intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng Mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng (VDDƯ) ở trẻ em phát triển. Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và có đến 85% trẻ mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi. Thực tế trong chăm sóc bệnh. Thân nhân thường tự điều trị theo kinh nghiệm như đắp lá cây, bông giã nát hoặc hạt đậu nghiền lại kiêng nước, cữ gió làm bệnh nặng và có những biến chứng nguy hiểm. VDDƯ tái phát nhiều lần Đây là một rối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng

  1. Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng Mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng (VDDƯ) ở trẻ em phát triển. Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và có đến 85% trẻ mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi. Thực tế trong chăm sóc bệnh. Thân nhân thường tự điều trị theo kinh nghiệm như đắp lá cây, bông giã nát hoặc hạt đậu nghiền lại kiêng nước, cữ gió làm bệnh nặng và có những biến chứng nguy hiểm. VDDƯ tái phát nhiều lần Đây là một rối loạn di truyền liên quan đến gen, đặc biệt ở gia đình có người bị suyễn và viêm mũi dị ứng. Bệnh cảnh toàn thể chia làm 3 giai đoạn dựa trên tuổi của trẻ bệnh, mỗi nhóm có sự phân bố tổn thương khác nhau. Giai đoạn nhũ nhi: bệnh thường gọi là lác sữa, bắt đầu từ 1 - 6 tháng tuổi và kéo dài đến 2 - 3 năm. Đặc trưng bởi những đốm da đỏ sẩn nước, sau đó rỉ nước và đóng vảy. Phân bố trên má, trán, da đầu, thân người, nếp duỗi ở chân tay và thường đối xứng 2 bên. Giai đoạn thiếu niên, khi VDDƯ xảy ra ở nhóm trẻ lớn hơn, từ 4 - 10 tuổi. Đặc điểm tổn thương là viêm da khô, dày từng mảng tròn. Phân bố trên cổ tay, mắt cá chân, mặt trước xương trụ và vùng khoeo. Giai đoạn trưởng thành khi tổn thương da ở tuổi 12 và tiếp tục vô thời hạn. Những vị trí thường gặp ở vùng duỗi cánh tay, cổ và chân. Đôi khi thấy ở mặt lưng cánh tay, bàn chân
  2. và kẽ ngón tay chân. Dạng mãn tính viêm da khô, nứt nẻ, tăng sừng. Ngứa dữ dội là dấu hiệu quan trọng có thể thấy được qua tình trạng trẻ bị kích thích, cào da đến chảy nước và chà vào những đồ vật gần đó. Gãi ngứa không cầm được thường xảy ra ban đêm khi trẻ ngủ. Những dấu hiệu khác như da bị khô, hoá sừng, dày sừng nang lông, đóng mài dày trên bề mặt duỗi của chi, những đốm da mất sắc tố. Các dấu hiệu đặc trưng cho dị ứng như nếp gấp đôi bên dưới mắt, quầng thâm mắt, đường nứt chỗ nối loa tai với mặt cũng được thấy ở nhiều trẻ bệnh. Đa số trẻ bị VDDƯ đều khỏi bệnh và có làn da bình thường khi trưởng thành. Tuy nhiên, ngứa dữ dội và da xấu xí trong những đợt bùng phát làm cho cha mẹ và cả đứa trẻ cảm thấy rất khó chịu và mặc cảm. Tổn thương đóng mài trên da thường tái đi tái lại, xuất hiện nhiều lần kể cả khi vùng da bệnh đã lành. 75% các trường hợp bị VDDƯ giai đoạn thiếu niên cải thiện ở tuổi 10 - 14 tuổi. Những trường hợp còn lại có thể diễn tiến thành viêm da mãn ở người lớn. Thức ăn dị ứng làm bệnh nặng hơn Những nguyên nhân làm tổn thương da tái phát thường gặp là khi da bị khô, do bụi bẩn hoặc ứ mồ hôi. Thức ăn và dị nguyên trong không khí cũng có vai trò kích gợi bệnh bùng phát. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thức ăn dị ứng là thủ phạm làm bệnh nặng hơn trong 40% các trường hợp. Dễ bị bội nhiễm Làn da của trẻ bị VDDƯ thường nhạy cảm hơn các trẻ khác với các chất kích thích như: hoá chất, xà phòng, cồn sát trùng và các sản phẩm chăm sóc da. Các chức năng bảo vệ da cũng trở nên yếu ớt trước các tác nhân vi trùng như: tụ cầu vàng, virus như herpex simplex, u mềm lây nhiễm và nấm. Hơn 90% trẻ bệnh tái đi tái lại có hiện diện nhiều tụ cầu khuẩn thường trú trên da. Để trẻ gãi ngứa nhiều gây trầy xước da, hoặc tự điều trị không đúng sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng làm vết thương trở nên đau nhức, chảy máu và hoá mủ, trẻ sốt cao do nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm Chăm sóc trẻ bị VDDƯ tại nhà VDDƯ làm mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng. Chăm sóc tại nhà thích hợp rất quan trọng để giúp trẻ dễ chịu, mau lành và tránh những biến chứng nguy hiểm. Giữ sạch và làm ẩm da nhằm duy trì chức năng hàng rào bảo vệ của da là biện pháp cơ bản của điều trị bệnh. Các biện pháp khác là tránh chất kích thích, dị nguyên đặc hiệu và điều trị giảm ngứa, kháng viêm, kháng sinh theo hướng dẫn y tế. - Làm sạch da: tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 - 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1 - 3 lần/ngày tuỳ độ nặng của bệnh. - Bôi chất làm ẩm: để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung
  3. dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn. - Giảm ngứa và kích ứng: duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ, vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Thuốc kháng histamin có thể dùng hỗ trợ. Chất tẩy rửa, hoá chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da phải tránh dùng. Chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông. - Chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần để được khám và điều trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2