Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA EX VIVO<br />
CỦA CAO TRÀ XANH GIÀU EPIGALLOCATECHIN-3-GALLATE (EGCG)<br />
Trần Lê Tuyết Châu*, Nguyễn Thị Thu Vân*, Trần Thị Vân Anh*, Dương Phước An*,<br />
Trần Phi Hoàng Yến*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Các sản phẩm chứa polyphenol chiết xuất từ trà, đặc biệt là epigallocatechin-3-gallate<br />
(EGCG) – thành phần có hoạt tính sinh học hữu hiệu nhất trong nhóm hợp chất catechin của trà xanh, rất có<br />
giá trị về mặt khoa học và thương mại. Việc nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của cao trà xanh giàu<br />
EGCG rất cần thiết để góp phần khẳng định vai trò của trà xanh trong việc phòng và chữa trị nhiều loại bệnh<br />
khác nhau.<br />
Mục tiêu: Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của cao trà xanh giàu EGCG trên chuột nhắt.<br />
Phương pháp: Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa thông qua hai chỉ số Malonyldialdehyd (MDA) và<br />
protein carbonyl.<br />
Kết quả: Với liều 60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột, thử nghiệm 14 ngày đã thể hiện hoạt tính chống<br />
oxy hóa rõ rệt hơn thử nghiệm 7 ngày thông qua sự giảm hàm lượng MDA và protein carbonyl của nhóm<br />
thử thuốc so với nhóm tiêm CCl4 (p < 0,01) trên mô hình gây viêm gan cấp tính bằng CCl4 (0,4 mL/ kg).<br />
Kết luận: Liều 60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột thể hiện rõ hoạt tính chống oxy hóa của cao trà xanh.<br />
Từ khóa: Camellia sinensis, trà xanh, chống oxy hóa, MDA, protein carbonyl.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANTIOXIDATIVE ACTIVITY EX VIVO<br />
OF GREEN TEA EXTRACTS ENRICHED EPIGALLOCATECHIN-3-GALLATE (EGCG)<br />
Tran Le Tuyet Chau, Nguyen Thi Thu Van, Tran Thi Van Anh, Duong Phuoc An, Tran Phi Hoang Yen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 130 - 134<br />
Background: The product contains polyphenols, especially epigallocatechin-3-gallate (EGCG) - the<br />
most abundant catechin in green tea, are very valuable in scientific and trade. Researching the antioxidant<br />
effect of green tea is needed to confirm the role of green tea in preventing and treating many different<br />
diseases.<br />
Objective: The purpose of our work is to study the antioxidant effect of EGCG on mice.<br />
Methods: The antioxidative activity of mice liver were evaluated by determining malonyldialdehyd and<br />
protein carbonyl.<br />
Results: The antioxidant effect of EGCG after administering it perorally to mice at dose 60 mg/ kg mice<br />
body weight for 14 days is better than 7 days by decreasing malonyldialdehyd and protein carbonyl on the<br />
model of acute hepatitis caused by CCl4 (0.4 mL/ kg).<br />
Conclusion: Dose 60 mg EGCG/ kg mice body weight was showed the antioxidant effect.<br />
Key words: Camellia sinensis, green tea extract, antioxidant, MDA, protein carbonyl.<br />
<br />
*<br />
<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Lê Tuyết Châu ĐT: 0903645131<br />
<br />
130<br />
<br />
Email: tuyetchau@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
ĐẶTVẤN ĐỀ<br />
Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là thành<br />
phần có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong<br />
nhóm hợp chất catechin của trà xanh, rất có giá<br />
trị về mặt khoa học và thương mại – đang<br />
được sản xuất với quy mô công nghiệp tại các<br />
nước có vùng trồng trà tập trung lớn như<br />
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…<br />
Tiềm năng của các sản phẩm chứa<br />
polyphenol chiết xuất từ trà để ngăn ngừa<br />
hoặc cải thiện các bệnh mãn tính hiện đang là<br />
đối tượng nghiên cứu khoa học(3). Một số cơ<br />
chế đã được đề xuất để giải thích các tác dụng<br />
có lợi của trà, ví dụ: ức chế gốc tự do và chống<br />
oxy hóa(2).<br />
Các bằng chứng in vitro cho thấy polyphenol<br />
trong trà có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp<br />
hoặc gián tiếp còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc<br />
nghiên cứu trên động vật thí nghiệm để đánh giá<br />
tính chất chống oxy hóa của polyphenol dùng<br />
đường uống là rất cần thiết.<br />
<br />
VẬTLIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Cao trà xanh<br />
Cao chiết ethanol từ búp trà xanh (hàm<br />
lượng EGCG ≥ 60%) đã được tiêu chuẩn hóa.<br />
<br />
Động vật thử nghiệm<br />
Chuột nhắt trắng, đực, giống Swiss albino,<br />
trọng lượng 20±2 g (khoảng 5 – 6 tuần tuổi) do<br />
Viện Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang<br />
cung cấp.<br />
<br />
Nguyên liệu, hóa chất khảo sát<br />
Chất chuẩn 1,1’,3,3’-tetramethoxypropan,<br />
chất chuẩn Epigallocatechin-3-gallate (EGCG)<br />
98% được mua từ công ty Sigma-Aldrich<br />
(Singapore), Acid trichloracetic, Ethyl acetate,<br />
Methanol được mua từ công ty Merck (Đức).<br />
<br />
Xác định Malonyl dialdehyd (MDA)(4)<br />
Malonyl dialdehyd (MDA) là sản phẩm<br />
cuối cùng của quá trình peroxy hoá lipid màng<br />
tế bào gây ra bởi các gốc tự do. MDA phản<br />
ứng với acid thiobarbituric tạo phức màu hồng<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
có hấp thu cực đại ở bước sóng 532–535 nm.<br />
Đo độ hấp thu của phức suy ra lượng MDA<br />
trong mẫu. Hoạt tính chống oxy hoá được<br />
đánh giá là tỉ lệ phần trăm của lượng MDA<br />
giảm đi ở mẫu thử so với mẫu gây viêm gan<br />
cấp.<br />
<br />
Phương pháp xác định protein carbonyl(1)<br />
Protein carbonyl là một sản phẩm được<br />
sinh ra trong quá trình oxy hóa protein, phản<br />
ứng với 2,4-dinitrophenylhydrazin (DNPH)<br />
tạo sản phẩm có màu vàng, đo quang ở bước<br />
sóng 370 nm.<br />
Bảng 1. Hỗn hợp phản ứng định lượng protein<br />
carbonyl<br />
Thành phần<br />
100 mM PBS (pH 7,2)<br />
<br />
Ống chứng<br />
<br />
Ống thử<br />
<br />
320 μl<br />
<br />
320 μl<br />
<br />
80 mM FeSO4.7H2O<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
8 mM FeCl3.6H2O<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
20 μl<br />
20 μl<br />
<br />
4 M KCl<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
0,4 M MgCl2.2H2O<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
20 μl<br />
<br />
Dịch ly tâm<br />
<br />
200 μl<br />
<br />
200 μl<br />
<br />
Nước cất<br />
<br />
120 μl<br />
<br />
120 μl<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
720 μl<br />
<br />
720 μl<br />
<br />
Bố trí thí nghiệm<br />
Nhóm I (nhóm sinh lý)<br />
Được nuôi ở điều kiện bình thường và cho<br />
chuột cách ly với thức ăn 16 giờ trước khi tiến<br />
hành thí nghiệm.<br />
Nhóm II (nhóm chứng)<br />
Tiêm phúc mô liều duy nhất dung môi pha<br />
CCl4 trong cùng điều kiện và cho chuột cách ly<br />
với thức ăn 16 giờ trước khi tiến hành thí<br />
nghiệm.<br />
Nhóm III (tiêm CCl4)<br />
24 giờ trước khi kết thúc thí nghiệm, tiêm<br />
phúc mô liều duy nhất CCl4 (0,4 mL CCl4/ kg<br />
thể trọng chuột) và cho chuột cách ly với thức<br />
ăn 16 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.<br />
Nhóm IV (thử thuốc)<br />
Cho chuột uống cao trà xanh với liều 60<br />
mg EGCG/ kg trong 7 ngày hoặc 14 ngày, tiêm<br />
phúc mô liều duy nhất CCl4 (0,4 mL/ kg) vào<br />
<br />
131<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngày cuối cùng và cho chuột cách ly với thức<br />
<br />
0,9<br />
0,8<br />
0,7<br />
<br />
ăn 16 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.<br />
tính chống oxy hóa (lấy mẫu, cân, nghiền<br />
mẫu...) đều được tiến hành ở 0 – 4oC.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
<br />
Đ ộ hấp thu<br />
<br />
Lưu ý: các giai đoạn trong thử nghiệm hoạt<br />
<br />
Số liệu thực nghiệm được biểu diễn dưới<br />
<br />
y = 0,0258x + 0,0215<br />
2<br />
<br />
R = 0,9994<br />
<br />
0,6<br />
0,5<br />
0,4<br />
0,3<br />
0,2<br />
0,1<br />
0,0<br />
<br />
dạng Mean ± SEM. Sử dụng phương pháp<br />
phân tích ANOVA 1 hoặc 2 yếu tố với Fisher’s<br />
PLTS Test. Ý nghĩa thống kê được xác định khi<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
p < 0,01.<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
30<br />
<br />
Hàm lượng MDA (nmol/ ml)<br />
<br />
KẾTQUẢ<br />
Hình 1. Đường chuẩn định lượng MDA<br />
<br />
Phương trình đường chuẩn MDA<br />
<br />
Kết quả định lượng MDA và protein<br />
carbonyl<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả xây dựng đường chuẩn định<br />
lượng MDA<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Hàm lượng MDA chuẩn<br />
(nmol/ mL)<br />
1,25<br />
2,50<br />
5,00<br />
10,00<br />
15,00<br />
20,00<br />
30,00<br />
<br />
Độ hấp thu (A)<br />
<br />
Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) của các<br />
mẫu thử nghiệm được tính theo tỉ lệ phần<br />
<br />
0,0514<br />
0,0787<br />
0,1519<br />
0,2808<br />
0,4211<br />
0,5351<br />
0,7883<br />
<br />
trăm của lượng MDA hoặc protein carbonyl<br />
giảm đi ở mẫu thử so với mẫu tiêm CCl4 để<br />
gây viêm gan cấp.<br />
<br />
Mô hình 7 ngày<br />
<br />
Bảng 3. Hàm lượng MDA và protein carbonyl trong mô hình 7 ngày<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
Hàm lượng MDA<br />
(nmol/ mL)<br />
<br />
I<br />
<br />
6<br />
<br />
8,817 ± 2,127<br />
<br />
7,408 ± 1,024<br />
<br />
II<br />
<br />
6<br />
<br />
9,470 ± 0,795<br />
<br />
7,886 ± 1,199<br />
<br />
III<br />
<br />
6<br />
<br />
29,651 ± 1,138<br />
<br />
0<br />
<br />
19,839 ± 0,398<br />
<br />
0<br />
<br />
IV<br />
<br />
6<br />
<br />
15,885 ± 2,136<br />
<br />
46,43 (∗∗p < 0,01)<br />
<br />
14,923 ± 1,106<br />
<br />
24,78 (∗∗p < 0,01)<br />
<br />
132<br />
<br />
HTCO (%)<br />
<br />
Hàm lượng protein<br />
carbonyl (nmol/ mL)<br />
<br />
HTCO (%)<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
35<br />
<br />
Hàm<br />
lượng<br />
protein<br />
carbonyl<br />
(nmol/<br />
Protein<br />
carbonyl<br />
concentration<br />
(nmol/<br />
ml) mL)<br />
<br />
Hàm lượng MDA (nmol/ mL)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
MDA concentration (nmol/ ml)<br />
<br />
35<br />
<br />
*<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
<br />
**<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
IV<br />
<br />
III<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
25<br />
<br />
*<br />
<br />
20<br />
<br />
**<br />
15<br />
<br />
10<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
IV<br />
<br />
III<br />
<br />
Group<br />
Nhóm<br />
<br />
Group<br />
Nhóm<br />
<br />
Hình 1. Hàm lượng MDA và protein carbonyl trong mô hình 7 ngày<br />
<br />
Nhận xét<br />
Hàm lượng MDA ở nhóm uống cao trà<br />
xanh (60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột) giảm<br />
có ý nghĩa thống kê so với nhóm tiêm CCl4 (p <<br />
0,01), HTCO đạt 46,43%.<br />
<br />
Hàm lượng protein carbonyl ở nhóm uống<br />
cao trà xanh (60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột)<br />
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm tiêm<br />
CCl4 (p < 0,01), HTCO đạt 24,78%.<br />
<br />
Bảng 4. Hàm lượng MDA và protein carbonyl trong mô hình 14 ngày<br />
n<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
<br />
MDA concentration (nmol/ ml)<br />
<br />
Hàm lượng MDA (nmol/ mL)<br />
<br />
IV<br />
<br />
Hàm lượng MDA<br />
(nmol/ mL)<br />
8,928 ± 0,486<br />
9,697 ± 0,907<br />
29,699 ± 0,861<br />
<br />
0<br />
∗∗<br />
<br />
50,19 ( p < 0,01)<br />
<br />
14,792 ± 1,379<br />
<br />
35<br />
<br />
*<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
<br />
**<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
Hàm lượng protein<br />
carbonyl (nmol/ mL)<br />
7,196 ± 0,546<br />
7,492 ± 1,618<br />
20,392 ± 0,979<br />
<br />
HTCO (%)<br />
<br />
III<br />
<br />
Nhóm<br />
Group<br />
<br />
IV<br />
<br />
Protein<br />
carbonyl<br />
concentration<br />
Hàm<br />
lượng<br />
protein<br />
carbonyl(nmol/<br />
(nmol/ml)<br />
mL)<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
HTCO (%)<br />
<br />
0<br />
∗∗<br />
<br />
33,02 ( p < 0,01)<br />
<br />
13,658 ± 1,513<br />
30<br />
25<br />
<br />
*<br />
20<br />
<br />
**<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
Group<br />
Nhóm<br />
<br />
Hình 2. Hàm lượng MDA và protein carbonyl trong mô hình 14 ngày<br />
HTCO đạt 50,19%, thể hiện rõ khả năng chống<br />
Nhận xét<br />
oxy của EGCG.<br />
Hàm lượng MDA ở nhóm uống cao trà<br />
Hàm lượng protein carbonyl ở nhóm uống<br />
xanh (60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột) giảm<br />
cao trà xanh (60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột)<br />
có ý nghĩa thống kê so với nhóm tiêm CCl4,<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm tiêm<br />
CCl4, HTCO đạt 33,02%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Việc khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của<br />
cao trà xanh giàu EGCG thông qua hai chỉ số<br />
MDA và protein carbonyl cho thấy với liều 60<br />
mg EGCG/ kg thể trọng chuột đã thể hiện<br />
HTCO rõ rệt (p < 0,01).<br />
Số liệu thực nghiệm còn cho thấy rằng khi<br />
chuột được uống cao trà xanh dự phòng ở cả<br />
hai mô hình 7 ngày và 14 ngày đều thể hiện<br />
hoạt tính chống oxy hóa.<br />
<br />
KẾTLUẬN<br />
Cao trà xanh (liều 60 mg EGCG/ kg thể trọng<br />
chuột) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa rõ rệt<br />
<br />
134<br />
<br />
trên sự giảm hàm lượng MDA và protein<br />
carbonyl của nhóm thử thuốc so với nhóm tiêm<br />
CCl4 để gây viêm gan cấp (p < 0,01).<br />
Cảm ơn: Đề tài này được tài trợ kinh phí từ quỹ nghiên cứu<br />
khoa học của Chương trình Vườn ươm và sáng tạo KHCN trẻ<br />
- Thành đoàn Tp.HCM.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Chevion M, Berenshtein E, Stadtman ER (2000), “Human<br />
studies related to protein oxidation: protein carbonyl<br />
content as a marker of damage”, Free Radic Res. 33<br />
Suppl:S99-108.<br />
Higdon JV, Frei B (2003), “Tea catechins and polyphenols:<br />
health effects, metabolism, and antioxidant functions”,<br />
Crit. Rev. Food Sci. Nutr. 43:89-143.<br />
McKay DL, Blumberg JB (2002), “The role of tea in human<br />
health: an update”, J. Am. Coll. Nutr. 21:1-13.<br />
Vladimirov XG, 1987, Khimiko farmaxevticheckii Zuranal,<br />
Vol. 3, pg. 236 – 249.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />