intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hư chữa đau cột sống bằng điếu ngải, cao khoai sọ.

Chia sẻ: Tuy Mac | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong sổ theo dõi của chị Hoàng Thị Thanh Hà có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị được đánh giá là khỏi bệnh. Phóng viên đã tìm đến một số bệnh nhân và các chuyên gia y tế để tìm hiểu thực hư về phương pháp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hư chữa đau cột sống bằng điếu ngải, cao khoai sọ.

  1. Thực hư chữa đau cột sống bằng điếu ngải, cao khoai sọ
  2. Trong sổ theo dõi của chị Hoàng Thị Thanh Hà có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị được đánh giá là khỏi bệnh. Phóng viên đã tìm đến một số bệnh nhân và các chuyên gia y tế để tìm hiểu thực hư về phương pháp này. Đông y sử dụng điếu ngải điều trị một số bệnh thuộc hàn hoặc bế chứng, bệnh lâu ngày gây hư suy. Không phải ai cũng được nhận chữa Ông Nguyễn Văn Nhã (84 tuổi, C5 Giảng Võ, Hà Nội) cho biết, không phải ai cũng được cô Hà nhận chữa. Người bệnh điều trị theo phương pháp này phải rất kỳ công, kiên trì, chịu đau đớn mới có tác dụng. Ông Nhã cho biết mình bị thoát vị đĩa
  3. đệm cột sống từ năm 2006, điều trị nội khoa 1,5 tháng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô không khỏi và được chỉ định mổ. Lo sợ 50% có thể chạm vào dây thần kinh bị liệt nên ông Nhã từ chối, xin về uống thuốc Nam và hết đau. Gần đây, sau chuyến du lịch Singapore và TPHCM về ông không chỉ đau lại ở cột sống mà cả thần kinh tọa, phải lết, khó đi lại. Ông định đi lấy thuốc ở thầy lang cũ nhưng con trai, con gái (một người bị đau cột sống, một người đau tay), sau khi hơ ngải, đắp khoai sọ của cô Hà khỏi nên bảo ông điều trị theo phương pháp này. Sau 1/2 tháng được cô Hà hơ điếu ngải vào các huyệt ở chân và lưng, cơ rồi xoa bóp, tiếp đó 1/2 tháng ông đắp bó lưng 1 ngày/lần lá ngải cứu, gừng và lá lốt. Kỳ công nhất là giai đoạn đắp nước gừng, cần ít nhất là hai người, một người đun nước gừng cho sôi nhúng từng khăn và người kia ở bên trong hơ đắp vào chỗ đau liên tục, sau đó lại đắp cao khoai sọ. Vậy là ông nằm điều trị liên tục hơn 3 tháng. Hiện nay, ông Nhã đã ngồi dậy và đi lại được. Tuy nhiên, theo ông Nhã, bệnh cột sống của ông rất khó khỏi hẳn, hiện tại thì ổn định chỉ còn tê tê ở chân. Chị Phạm Thị Trang (20 tuổi ở Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội) bị đau mỏi vùng vai gáy và lưng, rất khó chịu, đứng lên ngồi xuống khó khăn. Đặc biệt, phần cổ rất khó cử động, cảm giác như không phải cổ của mình.
  4. Chị Trang đi khám tại bệnh viện huyện kết luận vôi hóa cột sống và cho uống thuốc Tây y 3 tháng không có kết quả. Sau khi đắp cao khoai sọ 1 tháng thì hết đau, tới nay đã được 7 tháng nhưng chị Trang chưa thấy đau lại. Người trong nghề nói gì? Trao đổi với phóng viên, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho hay, theo y học cổ truyền, khoai sọ có vị ngọt, hơi the, tính bình, có tác dụng điều hòa nội tạng, an thần, giải độc vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng. Khoai sọ được dân gian ứng dụng chữa bệnh thũng độc, sưng đau, khối kết (u, hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết... Tuy nhiên, các bài thuốc này đều chưa được kiểm chứng. Phương pháp này dùng điếu ngải để lưu thông sau đó dùng gừng để làm ấm cơ thể, đặc biệt là thần kinh và dây chằng nên giúp cho việc vận động tốt hơn. Đặc biệt, lưu ý khoai sọ thường gây ngứa và dị ứng nên phải cẩn thận nhất là những người có cơ địa dị ứng, thử trước một ít nếu thấy an toàn thì hãy dùng kẻo nguy hiểm. BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết,
  5. sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi không có khoai sọ. Gừng có tác dụng làm ôn tỳ vị tốt cho tiêu hóa và các chứng bên trong cơ thể. Gừng không có tác dụng đi vào các kinh lạc như ngải cứu nên việc hơ đắp gừng bên ngoài không có ý nghĩa. Còn ngải cứu, nhất là điếu ngải vẫn được Đông y sử dụng điều trị một số bệnh thuộc hàn hoặc bế chứng, bệnh lâu ngày gây hư suy. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng điếu ngải, phải là người biết rõ huyệt vị và biết cách "cứu" bởi nếu không cẩn thận dễ bị bỏng da. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt 3 - 5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở một huyệt. Cẩn thận với những phụ nữ đang mang thai hay hành kinh, người có làn da mẫn cảm (dị ứng), bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, người già và trẻ em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2