intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: 124357689 124357689 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

117
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1: Kinh Nghiệm Hoà Lan (The Netherlands) Vấn đề giải quyết lụt lội và thủy lợi ở đồng bằng Cửu Long đã được tranh luận rất nhiều. Tựu trung ở Việt Nam có 2 khuynh hướng; (i) sống chung với lũ, và (ii) trị thủy chống lũ lụt. Tác giả sẽ trở lại vấn đề này trong phần tìm một giải pháp thích hợp cho Đồng bằng Cửu Long. Để có một tầm nhìn rộng lớn cho vấn đề, chúng ta hãy nhìn những kinh nghiệm về vấn đề này ở trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Phần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long

  1. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Phần 1: Kinh Nghiệm Hoà Lan (The Netherlands) Vấn đề giải quyết lụt lội và thủy lợi ở đồng bằng Cửu Long đã được tranh luận rất nhiều. Tựu trung ở Việt Nam có 2 khuynh hướng; (i) sống chung với lũ, và (ii) trị thủy chống lũ lụt. Tác giả sẽ trở lại vấn đề này trong phần tìm một giải pháp thích hợp cho Đồng bằng Cửu Long. Để có một tầm nhìn rộng lớn cho vấn đề, chúng ta hãy nhìn những kinh nghiệm về vấn đề này ở trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Phần 1. Kinh Nghiệm Hoà Lan (The Netherlands). Hoà Lan Vùng ngập lụt (màu sậm) nếu không có đê hiện nay “Thượng đế tạo ra thế giới, người Dutch tạo ra nước Hoà Lan”. Đó là câu nói của người Hoà Lan để tự hào về những công trình chống lụt của họ.
  2. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Khoảng 27% lãnh thổ Hoà Lan hiện nay thấp hơn mực nước biển trung bình 3 m, có chỗ thấp 7 m như ở Prince Alexander Polder. Khoảng 60% của tòan dân số 16 triệu sinh sống trên vùng đất thấp này. Ngoài ra, vào mùa lụt 70% đất đai sẽ bị ngập lụt do nước lũ từ các sông tràn ngập nếu hiện nay không có hệ thống đê dọc theo sông và phụ lưu. Từ ngữ Netherlands – tiếng Dutch là Nederlanden – có nghĩa là vùng đất thấp (Pays Bas). Vùng đất phía Bắc và Tây lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, nên được gọi là vùng Hạ Hòa Lan (Low Netherlands), gồm sét và than bùn (peat), chằng chịt với các hệ thống kinh đào, sông và phá (vụng biển). Phần đất phía nam và đông là vùng đất cao – vùng Thượng Hoà Lan (High Netherlands) – cao hơn mặt biển, tương đối bằng phẳng hay có đồi nhỏ, nhưng cao độ không quá 50 m, ngọai trừ ở vùng Đông Bắc có nơi cao 107 m, và vùng cao nhất là Vaalserberg (321 m) ở biên giới với Belgium. Sông chính là sông Rhine chảy từ Đức, với nhiều phụ lưu trên đất nước Hoà Lan, như Ijssel, Waal và Lek. Phụ lưu Maas, một nhánh của sông Meuse và Schelde chảy đến từ Belgium. Các sông và phụ lưu này tạo một hệ thống sông ngòi chằng chịt chạy từ đông sang tây, và khi ra tới Biển Bắc (North Sea) tạo thành tam-giác- châu (delta) với vô số đảo nhỏ ở phía Tây Nam, hay chảy vào biển Waddezee qua biển nội địa Zuidezee. Nhờ các cổng-điều-chế-nước (locks) hiện nay trên các sông chánh hay phụ lưu, tàu bè lớn từ Biển Bắc lưu thông được tới trung tâm Châu Âu. Đê (dykes), kinh đào (canals), đê đập (dams), cổng-điều-chế-nước, cống-thoát- nước (sluices), và phong quạt (windmills) là những phong cảnh tiêu biểu của vùng Hạ Hoà Lan. Những công trình trị thủy này được Hiệp Hội Công Chánh Hoa Kỳ (American Society of Civil Engineerings) đánh giá là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
  3. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Lãnh thổ Hoà Lan càng ngày càng được mở rộng, không phải đi xâm chiếm nước láng giềng (Đức và Belgium) mà là lấn ra biển. Trong vòng 1000 năm nay, lãnh thổ gia tăng thêm 1/5 diện tích. Người dân Hoà Lan đã phải tranh đấu với thiên nhiên, biển cả để tạo nên đất nước xinh đẹp và phồn vinh ngày nay. Cách đây trên 2000 năm, người Frisians đến vùng này định cư và bắt đầu xây các “terpens” trên các đụn cát dọc biển, tức các đê biển đầu tiên, để chận nước biển, và biến biển thành đồng bằng. Trong các thế kỷ sau các nhà tu (monks) tiếp tục làm đê, đào kinh lấn biển. Nguyên thủy, vùng duyên hải Biển Bắc của Hoà Lan gồm các đụn cát (dunes). Ở phía Tây Nam, các đụn đất này bị các cửa sông cắt xén thành lập các tam-giác- châu với chằng chịt sông ngòi, lạch nước. Ở phía Tây Bắc, các rạch nước biển xen kẽ với các đụn cát tạo thành dãy đảo West Frisian Islands, và bên trong dãy đảo này là một biển cạn - biển Waddenzee. Vùng này có thủy triều mạnh và gió bão, biển xâm thực mạnh nên các công trình đê và bờ biển trên các dãy đảo này dể bị phá hủy. Chính vùng bên trong của biển Waddenzee này là biển nội địa Zuiderzee (Biển Nam), có sông Ijssel, một phụ lưu của sông Rhine, chảy đến, là vùng được người Hoà Lan cải tạo trước tiên. Đây là một quá trình cải tạo kéo dài trên 2,000 năm và vẫn còn tiếp tục. Như vậy, Zuiderzee nguyên thủy là một biển nằm trong nội địa ăn thông với biển Waddenzee, có kích thước 100 km dài và 50 km rộng, diện tích khoảng 5,000 km2, nước sâu 4-5 m, với tổng cộng bờ biển khoảng 300 km. Bên trong biển có 4 đảo nhỏ là Wieringen, Urk, Schokland và Marken. Từ nguyên thủy cách đây trên 2,000 năm, các đê biển được xây dựng ven bờ biển nội địa Zuiderzee để chận bão lụt tràn vào đất liền. Rồi với thời gian, nhiều đê được xây thêm, lấn ra ngoài biển để thêm đất thổ cư và nông nghiệp.
  4. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Ngày 14/12/năm 1287, một trận lụt lớn phá vỡ đê biển, giết khoảng từ 50,000 đến 80,000 người, và vì đất thấp hơn mặt biển, trận lụt kéo dài tới mấy chục năm cho tới khi tái tạo được hệ thống đê mới kiên cố hơn. Hàng năm, dân Hoà Lan tiếp tục củng cố lại hệ thống đê điều, xây thêm đê biển mới để biến vùng quanh vịnh thành vùng nông nghiệp, rộng lớn hơn và vững chắc hơn. Cũng nhờ trận lụt này, mà Amsterdam, từ một làng đánh cá có đê cao và vững chắc bao quanh, trở thành một hải cảng sầm uất thông thương với thế giới. Trong các thế kỷ tiếp theo, vì bão tố thường xuyên, nước biển đe dọa phá vỡ đê biển, nên ngoài việc củng cố đê cũ, các đê mới lần lượt tạo ở bên ngoài, tiến dần ra biển, và một phần biển biến thành các polders. Tuy vậy, trận lụt ngày 18/11/1421, đê biển lại bị vỡ, 72 làng bị ngập và 10,000 người chết. Các đê biển kiên cố tiếp tục xây và lấn ra biển cả, nhưng chưa được quy họach toàn bộ. Mãi tới thế kỷ 20, Hoà Lan mới thật sự quy họach phòng thủ biển cả, chống lụt do biển và sông gây ra. Năm 1916, một trận lụt kinh hoàng xảy ra, chính phủ Hoà Lan phải xét lại kỹ thuật, quy họach lại toàn diện chương trình trị thủy, và quyết tâm thực hiện đề án biến biển vùng Biển Nam Zuiderzee thành đồng bằng an toàn với 5 polders rộng lớn, gọi là công trình Zuiderzeewerken do Cornelis Lely (1854 -1929) chủ quản. Ngày 01/02/1953, cường triều cộng với bão lớn ở Biển Bắc làm nước biển tràn qua đê làm 162,000 ha bị ngập lụt, và giết chết 1,800 người, 47,000 nhà bị phá hủy. Vì vậy, Hoà Lan thực hiện đại công trình thứ 2, ở vùng tam-giác-châu phía nam, mang tên Deltawerken (Delta Works). Từ ngàn xưa, để đối phó với sóng biển, triều cường trong mùa bão, đê biển được xây rất cao, kiên cố, và thường có nhiều đê, đê này sau đê kia, hễ nứơc biển tràn qua đê này thì còn đê kia ngăn cản. Đê bên ngoài biển gọi là “đê bảo vệ” (wakende dijk -guarding dyke), kế tiếp là “đê ngủ” (slapende dijk - sleeping dyke), và đê trong cùng là “đê mơ” (dromende dijken (dreaming dykes).
  5. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Đại công trình Zuiderzeewerken (Zuiderzee Works). Đại công trình kéo dài từ 1919 và hoàn thành năm 1986, với sự thành lập tỉnh mới Flevoland. Mục tiêu chánh của công trình này là bảo đảm chống lụt gây bởi Biển Bắc và tạo thêm đất nông nghiệp trong vùng biển nội địa Zuiderzee. Thay vì củng cố lại các đê cũ bao quanh biển nội địa Zuiderzee dài hơn 300 km, công trình chính quan trọng nhất là thiết lập một đê biển dài 32 km, nối liền 2 bờ của Zuiderzee, cách ly với biển Waddenzee, và biến biển Zuiderzee thành một hồ nước ngọt vĩ đại – hồ Ijsselmeer, rồi sau đó từ từ biến một phần hồ thành các polders. Đại công trình Zuiderzeewerken
  6. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Đê Afsluitdijk dài 32 km Xây đê Afsluitdijk. Mục đích là tách rời biển Zuiderzee với biển Waddenzee của Biển Bắc bằng một đê biển kiên cố, và biến Zuiderzee thành một hồ nước ngọt vĩ đại mang tên hồ Ijsselmeer. Để rút tỉa kinh nghiệm, một đê ngắn Amsteldiepdijk chỉ dài 2.5 km, nối đảo Wieringen với nội địa được xây cất trước. Phải mất 4 năm (1920-1924), đê nhỏ này mới hoàn thành, nhưng nhờ đó học được nhiều kinh nghiệm và phát minh nhiều kỹ thuật thích ứng. Với kinh nghiệm này, công trình xây đê Afsluitdijk mới bắt đầu năm 1927 và hoàn thành năm 1932. Đê dài 32 km, rộng 90 m, cao trung bình trên mực biển là 7.25 m, có chỗ cao tới 19 m, độ dốc 25%. Với kinh nghiệm rút tỉa từ đê Amsteldiepdijk, vật liệu xây dựng đê biển tốt nhất là sét-băng-hà (till). Sét-băng-
  7. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long hà là trầm tích lắng tụ ngay dưới đáy biển Zuiderzee ở thời đại băng hà, gồm đá cuội, sét, cát kết chặt thành khối cứng. Dùng máy xáng múc khối sét-băng-hà từ đáy biển Zuiderzee và chở đổ thành 2 hàng song song làm tường đê, rồi dùng tàu chở đá, cát và sét đổ vào giữa 2 bức tường sét-băng-hà. Khi đê cao quá mặt biển thì được phủ một lớp sét-băng-hà dày lên trên. Và đê được tăng cường thêm bằng đá basalt và một thảm cây liễu sống để bảo vệ đáy đê. Trên mặt đê rải 1 lớp cát, và trên cùng là lớp sét và được trồng cỏ. Tổng số vật liệu xây dựng đê Afsluitdijk khoảng 23 triệu m³ cát, 13.5 triệu m³ sét-băng-hà, và trong suốt thời gian xây dựng trung bình hàng ngày có 4,000 tới 5,000 công nhân. Tổn phí xây dựng đê vĩ đại này khoảng 700 triệu Euro (theo thời giá 2004). Song song với việc xây dựng đê biển Afsluitdijk, còn phải xây 2 hệ thống ở 2 đầu đê, gồm 2 cổng-điều-chỉnh-nước (để tàu bè di chuyển ra vào), và hệ thống tháo nước gồm 28 cống (sluices). Tiếp theo là xây dựng các polders. Xây dưng polders Polders là những vùng đất thấp dưới mực nước biển, lớn nhỏ tuỳ nơi, nhỏ chừng vài trăm ha, lớn có thể tới 250,000 ha, có đê bao ngạn chung quanh để ngăn chận nước biển và nước lụt. Một khi hoàn tất đê bao quanh, hệ thống kinh (canals) bên trong polders được đào để rút nước (nước mưa và nước biển xâm nhập), và nhiều hệ thống bơm nước ra khỏi polders để làm đất khô, và sau một thời gian biến thành đất trồng trọt và thổ cư, làng mạc hay thành phô. Lần lượt các polders được xây dựng, kế tiếp nhau, và tiến ra biển cả. Kể từ thiên niên kỷ 1200, xa gió (windmills) thay thế sức người và sức thú vật để bơm nước ngày đêm ra khỏi polders. Trong vòng 200 năm nay, máy bơm khổng lồ chạy điện hay diesel được thay thế. Từ thế kỷ thứ 10, dọc theo biển đã có hệ thống đê biển do người Romans thực hiện, nhưng chưa vững chắc. Người Hoà Lan thật sự xây dựng đê và polders vào
  8. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ 19, đầu tiên với Harlemmermeer (Hồ Harlem), gần Amsterdam. Nguyên thủy đây là vùng thấp, than bùn được khai thác làm nhiên liệu và với thời gian trở thành các hồ nước (mặn), các hồ càng ngày càng lớn, và vì bị gió sóng biển mạnh làm xoi mòn bờ hồ, có cơ đe dọa Amsterdam. Các kỹ sư Hoà Lan bèn xây một bức tường đất – tức đê – và kinh đào chung quanh hồ, rồi bơm nước từ hồ qua đê đổ vào kinh, và kinh dẫn nước ra sông rồi ra biển. Hồ cạn nước và trở nên khô – polder thành hình, trở thành đất trồng trọt, chăn nuôi, xây cất nhà cửa, đường sá, thành làng mạc hay thành phố. Polder lớn nhất là tỉnh Flevoland với diện tích tổng cộng 2415 km2. Sau khi cách ly được với biển Waddenzee nhờ đê Afsluitdijk, biển Zuiderzee nay trở thành một hồ nước hiền lành, các kỹ sư bắt đầu thiết lập các polders. Cũng vậy, một thí điểm polder được thực hiện trước để rút tỉa kinh nghiệm. Polder Andijk chỉ rộng 40 ha được làm năm 1926 và hoàn thành 1927 để lấy kinh nghiệm. Polder Wieringermeer. Polder lớn hơn đầu tiên là Wieringermeer, bắt đầu xây 1927, hoàn thành năm 1929, và được bơm cạn hoàn hoàn năm 1930, và bắt đầu canh tác năm 1934. Tổng công diện tích polder Wieringermeer là 308 km², diện tích thổ cư và canh tác là 195 km², với dân số sống trong polder là 13,000 người (2007). Việc xây dựng con đê biển dài 18 km gặp nhiều khó khăn, ví lúc đó đê Afsluitdijk chưa hoàn thành, nên sóng biển cản trở công việc. Việc bơm nước ra khỏi polder được thực hiện bởi 2 trạm bơm khổng lồ, một chạy bằng diesel, và trạm kia chạy điện, và một hệ thống an toàn bảo đảm máy bơm chạy liên tục, nếu hệ thống này bị hỏng, hệ thống kia vẫn có khả năng bơm nước. Hai hệ thống bơm này vẫn chưa thễ bơm hết nước, để cho đất khô được. Muốn vậy, bên trong polder phải có hệ thống kinh mương lộ thiên để thâu nhận nước rỉ từ bùn trên mặt, để dẫn tới mương chánh có trạm bơm. Một khi đất khô dần, đất bị lún sụp, có nơi lún tới cả thước. Một khi đất đã đình đậu, không bị lún sụp nữa, hệ thống mương nhỏ lộ
  9. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long thiên được thay thế bằng ống thoát nước ngầm đặt trong lòng đất. Để biến thành đất canh tác, khi đất chưa thoát thủy hoàn toàn, khi còn bùn, hạt giống cỏ sậy (Phragmites australis) được máy bay gieo rải. Thảm cỏ sậy giúp đất khô nhanh, hệ thống rể giúp cải tạo kiến trúc đất, và ngăn các lọai cỏ dại khác mọc. Khi đất vừa khô, đốt cỏ sậy và gieo cải dầu (oilseed rape, Brassica napus). Năm thứ 3, mới bắt đầu gieo lúa mì (wheat), năm 4 lúa mạch (barley) và năm 5 lúa oat. Bắt đầu năm thứ 6, nông gia có thể canh tác hoa màu khác, tuỳ ý. Với kinh nghiệm tích lủy, các polders lớn khác lần lượt được xây dựng. Noordoostpolder (Northeast-polder). Vì khó khăn tài chánh, polder này bắt đầu thực hiện năm 1936. Gồm 2 đê, dài tổng cộng 55 km. Thế chiến bùng nổ, công tác bị đình trệ, cho tới cuối năm 1940 các đê mới hoàn thành, thoát nước hoàn tất vào tháng Chín năm 1942, và 480 km2 đất mới được tạo thành. Flevolands. Công tác xây dựng các polders khác bị đình trệ bởi Thế Chiến II. Sau thế chiến, công trình tiếp tục với các polders vĩ đại hơn, rộng 1000 km², nay trở thành tỉnh Flevoland. Đầu tiên polder Đông Flevoland được thành lập trứơc, bắt đầu năm 1950 và hoàn thành 1956, với diện tích 540 km², cách ly với đất liền bởi một kinh đào, và bao quanh bởi một con đê dài 90 km. Việc bơm nước nhờ vào 3 trạm bơm, 1 chạy diesel, và 2 chạy điện. Polder Nam Flevoland xây dựng từ đầu 1959 và hoàn tất 1967, với con đê dài 70 km, có diện tích 430 km², với chỉ một trạm bơm diesel. Ngày 01/01/1986 Hoà Lan có thêm một tỉnh Flevoland mới, do xáp nhập polder Đông và Nam Flevoland với một phần đất polder Đông Bắc của công trình Zuiderzee. Tỉnh Flevoland có diện tích đất là 1,419 km², với cư dân 370,000 (năm 2005) và 6 thành phố lớn. Thủ đô của tỉnh là Lelystad, đặt theo tên của vị cha đẻ công trình là Cornelis Lely (1854-1929). Polder Markerwaard. Bắt đầu thực hiện năm 1963, bằng một đê dài 28 km mang tên đê Houtribdijk hay Markerwaarddijk, chia hồ IJsselmeer làm 2 phần, phần phía bắc vẫn mang tên hồ Ijsselmeer (rộng 1250 km2), hồ phía nam con đê mang tên
  10. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Markermeer (rộng 700 km2). Việc thực hiện tiếp bị đình chỉ vì thấy chưa cần thiết. Đê Houtribdijk hiện làm một xa lộ nối liền đông và tây xuyên qua hồ Ijsselmeer, và vùng Markerwaard hiện nay là vùng nghĩ hè và bão tồn sinh thái. Đại công trình Deltawerken (Delta Works) Song song với đại công trình Zuiderzeewerken (1919-1986), chính phủ Hoà Lan thực hiện công trình Delta (1950-1997) trên Tam Giác Châu thuộc phụ lưu sông Rhine – Meuse ở Tây Nam Hoà Lan. Công trình gồm việc thực hiện đê đập, đê biển, đê-chống-bão, cống-thoát-nước, và cổng-đều-chỉnh nước cho tàu bè thông thương. Nhờ vậy, tạo được nhiều hồ chứa nước ngọt, rút ngắn đường giao thông và đê duyên hải, nên công tác bão trì trong tương lai sẽ ít tổn phí và dễ dàng hơn việc bão trì nhiều hệ thống đê cũ chạy ngoằn nghèo ở bên trong. Tổng cộng tổn phí khoảng 6.81 tỉ Euro. Cũng nhờ thực hiện công trình Deltawerken, nhiều kỹ thuật làm đê mới được áp dụng, và nhiều tàu đựơc đóng chỉ dành cho kỹ thuật tân tiến này. Rottendam là hải cảng lớn nhất thế giới mà hàng hải là ngành kinh tế hàng đầu của Hoà Lan. Ngoài ra, khoá kín biển sẽ làm hư hại môi trường bên trong tam-giác-châu. Để duy trì tàu bè thông thương nhộn nhịp, và ngành ngư nghiệp nội địa không bị ảnh hưởng, các kỹ sư thủy lợi phải thiết kế lại các cổng- điều-chỉnh-nước, cống-tháo-nước, cầu, v.v. để thế nào nước biển của Biển Bắc thông thương được với hồ nước nội địa, tàu bè có thể qua lại dễ dàng, cá hồi (salmon) có thể di chuyển vào ra để sinh sản, v.v., nhưng khi cần thì có thể khoá kín hoàn toàn, không cho lụt biển, triều cường xâm nhập nội địa. Cũng như công trình Zuiderzeewerken, để rút tỉa kinh nghiệm và thử nghiệm kỹ thuật mới thiết kế, các kỹ sư thủy lợi bắt đầu thực hiện trước những dự án nhỏ, dễ dàng nhất ở công trình Deltawerken.
  11. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Đại công trình Deltaweerken Năm 1950, 2 cửa vịnh nhỏ ở Brielle và Vlaardingen được chắn đê biến thành hồ nước. Tiếp theo là khoá cửa vịnh Oosterschelde, Haringvliet và Grevelingen bằng một con đê biển dài 700 km. 17 cống-thoát-nước trên đê Haringliet có khả năng tháo 21,000 m3/giây. Hai cửa Vịnh ở Nieuwe Waterweg và Westerschelde được tàu bè thông thương đến Rotterdam và Antwerp nhờ các cổng-đều-chỉnh-nước tân tiến. Đê dọc thủy lộ này cũng được nâng cao hơn và vững chắc hơn. Đồng thời các công trình xa lộ, cầu cống trong vùng này được xây dựng hay tái thiết. Vì áp lực
  12. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long của nhóm bảo vệ môi trường và các nông dân nuôi sò, thay vì biến hồ Oosterschelde thành hồ nước ngọt, nay phải để nước biển chảy vào, vì vậy các cống-chống-cường triều được thiết kế lại. Bình thường, các cống này mở để nước biển chảy vào, hay rút ra theo thủy triều, nhưng khi có bão, khi cường triều cao quá 3 m trên mực biển, thì tự động các cống-chống-cường-triều đóng kín. Kỹ thuật mới được áp dụng khi làm đê Braakman. Vùng này có thủy triều cao, với dòng hải lưu chảy mạnh, đê bình thường không thực hiện được vì bị trôi. Dùng các khối vuông rỗng bằng ximăng cốt sắt tiền chế –gọi là phoenix caissons- xếp thẳng hàng, đổ cát đầy rồi trét kín mặt với ximăng. Sau đó, đê được xây trên khối ximăng chứa cát tiền chế này. Công trình Delta hoàn thành năm 1997, sau gần 50 năm thực hiện, và đó là công trình chống lụt biển lớn nhất thế giới, tổng cộng 16,493 km đê biển, gồm 2,415 km đê chánh và 14,077 km đê phụ, với tổng cộng 15 công trình chính. Vì hiệu quả hâm nóng toàn cầu, với nguy cơ nước biển dâng cao, đồng thời với nền móng nước Hoà Lan đang sụp lún, chánh phủ Hoà Lan từ 1996 đang tăng cường làm cao thêm với nền móng đê vững chắc hơn cho khoảng 400 km đê hiện hữu và phải hoàn thành năm 2015. Chống ngập lụt do sông Sông Rhine khi vào lãnh thổ Hoà Lan chia thành nhiều phụ lưu, quan trọng là Ijssel chảy vào Zuiderzee (nay là hồ Ijsselmeer), và Waal cùng với sông Maas (phụ lưu của sông Meuse) chảy vào Tam-Giác-Châu phía nam. Từ ngàn xưa, để ngăn lụt từ nước các sông này dâng cao trong mùa mưa lũ (mùa đông), mỗi một bên bờ sông xây 2 đê kiên cố. Đê kế dòng sông gọi là “đê-mùa- hè” (mùa có ít mưa, lụt), có nhiệm vụ ngăn lụt nhỏ, nếu có, trong mùa hè; và đê bên ngoài là “đê-mùa-đông” (mùa lũ lụt chính), là đê chánh, cách xa sông, có
  13. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long nhiệm vụ không cho nước lũ tràn vào đồng hay vào các polders. Trong mùa hè, khoảng đất giữa 2 đê-mùa-hè và đê-mùa-đông khô ráo, dùng làm đồng cỏ hay canh tác, nhưng vào mùa đông, nó trở nên ngập lụt và khoảng đất giữa 2 đê-mùa- đông thành một dòng sông lớn, nhờ vậy làm giảm sức chảy tránh phá vỡ bờ đê (đê-mùa-đông) gây lụt. Vùng ngập lụt do sông ở Hoà Lan hiện nay Ngày 02/02/1995, mưa lũ ở Pháp và Đức làm sông Rhine và Meuse ngập lụt, nước sông Rhine tại Lobith (biên giới với Đức) dâng cao 13.48 m trên mực biển. Chính quyền sợ rằng các đê dọc các sông này trong lãnh thổ Hoà Lan không thễ chống cự nổi với áp lực nước ở thượng lưu nên phải ra lệnh 250,000 dân ở vùng Đông và trung tâm Hoà Lan phải di tản. Mặc dầu không bị vỡ đê, hay nước tràn
  14. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long qua đê, chính phủ Hoà Lan lập tức có chương trình khẩn cấp 1.2 tỉ USD để củng cố lại hơn 800 km hệ thống đê dọc sông và dự trù phải hoàn thành trước 2008. Nếu các đê này vỡ, 70% lãnh thổ Hoà Lan sẽ chìm ngập dưới 6 m nước. Với hệ thống đê biển và đê sông hiện tại, các kỹ sư thủy lợi Hoà Lan cam đoan rằng dầu mực nước biển có dâng cao thêm 1 m và với vũ lượng gia tăng thêm 25% ở Tây Âu do hậu quả hâm nóng toàn cầu, Hoà Lan sẽ vẫn an toàn. Tuy vậy, chính phủ Hoà Lan lúc nào cũng cảnh giác vấn đề nghiêm trọng này. Tái tạo sinh môi. Với hệ thống đê biển vững chắc, nước mặn không còn xâm nhập vào nội địa, sinh môi vùng nước mặn, nước lợ bị hủy họai. Hồ Grevelingen trở thành nước ngọt khi con đê biển Brouwerdam dài 6 km hoàn thành (1971), động và thực vật nước mặn bị hủy diệt. Vì vậy, năm 1978 một cống nước được thiết lập trên đê này để nước biển thông thương lại với hồ, nhờ vậy môi trường biển được tái tạo và động thực vật biển được tái sinh trong hồ này. Cũng vậy, việc tái tạo môi sinh cũng được thực hiện ở Hồ Haringvliet Giải quyết vấn đề ô nhiễm. Sông Rhine bị ô nhiễm rất nặng, mà Hoà Lan ở hạ lưu nên nhận nhiều hậu quả, nhất là ở Hồ Ketelmeer. Để giải quyết vấn đề n ày, các kỹ sư Hoà lan làm một đê vòng tròn, đường kính 1 km ở giữa Hồ Ketemeer, đê cao hơn mặt nước hồ 10 m, bên trong đào sâu 45 m, vách đê bên trong được hàn kín. Polder đặc biệt này dùng để chứa các chất thải do xáng múc từ hồ. Nếu không có hệ thống đê biển và đê sông, 70% lãnh thổ Hoà Lan sẽ chìm sâu 6m khi có lụt do biển hay sông. Người Hoà Lan đã phấn đấu liên tục trên 2,000 năm nay để có một đất nước giàu đẹp hiện nay. Chính phủ, quốc hội, nhân dân, các nh à khoa học, nông gia, các nhà bảo vệ môi trường, v.v. cùng ngồi chung với nhau để
  15. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long giải quyết việc sống còn của đất nước họ. Vì vậy không có nhiều mâu thuẫn chính trị, xã hội, kinh tế trong vấn đề giải quyết vấn đề lụt lội ở Hoà Lan. Tất cả đều nhắm đến tương lai lâu dài cho một đất nước Hoà Lan phồn thịnh.
  16. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Phần 2: Kinh nghiệm Mississippi 1. Sơ lược về sông Mississippi Sông Mississippi là một bộ phận trong hệ thống sông Jefferson-Missouri- Mississippi của Bắc Mỹ, dài 6,275 km, đứng hạng 4 trên thế giới, lưu vực rộng 3,225,000 km², gồm 19 phụ lưu lớn chảy vào Mississippi, như sông Minnesota hội nhập tại Twin Cities (Minnesota), sông Wisconsin tại Prairie du Chien (Wisconsin), sông Des Moines tại Keokuk (Iowa), sông Missouri (dài 3,767 km) và sông Illinois gần St. Louis (Missouri), và sông Ohio tại Cairo (Illinois). Lưu lượng biến đổi từ 7,000 đến 20,000 m³/s, trung bình 16,200 m³/s, hạng 10 thế giới, lưu lượng ở hạ lưu tại Baton Rouge khoảng 12,743 m³/s. Ở hạ lưu, sông Mississippi chảy ra vịnh Mễ-Tây-Cơ (Gulf of Mexico) qua rất nhiều nhánh sông nhỏ, hai nhánh sông chính là (i) sông Atchafalaya tách Mississippi tại Simmersport, chảy qua thành phố Morgan rồi ra vịnh Atchafalaya, dài 270 km, và (ii) nhánh sông chánh Mississippi chảy qua New Orleans, cách biển 169 km. Không ảnh hạ lưu Mississippi
  17. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Qua hàng ngàn năm, vào mùa xuân, mưa lũ làm nước sông dâng cao, tràn hai bên bờ, gây lụt lội ở trung lưu và hạ lưu, đồng thời mang theo khoảng 159 triệu tấn phù sa bồi đắp cánh đồng hai bên, tạo tam giác châu lớn dần ở hạ lưu, lấn ra biển, và tạo thành vô số cồn, đảo đất/cát nhỏ ở vùng biển cạn trong Vịnh Mễ-Tây-Cơ. Vào thời Cretaceous cách đây 65 triệu năm, ở thời nước biển dâng cao, bờ biển cách xa bờ biển ngày nay 800 km, gần Cairo thuộc Illinois. Cách đây 8,000 năm, khi nước biển hạ thấp tới mực nước ngày nay, bờ biển nằm ở Baton Rouge, cách biển ngày nay 100 km. Tại vùng duyên hải, phù sa dày hơn 5 km. Trong 5,000 năm qua, tam-giác-châu tiến ra biển từ 24 đến 80 km, tùy nơi. Trung bình hàng năm, phù sa sông bồi đắp làm gia tăng diện tích thêm vài km2. Trong vòng vài ngàn năm qua, sông Mississippi đã bồi đắp 28,568 km2 đồng bằng, trong số đó 23 900 km2 đất cao hơn mặt biển, phần còn lại xấp xỉ hay thấp hơn mực nước biển, tạo thành vùng-đất-ngập (wetlands), đa số là đầm lầy (marsh). Vùng-đất-ngập thuộc Louisiana khoảng 1.2 triệu ha, chiếm tổng số 40% vùng-đất- ngập của Hoa Kỳ. Đây là vùng trù phú tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, nông nghiệp (như lúa, mía, bông vải), và hải sản (gồm cá, tôm, cua, sò, v.v.) và rất phong phú đa-dạng-sinh-học (gồm 260 loài cá, 326 loài chim, 60 loài sò, v.v.). 2. Hệ thống đê điều ở hạ lưu - Thành phố New Orleans Khi một con sông hoạt động, vào mùa lũ lụt, phù sa thô lắng động ngay bờ sông tạo thành bờ đê thiên nhiên, cao hơn phần đất bên trong. Càng xa sông phù sa càng mịn nhuyển hơn với số lượng ít hơn được lắng động, nên bờ sông thoai thoải thấp dần khi càng xa sông, và bên trong cùng là nơi đất trũng đầm lầy. Cũng vậy, sóng biển mang cát phù sa tạo thành giồng-duyên-hải, chạy song song với bờ biển, cao hơn nội địa là vùng đầm lầy. Vào mùa lũ lụt, nước sông vượt đê-thiên-nhiên tạo lụt. Cũng vậy, khi có thuỷ triều lớn hay bão tố, nước biển tràn qua giồng-duyên- hải gây lụt bên trong.
  18. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Ở vùng hạ lưu, trong tam giác châu, di dân Âu Châu đầu tiên định cư trên vùng đất cao trên các đê-thiên-nhiên dọc sông, nhất là từ Simmersport ra tới biển, trên cả 2 nhánh sông chánh Atchafalaya và Mississippi, cũng như ở các phụ lưu khác. Để ngăn chận lụt lội hàng năm trên vùng đất này, và để gia tăng diện tích thổ cư, cũng như diện tích nông nghiệp, họ lấn vào vùng đất trũng, vùng đầm lầy bên trong, họ thiết lập hệ thống đê dọc sông, ngay trên bờ-đê-thiên-nhiên. Đặc biệt khi bông vải trở thành quan trọng, các nông gia mở rộng diện tích đồn điền bông vải, hàng vài trăm cây số đê được thiết lập dọc theo sông, từ phía nam New Orleans cho tới Baton Rouge, và chạy dài tới Arkansas. Cũng vậy, ở phía nam, gần biển, các đồn điền mía được thiết lập sau khi các hệ thống đê được thiết lập dọc theo các phụ lưu (bayou). Lúa được canh tác nhiều ở tây nam tiểu bang, vùng Lafayette, với tổng số diện tích khoảng 200,000 ha. Cốt yếu ngăn ngập lụt hàng năm từ sông, di dân đầu tiên ở vùng hạ lưu Mississippi chỉ thiết lập hệ thống đê bằng đất dọc bờ sông, trên các đê-thiên-nhiên, có nơi cao hơn mặt đất 1.2 m, dài tổng cộng 3,550 km, còn sử dụng và được tăng cường cho tới ngày nay. Về sau, ở thế kỷ 20, Công Binh Hoa Kỳ (US Army Corps of Engineers) thiết lập thêm các cổng-lụt (floodgate), đào kinh chuyển dòng nước hay thoát nước, đào hồ chứa nước (reservoir). Các công ty dầu mỏ cũng đào kinh chuyên chở dầu khí, lắp ống dẫn dầu, khí đốt, đào giếng dầu, hệ thống đê quanh giếng dầu và cơ sở lọc dầu, v.v. Trong bối cảnh đó, thành phố New Orleans được thành hình. Cư dân Âu châu, đa số gốc Pháp đến định cư ở vùng hạ lưu Mississippi, thiết lập nông trại dọc theo bờ sông, là vùng đất cao nhất vì nằm trên các đê-thiên-nhiên, có độ cao 3 – 3.6 m trên mực biển. Năm 1699, để ngăn lụt, cư dân thiết lập hệ thống đê đầu tiên dọc bờ sông Mississippi, ở một vùng gần biển để định cư, lập đồn điền và cơ sở thương mại. Năm 1718, Jean Baptiste le Moyne, vị thống-đốc người Pháp, chọn nơi này thành lập thành phố New Orleans. New Orleans, ở hạ lưu Mississippi, cách biển
  19. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long 169 km, trở nên trù phú. Ngày nay, New Orleans là thương cảng sầm uất thứ 4 của thế giới, và thứ nhất của Hoa Kỳ. New Orleans và Louisiana chứa 11% trữ lượng dầu hoả, và 19% trữ lượng khí đốt của Hoa Kỳ, cung cấp 30 % lượng hải sản cho toàn quốc. 50% ngũ cốc của Hoa Kỳ được chuyên chở từ New Orleans. Tiểu bang Louisiana sản xuất bông vải, mía, lúa gạo và các nông phẩm quan trọng khác của Hoa Kỳ. Vào đầu thế kỷ 18, đa số đất thuộc thành phố New Orleans còn là đầm lầy, và bị lũ lụt thường xuyên, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và kinh tế. Lụt ở New Orleans do 3 nguyên do: (i) nước sông Mississippi tràn bờ; (ii) nước hồ Pontchartrain tràn vào thành phố từ phía Đông Nam khi có bão; (iii) do mưa lớn, nước không thoát hay bơm kịp. Louisiana có vũ lượng trung bình hàng năm 1,630 mm, mưa tập trung vào mùa hè, cũng là mùa bão tố, nên lụt đe dọa thường xuyên. Sự thật không phải toàn thành phố New Orleans nằm dưới mực nước biển, nơi gần bờ sông thì cao hơn mực nước biển, nhưng càng xa sông thì thoai thoải thấp dần. Tựu chung 49% diện tích đất cao hơn, và 51% thấp hơn mực nước biển, và tính trung bình New Orleans nằm 0.3 – 0.6 m dưới mực nước biển, nơi thấp nhất 3 m dưới mực nước biển, và nơi cao nhất 4.8 m trên mực nước biển. Nói chung, New Orleans là một polder như của Hoà Lan, có hệ thống đê sông bao quanh thành phố dọc Mississippi và các sông rạch, và đê biển dọc Hồ Pontchartrain.
  20. Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Hệ thống đê (---) của thành phố Orleans (hình trên) và độ cao của thành phố so với mực nước biển (hình dưới, bên mặt). Vị trí địa lý thành phố New Orleans và tiểu bang Louisiana (Hình dưới, bên trái) New Orleans nằm kế bên Hồ Pontchartrain. Hồ này có diện tích 1,630 km², lớn gấp 2 thành phố. Đúng ra đây là một cái phá (lagoon) nước lợ, có độ mặn khoảng 1/2 nước biển, sâu trung bình 4 m, có nơi nạo vét sâu hơn để tàu biển thông thương, ăn thông với Vịnh Mễ-Tây-Cơ qua cửa bể Rigolets. Hồ Pontchartrain là đầu nguồn bão tố thổi vào New Orleans. Chung quanh hồ là một hệ thống đê biển cao để chống lụt, bảo vệ thành phố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2