Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long - Phần 3: Kinh nghiệm Bangladesh
lượt xem 18
download
Khái lược tổng quát về Bangladesh Bangladesh là một tam-giác-châu nhận nước mưa nhiều nhất trên thế giới, góp 92% nước mưa của ba lưu vực có tổng cộng diện tích 1.5 triệu km2 của ba sông chính là Brahmaputra, Ganges và Meghna của ba nước Bhutan, Ấn Độ và Nepal thuộc vùng Tây Tạng, chảy vào hạ lưu là Bangladesh, trước khi ra Vịnh Bengal. Sông Brahmaputra khi xáp nhập với sông Ganges tạo thành tam-giác-châu Sunderbans lớn nhất thế giới, nổi tiếng về rừng ngập mặn (mangroves) và cọp. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long - Phần 3: Kinh nghiệm Bangladesh
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Phần 3: Kinh nghiệm Bangladesh Khái lược tổng quát về Bangladesh Bangladesh là một tam-giác-châu nhận nước mưa nhiều nhất trên thế giới, góp 92% nước mưa của ba lưu vực có tổng cộng diện tích 1.5 triệu km2 của ba sông chính là Brahmaputra, Ganges và Meghna của ba nước Bhutan, Ấn Độ và Nepal thuộc vùng Tây Tạng, chảy vào hạ lưu là Bangladesh, trước khi ra Vịnh Bengal. Sông Brahmaputra khi xáp nhập với sông Ganges tạo thành tam-giác-châu Sunderbans lớn nhất thế giới, nổi tiếng về rừng ngập mặn (mangroves) và cọp. Lưu lượng sông Brahmaputra vào mùa lụt là 65,500 m3/giây, sông Ganges là
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long 51,500 m3/giây. Tổng số nước chảy ra Vịnh Bengal của Bangladesh nhiều hơn 2.5 lần sông Mississippi, chỉ sau sông Amazon. Vào năm bình thường, nếu cho lượng nước này tràn ngập, thì Bangladesh sẽ chìm sâu dưới 7 m nước. Cao nguyên Meghalaya, bắc Bangladesh, là nơi có vủ lượng cao kỷ lục trên thế giới, vủ lượng trung bình hàng năm là 11 m nước, năm mưa nhiều tới 25 m nước. Ở vùng đồng bằng duyên hải, mưa trung bình 1750 mm/năm. Vì không có công trình kiểm soát nước quy mô ở thượng nguồn, lại là vùng rừng bị tàn phá nặng nề, bao nhiêu nước lũ tràn vào Bangladesh gây nên xói lở đất đai, và lụt lội hàng năm. Mỗi năm 2,400 triệu tấn phù sa do sông chuyên chở vào Bangladesh và vịnh Bengal. Ngược lại, vào mùa khô thì đồng bằng thiếu nước canh tác, vì vậy đời sống nông dân rất bấp bênh, ít nơi có khả năng làm 2 hay 3 vụ mùa mỗi năm. Qua hàng mấy ngàn năm, người dân sống cùng thiên nhiên, quen với bão tố và lũ lụt hàng năm. Nông dân phát triển cả hàng ngàn giống lúa nổi (floating rice) thích ứng mùa ngập lụt sâu với 5-6 m nước, và vào mùa khô thì canh tác giống lúa thấp giàng (lùn). Nhưng lụt lội nhiều khi xảy ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ làm giống lúa nổi cũng không tăng trưởng kịp nên bị ngập chết, còn vào mùa khô thì lại không có nước để canh tác, hậu quả là mất mùa liên miên. Ngoài ra, nạn nhân mãn rất trầm trọng, với dân số 153.5 triệu (2007) sống trên diện tích 144,000 km2, có mật độ cao nhất thế giới (1,045 dân/km2). Hầu hết dân sống trong đồng bằng và dọc vùng duyên hải, chiếm 80% diện tích toàn quốc, bị ảnh hưởng ngập lụt và bão tố hàng năm. 21% GDP toàn quốc nhờ nông nghiệp. năng suất lúa là 8 tấn/ha/năm, gồm 2 đến 3 vụ lúa. GDP mỗi đầu người theo tiêu chuẩn PPP (Purchasing Power Parity) là 1,400 $US (hạng 153, 2007) (Vietnam 2,600 US$, 2007, hạng 129), 45% dân số sống dưới mức nghèo đói (2007, dưới 1 $US/ngày), 57% dân số mù chữ Đồng bằng khá bằng phẳng, cao độ từ 0 đến 10 m trên mực nước biển, chỉ ở vùng đông nam mới có núi đồi. Chiều dài bờ biển 580 km. Thiên tai xảy ra thường xuyên, gồm:
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long bão nhiệt đới do nước Vịnh Bengal hâm nóng, xảy ra thường (i) xuyên; Nước biển dâng cao, nước mặn xâm nhập; rừng vùng đầm lầy (ii) Sundarbans tự nhiên chết vì nhiễm mặn toàn diện; Lụt lội khủng khiếp xảy ra hàng năm, do mưa xảy ra tại chỗ (iii) hay ở thượng nguồn, hay phốí hợp cả hai. Ngày nay, mưa lớn xảy ra thường xuyên, chẳng hạn trong năm 2005 chỉ trong một ngày mưa tới 352 mm. Trận lụt thảm khốc năm 1987 là do mưa dữ dội trên khắp lãnh thổ Bangladesh, đặc biệt ở vùng tây bắc làm nước sông Ganges chảy xiết với 76,000 m3/giây, sông Ganges không kịp thoát nước nên tràn bờ đê, cọng thêm mưa lớn tại chỗ, làm trận lụt trầm trọng thêm, 40% lãnh thổ bị lụt lớn. Ngược lại, trận lụt năm 1988 không do mưa trên lãnh thổ Bangladesh, mà do mưa dữ dội ở cao nguyên Meghalaya thuộc Ấn Độ làm nước sông Meghna và Brahmaputra tràn bờ với lưu lượng 98,600 m3/giây, và nước sông Ganges với 72,300 m3/giây, làm cả 62% lãnh thổ, kể cả thủ dô Dhaka bị ngập lụt trầm trọng trong suốt 2 tuần. Một mảng đê trên bờ nam sông Brahmaputra bị vỡ, phá hủy 100,000 ha hoa màu. Vịnh Bengal cũng là nơi tập trung bão khủng khiếp thường xuyên. Tháng 10/1876, trận bão với sóng triều cao 15 m tàn phá Bangladesh với khoảng 100,000 người chết; năm 1897 làm 150,000 người thiệt mạng, tháng 11/1970 với sóng triều 9 m gây 500,000 người chết, năm 1991 bão giết hơn 130,000 dân, và mới đây, ngày 2/5/2008 bão Nargis với vận tốc gió 120 mph và mưa lủ tàn phá Miền Điện làm chết trên tám chục ngàn người.
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Hình trái: Tần số bão lớn xảy ra trong mỗi 10 năm ở Vịnh Bengal. Phần cột in đậm là số bão thổi vào đất liền. Hình mặt: Hướng bão lớn trong Vịnh Bengal trong thời gian 1945-1954, gây sóng biển cao < 2m (A), 2- 5 m (B), và >5 m (C) trên vùng duyên hải. Bangladesh lảnh đủ bão biển với sóng biển loại C khi có bão. Công trình chống bão lụt và dẫn thủy Vào năm có khí hậu bình thường, 30% diện tích Bangladesh đều bị lụt sâu vài ba mét nước. Qua hàng ngàn năm người dân Bangladesh đã thích ứng sống chung với lũ lụt định kỳ này. Hàng ngàn giống lúa nổi được thiên nhiên và nông dân tuyển chọn cho môi trường ngập lụt định kỳ, có nơi ngập lụt 5-6 m. Dĩ nhiên năng suất lúa thấp, không đủ nuôi số dân tăng trưởng 2%/năm, nên đời sống dân nghèo nàn và thất học. Ngoài ra, trong vài thập niên qua, thỉnh thoảng có những trận lụt khủng khiếp xảy ra, như các năm 1970 (nửa triệu người chết),
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long 1984, 1987, 1988, 1990 (130,000 người chết), 1991, 1998, gây thiệt hại to lớn cho tài sản và nhân mạng. Từ mấy ngàn năm trước đây, địa chủ đã đắp đê bao quanh ruộng đất của mình, và có bộng dẫn và thoát nước, để điều chỉnh nước canh tác hoa màu. Vào mùa ngập lụt, tùy theo thủy triều mà điều hòa nước trong ruộng, khi cần cho nước vào ruộng mang theo phù sa, khi cho tháo nước theo nhu cầu canh tác. Tuy nhiên, cách giải quyết này chỉ trên phạm vi nhỏ, ở nơi lụt ít. Vì không có kế hoạch toàn bộ, các công trình đê nhỏ này gây nhiều mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội. Bangladesh đã có chương trình chống lũ lụt từ lâu đời nhưng chưa quy mô. Mải đến đầu thập niên 1960s, nhờ viện trợ tài chánh và kỹ thuật của thế giới, Bangladesh mới thiết lập hệ thống chống lũ lụt từ sông và từ biển với quy mô lớn. Trận động đất 1950 tại bắc Bangladesh, Assam và vùng Hy mã Lạp Sơn làm thay đổi hướng chảy các dòng sông, đặc biệt sông Brahmaputra. Một phần ba thành phố Dibrugarh ở Assam thượng bên bờ nam sông bị xói lở. Để chận đứng xói lở và lụt lội hàng năm, một hệ thống đê bằng đá cuội được xây đựng qua dòng sông để chuyển hướng dòng nước chảy qua hướng khác, và hệ thống đê bao quanh các thành phố để bảo vệ. Vì là vùng mưa nhiều, để tránh ngập lụt vì mưa tại chỗ, hệ thống mương tháo nước từ thành phố và một hồ chứa nước lớn cũng được xây dựng. Sau trận lụt thảm khốc 1988, thế giới viện trợ tài chánh và kỹ thuật để nghiên cứu chống lũ lụt cho Bangladesh. Pháp và cơ quan UNDP của Liên Hiệp Quốc hợp tác với chính phủ Bangladesh để nghiên cứu. Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản cũng có nghiên cứu riêng cho Bangladesh. Có nhiều đề án. Đề án của Pháp gồm xây dựng 4,000 km đê kiên cố, phải mất 20 năm để hoàn thành và tốn khoảng 10 tỷ USD (giá 1990). Ngược lại, Nhật và Hoa Kỳ đề nghị giải pháp khác. Dự án của Hoa Kỳ (USAID) không
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long chủ trương trị thủy chống lũ lụt bằng đê điều, mà chủ trương sống chung với lũ lụt, thay vì dùng tiền xây dựng đê điều thì dùng để nghiên cứu tiên đoán lũ lụt và phương cách sống cùng với lũ lụt mà người dân Bangladesh đã có kinh nghiệm từ hàng mấy ngàn năm qua. Dự án của Nhật Bản, chia sẻ quan điểm của 2 dự án của Pháp và Hoa Kỳ, thiết lập hệ thống đê điều kiên cố ở những yếu điểm và đồng thời thiết lập hệ thống cảnh báo lụt và nơi trú ẩn ở mỗi địa phương khi có bão hay lụt. Chính phủ Bangladesh thì muốn giải pháp của Pháp, nhưng không có tài chánh và không có nước nào tài trợ với kinh phí khổng lồ đó. Cuối cùng Bangladesh cùng các quốc gia và cơ quan tài trợ, chủ yếu là Ngân Hàng Thế Giới đi đến thỏa thuận chung là thực hiện từng kế hoạch 5 năm, và tùy tài chánh mà thiết lập thêm đê điều. Chủ yếu của kế hoạch là bảo vệ vùng nông nghiệp và các trung tâm dân cư tránh khỏi những cơn lụt lớn nhất. Theo các kế hoạch này, bắt đầu bằng kế hoạch ngũ niên 1990-1995, các vùng bị lụt đe dọa được nghiên cứu kỹ lưỡng lại, bờ đê dài 260 km hữu ngạn sông Brahmaputra được xây cao thêm thật kiên cố, đồng thời củng cố lại hệ thống đê điều đã có. Thiết lập 5 công trình kiểm soát dòng sông, mỗi công trình tốn khoảng 10 triệu US$, và dùng mô hình toán học và quan trắc vệ tinh để theo dỏi kết quả của các công trình này. Ngoài ra, nhiều công trình khác chú trọng vào việc kiềm chế lũ lụt, thoát nước, phương pháp bảo vệ hữu hiệu đê, cải thiện nước cho ngư nghiệp, và nhiều chương trình xã hội khác. Theo các chuyên gia hàng đầu của thế giới từng thực hiện các dự án thủy lợi ở Bangladesh thì không có giải pháp nào có thể chế ngự hoàn toàn lũ lụt cho toàn quốc Bangladesh. Theo các chuyên gia này, vì ngân khoản eo hẹp, chỉ nên chọn lựa các công trình thiết kế đê điều “ngăn chận” lụt để bảo vệ dân chúng, đất canh tác, các thành phố chính và một số kiến trúc cần thiệt cho nền kinh tế như đường giao thông, cầu cống, v.v. Ở những nơi khác, thì nên “kiểm soát” mực nước lụt, nghĩa là xả nước qua các cổng điều hòa nước (regulators) trên các đê dọc sông
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long để ngập một số vùng đất bên trong vừa đủ để canh tác lúa, đay (jute) và nuôi cá. Tại các vùng lụt có hạn chế này, đường sá, nhà cửa, trường học, nhà thương, chợ búa và nhà trú ẩn được xây cất trên nền cao. Mọi hoạt động vẫn bình thường mặc dầu trong mùa lụt. Hệ thống cảnh báo lụt cũng được thiết lập, liên kết với các trạm thủy văn đầu nguồn ở Ấn Độ, theo dõi mực nước và vủ lượng suốt từ thượng nguồn cho tới Vịnh Bengal. Hiện tại, Bangladesh có thể tiên đoán 8 ngày trước khi có lụt có cơ nguy làm vỡ đê. Cũng cần ghi ở đây dự án trị thủy toàn diện của UNDP và Pháp đề nghị sau trận lụt kinh hoàng 1988. Ba dòng sông Brahmaputra, Ganges và Meghna rất khổng lồ, nếu trang trải l ượng nước đều thì Bangladesh chìm ngập sâu 7 m nước. Dân chúng quá đông, lại thiếu đất canh tác, giải ph áp đào hồ chứa nước không thực tế. Chỉ còn hai giải pháp khả dỉ tránh lụt, hoặc là vét nạo lòng sông thật sâu và rộng để nước lũ thoát ra Vịnh Bengal, hoặc xây đê hai bên bờ sông. Nạo vét lòng sông cũng không thực tiển, vì 3 con sông khổng lồ của Bangladesh mang 2,400 triệu tấn phù sa/năm, phải nạo vét hàng năm, nạo vét nơi này, phù sa lắng tụ nơi khác, ngoài khả năng tài chánh và kỹ thuật của nước nghèo Bangladesh. Theo đề án của Pháp, để tránh đ ược trận lụt tương tự năm 1988 (chu kỳ xảy ra mỗi 10 năm), cần phải xây đê cao 4.5 m đến 7.5 m tùy địa phương, như vậy cần 400 triệu m3 đất, và mất khoảng 200,000 ha đất để xây đê, sẽ ảnh hưởng tới 180,000 dân cư di dời đến nơi khác. Mặt đê dùng làm đường giao thông. Các kỹ sư Pháp đề nghị xây dựng 2 hệ thống đê dọc theo sông, (i) hệ thống đê hiện hữu gần bờ sông hiện nay được củng cố lại, và (ii) thiết lập hệ thống đê chánh cao hơn, cách xa từ 2 đến 5 km. Hệ thống đê chánh thứ hai giúp ngăn được lụt tương tự lụt 1988. Thiết lập hệ thống 2 đê này tương tự hệ thống dọc sông Rhin của Hòa Lan (xem phần 1). Diện tích khoảng đất giữa 2 đê này khoảng 300,000 ha có thể canh tác với 5 triệu dân cư trú. Đề án này bị chỉ trích, vì tổn phí quá lớn, có thể mang
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long nhiều tệ hại hơn lợi ích (như nền đất bị sụp, môi sinh bị phá hủy, bờ sông bị xói mòn trầm trọng hơn, ngư nghiệp bị tổn hại, v.v.), và Bangladesh cũng không có đủ đá để xây đê và các hệ thống chống lụt. Vì vậy, dự án của UNDP và Pháp không được quốc gia tài trợ nào hưởng ứng. Cuối cùng, các quốc gia tài trợ đồng ý kế hoạch nhiều ngũ niên, làm được tới đâu hay tới đó, như đã đề cập ở trên. Hiện nay, Bangladesh có tổng cộng khoảng 13,000 km đê, gồm 9,000 km đê sông và 4,000 km đê biển, bảo vệ khoảng 30% diện tích toàn quốc, cho khoảng 35 triệu dân (tổng số 135 triệu). Bangladesh đã xây dựng được 135 polders, từ vùng duyên hải cho tới sâu trong nội địa hàng trăm km, với tổng số diện tích 1.09 triệu ha, với khoảng 1488 cống (sluices) điều chỉnh nước. Ngày nay, 90% dân số vùng duyên hải sống trong các polders, 80% sống nhờ nông nghiệp. Nhờ có đê biển và polders, thiệt hại do bão tố trong thập niên qua được giảm thiểu, mặc dù tại vùng duyên hải, đất chỉ cao hơn mực nước biển từ 0 đến 2 m, trong khi sóng triều lúc bão biển cao 6m. Ngược lại, ở bắc Bangladesh, đất canh tác lại thiếu nước trầm trọng để canh tác lúa và hoa màu khác trong mùa khô. Một công trình bắt đầu thực hiện trong cuối thập niên 1970s và 1980s, với diện tích tổng cộng 750,000 ha, trong số đó 540,000 ha sẽ được dẫn thủy. Công trình gồm xây một đập chắn, hệ thống đê bao ngạn ngăn lụt, kinh đào chuyển hướng dòng nước, hệ thống mương dẫn thủy và thoát thủy, một hệ thống kết tụ phù sa. Công trình giai đoạn 1 hoàn thành tháng 6/1998. Kể từ 2003, 111,400 ha đã được dẫn thủy và nông dân trồng được 3 vụ lúa (một vụ mùa mưa, và 2 vụ trong mùa khô). Giai đoạn 2 còn đang thực hiện. Không ai chối cãi lợi ích của hệ thống đê dọc biển, dọc sông, quanh các polders trong việc chống lũ lụt, bảo vệ dân và phát triển kinh tế của Bangladesh. Nhờ hệ thống kiểm soát lụt và dẫn thủy, Bangladesh sản xuất đủ lương thực nuôi 135 triệu dân. Tuy nhiên, theo một số chuyên viên nước ngoài và trong nước, hệ thống chống lụt ở Bangladesh có những thất bại:
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long (i) Các đê bằng đất thường bị phá vỡ, nên lụt vẫn xảy ra, nhất là trong thập niên qua, vì dòng chảy của sông trở nên khủng khiếp do nạn phá rừng ở thượng nguồn. Dân chúng sống bên trong đê có thể bị nguy hiểm thình lình khi đê bị vỡ (ii) Vùng đất thấp xa sông thiếu phù sa bồi đắp, trở nên nghèo nàn, nền đất lún sụp, trong khi nước biển dâng cao. (iii) Môi sinh bị phá hủy, mà thế giới môi sinh quan tâm nhất là vùng rừng ngập mặn Sunderbans. (iv) Nước trong các polders và thành phố có hệ thống đê bảo vệ bị ứ động do mưa tại chỗ, do thẩm lậu, nên nguồn nước bị ô nhiễm vì phân cầu tiêu, gia súc, rác rến, v.v. Cây đa niên, vườn cây ăn trái trong các polders bị úng nước chết. (v) Rất tốn kém để bảo trì đê điều hàng năm. (vi) Cá không di chuyển từ sông vào đồng ruộng ngập lụt hàng năm như trước kia để sinh đẻ và lớn. Ngư nghiệp nội địa sút giảm. (vi) Hệ thống đê điều hiện nay ngăn lụt được ở vùng này thì lại gia tăng hiểm họa lụt lớn hơn ở vùng khác. (vii) Hệ thống đê dọc duyên hải làm lòng sông rạch bị cạn do lắng tụ phù sa, cản trở việc lưu thông. (viii) Mâu thuẫn xã hội do quyền lợi giữa nông trại nuôi tôm (cần nước mặn) và người trồng lúa (cần nước ngọt). (ix) Quan điểm của cộng đồng địa phương không được quan tâm khi hoạch định, nên ngày nay nhiều mâu thuẫn giữa dân và chính quyền xảy ra. Vì dân quá nghèo, không thể canh tác lúa cao sản cần nhiều phân bón và thuốc diệt sâu bọ, nên một số nông dân phá đê tái tạo lụt như trước kia để canh tác lúa nổi, mặc dầu
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long năng suất kém hơn (nhưng lợi hơn). Ngày nay, một số polders được tái thiết lại với hệ thống cống dẫn và thoát nước để điều chỉnh mực nước bên trong polder, dựa theo nhịp điệu thủy triều, tùy theo nhu cầu canh tác của người dân. Ngày nay, Bangladesh vẫn tiếp tục chương trình trị thủy với các hệ thống đê điều, nhưng đồng thời tìm giải pháp sửa chửa các yếu điểm kể trên. Ngân Hàng Thế giới, Ngân Hàng Á Châu và các chuyên viên thủy lợi ngày nay lắng nghe ý kiến của người dân để vừa phối hợp kỹ thuật tân tiến trong xây dựng đê điều với kinh nghiệm cổ truyền ngàn năm của nông dân trong vấn đề sống còn của họ. Bangladesh vẫn tiến lên vì sự sống còn, vì cơm no áo ấm cho toàn dân Bangladesh, mặc dầu nhiều chống đối của nhóm môi sinh đòi bảo vệ thiên nhiên và thú hoang dã. Cuộc tranh đấu với thiên nhiên vẫn tiếp tục và sẽ không bao giờ chấm dứt. Tài liệu tham khảo chính New Scientist (1989), issue 1693, 02 December 1989. Bangladesh: at the mercy of climate change (2007): http://www.srwolf.com/wolfsoc/articlearchives/2007/06/bangladesh_at_the_mercy _of_cli.html Technical Support Unit, World Meteorological Organization and Global Wate Partnership (2003). Bangladesh: Flood Management. Tutu, A-U-A. (2005). River management in Bangladesh: a people’s initiative to solve water-logging.
- Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long Khalequzzaman, M. (). Flood Control in Bangladesh through Best Management Practices. Wiebe, H. Flood action Plan in Bangladesh. In “Assessment of flood control and management Options”. http://www.dams.org Weste, P. and Bron, J. Water management in flood control and drainage systems in Bangladesh. Hossain, M.Z. and Sakai, T. 2008. Severity of Flood Embankments in Bangladesh and Its Remedial Approach. Agricultural Engineering International: the CIGR Ejournal. Manuscript LW 08 004.Vol. X. May, 2008.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long - Phần 6: Kênh đào và các biện pháp thủy lợi
19 p | 139 | 34
-
Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long - Phần 8: Thách thức với biển cả
23 p | 117 | 28
-
Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng sông Cửu Long - Phần 2: Kinh nghiệm Mississippi
20 p | 94 | 21
-
Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng Cửu Long
16 p | 68 | 4
-
Phát triển phương pháp tối ưu đa mục tiêu trong lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước, áp dụng thử nghiệm giải bài toán ước tính tham số trong mô hình thủy văn phân bố
10 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn