intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử nghiệm một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của giống cúc pha lê vàng trồng chậu năm 2022 tại Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa cúc (Chrysanthemum.sp) phân bố ở: Châu Âu, Bắc Phi, Trung Cận Đông sang tới Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay, hoa cúc được trồng phổ biến khắp nơi, có mặt ở các vườn hoa công viên, trong phòng khách, trong các lễ hội… Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá: Bolas 13-23-11, Đầu trâu 501, Micro Green 16-31-16 đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử nghiệm một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của giống cúc pha lê vàng trồng chậu năm 2022 tại Nghệ An

  1. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CÚC PHA LÊ VÀNG TRỒNG CHẬU NĂM 2022 TẠI NGHỆ AN Nguyễn Hoàng Tiến1,*, Vương Thị Thúy Hằng1 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, *Email: nguyenhoangtien@naue.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá: Bolas 13-23-11, Đầu trâu 501, Micro Green 16-31-16 đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc. Kết quả nghiên cứu sau trồng 90 ngày đã chỉ ra phân bón lá Bolas có ảnh hưởng cao nhất về chiều cao cây đạt 54,1cm số lá (37,5 lá), đường kính (9,7mm) và số nụ trên cây (13,54 nụ). Phân bón Đầu trâu 501 có số lá trên cây (37,4 lá) và đường kính cây (7,4mm). Từ khóa: Hoa cúc, Phân bón lá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cây dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đến thiếu Hoa cúc (Chrysanthemum.sp) phân bố vi lượng như vàng lá, xoăn lá, chết ngọn, ở: Châu Âu, Bắc Phi, Trung Cận Đông sang rụng hoa, còi cọc (Trần Minh Quỳnh & cs, tới Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay, hoa 2020). Do đó, cần bổ sung các chất dinh cúc được trồng phổ biến khắp nơi, có mặt ở dưỡng vi lượng để cây trồng hấp thu, tích các vườn hoa công viên, trong phòng khách, lũy và chuyển hóa các chất hữu cơ cũng như trong các lễ hội… Ngoài giá trị làm cảnh, cây tăng khả năng kháng bệnh (Nguyễn Bá Tiến hoa cúc còn có nhiều giá trị sử dụng khác & cs, 2022). Vai trò của phân bón lá ngày như làm thuốc, làm các loại thức uống, làm càng tăng do việc sử dụng lâu dài các nguyên thực phẩm… Hoa cúc không chỉ hấp dẫn tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có người chơi về màu sắc phong phú, kích cỡ bổ sung các chất vi lượng; hơn nữa, nhiều khác nhau mà bởi độ bền đẹp của hoa. nguyên tố, nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi Cây hoa cúc có nhu cầu về các chất dinh thay đổi môi trường đất, rửa trôi... nên việc dưỡng: đa, trung, vi lượng để sinh trưởng và đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông phát triển khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng qua lá là phương pháp hiệu quả (Bùi Huy được cây trồng hấp thu từ đất thông qua bộ rễ Hiền & cs, 2013). Đối với cây hoa cúc Pha hoặc trực tiếp qua thân, lá nên việc bón phân lê vàng trồng trong chậu, bón phân qua lá bổ sung là phương thức cung cấp dinh dưỡng được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Trong khi các chất dinh dưỡng đa cho cây trồng một cách kịp thời các nguyên lượng thường được bổ sung qua phân bón tố đa, trung và vi lượng. Phân bón qua lá có gốc, các chất dinh dưỡng vi lượng chủ yếu tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả nhận được từ đất trồng. Tuy nhiên, nguồn năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống hạn dinh dưỡng vi lượng này nhanh chóng cạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm kiệt sau thời gian dài cây sử dụng, làm cho (Cao Văn Chí & cs, 2020). 123
  2. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM , THỜI GIAN thức làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại VÀ PHƯƠNG PHÁP làm 10 chậu, tổng số chậu làm thí nghiệm 2.1. Vật liệu nghiên cứu. là 120 chậu. - Giống hoa cúc vàng Pha Lê - Công thức I: (Đối chứng) Phun nước lã - Giá thể: Giá thể là hỗn hợp gồm ½ đất - Công thức II: Phun Bolas 13-23-11 thịt nhẹ + ¼ phân chuồng + ¼ xơ dừa. - Công thức III: Phun Đầu Trâu 501 - Phân bón: - Công thức IV: Phun Micro Green 16- + Bolas 13-23-11: Dạng bột hòa tan 31-16 trong nước. Nồng độ thí nghiệm sử dụng theo nồng Thành phần: N: 13%, P2O5: 23%, K2O: độ khuyến cáo. Phun định kỳ 15 ngày/lần, 11%, Mn: 50 ppm, Cu: 50 ppm, B: 1000 phun vào buổi chiều. ppm, NAA: 500 ppm. 2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc + Đầu Trâu 501: Dạng bột hòa tan Các biện pháp trong quy trình kỹ thuật trong nước. tuân thủ theo quy trình chung hướng dẫn Kỹ Thành phần: N: 30 %, P2O5: 15 %, thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc. (Trần K2O: 10 %, CaO: 0.05 %, MgO: 0.05 %, TE Danh Sửu & cs, 2017). (B, Cu, Fe, Mn, Zn): 1850 ppm, NAA: 200 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi ppm, GA3: 100 ppm. - Số lá trên cây (lá): Tính số lá mọc ra từ + Micro Green 16-31-16: Dạng bột hòa thân chính, số lá từ các cành cấp tan trong nước. - Chiều cao cây (cm): Được tính từ mặt Thành phần: N: 16%, P2O5: 31%, đất lên đến đỉnh sinh trưởng của cây K2O: 16%, Mo: 200ppm, Zn: 500ppm, B: - Tính đường kính thân (cm). Đo bằng 500ppm, Acid Alginic: 200ppm, Gibberelic thước kẹp, đo ở vị trí lớn nhất của cây Acid: 1000ppm. - Số lượng nụ trên cây (nụ): Bắt đầu - Chậu trồng: Sử dụng chậu lục giác đếm tất cả số nụ có trên cây sau khi trồng cây màu nâu, có kích thước 25cm x 18cm x 25cm Theo dõi các chỉ tiêu: Định kỳ 7 - 8 (Chiều cao x đường kính đáy x đường kính ngày/lần. miệng chậu) có thể trồng 5cây/ chậu. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Các số liệu thu thập được xử lý bằng 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trại phần mềm Excel và thống kê sinh học thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An IRRISTAT 5.0 của USA. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá 2.3. Phương pháp nghiên cứu đến động thái sinh trưởng về số lá trên cây 2.3.1. Bố trí thí nghiệm: Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá Thí nghiệm được bố trí trồng chậu theo của hoa cúc vàng pha lê khi sử dụng các loại khối ngẫu nhiên (RCB), mỗi chậu trồng 5 phân bón lá khác nhau được chúng tôi trình cây. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công bày trong bảng 1. 124
  3. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái sinh trưởng về số lá trên cây (Đơn vị: lá) Thời gian sau trồng (ngày) Công thức 15 30 45 60 75 90 CT 1 11,6a 15,7c 18,9f 23,5h 31,6d 32,3d CT 2 12,3a 19,6a 23,6a 30,8a 36,7a 37,5a CT 3 12,5a 18,1b 22,2b 29,8b 36,2a 37,4a CT 4 11,8a 16,6c 20,8d 27,7d 33,6c 34,8b LSD0,05 0,97 1,36 0,86 0,97 1,18 1,43 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau trồng 15 ngày, cây hoa cúc phục hồi bón lá có tác động đến số lá trên cây cũng hệ thống rễ, lá đang bắt đầu tăng về số lượng như tổng diện tích lá trên cây (công thức và kích thước. Tuy nhiên, số lá trong giai bón phân Bolas và Đầu trâu 501 có số lá đoạn này còn hạn chế chỉ dao động từ 11,6 tương đương với CT4 (34,8 lá) và so với đến 12,5 lá/cây, chưa có sự khác nhau giữa CT1 (32,3 lá) ở độ tin cậy 95%. Điều này các công thức thí nghiệm. được giải thích bởi thành phần NPK và vi Sau trồng 30 ngày, cây hoa cúc có tốc lượng trong phân bón lá đầu trâu 501 có tỷ độ tăng trưởng về chiều cao cũng như số lá lệ N cao nhất (30%) so với các loại phân (15,7 - 19,6 lá/cây). bón Bolas và Micro Green nên có tác dụng Khi phun bổ sung phân bón lá cho cây kích thích đâm chồi và ra lá. Theo Nguyễn hoa cúc đã tác động lớn đến tốc độ ra lá cũng Ngọc Quất & Trần Anh Tuấn (2020) khi sử như số lá trên cây. Phun bổ sung phân bón lá dụng phân bón lá Bolas luôn cho số lá và ở CT2, CT3, CT4 (phun Bolas, Đầu trâu 501 diện tích lá cao. Cũng theo Ninh Thị Phíp và Micro Green) đều làm tăng số lá nhiều & cs (2020) sử dụng phân bón qua lá Đầu hơn so với công thức đối chứng. Trong đó trâu 501 giúp cây tăng trưởng khá ở cả hai CT3 và CT2 số lá nhiều hơn công thức đối lứa cắt đối với cả cây ngải cứu và cây thổ chứng từ 2,4 - 3,9 lá và giữa các CT có sự sai sâm cao ly. khác về mặt ý nghĩa thống kê. 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón Sau trồng 90 ngày, ở CT2 có số lá lớn lá đến động thái sinh trưởng chiều cao cây. nhất (37,5 lá), tiếp đó là CT3 (37,4 lá). Màu Chiều cao cây là một trong những đặc sắc và kích thước lá ở công thức được bón trưng hình thái cơ bản phản ánh tình hình sinh phân qua lá có màu xanh đậm, diện tích lá trưởng của cây. Nó là đặc tính di truyền chịu lớn hơn và lá có độ bóng hơn. Như vậy phân tác động của các yếu tố ngoại cảnh và yếu tố 125
  4. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An dinh dưỡng khi cây trồng sử dụng được. Kết loại phân bón lá đến động thái sinh trưởng quả theo dõi ảnh hưởng của việc bổ sung các chiều cao cây được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái sinh trưởng chiều cao cây (Đơn vị: cm) Thời gian sau trồng (ngày) Công thức 15 30 45 60 75 90 CT 1 9,7a 15,1c 20,3e 28,4e 35,7g 42,5f CT 2 9,8a 17,3a 24,8a 33,5a 43,5a 54,1a CT 3 9,7a 16,2b 22,2c 31,7b 40,8c 51,4b CT 4 9,7a 15,1c 21,0d 30,6c 39,2d 49,4c LSD0,05 0,99 0,81 0,96 1,20 1,19 2,17 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau 15 ngày trồng, chiều cao cây ở các Giai đoạn sau khi trồng 45 - 90 ngày, tốc công thức thí nghiệm dao động từ 9,7 - 9,8cm độ sinh trưởng về chiều cao cây rất nhanh. ở CT2 cây đạt chiều cao trung bình 9,8cm, có Thời kì này với sự tác động của các biện pháp sự chênh lệch với các công thức thí nghiệm kỹ thuật cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi khác nhưng không có ý nghĩa so sánh về mặt tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh. Cụ thống kê. thể, ở CT2 khả năng sinh trưởng chiều cao Giai đoạn sau trồng 30 ngày, cây có khả cây mạnh nhất, đạt 54,1 cm vào ngày theo năng sinh trưởng về chiều cao nhanh. Lúc dõi cuối, cao hơn so với CT đối chứng 11,6 này, bộ rễ cây hoa cúc đã ổn định, việc hút cm. CT3 cao hơn so với CT đối chứng 8,9 nước và chất dinh dưỡng được duy trì liên cm. CT4 chỉ đạt 49,4 cm, cao hơn so với CT tục và đều đặn. Trên mặt đất các bộ phận đối chứng 6,9 cm. Sự khác nhau về chiều cao thân lá cũng làm nhiệm vụ tổng hợp các chất cây giữa các công thức thí nghiệm trong giai dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây đồng thời đoạn này có ý nghĩa so sánh về mặt thống kê. hấp thu mạnh các loại phân bón qua lá. CT2 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón cây sinh trưởng về chiều cao nhanh nhất (đạt lá đến động thái sinh trưởng về đường 17,3cm), cao hơn so với công thức đối chứng kính cây 2,2 cm. CT3 đạt 16,2 cm (cao hơn đối chứng Cùng với quá trình theo dõi về chiều cao 1,1 cm). Sự chênh lệch về chiều cao cây giữa cây và số lá, chúng tôi còn theo dõi chỉ tiêu các công thức thí nghiệm trong giai đoạn này về đường kính của thân cây hoa cúc, kết quả có ý nghĩa so sánh về mặt thống kê. được trình bày trong bảng 3. 126
  5. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Bảng 3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái sinh trưởng về đường kính cây (Đơn vị: mm) Thời gian sau trồng (ngày) Công thức 15 30 45 60 75 90 CT 1 4,2a 4,5c 5,6c 6,8c 7,2c 8,3b CT 2 4,6a 6,0a 7,5a 8,8a 9,5a 9,7a CT 3 4,5a 5,8a 7,3a 8,6a 9,2a 9,4a CT 4 4,4a 4,8b 5,7c 7,0c 7,5c 8,8b LSD0,05 0,86 0,71 0,86 0,79 0,83 0,86 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau trồng 15 ngày, giai đoạn này cây được theo dõi trên CT1 (8,3 mm). Sau trồng bước vào thời kỳ sinh trưởng sau khi bén rễ 90 ngày, cây đã hình thành nhiều nụ hoa, vào nên sự chênh lệch về đường kính cây giữa thời kỳ hoa gần nở đường kính cây không các công thức không lớn (0,42 - 0,46 mm), tăng lên nữa. không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự sai 3.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón khác giữa các công thức thí nghiệm với công lá đến số nụ trên cây thức đối chứng được biểu hiện rõ sau trồng Số nụ, số hoa trên cây hoa cúc có quan 30 ngày. Cụ thể, ở CT2 có đường kính cây hệ mật thiết với nhau. Số nụ trên cây là cơ lớn nhất (6,0 mm), sau đó đến CT3 (5,8 mm) sở của số hoa trên cây, đây là điều kiện tiên và CT4 (4,8 mm). Đến giai đoạn sau trồng 90 quyết, quyết định đến số hoa trên cây. Theo ngày: CT2 (9,7 mm) tương đương CT3 (9,4 dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác mm) vì sự sai khác không có ý nghĩa về mặt nhau đến số nụ cây hoa cúc, chúng tôi thu thống kê. Đường kính cây ở mức thấp nhất được kết quả ở bảng 4 như sau: Bảng 4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nụ trên cây (Đơn vị: nụ) Thời gian sau trồng (ngày) Công thức 45 60 75 90 CT 1 1,30 4,12 6,27 8,41 CT 2 1,60 5,28 8,36 13,54 CT 3 1,50 4,79 8,12 12,84 CT 4 1,50 4,81 7,84 12,56 127
  6. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Sau trồng 45 ngày, số nụ trên cây ở suất của hoa cúc, cụ thể phân bón lá đã ảnh tất cả công thức thí nghiệm đều chưa có sự hưởng đến số lượng nụ hoa trên cây ở tất cả khác biệt lớn. Cây ở giai đoạn này mới hình các công thức được bón phân. Trong đó: CT2 thành nụ chính hoặc nụ chính chưa rõ ràng, (13,54 nụ), tiếp đến CT3 (12,84 nụ) và CT4 một số ít cây có khả năng sinh trưởng tốt đã (12,56 nụ) bắt đầu ra nụ thứ hai, số nụ trung bình trong 4. KẾT LUẬN giai đoạn này dao động từ 1,30 đến 1,60 nụ. - Về chiều cao cây: Phân bón lá Bolas Số nụ trên cây phát triển rất nhanh và tăng thúc đẩy chiều cao cây hoa cúc mạnh nhất dần vào các lần theo dõi kế tiếp. Cụ thể: Sau (sau trồng 90 ngày đạt 54,1cm cao hơn đối trồng 60 ngày: CT2 (5,28 nụ) nhiều hơn so chứng 11,6cm). với CT đối chứng 1,16 nụ. Sau trồng 90 ngày - Về số lá trên cây: Phân bón lá Bolas CT2 vẫn có số nụ trên cây nhiều nhất (13,54 và Đầu trâu 501 sau trồng 90 ngày nhiều hơn nụ), nhiều hơn so với CT đối chứng 5,13 nụ. đối chứng 5,1- 5,2 lá. Ở CT3 (12,84 nụ) và CT4 (12,56 nụ) cao hơn - Về đường kính thân: Sau 90 ngày so với CT đối chứng từ 4,15 - 4,43 nụ/cây. trồng phân bón lá Bolas (đạt 9,7 mm), phân Cùng với tăng nhanh số nụ trên cây thì kích Đầu trâu 501 (7,4 mm) và cuối cùng là phân thước các nụ hoa cũng tăng rất nhanh, một số bón lá Micro Green (8,8 mm). nụ hoa chính đã bắt đầu hé lộ màu vàng của - Về số nụ hoa trên cây: Phân bón lá cánh hoa. Bolas đạt 13,54 nụ sau trồng 90 ngày, phân Như vậy các loại phân bón lá đã ảnh Đầu trâu 501 (12,84 nụ) và cuối cùng là phân hưởng rất rõ rệt đến yếu tố cấu thành năng bón lá Micro Green (12,56 nụ). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Văn Chí, Nguyễn Quốc Hùng, Lương Thị Huyền, Nguyễn Văn Trọng (2020). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 3/2020. Tr 50- 55. 2. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ, Cao Kỳ Sơn (2013). Sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam. Báo cáo Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. Tr 562- 577. 3. Ninh Thị Phíp, Tạ Quang Kiệt, Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Phương Mai (2020). Ảnh hưởng phun bổ sung phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất rau ăn lá ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) và thổ sâm cao ly (Talinum paniculatum (Jacq.) tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(1): 8-15 4. Trần Minh Quỳnh, Lê Thị Minh Lương, Nguyễn Văn Bính, (2020). Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp. Tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 1, tháng 12/2020 5. Nguyễn Ngọc Quất, Trần Anh Tuấn (2020). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trong 128
  7. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 vụ Đông. Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ngày 04/03/2020. 6. Trần Danh Sửu, Đinh Thị Dinh, Phạm Thị Xuân, Đặng Văn Đông, La Việt Hồng, (2017). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc, NXB Hà Nội. 7. Nguyễn Bá Tiến và cộng sự (2022). Một số kết quả ứng dụng phân bón vi lượng đất hiếm trên cây trồng. Thông tin khoa học và công nghệ hạt nhân ViAtom, số 70, tháng 03/2022. SUMMARY TESTING SOME TYPES OF FOLIAR FERTILIZERS ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF POTTED GOLDEN CRYSTAL CHRYSANTHEMUMS IN 2022 IN NGHE AN PROVINCE Nguyen Hoang Tien1,*, Vuong Thi Thuy Hang1 1 Nghean University of Economics, *Email: nguyenhoangtien@naue.edu.vn The study determined the effects of foliar fertilizers: Bolas 13-23-11, Buffalo head 501, Micro Green 16-31-16 on the growth and development of chrysanthemum plants. After 90 days of planting, the results showed that the leaf molecules of Bolas had the highest influence on plant height 54.1cm, the number of leaves (37.5 leaves), diameter (9.7mm) and number of buds on trees (13.54 buds). Followed by 501 buffalo head manure, which affected the number of leaves on the tree (37.4 leaves) and the diameter of the tree (7.4mm). Keywords: Chrysanthemum flower, Flower droppings. 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2