Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME CELLULASE TỪ XẠ KHUẨN<br />
VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT BỘT RONG THỰC PHẨM<br />
OBTAINING CELLULASE FROM ACTINOBACTERIA<br />
AND APPLICATION FOR PRODUCING SEAWEED POWDER FOR FOOD<br />
Nguyễn Phước Bảo Hoàng1, Trần Thị Luyến2<br />
Ngày nhận bài: 26/3/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chủng Micromonospora VTCC-A-1787 được tuyển chọn để nghiên cứu sản xuất cellulase. Điều kiện nuôi cấy tối ưu<br />
để thu được cellulase từ chủng xạ khuẩn này là môi trường cải tiến ISP-4 với pH 6,5 ; nhiệt độ nuôi cấy 33oC ± 1, tốc độ<br />
lắc 180v/phút, chất cảm ứng CMC 1,5%, bã mía 2%, bột cá 0,4%. Sau thời gian nuôi cấy 132 giờ cellulase thu được có<br />
hoạt độ cao 188,93UI/ml. Kết tủa enzyme bằng ethanol ở nồng độ 75%, thời gian kết tủa là một giờ ở 4oC, thu được chế<br />
phẩm cellulase có hoạt độ 216,2UI/g. Điều kiện thích hợp cho hoạt động của C-CPE cellulase của chủng Micromonospora<br />
VTCC-A-1787 là 45oC, pH 6,0. Kết quả bước đầu ứng dụng enzyme này thủy phân rong thu được bột rong có chất lượng<br />
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo chỉ tiêu vi sinh vật dành cho thực phẩm yêu cầu gia nhiệt trước khi sử dụng.<br />
Từ khóa: xạ khuẩn, Micromonospora, cellulase, thủy phân<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Micromonospora VTCC-A-1787 strain was chosen for research into cellulase production. Optimum culture<br />
conditions for produce cellulase from this strain were improved environment ISP-4, pH 6,5; culture temperature<br />
33 ± 1°C; with inductive substance CMC 1,5%, 2% bagasse powder and 0,4% fish powder. After 132 hours of culture,<br />
cellulase reached the activity 188,93UI/ml. Cellulase was precipitated by ethanol 75%, time of precipitation was 1 hour at<br />
4°C. The enzyme preparation has activity of 216,2UI/g. Optimum condition for enzyme activity was pH 6.0 and 45°C. The<br />
preparation was used for hydrolyzing seaweed for seaweed powder. The result shows that the quality of seaweed powder<br />
can meet nutrition requirements and microbiological criteria for foods.<br />
Keywords: Actinomycetes, Micromonospora, cellulase, hydrolysis<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rong biển là nguồn thực phẩm giàu chất dinh<br />
dưỡng [2], nhưng còn chứa hàm lượng cellulose khá<br />
cao. Việc phân hủy cellulose bằng các tác nhân lý hóa<br />
không được khuyến khích trong chế biến thực phẩm<br />
ngày nay. Do đó, nghiên cứu thủy phân cellulose<br />
chuyển hóa dưới dạng đường chức năng bằng<br />
phương pháp sinh học là một hướng đi có nhiều<br />
triển vọng, vì điều kiện phản ứng nhẹ, ít gây ô nhiễm<br />
môi trường và cho sản phẩm có chất lượng tốt [5].<br />
Enzyme ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhất<br />
là trong công nghiệp thực phẩm. Nguồn enzyme vi<br />
sinh vật rất được quan tâm, do có thể nuôi cấy trên<br />
môi trường rẻ tiền, dễ tìm. Trong các loài vi sinh vật,<br />
1<br />
2<br />
<br />
chúng tôi quan tâm đến xạ khuẩn chi Micromonospora<br />
được phân lập tại Việt Nam, đây là loài có các<br />
nghiên cứu và ứng dụng còn hạn chế.<br />
Vì vậy trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày<br />
kết quả nghiên cứu thu nhận chế phẩm cellulase kỹ<br />
thuật từ chủng xạ khuẩn đã lựa chọn; từ chế phẩm<br />
enzyme này sử dụng để thủy phân sản xuất bột<br />
rong thực phẩm.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu<br />
- Ba chủng xạ khuẩn Micromonospora ký hiệu<br />
là A-1787, A-1820 và A-1762 được cung cấp từ<br />
<br />
Nguyễn Phước Bảo Hoàng: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2008 – Trường Đại học Nha Trang<br />
GS.TS. Trần Thị Luyến: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Phòng Giống vi sinh vật thuộc Trung tâm Công nghệ<br />
sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủng được<br />
cấy truyền và nuôi ở 30oC trong môi trường thạch<br />
nghiêng YS.<br />
- Rong mứt Porphyra Vietnamensis, rong biển<br />
tự nhiên, thu mua tại Nha Trang vào tháng 11/2011.<br />
Rong có màu tím, tươi, sạch, cọng rong dai, mềm.<br />
Có mùi đặc trưng, không lẫn với các loài rong khác,<br />
không có mùi lạ, màu lạ, không có dấu hiệu hư hỏng.<br />
- Môi trường nuôi cấy ISP-4 cải tiến: K2HPO4<br />
0,1%, MgSO4.7H2O 0,1%, CaCO3 0,2%, NaCl 0,1%.<br />
Đã thay đổi nguồn carbon và nitrogen ban đầu là bột<br />
cá và bã mía, có bổ sung chất cảm ứng CMC [6].<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các nội dung chính sau:<br />
- Lựa chọn chủng xạ khuẩn Micromonospora<br />
VTCC thích hợp và nghiên cứu ảnh hưởng của một<br />
số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh tổng hợp<br />
cellulase có hoạt tính cao.<br />
- Nghiên cứu phương pháp thích hợp để thu<br />
nhận dịch chiết và chế phẩm enzyme kỹ thuật ở quy<br />
mô phòng thí nghiệm.<br />
- Bước đầu ứng dụng chế phẩm enzyme trên<br />
thủy phân rong mứt sản xuất bột rong thực phẩm và<br />
đánh giá chất lượng của bột rong này.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Cách tiến hành thí nghiệm: Chủng Micromonospora<br />
<br />
Số 1/2014<br />
VTCC-A-1787 → Hoạt hóa → Nuôi cấy → Ly tâm →<br />
Dịch chứa cellulase → Kết tủa → C-CPE cellulase<br />
→ Thủy phân rong → Sấy → Bột rong [7].<br />
- Phương pháp xác định đường cong sinh<br />
trưởng: Đo độ hấp thụ quang học ở bước sóng<br />
620 nm [4].<br />
- Phương pháp xác định hoạt tính cellulase:<br />
Dựa vào định lượng đường khử theo phương pháp<br />
so màu (phương pháp Hagedorn Jensen). Một<br />
đơn vị hoạt tính của enzyme cellulase được định<br />
nghĩa là lượng enzyme có khả năng thủy phân<br />
cơ chất CMC tạo thành đường khử tương đương<br />
1 µg glucose trong thời gian 24 giờ ở nhiệt độ phòng<br />
(300C) [1].<br />
- Phương pháp xác định đường kính phân giải<br />
của enzyme bằng phương pháp đục lỗ thạch [3].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả lựa chọn chủng xạ khuẩn Micromonospora<br />
VTCC và môi trường nuôi cấy thích hợp<br />
Khảo sát 3 chủng xạ khuẩn được nuôi cấy<br />
sinh enzyme trong ba môi trường khác nhau là YS,<br />
ISP-4, Gause-I có bổ sung cơ chất cảm ứng CMC<br />
0,5%, pH 7,0, lắc 180 v/phút ở nhiệt độ 30oC. Sau<br />
72 giờ, chọn chủng Micromonospora VTCC-A-1787<br />
tiếp tục nghiên cứu do khả năng sinh tổng hợp<br />
cellulase cao trong môi trường ISP-4 với đường kính thủy<br />
phân ban đầu là 15mm, hoạt tính 92,0 ± 0,011 UI/ml.<br />
<br />
Hình 1. Chủng Micromonospora VTCC-A-1787 và khả năng sinh enzyme<br />
trong các môi trường nuôi cấy<br />
<br />
Chủng Micromonospora VTCC-A-1787 có khả<br />
năng lên men và sử dụng 4 nguồn đường là glucose,<br />
fructose, lactose và sucrose, không có khả năng<br />
đồng hóa manitol, saccharose. Chịu được nồng độ<br />
muối 4%, có khả năng sinh tổng hợp protease và<br />
amylase. Dựa vào mật độ tế bào A620nm cho thấy<br />
chủng Micromonospora VTCC-A-1787 sinh trưởng<br />
và phát triển có sinh khối đạt giá trị cao nhất ở môi<br />
trường ISP-4 sau 72 giờ nuôi cấy (OD620 = 1,554),<br />
do đó chọn thời điểm này để tiếp giống nuôi sinh<br />
enzyme với tỷ lệ 10%.<br />
<br />
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
2. Kết quả xác định nồng độ cơ chất cảm ứng,<br />
nguồn và nồng độ carbon, nitrogen<br />
Chọn chế độ nuôi cấy lắc 180v/phút tạo ra oxy<br />
hòa tan, giúp các chất dinh dưỡng phân bố đều<br />
trong môi trường, làm tăng trao đổi chất dinh dưỡng<br />
là điều kiện cần thiết để chủng Micromonospora<br />
VTCC-A-1787 sinh trưởng và sinh tổng hợp<br />
enzyme tốt.<br />
Theo kết quả nghiên cứu (bảng 1a) cho thấy<br />
nồng độ chất cảm ứng CMC có ảnh hướng rất lớn<br />
đến khả năng sinh tổng hợp cellulase. Với điều kiện<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
bình thường enzyme được tổng hợp với một số<br />
lượng cơ bản tương đối ít, nhiều khi khó phát hiện,<br />
nhưng khi tăng một lượng CMC nhất định vào môi<br />
trường nuôi cấy thì hàm lượng cellulase được tổng<br />
hợp sẽ tăng lên. Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục tăng<br />
nồng độ CMC, sẽ làm cho độ nhớt của môi trường<br />
tăng gây ảnh hưởng đến bề mặt trao đổi chất của<br />
vi sinh vật, hạn chế trao đổi chất, làm tăng áp suất<br />
thẩm thấu gây ra hiện tượng co nguyên sinh chất,<br />
<br />
Số 1/2014<br />
làm nước tự do trong tế bào ra ngoài. Kết quả<br />
nghiên cứu chọn nồng độ CMC thích hợp bổ sung<br />
vào môi trường nuôi cấy là 1,5% cho hoạt tính cao<br />
nhất là 141,3UI/ml.<br />
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn<br />
carbon và nitrogen (bảng 1b và 1c) cho thấy chủng<br />
Micromonospora VTCC-A-1787 thích hợp với<br />
carbon phức tạp ở dạng thô như phế phẩm bã mía,<br />
với nguồn nitrogen hữu cơ là bột cá.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt tính enzyme<br />
Nồng độ CMC, (b) Nguồn carbon, (c) Nguồn nitrogen<br />
Nồng độ CMC<br />
(%)<br />
<br />
Hoạt tính<br />
(UI/ml)<br />
<br />
Nguồn carbon<br />
(Nồng độ 1%)<br />
<br />
Hoạt tính cellulase<br />
(UI/ml)<br />
<br />
0<br />
0.5<br />
1<br />
1.5<br />
2<br />
2.5<br />
3<br />
<br />
20,8 ± 0,025<br />
110,3 ± 0,02<br />
117,7 ± 0,03<br />
141,3 ± 0,025<br />
118,5 ± 0,04<br />
73,7 ± 0,01<br />
45,2 ± 0,034<br />
<br />
Bã mía<br />
Bã rơm<br />
Cao nấm men<br />
Mật rỉ đường<br />
Mùn gỗ<br />
Tinh bột bắp<br />
Tinh bột gạo<br />
Tinh bột sắn<br />
Tinh bột tan<br />
<br />
148,6 ± 0,035<br />
76,1 ± 0,02<br />
95,7 ± 002<br />
10,2 ± 0,01<br />
11,9 ± 0,015<br />
77,8 ± 0,011<br />
100,1 ± 0,01<br />
126,6 ± 0,02<br />
119,3 ± 0,02<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
49,3 ± 0,02<br />
<br />
Fructose<br />
Sucrose<br />
Lactose<br />
<br />
58,2 ± 0,025<br />
51,7 ± 0,01<br />
102,2 ± 0,025<br />
<br />
(a)<br />
Nguồn nitrogen<br />
(Nồng độ 0,2%)<br />
Bột cá<br />
Bột đậu tương<br />
Pepton<br />
<br />
Hoạt tính cellulase (UI/ml)<br />
164, 1 ± 0,045<br />
112,0 ± 0,056<br />
151,8 ± 0,026<br />
<br />
NaNO3<br />
<br />
84,3 ± 0,040<br />
<br />
(NH4)2SO4<br />
Urea<br />
<br />
125,8 ± 0,035<br />
26,5 ± 0,030<br />
<br />
(c)<br />
<br />
(b)<br />
Kết quả cho thấy khi bổ sung bã mía với nồng độ 2% và bột cá 0,4% thì khả năng sinh tổng hợp cellulase<br />
cao nhất với hoạt tính lần lượt là 148,6UI/ml và 164,1UI/ml.<br />
3. Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy quy hoạch Box – Behnken<br />
Sau khi xác định các khoảng điều kiện nuôi cấy thích hợp: nhiệt độ (30÷40oC), pH (6,0÷7,0), thời gian<br />
(120÷14h). Chúng tôi tiến hành tối ưu hóa các điều kiện này, nhằm xác định mối quan hệ tương tác của 3 yếu tố<br />
này, hàm mục tiêu của quá trình nuôi cấy là đạt hoạt tính enzyme cao nhất. Kết quả được trình bày trong hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Bề mặt đáp ứng hoạt tính enzyme ở các khoảng yếu tố khác nhau<br />
X3, pH 6,5; (b) X2, Thời gian 132 giờ; (c) X1, Nhiệt độ 32,5oC<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Phương trình hồi quy được chấp nhận với<br />
R2 = 0,9815, p < 0,05:<br />
Y= 188.2 + 6.0125X1 + 3.6625X2 + 0.725X3<br />
+3.875X1X2 – 10.6X1X3 + 1.45X2X3 – 16.7625X12<br />
- 28.7625X22 – 15.1375X32<br />
Kết quả cho thấy nhiệt độ là yếu tố có ảnh<br />
hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến sự sinh trưởng<br />
và phát triển, khả năng tổng hợp cellulase của chủng<br />
Micromonospora VTCC-A-1787. Tùy theo điều kiện<br />
sản xuất, có thể cố định một yếu tố và thay đổi thông<br />
số khác trong khoảng tương ứng thích hợp. Xác định<br />
điều kiện nuôi cấy tối ưu để thu được cellulase có<br />
hoạt độ cao: Môi trường cải tiến ISP-4 với pH 6,5;<br />
ở nhiệt độ 33oC ± 1, tốc độ lắc 180v/phút, thời gian<br />
nuôi cấy 132 giờ, cellulase thu được có hoạt độ cao<br />
188,93UI/ml. Việc tăng nồng độ CMC 1,5%, thay thế<br />
nguồn carbon là bã mía 2%, nguồn nitrogen là bột<br />
cá 0,4% vào môi trường giúp tăng hoạt tính enzyme.<br />
4. Kết quả xác định tác nhân kết tủa<br />
Mỗi enzyme sẽ có loại tác nhân kết tủa thích<br />
hợp, khi đó C-CPE thu được sẽ có hoạt độ cao<br />
nhất. Trong quá trình thu nhận và làm sạch enzyme<br />
thì phương pháp tủa bằng ethanol 96o cho hiệu<br />
quả và hoạt tính cao hơn so với aceton 99,5% ở<br />
nồng độ thích hợp là 75% (216,2UI/g) và dung dịch<br />
(NH4)2SO4 bão hòa không có hiện tượng kết tủa.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng tác nhân kết tủa<br />
đến hoạt độ enzyme<br />
Dung môi hữu cơ<br />
<br />
Hiệu suất<br />
Khối lượng kết<br />
Hoạt độ<br />
thu nhận<br />
tủa trung bình (g)<br />
CPE (UI/g)<br />
(%)<br />
<br />
Aceton 99,5%<br />
<br />
1,61 ± 0,035<br />
<br />
4,03<br />
<br />
152,7 ±<br />
0,023<br />
<br />
Ethanol 960<br />
<br />
2,57 ± 0,047<br />
<br />
6,43<br />
<br />
216,2 ±<br />
0,01<br />
<br />
Ammonium sulfate<br />
<br />
Không có hiện tượng kết tủa<br />
<br />
Khi tăng nồng độ ethanol từ 60% lên 75% thì<br />
hoạt độ cellulase tăng lên và đạt giá trị cực đại ở<br />
nồng độ 75%. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng nồng độ<br />
kết tủa đến 80% thì hoạt độ enzyme sẽ giảm vì gây<br />
biến tính enzyme. Điều này có thể giải thích khi ở<br />
nồng độ thấp thì chưa đủ gây kết tủa hoàn toàn hết<br />
enzyme có trong dịch thể, nếu tăng nồng độ vượt<br />
ngưỡng cho phép thì sẽ gây biến tính enzyme.<br />
<br />
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2014<br />
5. Kết quả thủy phân rong mứt Porphyra<br />
vietnamensis sử dụng chế phẩm enzyme kỹ<br />
thuật từ Micromonospora VTCC-A-1787<br />
Bước đầu ứng dụng enzyme C-CPE cellulase<br />
từ Micromonospora VTCC-A-1787 thủy phân rong<br />
mứt với tỷ lệ C-CPE với nguyên liệu là 2%, nhiệt độ<br />
45oC, pH 6,0, lượng nước là 1:1 (v/w) so với nguyên<br />
liệu, lắc 180 v/phút. Sau 48 giờ cho thấy enzyme<br />
này đã có tác động, làm giảm lượng cellulose của<br />
rong và làm tăng hàm lượng đường khử ban đầu.<br />
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng bột rong<br />
trước và sau khi thủy phân<br />
STT<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
Trước<br />
<br />
Sau<br />
<br />
1<br />
<br />
Protein<br />
<br />
38<br />
<br />
42,4<br />
<br />
2<br />
<br />
Lipid<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,8<br />
<br />
3<br />
<br />
Cellulose<br />
<br />
39,2<br />
<br />
13,5<br />
<br />
4<br />
<br />
Đường khử<br />
<br />
3,7<br />
<br />
14,12<br />
<br />
5<br />
<br />
Tro<br />
<br />
2,6<br />
<br />
2,1<br />
<br />
6<br />
<br />
Độ ẩm<br />
<br />
13,1<br />
<br />
12,3<br />
<br />
Về thành phần dinh dưỡng: bột rong đã đáp<br />
ứng được nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo chỉ tiêu<br />
vi sinh vật dành cho thực phẩm yêu cầu gia nhiệt<br />
trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng<br />
cảm quan của bột rong thì chưa đạt yêu cầu, do<br />
khả năng hòa tan trong nước còn thấp, độ tan chỉ<br />
đạt 68%.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Theo các kết quả nghiên cứu, chủng<br />
Micromonospora VTCC-A-1787 được chọn để nuôi<br />
cấy sinh tổng hợp cellulase trong môi trường ISP-4,<br />
pH 6,5, lắc 180 v/phút ở 33oC sau 132 giờ. Nồng độ<br />
chất cảm ứng CMC tối ưu là 1,5%, nguồn carbon<br />
và nitrogen thích hợp là bã mía với tỷ lệ 2% và bột<br />
cá 0,4%. Đã thu được C-CPE cellulase có hoạt độ<br />
cao nhất là 216,2UI/g, sử dụng tác nhân kết tủa là<br />
ethanol 96o ở nồng độ 75%, thời gian kết tủa là một<br />
giờ ở 4oC. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của<br />
C-CPE cellulase của chủng Micromonospora<br />
VTCC-A-1787 là 45oC, pH 6,0.<br />
Ứng dụng chế phẩm enzyme này thủy phân<br />
rong thu được bột rong cho chất lượng đạt yêu cầu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá cảm quan<br />
sản phẩm rong biển khá tốt về chất lượng màu, mùi<br />
và vị, hàm lượng protein và đường tăng lên, hàm<br />
lượng lipid và cellulose giảm, điều này có nghĩa<br />
cellulase đã có tác động đến hệ cellulose trong rong,<br />
<br />
Số 1/2014<br />
giúp thủy phân cellulose và tạo thành một lượng<br />
đường khử tương ứng.<br />
2. Kiến nghị<br />
Tiếp tục nghiên cứu phương pháp và chế độ<br />
sấy để sản phẩm bột rong được tốt hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến, 1998. Công nghệ enzyme. NXB Nông nghiệp.<br />
TP. HCM.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Đình Quyến, Nguyễn Phùng Tiến,<br />
Phạm Văn Ty, 1976. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Tập 2 và 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Phạm Thị Ánh Hồng, 2003. Kỹ thuật Sinh hóa. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa, 2004. Chế biến rong biển. NXB Nông nghiệp.<br />
TP. HCM.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nguyễn Đức Lượng, 2003. Thí nghiệm vi sinh vật học – Tập II. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Trần Linh Thước, 2007. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Teruo Nakakuki (Ed.), 1993. Oligosaccharides: Production, Properties and Applications, Japanese, Technology Reviews,<br />
Vol. 3, No. 2, Gordon and Breach. Switzerland.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113<br />
<br />