intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư bày tỏ nguyện vọng dự án: Thực hiện hệ thống canh tác bền vững nhằm làm giảm thiệt hại do lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Duong Ngoc Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

110
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo dự án "Thực hiện hệ thống canh tác bền vững nhằm làm giảm thiệt hại do lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long" dưới đây để nắm bắt được những thông tin về dự án như: Tên dự án, đối tác và thời gian, mô tả dự án, xác nhận thư bày tỏ nguyện vọng,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư bày tỏ nguyện vọng dự án: Thực hiện hệ thống canh tác bền vững nhằm làm giảm thiệt hại do lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn THƯ BÀY TỎ NGUYỆN VỌNG (EOI) PHẦN 1.  Tên Dự án, Đối tác và Thời gian Tên Dự án: Thực hiện hệ thống canh tác bền vững nhằm làm giảm thiệt hại do lũ tại  Đồng bằng sông Cữu Long Tên người  đề xuất  Tiến sĩ Trần Thanh Bé dự án Chức vụ Giảng viên chính Giám Đốc, Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ Thống Canh tác Tên tổ chức Đại học Cần Thơ Điện thoại + 84 71 830040 Fax + 84 71 831270 Email ttbe@ctu.edu.vn  Tên người đầu mối  liên hệ chính của  (các) tổ chức cộng  tác  Chức vụ Tên tổ chức cộng  tác Điện thoại Fax Email Tên người đầu mối  Dr. Nira Jayasuriya liên hệ chính được  đề cử của Tổ chức  Đối tác Australia  Chức vụ Giảng viên chính Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               1
  2. Tên tổ chức cộng  Trường Khoa học Hóa và công trình Xây dựng Dân dụng tác Điện thoại + 61 3 39925 3795 Fax + 61 3 9639 0138 Email Jayasuriya@rmit.edu.au Lĩnh vực trọng  Do PMU điền tâm: Mã Ngành  DAC Số Bày tỏ Nguyện  Do PMU đặt vọng Khu vực địa lý Đồng bằng Sông Cứu Long Thời gian Dự án: 2 năm Dự kiến ngày bắt  đầu: Tháng 01 năm 2005 Dự kiến ngày kết  thúc: Tháng 12 năm 2006 Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               2
  3. PHẦN 2.  Mô tả Dự án 2.1 Bối cảnh dự án: Bối cảnh Lưu vực sông Mekong bao trùm 800.000 km2 và trải rộng trên 6 quốc gia: Campuchia, Lào,  Miến Điện, Thái Lan, Cộng hoà Dân chủ Trung Hoa (tỉnh Công Minh) và Việt Nam. Từ  Việt Nam dòng sông Mekong chảy ra biển Đông. Nền kinh tế chính của Việt Nam là sản  xuất lúa gạo và Việt Nam  là một nước xuất gạo chính xếp hạng thứ hai trong các nước  xuất khẩu gạo trên thế giới. Mặc dù có nhiều kinh phí của các dự án tài trợ từ các tổ chức  phát triển (ODA) tập trung cho Đồng bằng sông Cữu Long (với 13 tỉnh thành và dân số  trên 18 triệu người). Trong một thời gian gần hai thập kỹ qua, nông nghiệp và phát triển  nông thôn trong khu vực này vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức như tác động bất thuận  lợi của ngập lũ; thiếu giống mới  cho năng suất cao đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất, đặc  biệt tại các vùng sinh thái gặp nhiều khó khăn như ngập lũ, khô hạn hoặc đất nhiễm phèn  và mặn;  phẩm chất gạo của Việt Nam dưới tiêu chuẩn của quốc tế, cũng như bị giới hạn  và áp lực của thị trường  bao gồm cả  cây lương thực có lợi thế hiệu quả kinh tế (nhất là  lúa gạo) so với các cây trồng khác như trà, cà phê, cây ăn quả và rau màu. Cơ sở nghiên cứu Những nghiên cứu làm giảm thiệt hại của lũ đã được thực hiện  ở Đồng bằng sông Cửu   Long, Viết nam. Mặc dù những nghiên cứu này đã có những kết quả đáng kể và làm giảm   rủi ro thiệt hại do lũ lụt gây nên, tuy nhiên ảnh hưởng của lũ vẫn là một yếu tố chính ảnh   hưởng đến đời sống xã hội. Cần có những nghiên cứu để  chống sạt lỡ  bờ  sông nhất là  những nơi nước chảy xiết (khúc quanh co) nhằm tăng mức độ bảo vệ đất và các vụ mùa. Lũ lụt hàng năm  ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng lũ. Nó còn gây  thiệt hại nặng về kinh tế cho người dân bởi vì nó làm ngập và phá hoại mùa màng. Việc   dời chỗ ở để  tránh lũ cũng làm xáo trộn đời sống của người dân. Thêm vào đó, sự  xuống  cấp hoặc hư hỏng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng như trường học, bệnh viện,  hệ thống thủy lợi làm khó khăn thêm cho việc phục hồi sản xuất sau khi lũ rút. Mặc dù Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo chủ  yếu của Việt Nam   nhưng đây vẫn bị xem là vùng phát triển nông nghiệp với hiệu suất thấp. Việt Nam cũng  đã đạt được sự  an toàn lương thực  ở  cấp quốc gia, tuy nhiên để  đảm bảo an toàn lương  thực  ở  mức độ  nông hộ  trong toàn quốc vẫn là một vấn đề  nan giải. Nghèo đói  ở  Việt   Nam phần lớn là vùng nông thôn. Đặc trưng của những người nghèo là làm thuê trong  nông nghiệp. Họ rất nhạy cảm với những biến động về kinh tế và môi trường. Giới thiệu  những giống cây trồng và kỹ thuật canh tác là cần thiết nhằm tăng thu nhập cho nông hộ  để giảm nghèo và cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở nông thôn. Một bản đồ sinh thái nông  nghiệp của vùng nghiên cứu sẽ giúp những nông dân có qui mô sản xuất nhỏ lên kế hoạch   hoạt động để đạt hiệu quả kinh cao nhất.            Việc nhận ra vùng bị ảnh hưởng lũ theo không gian và thời gian là rất quan trọng. Nghiên   cứu thời gian tốt nhất để bắt đầu vụ mùa sao cho ít bị ảnh hưởng bởi lũ nhưng cho hiệu  quả kinh tế cao là việc làm cần thiết. Nghiên cứu giống cây trồng và thời gian sinh trưởng   cũng rất quan trọng, nhất là lựa chọn giống lúa chất lượng và năng suất cao đạt tiêu chuẩn   xuất khẩu. Xem xét khả năng thay thế những loại cây trồng hiện tại bằng những loại cây  Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               3
  4. có giá trị kinh tế cao như cây ăn trái hoặc hoa màu cũng là việc cần nghiên cứu. Một bản   đồ sinh thái nông nghiệp của vùng nghiên cứu sẽ giúp nông dân lựa chọn mô hình nào để ít   bị tổn thất năng suất nhất. 2.2 Mục tiêu dự án.  Thực hiện một nghiên cứu chi tiết về thủy văn, thủy lợi, thực hiện nông nghiệp và xã hội  tại Đồng bằng sông Cữu Long, Việt nam nhằm: Xác định và lựa chọn những mô hình cây trồng thích hợp nhằm cải thiện môi  trường kinh tế­xã hội và giảm nghèo trong vùng thiệt hại do ngập lũ; Bảo vệ những loại cây trồng nông nghiệp từ ngập lũ; và Giãm thiểu tối đa sự tác động  ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của cộng đồng từ  sự ngập lũ. Phương thức cấu trúc cũng như không cấu trúc sẽ được xác định khi phát triển thực hành  canh tác nông nghiệp và chiến lược làm giảm thiệt hại. 2.3 Phương pháp được đề xuất. Các bước sẽ được bố trí thực hiện nhằm đat được những mục tiêu như trên như sau: Đánh giá tác động về kinh tế­xã hội theo chu kỳ ngập lũ trong vùng nghiên cứu; Kiểm tra và so sánh số liệu thủy văn và phân tích mô hình ngập lũ tại Đồng bằng  sông Cữu Long; Nghiên cứu hiệu lực của các kế hoạch quản lý ngập lũ bao gồm hệ thống báo lũ và  công việc ngăn lũ hiện nay tại vùng nghiên cứu; Thiết lập một bản đồ vùng ngập lũ bằng kích cở của mô hình thủy lực 2­D MIKE  và MIKE 21 nhằm nghiên cứu diện tích từng vùng bị tổn thương/thiệt hại và xác  định tác động của sự ngập lũ đến cường độ giông bảo; Phân chia Đồng bằng sông cữu long thành các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở  theo thời gian và không gian biến đổi của nhiệt độ, loại đất, địa hình và lượng  mưa; Nghiên cứu những mô hình canh tác hiện tại và đề xuất thời gian gieo trồng tối ưu  cho sự khởi đầu trên cơ sở từng loại cây trồng nông nghiệp nhằm giảm tối đa rủi  ro thiệt hạo do ngập lũ; Đề xuất những viễn cảnh khác nhau trong việc quản lý ngập lũ qua giới thiệu  những phương thức cấu trúc như đê bao, tuyến đê khả năng chứa lũ, và phương  thức không cấu trúc như những kế hoạch di tản và giáo dục cộng đồng bao gồm  thay đổi mô hình canh tác của các loại cây trồng và thời gian giao trồng/ xuống  giống; Tổng hợp những phát hiện từ nghiên cứu với những thông tin địa lý, phương tiện  đối chiếu và sự phổ biến trong việc sử dụng tiện lợi của hệ thống GIS. Trung tâm phát triển Đồng bằng sông Cữu Long, vừa mới được thành lập bởi trung tâm  đầu mối giữa trường Đại học Cần Thơ,  đại học RMIT và Trung tâm học liệu trường Đại  học Cần Thơ (được quản lý bởi RMIT quốc tế Việt Nam)  sẽ được quản lý nghiên cứu  này và truy cập các dử liệu liên quan. Thời gian và chuổi hoạt động Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               4
  5. Đánh giá tác động kinh tế­xã hội * * Thu thập, kiểm tra số liệu * * Nghiên cứu hiệu lực của kế hoạch quản lý ngập lũ hiện  * nay Phân tích những mô hình ngập lũ * * Nghiên cứu nhu cầu cây trồng­nước và sự phát triển của  * * các loại cây trồng khác nhau Phát triển các bản đồ vùng ngập lũ * * * * Phát triển các bản đồ sinh thái nông nghiệp * * * * Đề xuất các mô hình canh tác và thời gian gieo  * * trồng/xuống giống Dự kiến các giải pháp quản lý * * * * Tiến trình báo cáo (viết báo cáo) * * * * Tổ chức hội thảo huấn luyện tại Việt nam * * Tham quan, học tập tại Úc * * Viết báo cáo cuối cùng * Ghi chú: mỗi cột tương đương 3 tháng Số liệu yêu cầu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và số liệu dòng chảy, các bản đồ ranh giới (Contour  map)), bản đồ đất, thông tin về các mô hình canh tác;  Các số liệu, các thông tin về các vấn đề xã hội và khoảng chênh lệch khác biệt,  thực hiện điều tra cấp xã; và Bổ sung các thông tin cho GIS trên cơ sở các thông tin phổ biến. 2.4 Kết quả mong đợi. Cải thiện sự  hiểu biết về  vấn đề  ngập lũ đến môi trường kinh tế  xã hội của các cộng  đồng nông thôn khác nhau và đời sống bền vững của họ thông qua sản xuất nông nghiệp. Biết được các giải pháp thực thi phục hồi sau ngập lũ. Phát triển bản đồ cho từng vùng sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Cữu Long xác  định bởi không gian(loại đất, địa hình) và những biến thời gian (lượng mưa, nhiệt độ) tại  các vùng nghiên cứu. Sản xuất bản đồ vùng ngập lũ cho Đồng bằng sông Cữu Long cho khoảng biến động lũ  qua thời gian. Đề xuất các loại cây trồng thay thế thích nghi nhằm cải thiện điều kiện kinh tế ­ xã hội và  thời điểm giao trồng thích hợp nhẳm giảm thiệt hại do lũ. Đề xuất những viễn cảnh khác nhau trong việc làm giảm thiệu ngập lũ và tăng tối đa  nguồn thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. 2.5 Các tổ chức cộng tác Chưa xác định trước được các tổ chức cộng tác. Tuy nhiên, chúng tôi có kế hoạch làm  việc và hợp tác với nhiều đối tượng như các chuyên gia quốc tế, các tổ chức phi chính  phủ (NGOs) đang làm việc với Việt Nam, GHD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  (MARD), các Viện nghiên cứu, Cục Khí tượng thủy văn, UNDP, AusAID, Ủy ban Mekong  Việt Nam, chính quyền địa phương trong vùng nghiên cứu, vv.. nhằm hoạn thiện dự án  này. 2.6 Đánh giá Môi trường Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               5
  6.            Không nghiên cứu và đánh giá 2.7  Các vấn đề về giới và xã hội Tất cả các nông dân nông thôn đang sống trong vùng lũ Đồng bằng sông Cữu Long Việt  Nam thông qua việc chuẩn bị … và những thông tin bổ sung khác để giúp đở canh tác cây  trồng tốt hơn; Chính quyền địa phương thông qua tiếp cận các hoạt động để nâng cao và cải thiện tình  trạng kinh tế­xã hội của sự ủy nhiệm; Trung tâm phát triển Đồng bằng sông Cữu Long tại Trường Đại học Cần Thơ tăng cường  khả năng nghiện cứu của trung tâm. Hiệu quả và phân bổ trách nhiệm của kinh phí được phân phối cùa AusAID; Nâng cao uy tín và xây dựng khả năng của RMIT như là đoàn bẩy thúc đẩy dự án này như  là việc bổ sung hoạt động tại Việt Nam. PHẦN 3.  Dự toán 3.1 Mẫu dự toán (i) Mẫu dự trù kinh phí được trình bày trong trang bảng tính Excel đính kèm. Các hạng mục  chi phí cho dự án là: Nhân sự, Thiết bị và Tài liệu, Đào tạo, Hỗ trợ Hành chính và Chi  khác. Trong khi chuẩn bị dự trù kinh phí trong dự án chúng tôi đã phải xem các điều ghi  chú trong mẫu dự toán. (ii) Nếu thời gian dự án kéo dài trên một năm, hãy hoàn tất dự toán kinh phí cho từng năm  trong từng trang. Lưu ý kiểm tra trang tóm tắt dự toán phải kết nối với các trang cho  từng năm tại các dòng Cộng cho từng hạng mục lớn. Trong khi làm dự toán cho năm thứ  hai trở đi, cần tính thêm tỷ lệ trượt giá. (iii) Trong tính toán dự trù kinh phí cho khoản kinh phí do AusAID cấp và phần kinh phí cho  đơn vị Úc, đơn vị chính phía Úc chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ với Luật Hệ thống  Thuế Mới (của Khối thịnh vượng chung Australia) năm 1999. 3.2 Nhân sự   (iv) Liệt kê tên và chức vụ của các cán bộ chuyên môn tham gia của các tổ chức Việt nam và  Australia cũng như  dự  kiến thời gian đóng góp cho dự  án (có thể  theo tuần hay theo   tháng) (v) Dự án sẽ  không tài trợ để  chi trả  cho thời gian làm việc cho dự án của các cán bộ  của   các tổ chức Việt Nam mà coi đó là phần đóng góp của Việt Nam trong toàn bộ kinh phí   dự  án. Đối với tổ  chức Việt Nam, cần làm rõ giữa một lãnh đạo dự  án chung và một   người lãnh đạo vận hành dự án hàng ngày.   (vi) Đối với mỗi cán bộ  được đề  cử, dự  kiến cả  những chi phí đi lại bao gồm vé máy bay,   thuê phương tiện, thuê phòng nghỉ và phụ cấp công tác phí. Tuỳ thuộc vào mục đích của   chuyến đi, chi phí đi lại của cán bộ Việt Nam sẽ được đưa vào hoặc phần Nhân sự trong   nội dung Đào tạo/Tham quan, hoặc trong nội dung hành chính và hỗ trợ nếu việc đi lại   tới địa điểm dự án là cần thiết.  3.3 Thiết bị và vật tư (vii) Liệt kê những thiết bị  và tài liệu tách riêng từng loại nếu lớn hơn 1.000 A$ và dự  trù   tổng những thiết bị và tài liệu có giá trị nhỏ hơn. Đưa cả chi phí dự kiến cho vận chuyển  và bảo hiểm trong chi phí các mục. 3.4 Đào tạo  Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               6
  7. (viii) Dự  kiến chi phí đào tạo/hội thảo và tham quan trong và ngoài nước. [Trong quá trình  đánh giá, có thể  sẽ  yêu cầu tổ chức đề  xuất dự  án chi tiết hơn nữa các khoản mục chi  phí]. 3.5 Các chi phí hỗ trợ (ix) Các hạng mục chính được liệt kê trong mẫu dự trù kinh phí. Các đối tác cộng tác sẽ tận   dụng tối đa việc sử dụng internet và cách lưu trữ điện tử đối với tài liệu để giảm tối đa   các chi phí này. Chi phí thuê phương tiện đi lại không được trùng với chi phí được nêu  trong phần Nhân sự.   Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               7
  8. PHẦN 5: Xác nhận Thư bày tỏ Nguyện vọng Việc  chuẩn  bị  Thư   bày  tỏ   Nguyện  vọng  này   đã  xem   xét   đến  Bộ   Hướng   dẫn  Chương trình CARD và xin được nộp theo đây. Đơn vị Việt Nam và Đơn vị Úc cam  đoan rằng những thông tin được cung cấp là đúng sự  thật về  những thoả  thuận  cộng tác và về những nguồn lực cam kết dành cho dự án bao gồm cả thời gian của   nhân sự được để cử cho dự án. Giám đốc Dự án của tổ chức  Đại học Cần Thơ Viện/Trường Đại học Việt Nam Chữ ký: Tên: TS. Trần Thanh Bé Ngày: ___/08/2004 Chữ ký của Giám đốc Australia được  đề cử Tên Dr. Nira Jayasuriya Chữ ký Ngày ___/08/2004 Mọi câu hỏi liên quan đến việc điền mẫu này hoặc các tài liệu liên quan khác,  xin gửi về Văn phòng Chương trình CARD theo địa chỉ email  kien@card.com.vn  Chương trình CARD  Thư bày tỏ Nguyện vọng               8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2