intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 2 - Ngô Quốc Quýnh

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

102
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 2 gồm nội dung chương 5 đến chương 7 của cuốn sách. Nội dung các chương của phần này như: "Từ Hải thực" và "Từ Hải hư", "Hoạn Thư thực" và "Hoạn Thư hư", tâm sự của Nguyễn Du, vì sao tâm sự Nguyễn Du lại u uất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 2 - Ngô Quốc Quýnh

  1. "TỪ HẢI THựC" VÀ "TỪ HẢI Hư'. "HOẠN THƯ THựC" VÀ "HOẠN THƯ Hư' • • • "Thúy Kiểu thực" có ba đời chồng: Kim Trọng, Thúc sinh và Từ Hải. Cuộc đời của Nguyễn Du cũng bị chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi ba ông vua: Lê Chiêu Thống, Quang Trung và Gia Long. "Thúy Kiều hư" là Nguyễn Du. "Kim Trọng hư" trong giai đoạn trước khi Kiều gặp Thúc sinh và Từ Hải là Chiêu Thống. Vậy vua Quang Trung được đại diện bởi người chồng nào trong hai người chồng sau của Kiéu? Tìm khắp cả phần liên quan đến Thúc sinh, trong "Truyện Kiều" không thể tìm được một dấu vết nào có thể gán cho "Thúc sinh hư", vậy, chỉ có "Thúc sinh thực" và nhân vật Thúc sinh không đại diện cho một ngưòd cụ thể nào. Trái lại, với Từ Hải, chúng ta có thể tìm thấy một sô' dấu vết khá rõ, giúp chúng ta tách riêng được "Từ Hải thực" và "Từ Hải hư", để từ đó tìm ra được bóng dáng vua Quang Trung ẩn sau nhân vật Từ Hải. 99
  2. Dường như để giúp chúng ta dễ nhận thấy sự khác nhau trong thái độ của "Thúy Kiều hư" đối với "Kim Trọng hư" và "Từ Hải hư", Nguyễn Du đã "bố trí" cho Kim và Từ gặp và trò chuyên với Kiều trong những hoàn cảnh giống nhau. Chúng ta thống kê được đến sáu hoàn cảnh như vậy. Trước hết, ở chương trên, chúng ta đã thấy ràng, nếu chân dung của Kim được mô lả bằng sáu câu (kể cả câu giới thiệu tên, họ, quê quán) thì chân dung của Từ (kể cả câu giới thiệu tên, họ, quê quán) cũng được mô tả bằng sáu câu. Trong khi Kim được phác họa bằng những nét mơ hồ, thiếu cụ thể và rất lẩm thường, thì Từ lại được khắc vẽ bằng những nét rõ ràng cụ thể, rõ ra tướng mạo của một người anh hùng. Nói cho thật công bằng, "Kim Trọng hư" cũng có các ưu điểm là "hào hoa, phong nhã" đổ đới chọi với các ưu điểm của Từ Hải là "côn quyển hơn sức, lược thao gồm tài". Nhưng chúng ta cũng phải công nhận là rèn luyộn cái hào hoa phong nhã không khó, không mắt nhiểu thời gian và sự nỗ lực, như rèn luyện côn quyền, thao lược. Hoàn cảnh thứ hai là chuyện "xem tướng". Kiều gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người nhưng chỉ "xem tướng" cho hai người là Kim Trọng và Từ Hải. (Tuy Kiều có phỏng đoán: Mã giám sinh là tay bợm già, "như hình con buôn" nhưng không phải là nhờ quan sát tướng mạo, mà là qua thái độ lén lút, lời ăn tiếng 100
  3. nói của Mã, và lũ người nhà). Xem tướng cho Kim, Kiều thấy Kim chỉ là "phường Kim môn", như ta đã thấy ở trên. Khi "xem tướng"cho Từ thì Kiều trả lời: 2159 Thưa rằng: Lượtig cả bao dong Tấn Dương được thấy máy rồng có phen... Như thế là Kiều đã nhìn thấy ở Từ một người làm nên sự nghiệp đế vương, một người anh hùng sẽ nhất thống sơn hà, theo cách đánh giá của người xưa. Hoàn cảnh thứ ba là sự nhớ nhung của Kim và Từ, đối với Kiều. Chưa đầy một tháng, sau khi hai người ưao thoa, đổi quạt, được dịp cả nhà về bên ngoại mừng sinh nhật, Kiều đã lập tức sang thăm Kim, Ihế mà vừa thấy mặt nhau, Kim đã buông ngay lời trách móc, than thở: 381 Trách lòng hờ hững với lòng Lùa hương chốc đ ể lạnh lùng bấy láu Những là đắp nhớ đổi sầu 384 Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm. Trái lại, sau nửa năm chăn gối cùng Kiều, Từ đã "quyết lời dứt áo ra đi" lập sự nghiệp, không chút bịn rịn, và không để Kiều "theo càng thêm bận": 22ỉ 3 Nửa năm hương lửa đương nồng Trượtìg phu thoắt đ ã động lòng bốn phương. Trông vời trời b ể mênh mang 22ì 6 Thanh gươm, yên ngựa, lên đường thẳng giong. 101
  4. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã lấy chi tiết "hương lửa đưcmg nồng" để đối lại với "lửa hương chốc để lạnh lùng" nhầm làm nổi bật sự tương phản giữa tính cách của Kim và của Từ: Kim chỉ biết trách móc Kiều hờ hững, còn Từ, thì Kiều đòi đi theo, lại không đồng ý và cũng trách, nhưng trách "sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình". Hoàn cảnh thứ tư là lúc từ biệt Kiều. ♦ Nhận được thư của "Xuân đường" gọi vé chịu tang chú, lúc tạm biệt Kiều, Kim chỉ biết than thở lo buồn, rồi dặn dò một cách ích kỷ: 543 Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông, Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy! Gìn vàng, giữ ngọc cho hay 546 Cho đành lòng k ẻ chăn máy cuối trời. Trái lại, khi để Kiều ở lại để ra đi lập sự nghiệp, Từ sẫn lòng tin ở lòng chung thủy của nàng, mà ra đi không chút bịn rịn, chỉ dặn: 2227 Đành rằng chờ đó ít ìảu Chầy chăng ià một năm sau, vội gì. rổi 2229 Quyết lời dứt áo ra đi Gió đưa bằng tiện đ ã lìa dặm khơi. Hoàn ỉảnh thứ năm là lức nghe tin vé sự bất hạnh của Kiẻu. 102
  5. Nửa năm sau, khi từ Liêu Dương ưở lại "vườn Thúy" rói được nghe Vương ông kổ lại chuyện gia đình gập nạn, Kiểu phải bán mình cứu cha, Kim khỏng hé tỏ vẻ câm phẫn vì nỗi oan uổng của gia đình họ Vương, mà chỉ biết khóc lóc, kẽu gào vì "đau nỗi biệt ly": 2795 Vật mình, vầy gió, tuôn mưa Dầm dê giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê. Trái lại, khi nghe Kiểu "kể lại sự ngày hàn vi" thì Từ đùng đùng nổi giận, và ngay lập tức ra lệnh cho ba quần đi bắt những người đã làm khổ Kiều để trừng trị: 2295 Từ công nghe nói thủy chung Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang. Nghiêm quản tuyển tướng sẵn sàng Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao Ba quân chỉ ngọn cờ đào 3000 Đạo ra Vô Tích, đạo vào Làm Truy. Cuối cùng, cảnh thứ sáu là cảnh gặp lại Kiều sau một thèả gian dài xa cách. Sau mười lăm năm xa cách, biết bao thương nhớ, và mất không kể xiết công sức, Kim mới tìm lại được Kiều, thế mà Kiều lại đáp lại bằng vẻ thờ ơ, lạnh nhạt: 3012 Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa. 103
  6. ở frfiần dưới, tôi sẽ phân tích thái độ này của Kiéu một cách chi tiếl hơn; ở đây, chỉ cần chúng ta nhận xét rằng thái độ phi logic này chính là đổ dành cho "Kim Trọng hư" chớ không phải cho "Kim Trọng ứiực". Trái lại, một năm sau khi ra đi lập sự nghiệp, Từ lại được Kiều đón tiếp một cách mặn mà, đằm thắm: 2273 Rỡ minh là vể cân đai Hãy còn hàm én, mày ngài như xưa. và hai người: 2283 Cùng nhau trông mặt cả cười Dan tay vê' chốn trướng mai tự tình. Qua sáu đoạn so sánh này, qua sự đối chọi nhau hầu như từng câu, từng chữ, chúng ta thấy rõ sự tưcmg phản trong tính cách của hai nhân vật: một đàng là Kim Trọng tầm thường cả về dung mạo lẫn tài trí, đàng kia là Từ Hải anh hùng, chí lớn, tài cao. Hầu hết các đặc điểm trên của Kim, như đã trình bày trong chương trước, đều là của "Kim Trọng hư". Vậy, tất nhiên chúng ta phải cho rằng các đậc điểm cùa Từ được đưa ra so sánh với Kim cũng là của "Từ Hải hư", tức là vua Quang Trung. Để xác minh thêm kết luận này, chúng ta hãy làm rõ chân dung của "Từ Hẩi thực". ÍGii đánh giá một người có xứng danh là anh hùng hay không, trước hết, người ta xét cái chí: người đó phải có chí lớn, hiểu theo nghĩa là có chí mưu bá 104
  7. đồ vương, có chí muốn bình thiên hạ, nhất thống scfn hà, và khi mưu đồ sự nghiệp có thể nhiều phen thất bại, nhưng dù thất bại bao nhiêu cũng không được nhụt chí mà phải phấn đấu đến lúc sức cùng, lực tận... Qiúng ta hãy xem, Từ Hải có cái chí đó không. Khi từ biệt lên đường lập sự nghiệp, Từ đã nói với Kiều: 2221 Bao giờ mười vạn tinh bình Tiếng chiêng dậy đất, bóng linh rợp dường Làm cho rõ mặt phi thường 2224 Bấy giờ ta s ẽ rước nàng nghi gia. Một năm sau, Từ quả là đã tập hợp được đủ mười vạn quân và kéo cả về thành Lâm Truy giúp Kiều báo ân báo oán: 2905 Trong tay mười vạn tinh binh Kéo về đóng chật một thành Lâm Truy. Theo các nhà nghiên cứu về dân số, thì đầu Công nguyên, dân số toàn thế giới chỉ độ 100 triệu người, trong đó dân sô' Trung Hoa không thể quá 30 triệu. Thế mà, hai trâm năm trước đó, năm 202 Inrớc Công nguyên, trong trận quyết thắng cuối cùng ở Cai Hạ, theo sử gia Tư Mã Thiên, Hàn Tín phải huy động tới ba mưcri vạn quân để bao vây rổi tiêu diệt mười vạn quân của Hạng Vũ. Lại hai trảm năm sau Công nguyên, thcri Tam quốc, trong trận Xích Bích, Chu Du 105
  8. và Gia Cát Lượng đã đánh tan 83 vạn quân Tào, khiến Tào Tháo khi về tới Hứa Đô chỉ còn các tướng lá và vài chục tên quân. Thế mà Tào Tháo vẫn chảng suy yếu chút nào, đất đai của nưóc Ngụy chẳng mất một tấc. Cuối thế kỷ 13, để xâm lược nước Đại Viột nhỏ bé, lần thứ nhất, Thoát Hoan đã đem 50 vạn quân mà vẫn đại bại, lần thứ hai, Thoát Hoan rút kinh nghiệm, chỉ đem 30 vạn quân, nhưng đi theo hai đường thủy, bộ lạo một gọng kìm mạnh hòng nhanh chóng tiêu diệt chủ lực của ra, rồi cũng lại đại bại, không khuất phục nổi một đất nước chỉ nhỏ chưa bằng một phần hai mươi nước mình. Nảm Gia Tĩnh triểu Minh (khoảng giữa thế kỷ 16, sau Công nguyên, chừng hcm 250 nàm sau thất bại của quân Nguyên - Mông ở Đại Việt ) dân số thế giới đã phải tăng gấp hàng chục lần so với đẩu Công nguyên, và dân số Trung Hoa không thể dưới 100 triệu, thế mà Từ Hải chỉ đạt "mục tiêu phấn đấu" có mười vạn quân, thì làm sao Từ có thể tính đến chuyện thâu tóm cả thiên hạ. Cũng không thể bào chữa hô Từ rằng: Từ chỉ nói phỏng chừng, với ngụ ý là "có trong tay rất nhiéu quân", vì hai lẽ: lẽ thứ nhất là con số mười vạn không phải chỉ do Từ đưa ra, mà còn do người lại già họ Đô cũng nói nữa (xem câu 2905, lời họ Đô), và thứ hai là, trong văn học Trung Hoa, để chỉ một đạo quân hùng mạnh, người ta thường nói:"hùng binh trăm vạn, mãnh tướng nghìn viên", vì trong biển người Trung Hoa, một đám giặc cỏ cũng có thể có 106
  9. hàng chục vạn lâu la. Thí dụ: giặc khăn vàng thời Tam quổc, mới nổi lên có vài tháng đã có hơn mười vạn lâu la, mà rồi trong vài năm cũng bị tiêu diệt. Vậy thì "mười vạn tinh binh" của Từ Hải đâu phải là một lực lượng có thể làm lung lay triều đình Trung Hoa? (Có thể cho rằng Từ Hải cũng được Việt Nam hóa. Mà ở Việt Nam, thời Nguyễn Du, thì với mười vạn quân, Từ có thể mưu đồ đại sự được. Tuy nhiẽn, dẫu châm chước cho Từ "tiêu chuẩn" quân số, ta vẫn không thể coi Từ là anh hùng, vì về các tiêu chuẩn tiếp theo, Từ đều không đạt. Lại cũng có thể là Nguyễn Du dùng con sô' mười vạn này để giúp chúng ta nhận ra "Từ Hải hư" chính là vua Quang Trung, vì theo một số sử gia - thí dụ Trần Trọng Kim - thì trong trận Đống Đa - Ngọc Hồi, vua Quang Trung đã chỉ huy mười vạn quân ta mà đánh tan được 26 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị). Vậy dẫu loại ưừ giả thuyết Nguyễn Du dùng con số mười vạn để ám chỉ vua Quang Trung thì Từ Hải chỉ mơ ước có mười vạn tinh binh, cũng không phải là người có chí lớn, muốn "bình thiên hạ" để làm thiên tử. Sau cái chí, phải xét đến cái khí phách, thể hiện cả trong lời nói, lẫn hành động. Về lời nói, người xưa rất coi trọng "khẩu khí", là lời nói, thường là ngắn gọn, không giống ai, thốt ra khi còn chưa thành đạt, để đánh giá khí phách người 107
  10. đó. Thí dụ, câu nói của bà Triệu: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp con sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi ncri đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng chịu làm tỳ thiếp người ta" và câu của Lê Lợi: "Làm trai sinh ở trên đời nên giúp nạn lớn, lập công to để tiếng thcnm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người" được nhân dân truyền tụng một cách kính phục đến muôn đời, và íuy bà Triệu không thành công như Lê Lợi, khí phách anh hùng của bà vẫn được đánh giá không thua kém Lê Lợi chút nào. Còn khẩu khí của Từ Hải, thì sao? Khi lừ biêt Kiểu lên đường lập sự nghiệp, Từ hứa "làm cho rõ mặt phi thường" (câu 2223 đã dẫn). Và khi đã làm vua, Từ đã "bàn bạc gần xa" với Kiều, như sau: 2469 Sao bằng riêng một biên thùy Sức này đã d ễ làm gì được nhau Chọc trời quấy nước mặc dầu 2472 Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Vậy khẩu khí của Từ là: "chọc ười quấy nước" để "làm cho rõ mặt phi thường, không biết có ai trên đầu". E)ó chưa phải là khẩu khí của người có chí làm thiên tử, vì làm thiên tử thì phải "dẹp loạn yên dân" để "bình thiên hạ, nhất thống sơn hà, khiến mọi người phải thần phục", tức là thể hiộn một khí phách "cao" hơn của Từ một bậc. Khẩu khí của Từ, tuy chứng tỏ một khí phách 108
  11. ngang tàng, không tầm thường, nhưng cũng chỉ vào loại "anh hùng Lương Sơn Bạc" không phải của người anh hùng, ứieo quan niệm của người xưa. Khi xét cái chí, thì cùng với khẩu khí, còn phải xét đến hành động, mà với Từ, là võ công. Mà về võ cống, thì Từ chỉ chiếm vẻn vẹn được năm huyện ven biển: 2443 Đòi phen gió quét mưa sa Huyện thành đạp đ ổ năm tòa cỗi nam Phong trần mài một lưỡi gươm Những loài giá áo túi cơm xá gì! Nghênh ngang một cõi biên thùy 2448 Kém gì cô quả, kém gì bá vương. Mới được có thế, Từ đã thỏa mãn rồi, không chinh phục thêm đất đai để mở rộng bờ cõi, mà an phận "rạch đôi scm hà": 2441 Triều đinh riêng một góc trời Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà. Cái chí "làm vua năm huyện" ấy không thể coi là chí khí anh hùng. Bây giờ ta lại xét cái "lược thao gồm tài" của Từ. Hồ Tôn Hiến vâng lệnh vua đem quân ra tiễu trừ Từ. Vì. 2455 Biết Từ là đấng anh hùng Biết nàng cũng dự quản trung luận bàn 109
  12. nẽn HỔ: 2457 Đóng quản làm chước chiêu an Ngọc vàng gấm vóc, sai quán thuyết hàng. thế mà Từ không chịu tìm hiểu lực lượng cùa Hổ, không nắm được địch tình, trong khi Hồ lại hiểu Từ, từ chân tơ kẽ tóc: 2506 Vương sư dòm đ ã tỏ tường thực hư. Theo binh pháp Tôn Tử thì: "Biết mình, biết người, trăm đánh, trăm thắng" Từ chỉ biết mình, mà không biết HỒ, còn Hổ lại biết mình, biết Từ. Như thế dẫu Từ không hàng, chống lại Hồ, thì cuối cùng cũng sẽ thất bại mà thôi. Người làm tướng giỏi dẫu có: 2502 Hẹn kỳ thúc giáp, quyết đường giải binh. và dẫu không nghi ngờ lòng thành thực của địch thì cũng không vội vã lơ là việc quân, mà phải ăn thề xong mới chịu giải binh. T h ế mà Từ lại ngây thơ cả tin lời hẹn với Hồ và ngờ nghệch lơ là viêc quân; 2503 Tin lời thành hạ yêu minh Ngọn c ờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng Việc binh b ỏ chẳng giữ giàng. Vây tài thao lược của Từ chưa xứng với một tướng giỏi. Theo người xưa, đối với một ngưcfi tranh bá đồ vương, thì khuyết điém lớn nhất, đủ làm người đó mất 110
  13. "danh hiệu anh hùng" bất chấp mọi ưu điểm khác, nếu có, là: "nghe theo lời đàn bà". Thế mà Từ đã luôn luôn để Kiều bàn bạc việc quân, và Hổ Tôn Hiến biết rõ điều đó: 2455 Biết Từ là đấng anh hùng Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn. Đến viộc quan trọng nhất, là "chiến hay hàng", mà Từ cũng làm theo lời Kiều: 2499 Nghe lời nàng nói mặn mà T h ế công Từ mới đổi ra thế hàng. và hàng, không phải để tránh cho muôn dân khỏi nạn binh đao, mà vì nghe lời dỗ ngon ngọt của Kiều mà quá tin lời hứa của Hồ: 2497 Sao bằng lộc trọng quyền cao Công danh ai dứt lối nào cho qua. Người anh hùng đâu có xử sự vì một chút danh lợi tầm thường như thế! Tóm lại, ứieo logic của "Truyên Kiều", Từ Hải chỉ là một người khí phách ngang tàng, chọc ười quấy nước, "giữa đường dảu thấy bất bằng mà tha", tuy đáng khâm phục nhưng chưa xứng đáng được coi là người anh hùng. Về mọi mặt, Từ đéu thua xa Hoàng Sào. Hoàng Sào (theo [2]) là một nhà nho đời Đưòmg, thi trượt bèn dấy binh làm phản. Hoàng lần lượt công phá các lỉnh Hà Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, các châu 111
  14. Tích Đông, Quảng Nam, Kinh Tương, thừa thắng lấy thành Lạc Dương, phá ải Đông Quan, vây hãm kinh đô Tràng An. Vua Đường Hy Tông phải chạy vào đất Thục lánh nạn. Hoàng chiếm kinh đô, tự xưng là Tề E)ế, lung hoành trong mười năm trời rổi bị quân triều đình đánh bại nhiều trận, cuối cùng bị thủ hạ mưu hại. Còn Từ Hải chỉ chiếm cứ được nâm huyện ven biển, và chỉ cầm cự được có năm năm: 2449 Trước cờ ai dám tì anh cường Năm năm hùng cứ một phương hái tân. Khi, để thuyết phục Từ ra hàng, Kiều nói: 2496 Làm chi đ ể tiếng về sau Nghìn năm ai có khen đáu Hoàng Sào là Kiều đã đề cao Từ quá mức, đã làm vinh dự cho Từ nhiểu lắm. (Xin phép được mở một dấu ngoặc ở đây. Về câu 2496, một số ngưcrt cho rằng Kiều đã hạ thấp tính cách anh hùng của Từ Hải, và như vậy, là Nguyên Du đã tự mâu thuản. Theo tôi, theo diễn biến của truyện, thì câu nối dó của Kiéu là rất logic. Từ Hải và Thúy Kiểu lúc này chỉ sắm vai "Từ Hải thực" và "Thúy Kiều thực". Từ thì đang "mười phân hồ đổ" tức là đang hoang mang dao động, còn Kiều thì quyết thuyết phục Từ đầu hàng. Từ vốn là người kiêu căng tự phụ, nên Kiều tránh ỉchông nói đến chuyên, 112
  15. nếu đánh nhau, thì sự được thua khó mà nói trước. Do đó Kiều tìm lỹ lẽ đánh vào các điểm yếu của Từ: lý lẽ thứ nhất đánh vào lòng trắc ẩn, nghĩa hiộp của Từ (đống xưcmg vô định đã cao bằng đầu), và lý lẽ thứ hai đánh ngay vào lòng tự ái của Từ (dẫu có chống cự được, thì muôn đời sau, người ta vẫn chỉ coi anh là giặc, như Hoàng Sào mà thôi). Tác giả quyếi định cho Từ Hải xuôi tai theo lời Kiều là hoàn toàn đúng tâm lý của Từ, đổng thời lại vớt vát được một chút danh dự cho Từ: Từ thua không phải vì kém tài thao lược, mà vì chiều ý người yêu...). Nhưng Từ luôn lự cho mình là anh hùng; hãy nghe; 2199 Nghe lời vừa ý gật đầu Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người? Khen cho con mắt tinh đời 2202 Anh hùng đoán giữa trần ai mm già! và 2275 Cười rằng: Cá nước duyên ưa Nhở lời nói những bao giờ hay không Anh hùng mới biết anh hùng Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa? và Kiều cũng luôn luôn đề cao Từ là ngưòi anh hùng, làm nên sự nghiộp đế vương; hãy nghe các câu nói của Kiều: 2195 Thưa rằng: Lượng cả bao dong Tấn Dương được thấy mày rồng có phen 113
  16. và 2279 Nàng rằng: Chú! phận ngây thơ Cũng may dây cát được nhờ bóng râv Đến bây giờ mới thấy dây Mà lòng đã chắc những ngày một hai. cuối cùng: 2549 Rằng: Từ là đấng anh hùng Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi... Người lại già họ Đô cũng khen Từ là một người: 2904 Hơn đời trí (ỉũng, ngất trời uy linh Thúc Sinh cũng nói đến Từ một cách kính trọng, khâm phục; 29J 9 Đại vương tên Hải, họ Từ Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người Gặp nàng khi ỏ Châu Thơi Lạ gì quốc sắc, thiên tài phải duyên vẫy vùng trong bấy nhiêu niên Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng... Hồ Tôn Hiến, người đã tiêu diệt Từ nhờ cách lừa gạt Từ, cũng công nhận: 2455 Biết Từ là đấng anh hùng Cách đánh giá này về "Từ Hải thực" không hợp với logic của truyện, vậy phải dành cho "Từ Hải hư", 114
  17. tức là vua Quang Trung. Họ Đô, chàng Thúc, "Thúy Kiều hư", đại diện cho các tầng lớp nhân dân khác nhau đều kính phục "Từ Hải hư" là người anh hùng, thì điều đó có nghĩa là ưong con mắt của nhân dân, và của bản thân Nguyễn Du, vua Quang Trung xứng danh là một vị anh hùng. Như vậy, qua "Từ Hải hư", chúng ta thấy được mặt thứ hai của mâu thuẫn trong tâm sự của Nguyễn Du: "Cụ kính phục vua Quang Trung là anh hùng, tài đức, biết trọng dụng nhân tài của đất nước", vì: 2277 Anh hùng mới biết anh hùng Ông vua đó xứng đáng để cụ tôn phù, nhưng cụ lại không "ưa". * * * Từ chỗ so sánh hai ông vua, Nguyễn Du còn đi đến so sánh hai triều đại. Chúng ta có thể thấy điều đó, qua các dấu vết dưới đây. Khi thực hiện cuộc báo ân, báo oán, trước mặt ba quân và bè lũ tội phạm, Kiều đã lớn tiếng tuyên bố: 2356 Chính danh thù phạm tên là Hoạn thư Theo logic của tniyộn, thì không thể quy tội cho Hoạn thư là chính danh thủ phạm đã làm cho Kiéu điêu đúng, khổ sở ưong mười năm trời được. Theo thứ tự thời gian, thì đẩu tiên, ỉà thằng bán tơ đã vu oan cho 115
  18. Vưcmg ông, rồi đến tên quan tham nhũn’, đòi hối lộ ba trăm lạng vàng, sau đến Mã Giám sinh, Tú bà, Sở Khanh, nối dối là mua Kiều làm thiếp, rói sau lại lập mẹo lừa, buộc nàng phải tiếp khách, rồi lại qua Khuyển, ưng, cướp nàng về Vô Tích, cho Hoạn bà đánh cho Kiều một trận thừa sống thiếu chết, rổi mới đến Hoạn thư. Hoạn thư tuy có giấu mịt mượn tay Hoạn bà cho Kiểu trận đòn phủ đầu, nhmg chủ yếu chỉ hành hạ nàng và Thúc sinh về mặt tình cảm: 1813 Rõ ràng thật lứa đôi ta Làm ra con ỏ chúa nhà đôi nơi chứ không ra mặt đánh đập Kiéu. Hoạn thư cũng thực bụng trọng tài Kiều, và cũng có "chút :ình thương" Kiều. Khi Kiều trình Hoạn thư tờ thân cung nàng vừa thảo, thì tiểu thư: /898 Thoắt xem, dường có ngẩn ngơ chù tình Liền tay trao lại Thúc sinh 2000 Rằng: Tài nên trọng, mà tỉnh nên tkương Ví chăng có s ố giàu sang Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên và ngay sau đó, cho nàng ra ở Quan Âm các, đã không bắt phải làm "phận con hầu" lại còn cho "hai tên hương trà" phục vụ nữa. Bắt quả tang Thúc sinh và Kiều "cùng nhau kể lể sau xưa" Hoạn thư vẫn làm bộ tin lời sinh, mà khen Kiều "bút pháp đã tinh". Kiều vì sợ bóng, sợ vía nên mới mắc mưu Hoạn thư mà tự ý 116
  19. trốn đi, chứ Hoạn thư không ra mặt đuổi Kiều. Thật ra, Hoạn thư thừa biết Kiều chẳng trốn được xa. Với thế lực của tiểu Uư con quan Lại bộ, lại có chứng cớ rõ ràng là Kiều dã lấy trộm "chuông vàng, khánh bạc", Hoạn thư có thể cho người lùng bắt nàng. Nhưng Hoạn thư đã iờ đi cho nàng, đủ tỏ, cô ta không thù ghét nàng, mả chỉ muốn làm cho nàng rời bỏ Thúc sinh, mà thôi. Đạt được mục đích rồi, Hoạn thư tha ngay, cả tội ăn trộm, cho nàng. Thế mà Kiểu lại tuyên bô' trước ba quân, rằng Hoạn thư là chính danh thủ phạiĩi, thì thật không logic chút nào. Chua hết. Khi cho điệu "chính danh thủ phạm tới trước mặt, tưởng rằng Kiều sẽ cho cô ta một hình phạt thảm khốc, ai ngờ Kiều lại "chào thưa" một cách mát mẻ,' và chỉ dọa dẫm một cách hiền lành: • • 2557 Thoắt trông nàng đ ã chào thưa Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà d ễ có mấy tay Đời xua mấy mặt, đời này mấy gan! D ễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều! rồi, sau khi nghe Hoạn thư tự bào chữa, nàng iại khen, và tha bổng: 2273 Khen cho 'Thật cũng nên rằng Khôn ngoan hết mực, nói nâng phải lời. Tha rơ thi cũng may đởi 117
  20. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Đ ã lòng tri quá thì nên Truyền quán lệnh xuống trướìig tiền tha ngay". Lời nói và việc làm của Thúy Kiều hiển nhiên là rất mâu thuẫn. Q iúng ta chỉ có thể giải thích mâu thuẫn này bằng cách công nhận rằng, đây lại là một "dấu vết" để giúp ta nhận ra "Hoạn thư thực" và "Hoạn thư hư". Tha cho Hoạn thư là hợp với logic của "Truyện K iều", vì Kiều không thể vừa trả ơn Thúc sinh xong, lại giết ngay vợ chàng. Đạo lý làm ngưòd, thời xưa cũng như thcri nay, đều không thổ chấp nhận viộc vừa trả cm chồng, lại vừa giết vợ, vì đối với Kiều, dù Hoạn thư đáng tội chết, nhưng đối vó^ Thúc sinh, Hoạn thư là người vợ mà chàng vừa yêu, vừa nể sợ. Giết Hoạn thư sẽ làm cho Thúc sinh đau lòng, thì "trăm cuốn gấm, nghìn cân vàng" tạ lòng Thúc trước đó còn có nghĩa lý gì nữa? Vậy nếu việc tha cho Hoạn thư là hợp logic, thì cô Kiều quyết định viộc tha này là "Thúy Kiều thực", cô Hoạn Ihư được tha cũng là "Hoạn Ihư thực". Còn cô Kiều kết tội Hoạn thư một cách phi logic là chính danh thủ phạm phải là "Thúy Kiều hư" và cô Hoạn thư bị kết tội phải là "Hoạn thư hư". "Thúy kiều hư", thì ta đã biết, là tác giả "Truyện K iều", vậy "Hoạn thư hư" là ai? "Hoạn thư thực" là con quan Thượng thư bộ L ại. Theo cả hai tác giả của [1] và [2] thì đời Minh (cũng 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0