intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết này tập trung khái quát việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và đánh giá thu nhập cũng như vai trò của tham gia chính sách đối với thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Kon Tum

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” THU NHẬP CỦA HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THAM GIA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH KON TUM TS. Phạm Văn Trường, TS. Nguyễn Thanh Phương TÓM TẮT Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là giải pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cũng như cải thiện sinh kế cho cộng đồng và hộ gia đình tham gia, đặc biệt trong bối cảnh nguồn ngân sách cho lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế. Mục tiêu của bài viết này tập trung khái quát việc triển khai chính sách chi trả DVMTR và đánh giá thu nhập cũng như vai trò của tham gia chính sách đối với thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc triển khai chính sách chi trả DVMTR đã đạt được nhiều kết quả tích cực về cả diện tích cung ứng DVMTR cũng như số tiền thu được từ các đơn vị sử dụng DVMTR. Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn thấp và chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt. Mặc dù thu nhập từ việc tham gia chính sách còn hạn chế, việc triển chính sách đã tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: Chi trả dịch vụ môi trường rừng, Dịch vụ môi trường rừng, Thu nhập, Kon Tum ABSTRACT INCOME OF ETHNIC MINORITY HOUSEHOLDS PARTICIPATING IN PAYMENTS FOR FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES IN KON TUM PROVINCE Payments for forest environmental services (PFES) have been considered an effective solution for forest protection and development as well as livelihood improvement for communities and households, especially in the context of limitation of national budget for the forestry sector. This paper focuses to assess the implementation of the PFES program, household income and contribution of PFES on income of ethnic minority households in Kon Tum province. Study results show that the implementation of the PFES program has achieved many positive results in terms of both the forest area covered by PFES and the amount of money collected from service users. Additionally, income of ethnic minority households is still low and mainly depends on farming activities. Although the income from participating in the program is still limited, its implementation has created jobs and stable income for ethnic minority households in the province. Keywords: Payments for forest environmental services, Forest environmental services, Income, Kon Tum 1. MỞ ĐẦU Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với xã hội loài người, giúp duy trì môi trường sống và góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ hay lâm sản ngoài gỗ mà còn giúp bảo vệ môi trường cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Mặc dù những lợi ích mà rừng mang lại là đáng kể, nhưng việc quản lý rừng bền vững vẫn còn là một thách thức. 287
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Ở Việt Nam, tình trạng phá rừng và chuyển từ đất rừng sang sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mục đích khác diễn ra khá thường xuyên (Bùi Thế Dũng, Hồng Ngọc Bích, 2006). Vì vậy, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để phục hồi rừng. Các chính sách chính bao gồm Chương trình 327 về trồng rừng ở đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước hay Chương trình 611 về trồng mới 5 triệu ha rừng. Gần đây, với mục tiêu là xã hội hóa công tác BV&PTR và phát huy các giá trị kinh tế của môi trường rừng thông qua cơ chế chi trả giữa những đối tượng sử dụng và cung ứng DVMTR, chương trình chi trả DVMTR đã được thử nghiệm và sau đó được triển khai trên toàn quốc (Nguyễn Chí Thanh và Vương Văn Quỳnh, 2016; Pham và cộng sự, 2015; Pham và cộng sự, 2021). Sau hơn 10 năm thực hiện, chương trình không những góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng mà còn cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương (Pham và cộng sự, 2021). Kon Tum là một tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, với diện tích rừng vào khoảng 618 nghìn ha. Chính sách chi trả DVMTR được thực hiện từ năm 2011, đến năm 2020, diện tích rừng được chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh vào khoảng 388 nghìn ha, chiếm 62.78% diện tích rừng toàn tỉnh (Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, 2021). Mặc dù chính sách đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho các hộ tham gia thông qua việc chi trả cho các nỗ lực bảo vệ rừng, tuy nhiên, hiện nay thiếu những báo cáo đánh giá tác động của chính sách đến sinh kế, nhận thức của cộng đồng trong BV&PTR và các vấn đề kinh tế, xã hội khác (Nguyễn Chí Thanh và Vương Văn Quỳnh, 2016). Với mục tiêu khái quát việc triển khai chính sách chi trả DVMTR và đánh giá thu nhập cũng như vai trò của chính sách đối với thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn về chính sách cũng như đóng góp của chính sách đến sinh kế người dân địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chính sách chi trả DVMTR và thu nhập của các hộ tham gia chính sách chi trả DVMTR. Nội dung bài viết tập trung khái quát việc thực hiện chính sách và đánh giá thực trạng thu nhập và đóng góp của thu nhập từ việc tham chính sách chi trả DVMTR đến thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: bài viết sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát 102 hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chính sách chi trả DVMTR tại 8 thôn buôn của 4 xã thuộc huyện Đắk Hà và Kon Rãy tỉnh Kon Tum. Phương pháp phân tích: bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để đánh giá thực trạng thu nhập và đóng góp của thu nhập từ việc tham chính sách chi trả DVMTR đến thu nhập của hộ gia đình tại Kon Tum. 288
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về chính sách và thực hiện sách chi trả DVMTR tại tỉnh Kon Tum Chi trả DVMTR thường được đánh giá là một cách tiếp cận bảo tồn môi trường tốt để giải quyết các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội ở các nước phát triển và đang phát triển. Chi trả DVMTR có thể được coi là một cơ chế thể hiện vai trò thị trường cho DVMTR, giúp kết nối đối tượng cung cấp và sử dụng DVMTR. Hiểu một cách đơn giản, chi trả DVMTR được sử dụng để mô tả các chương trình trong đó người sử dụng DVMTR phải thanh toán cho nhà cung cấp DVMTR, và đổi lại, nhà cung cấp DVMTR có trách nhiệm bảo vệ hoặc tăng cường cung cấp DVMTR (Pham và cộng sự, 2021). ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DVMTR Sử dụng gián tiếp (Người sử dụng cuối cùng) Phí DVMTR được chuyển vào giá Sử dụng trực tiếp (Nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước, công ty du lịch, cơ sở công nghiệp và các đối tượng khác) Dòn g tài chính Nhà nước DVMTR (VNFF/PFDPF Dòng Dòn g tài chính ĐỐI TƯỢNG CUNG CẤP DVMTR  Chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng, tổ chức  Ủy ban nhân dân xã Buôn/làng, cộng đồng, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng Hình 1: Cơ chế hoạt động của chính sách CTDVMTR Nguồn: Tổng hợp từ Pham and Roongtawanreongsri, 2022 Tại tỉnh Kon Tum, chính sách chi trả DVMTR được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 với diện tích rừng đủ điều kiện để được chi trả DVMTR là hơn 284 nghìn ha. Sau gần 10 năm triển khai chính sách, diện tích được chi trả DVMTR tăng lên gần 390 nghìn ha (tăng hơn 100 nghìn ha). Sự gia tăng diện tích cung ứng DVMTR rừng và đơn giá sử dụng DVMTR kéo theo sự gia tăng doanh thu từ các đối tượng sử dụng DVMTR. Năm 2012 số tiền thu được từ DVMTR là 159 tỷ đồng, tăng lên 272 tỷ đồng năm 2020 (Hình 2). Hiện nay, nguồn thu từ DVMTR của tỉnh chủ yếu đến từ các cơ sở sản xuất thủy điện và các cở sở cung ứng nước sạch, do đó, nguồn thu từ DVMTR có thể gia tăng nếu như mở rộng việc áp dụng chính sách đến các 289
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” đối tượng sử dụng khác theo quy định. Thu nhập từ tham gia chính sách chi trả DVMTR một mặt giúp tạo việc làm và tăng thu nhập của hộ gia đình tham gia chính sách, mặt khác tăng cường nhận thức và nỗ lực của các hộ tham gia trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. 450 275 277 272 300 400 360,10300 360,24400 360,30600 360,09300 387,78100 388,03600 250 350 323,86200 323,59600 284,19400 213 300 200 250 159 159 167 150 200 135 150 104 100 100 50 50 0 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích (ha) Doanh thu từ DVMTR (tỷ đồng) Hình 2: Diện tích rừng cung ứng DVMTR và doanh thu từ DVMTR Nguồn: Tổng hợp từ Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, 2021 Đối tượng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh khá đa dạng, bao gồm các tổ chức nhà nước như ban quản lý, vườn quốc gia hay công ty lâm nghiệp và các tổ chức ngoài nhà nước như công ty tư nhân, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình. Định mức chi trả cho mỗi đơn vị diện tích cung ứng chi trả DVMTR phụ thuộc từng thời điểm, lưu vực sông và có sự chênh lệch lớn. Năm 2019, định mức chi trả bình quân là 720 nghìn đồng/ha, khu vực có định mức cao nhất trên địa bản tỉnh là 970 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 465 nghìn đồng/ha (Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, 2021). 3.2 Thu nhập của các hộ tham gia chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Kon Tum Các hộ tham gia khảo sát là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện trong Hình 3. Kết quả khảo sát cho thấy có hơn 96% chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này minh chứng rằng hoạt động nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống như các tỉnh khác trong khu vực, mức sống của các hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh thấp hơn so với mức sống trung bình của người dân khu vực Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên là 15.3% (JICA, 2018), tuy nhiên, đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được khảo sát, tỷ lệ này cao hơn đáng kể, ở mức 54.90%. Ngoài ra, trình độ học vấn của các hộ được khảo sát còn hạn chế khi có đến 15.69% không biết đọc và viết tiếng Việt. Về quy mô hộ, bình quân mỗi hộ khảo sát có 5.25 khẩu, trong đó có 2.98 người tham gia lao động. 290
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 120 096 100 087 079 080 060 055 045 040 013 016 020 004 005 005 003 000 Nam Nữ Nông Phi nông Không Giáo dục Học nghề, Nghèo Không Khẩu/hộ Lao nghiệp nghiệp biết chữ phổ thông cao đẳng, nghèo động/hộ đại học Giới tính chủ hộ Nghề nghiệp chủ hộ Trình độ chủ hộ (%) Phân loại hộ (%) Quy mô hộ (%) (%) Hình 3: Đặc điểm cơ bản của hộ khảo sát Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát Thu nhập bình quân của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Theo kết quả khảo sát, thu nhập bình quân của hộ chỉ là 38.3 triệu đồng/năm, tương ứng với 12.85 triệu đồng/lao động và mức thu nhập bình quân đầu người là 7.29 triệu đồng/năm. Thu nhập của hộ đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó trồng trọt là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho hộ với 17.6 triệu đồng, chiếm 45.95% tổng thu nhập của hộ. Hoạt động mang lại thu nhập lớn thứ 2 là các hoạt động phi nông nghiệp (chủ yếu là làm thuê, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp), chiếm gần 23.9%. Hoạt động chăn nuôi còn hạn chế, chỉ đóng góp 3.35%, trong khi đó thu nhập từ các sản phẩm thu được từ rừng chiếm hơn 5.5% thu nhập của hộ. Bảng 1. Thu nhập của hộ tham gia chính sách chi trả DVMTR Sản Hoạt Tổng Trồng Chăn Chi trả phẩm động phi Chỉ tiêu thu trọt nuôi DVMTR từ nông nhập rừng nghiệp Thu nhập bình quân hộ (triệu đồng) 17.60 1.28 8.15 2.12 9.15 38.30 Thu nhập bình quân khẩu (triệu đồng) 3.35 0.24 1.55 0.40 1.74 7.29 Thu nhập bình quân lao động (triệu đồng) 5.91 0.43 2.73 0.71 3.07 12.85 Cơ cấu (%) 45.95 3.35 21.27 5.55 23.88 100.00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát Chính sách chi trả DVMTR có thể đóng góp vào thu nhập của các hộ gia đình và cộng đồng tham gia thông qua các khoản thanh toán từ các chương trình (Tacconi và cộng sự, 2013; Wunder, 2008). Cũng như ở các địa phương khác, khi các hộ gia đình và cộng đồng ở tỉnh Kon Tum tham gia vào chương trình, họ được trả công cho những nỗ lực bảo vệ rừng. Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập từ DVMTR của hộ tham gia đứng thứ 3 trong các nguồn thu nhập của hộ, chiếm 21.27% tổng thu nhập và cao gấp gần 4 lần thu nhập từ sản phẩm từ rừng. Mặc dù thu nhập từ tham gia chính sách chi trả DVMTR chỉ là 8.15 triệu đồng, tuy nhiên, so với thời gian bỏ gia cho các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng (bình quân 34.5 ngày/năm) thì thu nhập cho mỗi ngày công tham gia tuần tra bảo vệ rừng là 240 nghìn đồng, mức này cũng gần tương ứng với 291
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ngày công lao động cho các hoạt động khác. Hơn thế nữa, so với các hoạt động khác, thu nhập từ chi trả DVMTR phụ thuộc vào diện tích rừng hộ quản lý nên thu nhập này tương đối ổn định. Do vậy, việc tham gia chính sách chi trả DVMTR có vai trò quan trọng đối với sinh kế hộ gia đình khi tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, mức thu nhập từ chi trả DVMTR và thời gian tuần tra bảo vệ rừng còn thấp cũng là một hạn chế và thách thức của việc triển khai chính sách. Do đó cần có các giải pháp để tăng cường nguồn thu từ DVMTR thông qua mở rộng việc áp dụng chính sách đến các đối tượng sử dụng khác theo quy định như các cơ sở du lịch hay cơ sở công nghiệp. 4. KẾT LUẬN Sau khoảng 10 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, việc triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện tích được chi trả DVMTR, số tiền thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR và định mức chi trả gia tăng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự tham gia và nỗ lực của người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng. Chính sách không những tạo ra cơ chế tài chính bền vững, theo đó những đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả cho những nhà cung cấp DVMTR, mà còn tạo ra việc làm và thu nhập ổn cho người tham gia. Về thu nhập, nhìn chung thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn khá hạn chế. Thu nhập bình quân của hộ chỉ là 38.3 triệu đồng /năm. Hầu hết các hộ đều làm trong lĩnh vực vực nông nghiệp, trong đó hoạt động trồng trọt là hoạt động tạo ra thu nhập chính của hộ gia đình, chiếm gần 46% tổng thu nhập. Nguồn thu nhập quan trọng thứ 2 đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động làm thuê, đặc biệt là làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp. Thu nhập từ việc tham gia chính sách chi trả DVMTR chỉ hơn đạt 8,5 triệu đồng và đứng thứ 3 trong cơ cấu thu nhập của hộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bùi Thế Dũng, Hồng Ngọc Bích (2006). Chi trả DVMTR ở Việt Nam: Đánh giá một cách tiệp cận để quản lý rừng bền vững 2. Chính phủ (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR 3. Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (2021). Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030 4. JICA (2018), Khảo sát thu thập dữ liệu về quản lý tài nguyên nước tại khu vực Tây Nguyên. 5. Nguyễn Chí Thanh, Vương Văn Quỳnh (2016). Báo cáo đánh giá 8 năm tổ chức và hoạt động Quỹ BV&PTR (2008-2015) và 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR (2011-2015) Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Pham, T.T., Bennett, K., Vu, T.P., Brunner, J., Le, N.D., and Nguyen, D.T. (2013). Payments for forest environmental services in Vietnam: From policy to practice (CIFOR) 2. Pham, V.T., Roongtawanreongsri, S., Ho, T.Q., and Tran, P.H.N. (2021). Can payments for forest environmental services help improve income and attitudes toward forest conservation? Household-level evaluation in the Central Highlands of Vietnam. Forest Policy and Economics, 132: 102578 292
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. Pham, V.T., Roongtawanreongsri (2022). Perceptions of Indigenous People as Service Providers on Payments for Forest Environmental Services in the Central Highlands of Vietnam. Trees, Forest and People, 8: 100279 4. Tacconi, L., Mahanty, S., and Suich, H. (2013). The Livelihood Impacts of Payments for Environmental Services and Implications for REDD+. Society and. Natural Resources. 26: 733–744. 5. Wunder, S. (2008). Payments for environmental services and the poor: concepts and preliminary evidence, Environment and Development Economics. 13: 279–197. --- Thông tin tác giả: - T.S Phạm Văn Trường, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên. Email: pvtruong@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0972.515171 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế phát triển, Kinh tế tài nguyên môi trường - T.S Nguyễn Thanh Phương, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên. Email: ntphuong@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0868.469924 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý kinh tế 293
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2