intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử Ketone (Ketone Testing)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

111
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ketone và nhiễm axít do tăng ketone huyết (Diabetic ketoacidosis) là gì? Đường (glucose) trong máu được xem như là nhiên liệu chủ yếu của cơ thể. Glucose phải đi vào bên trong tế bào mới được chuyển thành năng lượng. Ở bệnh nhân tiểu đường, khi cơ thể không có đủ insulin để đưa đường vào trong tế bào, đường ở lại bên ngoài làm tăng đường huyết. Trong lúc đó, cơ thể lại cần nhiên liệu để hoạt động, nên bắt buộc phải dùng các nguồn nhiên liệu khác ngoài glucose như các axit béo lấy từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử Ketone (Ketone Testing)

  1. Thử Ketone (Ketone Testing) Ketone và nhiễm axít do tăng ketone huyết (Diabetic ketoacidosis) là gì? Đường (glucose) trong máu được xem như là nhiên liệu chủ yếu của cơ thể. Glucose phải đi vào bên trong tế bào mới được chuyển thành năng lượng. Ở bệnh nhân tiểu đường, khi cơ thể không có đủ insulin để đưa đường vào trong tế bào, đường ở lại bên ngoài làm tăng đường huyết. Trong lúc đó, cơ thể lại cần nhiên liệu để hoạt động, nên bắt buộc phải dùng các nguồn nhiên liệu khác ngoài glucose như các axit béo lấy từ các mô mỡ dự trử. Các axít béo này khi được sử dụng để trở thành năng lượng thải một số phế phẩm m à phần lớn là các thể ketone (ketone bodies). Ketone tích tụ trong máu và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Ketone có độ axít cao, nên một khi xuất hiện nhiều trong máu sẽ làm tăng độ axít của máu, gây nên tình trạng nhiễm axít do tăng ketone huyết (Diabetic ketoacidosis) có thể nguy hiểm đến tánh mạng.
  2. Nhiễm axít do tăng ketone huyết là một tình trạng cấp cứu, cần được điều trị khẩn cấp và tích cực. Những người bị nhiễm axít do tăng ketone huyết, phần lớn là bệnh nhân tiểu đường loại 1, tuy nhiên mọi người bệnh tiểu đường cũng nên cảnh giác với các triệu chứng của tình trạng này. Triệu chứng của nhiễm axít do tăng ketone huyết: Khô miệng, khát nước dữ dội  Hơi thở có mùi trái cây  Ói mửa  Mệt mỏi  Hơi thở sâu và chậm  Rối loạn tâm thần, lú lẫn rồi đi vào hôn mê  Sau cùng là trụy tim mạch.  Khi nào cần thử ketone? Bạn nên thử ketone khi: Đường huyết cao hơn 240 mg/dl  Khi đau ốm, bị cảm, cúm hay nhiễm trùng 
  3. Ói mửa  Có những triệu chứng của đường huyết tăng cao hay của tình trạng nhiễm  axít do tăng ketone huyết Bị stress nặng.  Thử ketone như thế nào? Có nhiều cách thử ketone trong nước tiểu như dùng que thử hoặc viên thử ketone. Dùng que thử ketone là cách thông dụng nhất. Cách thử như sau: Nhúng đầu que thử trong mẫu nước tiểu rồi lấy ra ngay  Chờ đến khi que thử đổi màu (thời gian cần thiết thường được ghi trên hộp,  thường thường từ 10 giây đến 1 phút ) So sánh với thang màu (color chart) trên hộp  Ghi chép kết quả trên sổ theo dõi tiểu đường của bạn.  Xử lý kết quả Nếu kết quả cho thấy có vết (trace) hay có ít ketone, n ên: Uống 1 ly nước mỗi giờ  Thử đường huyết và ketone mỗi 3 hay 4 giờ 
  4. Nếu đường và ketone không giảm sau 2 lần thử, gọi bác sĩ của bạn.  Nếu kết quả cho thấy có lượng ketone vừa và cao, nên gọi bác sĩ ngay. Những điều nên làm: Nên biết lúc nào và làm thế nào để thử ketone. Nên có kế hoạch cải thiện  đường huyết khi bạn không còn kiểm soát được đường huyết Thử ketone nhiều lần hơn khi bạn đau ốm  Luôn luôn khi chép kết quả thử đường và ketone vào sổ theo dõi  Gọi bác sĩ khi bạn có lượng ketone vừa và cao.  Hiện tại, để tạo thuận lợi cho bệnh nhân tiểu đường, một số nhà sản xuất máy thử đường cá nhân đã cho ra các loại máy vừa thử đường vừa có thể thử ketone huyết. (ví dụ như cái máy Precision - Xtra của MediSense). Cách thử cũng giống nh ư thử đường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2