Thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hóa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày xác định tỷ lệ người bệnh thực hành đúng tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hóa; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc thực hành đúng chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 74 người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hóa đang điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát dựa trên bộ câu hỏi có sẵn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hóa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 5. Liu G., He S., Zhu X., et al. Early onset neonatal bacterial meningitis in term infants: the clinical features, perinatal conditions, and in-hospital outcomes. Medicine. 2020. 99(4), 1-6, doi: 10.1097/MD.0000000000022748. 6. Daniel G. P., Barbara M. E., Ye-Tay J., et al. Neonatal meningitis: a multicenter study in Lima, Peru. Rev Peru Med Exp Salud Pub. 2020. 37(2), 210-219, doi: 10.17843/rpmesp.2020.372.4772. 7. Phạm Thị Phương. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa. 2019. 1, 39-43. 8. Tan J., Kan J., Qiu G., et al. Clinical prognosis in neonatal bacterial meningitis: the role of cerebrospinal fluid protein. Plos one. 2015. 10(10), 11-19, doi: 10.1371/journal.pone.0141620. 9. Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Tạp chí Nhi Khoa. 2021. 14(2), 54-61. (Ngày nhận bài: 28/8/2023 – Ngày duyệt đăng: 06/3/2023) THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC Ở NGƯỜI BỆNH CÓ LỖ MỞ THÔNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Ngô Thị Dung, Nguyễn Hồng Thiệp, Bùi Thành Phú, Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Cát Tường, Lê Thị Kim Chi Trường Đại học Y Dược Cần Thơ * Email: ntttruc@ctump.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lỗ mở thông đường tiêu hoá gây ra những thay đổi về thể chất và tâm lý đòi hỏi sự thích nghi đáng kể của người bệnh. Người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá sẽ phải thay đổi lối sống và học các kỹ năng chăm sóc lỗ mở thông. Việc chăm sóc lỗ mở thông đòi hỏi phải có thực hành đúng nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và phòng tránh những biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người bệnh thực hành đúng tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc thực hành đúng chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 74 người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá đang điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát dựa trên bộ câu hỏi có sẵn. Kết quả: 45,9% người bệnh thực hành đúng chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. Trình độ học vấn, nghề nghiệp và sự hướng dẫn của điều dưỡng là các yếu tố được tìm thấy có liên quan đến việc thực hành đúng của người bệnh. Kết luận: Tỉ lệ người bệnh thực hành đúng chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá còn hạn chế. Do đó, các nhà quản lý và chăm sóc điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cùng các yếu tố liên quan để có giải pháp can thiệp thích hợp. Từ khóa: Lỗ mở thông, đường tiêu hoá, người bệnh tự chăm sóc. 25
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 ABSTRACT SELF-CARE PRACTICE IN PATIENTS WITH AN INTESTINAL STOMA AT CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL Nguyen Thi Thanh Truc*, Ngo Thi Dung, Nguyen Hong Thiep, Bui Thanh Phu, Tran Thi Ngoc Tram, Nguyen Thi Cat Tuong, Le Thi Kim Chi Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: The intestinal stoma causes changes in physical and psychological aspects that require considerable adaptation on the part of patients. Patients with stomas need to change their lifestyle and learn skills for self-care of their stomas. Self-care of the stoma requires proper practice to minimize negative effects on quality of life and prevent complications. Objectives: To determine the percentage of patients who practice correct self-care for intestinal stomas; explore some factors related to the correct practice of intestinal stoma self-care. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 74 patients with intestinal stomas at the Department of General Surgery, Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital by interviewing and observing based on available questionnaires. Results: 45.9% of patients implemented correct practices in the care of intestinal stomas. Education level, occupation, and nurses’ instruction were factors found to be associated with correct patient practice. Conclusions: The percentage of patients who implemented correct practices in the care of the intestinal stoma was still limited. Therefore, managers and nursing care need to pay attention to this situation and related factors in order to have appropriate intervention solutions. Keywords: Intestinal, stoma, self-care patients. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lỗ mở thông đường tiêu hoá gây ra những thay đổi về thể chất và tâm lý đòi hỏi sự thích nghi của người bệnh. Người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá sẽ phải thay đổi lối sống và học cách chăm sóc lỗ mở thông của họ [1]. Thiếu kỹ năng tự chăm sóc làm tăng tỷ lệ biến chứng ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá sau khi xuất viện [2]. Nghiên cứu của Hanem và cộng sự (2019) cho thấy 57% người bệnh gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc khi có lỗ mở thông [3]. Việc đánh giá khả năng tự chăm sóc lỗ thông của người bệnh là rất quan trọng để đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết của người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá [4]. Nhằm bước đầu đánh giá việc thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá, làm cơ sở xây dựng các giải pháp hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh, nghiên cứu:“Thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ người bệnh thực hành đúng tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá đang điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2022. 26
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người bệnh sau mổ có lỗ mở thông đường tiêu hoá chuẩn bị xuất viện. Có khả năng nghe và trả lời câu hỏi hoặc điền vào bảng câu hỏi. Có thể tự thực hiện kỹ thuật chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. - Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh trong trong giai đoạn nặng không thể tự chăm sóc và người bệnh hạn chế vận động hoặc hạn chế nghe nói. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Z 12− / 2 p (1 − p ) - Cỡ mẫu: Được tính theo công thức: n = d2 Chọn α = 0,05, d = 0,1, p = 0,263 (Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thanh Tuyền (2019) "Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại bệnh viện miền Nam Việt Nam”) [5]. Tính được n = 74. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. - Nội dung nghiên cứu: + Đặc điểm chung của người bệnh: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nguồn thông tin hướng dẫn tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. + Thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá gồm 20 câu hỏi được đánh giá thông qua các bước: chuẩn bị trước khi chăm sóc (10 câu), thực hành tự chăm sóc (6 câu) và xử lý dụng cụ - kiểm soát nhiễm khuẩn (4 câu). + Xác định mối liên quan giữa việc thực hành tự chăm sóc với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nguồn thông tin hướng dẫn tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. - Công cụ thu thập số liệu và cách đánh giá: + Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Lê Thị Hoàn và cộng sự. Bộ câu hỏi này dùng để khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo của người bệnh, đã được tác giả Lê Thị Hoàn đánh giá độ tin cậy cronbach alpha là 0,8 [6]. + Thang điểm đánh giá thực hành: Phần đánh giá thực hành gồm 20 tiêu chí thông qua các bước. Mỗi bước nếu người bệnh thực hành đúng được 1 điểm, thực hành chưa đúng được tính 0 điểm. Tổng số điểm thực hành là 20 điểm. Dựa vào điểm cắt đoạn là 70% trên tổng số điểm của thang đo lường mức độ thực hành, chia làm 2 nhóm: Thực hành đúng: đạt từ 14 – 20 điểm; Thực hành chưa đúng: đạt từ 0 – 13 điểm. - Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin chung được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người bệnh. Đánh giá thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá của người bệnh bằng cách quan sát người bệnh trong quá trình tự chăm sóc. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0, thống kê tần số, tỉ lệ thực hành đúng tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá; dùng phép kiểm Chi bình phương để xác định mối liên quan giữa việc thực hành đúng với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nguồn thông tin hướng dẫn tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng y đức theo quyết định số 2510/ĐHYDCT ngày 22/12/2021. 27
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trên 74 người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hóa, chúng tôi thu được kết quả có 77% người bệnh ở lứa tuổi trên 50. Tỷ lệ nam giới cao hơn so với nữ (52,7% và 47,3%). Phần lớn người bệnh có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học phổ thông chiếm 87,8%, có đến 8,1% người bệnh không biết chữ và tỷ lệ người bệnh có trình độ đại học – sau đại học khá thấp 4,1%. Tỷ lệ giữa các nhóm nghề lần lượt là 32,4% đã nghỉ hưu, 32,4% lao động trí óc, 27% lao động chân tay, 6,8% nội trợ và 1,4% thất nghiệp. Có 89,2% người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn cách tự chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá. 3.1. Thực hành chăm sóc lỗ mở thông đường tiêu hoá Bảng 1. Thực hành tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá Thực hành Tần số (n = 74) Tỷ lệ (%) Đúng 34 45,9 Chưa đúng 40 54,1 Nhận xét: tỷ lệ thực hành đúng tự chăm sóc ở người bệnh có lỗ mở thông đường tiêu hoá là 45,9%. Bảng 2. Chuẩn bị chăm sóc lỗ mở thông Thực hiện Nội dung thực hành Đạt Không đạt n (%) n (%) Rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc lỗ mở thông. 74 (100) 0 (0) Chuẩn bị dụng cụ. 71 (95,9) 3 (4,1) Chuẩn bị dung dịch để rửa và sát trùng. 72 (97,3) 2 (2,7) Chuẩn bị túi chứa phân. 73 (98,6) 1 (1,4) Chuẩn bị dụng cụ chăm sóc. 38 (51,4) 36 (48,6) Chuẩn bị dụng cụ hứng phân (thau, tấm lót, túi nilon). 64 (86,5) 10 (13,5) Tư thế khi chăm sóc lỗ mở thông. 54 (73) 20 (27) Cách bộc lộ lỗ mở thông. 71 (95,9) 3 (4,1) Trải tấm lót dưới lỗ mở thông ra da, hứng thau. 56(75,7) 18 (24,3) Người bệnh mang găng sạch (hoặc dụng cụ thay thế) trước khi 29 (39,2) 45 (60,8) chăm sóc. Nhận xét: còn tỷ lệ cao (60,8%) người bệnh không mang găng sạch (hoặc dụng cụ thay thế) khi chăm sóc. Bảng 3. Thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông Thực hiện Nội dung thực hành Đạt Không đạt n (%) n (%) Tháo túi phân đúng. 74 (100) 0 (0) Quan sát, đánh giá số lượng, tính chất phân, niêm mạc, da quanh 41 (55,4) 33 (44,6) lỗ mở thông. Rửa phần niêm mạc đúng (dùng nước muối sinh lý, không chà xát, 43 (58,1) 31 (41,9) không lau khô, không sát khuẩn). Chăm sóc vùng da xung quanh lỗ mở thông đúng. 37 (50) 37 (50) Lau khô vùng da xung quanh lỗ mở thông bằng gạc 38 (51,4) 36 (48,6) Dán túi đúng và phù hợp với tư thế vận động. 57 (77) 17 (23) 28
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng các bước chăm sóc lỗ mở thông lần lượt là 55,4% quan sát, đánh giá đúng; 58,1% rửa niêm mạc đúng; 50% chăm sóc da đúng; 51,4% lau khô da đúng. Bảng 4. Xử lý dụng cụ - kiểm soát nhiễm khuẩn Thực hiện Nội dung thực hành Đạt Không đạt n (%) n (%) Thu dọn dụng cụ gọn. 73 (98,6) 1 (1,4) Quản lý chất tiết: không để dịch, phân gây ô nhiễm. 35 (47,3) 39 (52,7) Xử lý rác đúng. 27 (36,5) 47 (63,5) Rửa tay sau khi chăm sóc lỗ mở thông. 73 (98,6) 1 (1,4) Nhận xét: đa số người bệnh không biết quản lý chất tiết chiếm 52,7% và xử lý rác thải chiếm 63,5%. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông Bảng 5. Mối liên quan giữa thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông với một số thông tin chung của người bệnh Thực hành Tổng P Đúng Chưa đúng Nam 15 (20,3%) 24 (32,4%) 39 (52,7%) 0,173 Giới Nữ 19 (25,7%) 16 (21,6%) 35 (47,3%) ( χ2) ≤50 tuổi 10 (13,5%) 7 (9,5%) 17 (23%) 0,225 Tuổi >50 tuổi 24 (32,4%) 33 (44,6%) 57 (77%) ( χ2) Không biết chữ 0 (0%) 6 (8,1%) 6 (8,1%) Tiểu học đến trung 31 (41,9%) 34 (45,9%) 65 (87,8%) Trình độ học 0,013 học phổ thông vấn (Fisher) Đại học – sau đại 3 (4,1%) 0 (0%) 3 (4,1%) học Nội trợ 0 (0%) 5 (6,8%) 5 (6,8%) Lao động chân tay 1 (1,4%) 19 (25,6%) 20 (27%)
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 (61,1%) [6], [7], [5]. Mặc dù có tới 89,2% người bệnh được được hướng dẫn chăm sóc lỗ mở thông, nhưng tỷ lệ thực hành đúng còn rất hạn chế, điều này cho thấy cần có sự cải tiến trong việc hướng dẫn người bệnh thực hành tự chăm sóc. Theo Kirkland-Kyhn, khi hướng dẫn người bệnh thực hành chăm sóc, điều dưỡng nên chú ý đến các phản ứng của người bệnh, tạm dừng để người bệnh đặt câu hỏi hoặc bày tỏ mối quan tâm. Việc chăm sóc lỗ mở thông rất phức tạp nên người bệnh có thể cần được hướng dẫn nhiều lần [8]. Do đó nên thiết kế chương trình giáo dục sức khỏe với nhiều thời điểm trong quá trình nằm viện. Trong quá trình chuẩn bị trước khi chăm sóc, người bệnh thực hiện tốt việc rửa tay (100%), chuẩn bị dụng cụ để chăm sóc lỗ mở thông (95,9%), chuẩn bị đúng dung dịch rửa và sát trùng (97,3%) và túi chứa phân (98,6%). Tuy nhiên, còn 60,8% người bệnh không chuẩn bị găng tay sạch (hoặc dụng cụ thay thế), người bệnh cho rằng không cần thiết và không mua đầy đủ dụng cụ để tiết kiệm chi phí. Tỷ lệ thực hiện rửa tay trước khi chăm sóc cao (100%) là điểm nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Lê Thị Hoàn (88,9%), nghiên cứu của Pandey và Dhungana (84%) [6], [2]. Việc giải thích về vai trò của việc rửa tay trước khi thực hiện chăm sóc đã được người bệnh tiếp thu và thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện chăm sóc, một số bước thực hành có tỷ lệ đạt khá thấp với chỉ 55,4% quan sát, đánh giá đúng; 58,1% rửa niêm mạc đúng; 50% chăm sóc da đúng; 51,4% lau khô da đúng (bảng 3). Việc quan sát, đánh giá tính chất phân, màu sắc da, niêm mạc còn hạn chế so với nghiên cứu của Lê Thị Hoàn (90,6%) [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Pandey và Dhungana cũng ghi nhận 50% người bệnh không biết đánh giá tình trạng lỗ mở thông, tỉ lệ này rất cao trong nghiên cứu của Silva (96%) [2] [4]. Có đến 72,3% các biến chứng liên quan đến vùng da quanh lỗ mở thông, vì thế việc quan sát và đánh giá khi chăm sóc lỗ mở thông là bước quan trọng giúp phát hiện và xử trí sớm các biến chứng [2]. Thực hiện đúng các thao tác rửa, và chăm sóc niêm mạc, da quanh lỗ mở thông là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra [9]. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng các thao tác này còn khá thấp (bảng 3) có thể do công tác giáo dục sức khỏe chưa hiệu quả, do đó cần xem lại hiệu quả của công tác giáo dục sức khỏe. Đây là điểm cần lưu ý để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn người bệnh thực hành tự chăm sóc. Người bệnh thực hiện khá tốt các bước thu dọn dụng cụ (98,6%) và rửa tay sau khi chăm sóc (98,6%) nhưng còn tỷ lệ khá cao người bệnh không biết quản lý chất tiết (52,7%) và xử lý rác (63,5%) (bảng 4). Tỷ lệ người bệnh thực hiện rửa tay sau khi chăm sóc lỗ mở thông cao hơn so với kết quả của Lê Thị Hoàn (71,7%) [6]. Nghiên cứu của Pandey và Dhungana cũng ghi nhận 100% người bệnh thực hiện rửa tay sau khi chăm sóc [2]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đơn giản như làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe và cứu sống, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe [3]. Như vậy, ngoài việc hướng dẫn người bệnh thực hiện tốt các thao tác chăm sóc lỗ mở thông thì việc hướng dẫn người bệnh quản lý chất tiết, xử lý rác cũng cần được lưu ý để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ô nhiễm môi trường. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc lỗ mở thông Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận mối liên quan giữa tuổi, giới tính với việc thực hành chăm sóc lỗ mở thông. Tuy nhiên, có mối liên quan giữa thực hành tự chăm 30
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 sóc lỗ mở thông đường với trình độ học vấn (p=0,013), nghề nghiệp (p
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 59/2023 6. Lê Thị Hoàn. Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo tại khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17(4), 209-216. 7. Phạm Thị Huế. Đánh giá thực trạng người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo. Journal of 108- Clinical Medicine and Phamarcy. 2020. 15(DB11). 8. Kirkland-Kyhn H., Martin S., Zaratkiewicz S., Whitmore M., and Young H. M. Ostomy care at home. AJN The American Journal of Nursing. 2018. 118(4), 63-68, doi: 10.1097/01.NAJ.0000532079.49501.ce. 9. Collado-Boira E. J., Machancoses F. H., Folch-Ayora A., Salas-Medina P., Bernat-Adell M. D., et al. Self-care and health-related quality of life in patients with drainage enterostomy: a multicenter, cross sectional study. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2021. 18(5), 2443, doi: 10.3390/ijerph18052443. 10. Shanmugam S. and Anandhi D. Assess the Knowledge, Attitude and Practice on Ostomy Care Among Ostomates Attending Stoma Clinic, Asia Pacific Journal of Research. 2016. 1(38), 201-203. 11. Faury S., Koleck M., Foucaud J., M’Bailara K., and Quintard B. Patient education interventions for colorectal cancer patients with stoma: A systematic review. Patient education and counseling. 2017. 100(10), 1807-1819, doi: 10.1016/j.pec.2017.05.034. 12. Hanem F. Mohamed, Seham A. Abd El-Hay and Sabah M. Sharshor. Self- Care Knowledge and Practice for Patients with Permanent Stoma and their Effect on Their Quality of Life and Self Care Efficacy. Journal of Health, Medicine and Nursing. 2019. 60, 131-138, doi: 10.7176/JHMN/60-13. 13. Ran L., Jiang X., Qian E., Kong H., Wang X., and Liu Q. Quality of life, self-care knowledge access, and self-care needs in patients with colon stomas one month post-surgery in a Chinese Tumor Hospital. International journal of nursing sciences. 2016. 3(3), 252-258, https://doi.org/10.1016/j.ijnss.2016.07.004. (Ngày nhận bài: 04/01/2023 - Ngày duyệt đăng: 15/3/2023) 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn
6 p | 247 | 65
-
Tư vấn dùng thuốc trong nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
5 p | 287 | 48
-
Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P5)
9 p | 124 | 27
-
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
5 p | 272 | 25
-
Xử lý chứng viêm đa khớp dạng thấp ở người lớn
19 p | 118 | 15
-
Chăm sóc thai nhi từ trước lúc sinh ra
5 p | 97 | 12
-
CHĂM SÓC TIỀN SẢNVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
14 p | 123 | 12
-
Dạy con ‘tứ đức’ trên đời
5 p | 77 | 7
-
Đầu tư dinh dưỡng cho trẻ em: Lợi nhà, ích nước!
5 p | 67 | 5
-
Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng
3 p | 95 | 5
-
Rối loạn tăng động ở trẻ
2 p | 95 | 5
-
Điện thoại di động làm tăng hành vi xấu ở trẻ
7 p | 74 | 4
-
Đề phòng tử vong sốt rét trẻ em
7 p | 66 | 3
-
Thuốc từ con nhện
3 p | 49 | 3
-
Trẻ em bị bỏ rơi có não kém phát triển
5 p | 65 | 2
-
Khảo sát kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế
7 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc và nhân viên y tế đối với mọc răng ở nhũ nhi
9 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn