Tonnes per day (Lượng hàng bốc/dỡ mỗi ngày)
Số lượng hàng hóa được bốc lên tàu biển hoặc dỡ từ (ra
khỏi) tàu biển mỗi ngày. Thời hạn mà chủ tàu/người vận chuyển
cho phép người thuê vận chuyển bốc hoặc dỡ hàng được gọi là
thời hạn làm hàng (laytime) và thường được tính trên cơ sở số
lượng tính bằng tấn/ngày.
Special survey (kiểm tra đặc biệt)
Kiểm tra chặt chẽ vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu biển theo định
kỳ 5 năm/lần do các giám định viên của cơ quan đăng kiểm tàu
biển thực hiện để duy trì phân cấp tàu biển.
Weight rated cargo (hàng tính cước theo trọng lượng)
Hàng hóa mà tiền cước vận chuyển được tính trên cơ sở
trọng lượng (của hàng hóa) cho một đơn vị thu cước có nghĩa là
bao nhiêu đơn vị tiền tệ cho một đơn vị trọng lượng. Ví dụ: 25
đô-la Mỹ cho 1 tấn (25 USD/tấn). Hàng tính cước theo trọng
lượng thường có tỷ khối (số đo tính bằng m3 chia cho 1 tấn) nhỏ
hơn 1. Ví dụ: Một tấn quặng kim loại có dung tích là 0,7m3 thì tỷ
khối của nó là 0,7 (0,7/1). Tiền cước vận chuyển đối với loại
hàng này được tính trên cơ sở trọng lượng của hàng hóa.
Windage (hàng hao hụt vì gió)
Số lượng hàng bị gió thổi bay đi trong khi bốc hoặc dỡ hàng.
Loại mất mát này thường xảy ra với hàng rời/hàng xá có hạt nhỏ
và nhẹ như cám, mùn cưa…
Water ballast (nước ba-lát)
Nước biển, nước sông… dùng để dằn tàu, có tác dụng làm
tăng tính ổn định khi tàu chạy rỗng (không có hàng) hoặc để điều
chỉnh mớn nước hay độ nghiêng của tàu cho phù hợp với hoạt
động trên biển hay tại cảng (bảo dưỡng, sửa chữa…).
Warp (to) (chuyển cầu)
Dùng dây buộc tàu làm thay đổi vị trí của tàu biển chứ không
dùng máy tàu để quay chân vịt làm di chuyển tàu. Ví dụ: tàu đang
nằm trong cầu (có buộc dây), cần dịch chuyển một chút để có đủ
chỗ cho một tàu khác cập cầu thì có thể dùng dây buộc tàu (kéo
vào, thả ra) để dịch chuyển vị trí tàu mà không cần nổ máy để
chuyển động bằng chân vịt của tàu.
Voyage account (hạch toán chuyến tàu)
Bản kê chi tiết mọi thu nhập và chi phí của một chuyến tàu sau