, đài phát thanh - truyền hình, đài VTĐ nghiệp dư, đài thuộc nghiệp vụ thông tin di động, đài thuộc hệ thống viba, vệ tinh). Điểm 1. Ghi tên hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân xin cấp giấy phép. Với các tổ chức ghi rõ thuộc Bộ, Ngành hoặc Uỷ ban nhân dân Tỉnh nào. Điểm 2. Ghi địa chỉ thường trú ở Việt Nam theo địa chỉ gửi thư đường Bưu điện để thuận tiện cho việc liên hệ. Điểm 2a, 2b. Điền số điện thoại, số Fax (kể cả mã vùng) của tổ chức hoặc người trực tiếp liên hệ. Điểm 3. Ghi rõ sử dụng máy phát và tần số VTĐ cho mục đích: Phục vụ sản xuất, kinh doanh , học tập, nghiên cứu, dự phòng ... Điểm 4: Thời hạn sử dụng: - Thời hạn sử dụng máy phát và tần số VTĐ ghi theo đề nghị cuả tổ chức, cá nhân xin sử dụng. - Thời hạn sử dụng từ 12 tháng trở lên thì đánh dấu "x" vào ô "lâu dài". - Thời hạn sử dụng dưới 12 tháng được đánh dấu "x" vào ô "tạm thời", ghi rõ thời gian xin sử dụng từ ngày ...... đến ngày ......... Điểm 5. Mục đích bản khai: - Đánh dấu ”x" vào ô "cấp mới" nếu bản khai này được dùng để xin cấp giấy phép mới (cấp lần đầu). - Khi các giấy phép sử dụng còn thời hạn hoặc hết thời hạn, có thay đổi bất kỳ nội dung nào trong giấy phép, đánh dấu "x" vào ô "bổ sung hoặc thay đổi " và điền số, ngày cấp của giấy phép đó vào chỗ trống. Điểm 6. Địa điểm đặt máy: - Đối với máy đặt cố định, khai đầy đủ các chi tiết từ 6a đến 6f. - Đối với máy lưu động,lưu động bằng phương tiện gì (ví dụ: ô tô, tàu hoả ...), biển số của phương tiện, khu vực lưu động, địa điểm tập kết. Điểm 7a.
  17. Loại nghiệp vụ: Kê khai đài xin phép sử dụng thuộc loại nghiệp vụ nào; Cố định: Cố định hàng không: Lưu động; Lưu động mặt đất; Lưu động hàng hải; Điều hành cảng; Điều động tàu; Lưu động hàng không; vô tuyến xác định; vô tuyến dẫn đường; vô tuyến hướng dẫn hàng hải; vô tuyến dẫn đường hàng không; vô tuyến định vị; Trợ giúp khí tượng; Tần số chuẩn và Tín hiệu giờ; vô tuyến thiên văn, An toàn ... Điểm 7b. Loại đài: Ghi theo ký hiệu Đài cố định (Fx): Đài mặt đất chính dẫn đường hàng không (AL) ; Đài lưu động dẫn đường hàng không (AM) ; Đài cố định hàng không (ax); Đài hàng không (FA); Đài gốc (FB); Đài duyên hải có đăng ký quốc tế (FC); Đài mặt đất (FL) ; Đài ven biển chuyên dùng ; Đài cảng (FP); Đài vô tuyến mặt đất đi8nhj vị (LR); Đài lưu động mặt đất (ML)p Đài lưu động (MO); Đài lưu động vô tuyến định vị (MR); Đài lưu động vô tuyến dẫn đường (NR); Đài truyền số liệu địa biển (OD); Đài số liệu hỏi địa điểm (OE); Đài vô tuyến thiên văn (RA); Đài lưu động vô tuyến dẫn đường hàng hải (RM) ; Đài giúp đỡ khí tượng (SM); Đài tín hiệu giờ và tần số chuẩn (SS) ... Điểm 8. Đặc điểm các máy phát hoặc thu phát VTĐ: Ghi tất cả các chủng loại, công suất, băng tần, phương thức điều chế... của thiết bị VTĐ xin sử dụng có các chỉ tiêu kỹ thuật được chấp nhận sử dụng ở Việt Nam. Điểm 8a, 8b. Thiết bị cho phép phải có số sản xuất, kiểu loại thiết bị ghi trên nhãn (Thường được gẵn vào phía sau thiết bị) Điểm 8d. Kê khai các mức công suất có thể điều chỉnh được theo thiết kế chế tạo như: công suất cực đại, công suất cực tiểu, công suất danh định... Điểm 8e. Tổn hao Fider(dB) ; Bằng tổn hao trên 1m fider (dB/m) nhân với chiều dài fider (m). Điểm 8f. Kê khai tất cả các phương thức điều chế theo thiết kế chế tạo của máy: 100HA1A; 2K10A2A; 6K00A3E; 3K00B3E; 16KF3E; 3M70F3E; 304HF1B; 6K00G8E; 2K70J3E;... Điểm 8g. Giải tần:là giải tần số mà máy có thể làm việc theo thiết kế chế tạo. Điểm 8h. Giải thông: Là độ chiếm dụng băng tần của 1 kênh Điểm 9: Ang ten phát: - Tên: Là tên và số hiệu anten (name and serial number) - Kiểu: Khai anten có hướng (D) hay vô hướng (nghiệp dư) bằng cách đánh dấu "x" vào ô cho trước. - Phân cực: Loại phân cực: thẳng đứng, nằm ngang, phân cực tròn...
  18. - Kích thước: Là độ dài của anten hoặc đường kính của anten theo thiết kế chế tạo, tính bằng mét (m). - Độ cao anten (so với mặt đất): là độ cao tính từ đỉnh anten đến mặt đất (chính là kích thước của anten và độ cao của cấu trúc đặt anten) tính theo mét (m). - Độ cao địa hình ( so với mực nước biển): là độ cao của địa hình nơi đặt anten (so với mực nước biển). - Vị trí đặt anten phát: Ghi độ chính xác của kinh độ, vĩ độ đến giây (''). Điểm 10. Đặc điểm máy thu VTĐ: kê khai đủ các thông số của máy thu chính, máy thu dự bị, và các loại máy thu khác của đài được trang bị như: độ nhạy (mức tín hiệu nhỏ nhất để đảm bảo mức ra danh định với tỷ số S/N cho trước của máy thu ) ,kiểu máy, nơi sản xuất, băng tần số. Điểm 11. Mạng lưới liên lạc: - Đài xin cấp giấy phép: ghi hô hiệu hoặc nhận dạng đề nghị, tần số đề nghị (là tần số hoặc đoạn băng tần số dự kiến xin được khai thác) , giờ liên lạc, phương thức phát theo đề nghị của đài xin cấp giấy phép. - Đối tượng liên lạc: ghi nhận dạng hoặc hô hiệu, tần số phát (nếu đã ấn định), địa điểm đặt máy phát của các đài mà đài bạn muốn liên lạc. - Gửi kèm theo sơ đồ mạng với mạng cấp mới. Điểm 12. Điền tên đầy đủ của người khai thác, sử dụng đài VTĐ (hoặc người chịu trách nhiệm) được cơ quan Công an cấp tỉnh , thành phố duyệt trích ngang. Điểm 12a. Họ tên ghi bằng chữ in hoa. Điểm 12b. Chỉ kê khai khi người khai thác đài đó là đài cố định thuộc nghiệp vụ hàng hải, hàng không Người khai phải cam đoan đã kê khai đầy đủ , chính xác, sau đó phải ký tên và có chứng thực của các cấp có thẩm quyền.
  19. MẪU 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc B Ả N KHAI X IN C Ấ P G I Ấ Y PHÉP S Ử D Ụ NG T Ầ N S Ố V À MÁY P H ÁT VT Đ N G H I Ệ P D Ư CHÚ Ý: 1. Đọc kỹ phần hướng dẫn trước khi điền vào bản khai 2. Phí cấp phép phải trả bằng séc hoặc tiền mặt theo quyết định 158/CT ngày 18/5/1991 của Chính phủ và Quy định của Bộ Tài chính. Kính GỬI: TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN TÊN TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN XIN SỬ DỤNG: 2. NGÀY THÁNG NĂM SINH NAM NỮ 3. QUÊ QUÁN 4. QUỐC TỊCH 5. ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ 6A. TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ 6B. TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ 7. NƠI CÔNG TÁC 8. NGHỀ NGHIỆP 9. NGÔN NGỮ SỬ DỤNG 10. CÓ CHỨNG CHỈ KHAI THÁC VÔ TUYẾN ĐIỆN NHGIỆP DƯ DO................................................................................................................
  20. .................... CẤP, NGÀY........................... THÁNG.............................. NĂM............................ CẤP TẠI........................................................... 11. THỜI HẠN SỬ DỤNG - Tạm thời từ ngày................................................. đến ngày............................................ - Lâu dài 12. MỤC ĐÍCH BẢN KHAI - Cấp mới - Bổ sung hoặc thay đổi Cho giấy phép số:........................ cấp ngày............................... Xin được sử dụng tần số và máy phát VTĐ sau đây để thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư 13. KIỂU MÁY PHÁT 14. SỐ SẢN XUẤT 15. HÀNG SẢN XUẤT 16. CÔNG SUẤT PHÁT (W) 17. GIẢI TẦN THIẾT KẾ (KHz, MHz) Từ............................................................. đến...................................................................................... 18. TẦN SỐ HOẶC GIẢI TẦN SỐ ĐỀ NGHỊ (KHz, MHz) 19. GIẢI THÔNG (KHZ) 20a. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHẾ THIẾT KẾ 20b. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHẾ ĐỀ NGHỊ 21. ANTEN PHÁT Tên Kiểu D ND Kích thước (m) Hệ số khuyếch đại Anten (dBi) Phân cực Độ cao Anten (so với mặt đất) (m) Độ cao địa hình (so với mực nước biển) (m) Góc phương vị búp sóng chính (0) Kinh độ: 0 0 Vị trí đặt anten ' "E Vĩ độ: ' "N 22. ĐỊA ĐIỂM ĐẶT MÁY (số nhà, đường phố, thôn xóm, phường xã, quận huyện, thành phố tỉnh): 23. HÔ HIỆU ĐỀ NGHỊ (hoặc các nhận dạng khác)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2