intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi và mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018

  1. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ HÀNH VI NGUY CƠ TẠI MỘT SỐ XÃ TỈNH HÀ NAM NĂM 2018 Nguyễn Thị Hương Giang*, Bùi Hồng Ngọc Trường Đại học Y Hà Nội Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi và mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các kết quả chính: 51% người cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh tim mạch là cao nhất với 41,3%, tiếp theo là bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư lần lượt là 8,3%; 8,7% và 4,7%. Tỷ lệ hút thuốc lá/lào chung là 17,6%. Hầu hết đối tượng sử dụng thuốc lá/ lào là nam giới với tỷ lệ chung là 44,0% và cao nhất là trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi (52,8%). Tỷ lệ đối tượng sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60-69 tuổi với 24,8%. Trung bình một tuần, đối tượng nghiên cứu sử dụng các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ nhiều nhất là 23,1 ± 9,6 lần, tiếp đó là 17,8 ± 5,0 lần các thực phầm giàu glucid. Tỷ lệ thiếu hoạt động thế lực chung là 20,0% trong đó nữ giới có tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực cao hơn nam giới. Khuyến nghị: Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hiệu quả. Tăng cường quản lý và điều trị bệnh nhân ở trạm y tế xã và cộng đồng. Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch cho các đối tượng từ 70 tuổi trở lên. Hướng dẫn thay đổi chế độ ăn cho các trường hợp mắc khối u/ung thư. Từ khóa: Bệnh không lây nhiễm, người cao tuổi, hành vi nguy cơ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số đang già đi ở hầu hết các quốc gia Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trên thế giới. Sự già hóa dân số đã trở thành phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). của thế kỷ 21 và đặc biệt có ý nghĩa đối với gần Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính như tất cả các lĩnh vực xã hội. Trên toàn cầu, trong năm 2012, Việt Nam có 520.000 trường dân số từ 60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong tất cả các nhóm tuổi khác.1 Theo số liệu từ Liên đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm hợp quốc, số người cao tuổi (NCT) tăng từ 962 tới 73%.4 Ước tính năm 2012, gánh nặng của triệu người trên toàn cầu trong năm 2017 lên bệnh không lây nhiễm chiếm 66,2% tổng gánh 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ năm 2100.2 Tại Việt nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân.5 Đối Nam, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống với người cao tuổi thì mức độ phổ biến của kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là bệnh không lây nhiễm còn cao hơn nữa khi có 9,3%, năm 2011 là 9,8% và đến năm 2012 đạt khoảng một nửa số người cao tuổi mắc bệnh 10,2%. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước tăng huyết áp (THA) đang cần quản lý bệnh vào giai đoạn già hóa dân số.3 hằng ngày. Người cao tuổi Việt Nam còn thường Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hương Giang mắc đồng thời nhiều bệnh. Trong số các bệnh Trường Đại học Y Hà Nội không lây nhiễm, bệnh tim mạch (chủ yếu tai Email: nguyenhuonggiang@hmu.edu.vn biến mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục Ngày nhận: 02/04/2021 bộ với yếu tố nguy cơ là tăng huyết áp) là gánh Ngày được chấp nhận: 03/08/2021 nặng bệnh tật lớn nhất ở người cao tuổi, với tỷ TCNCYH 144 (8) - 2021 253
  2. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% Thời gian nghiên cứu ở nhóm từ 60 - 69 tuổi, 33% ở nhóm 70 - 79 và Từ 6/2018 đến 6/2019. 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm 80 tuổi trở Thời gian thu thập số liệu lên.6 Bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử Từ 7/2018 đến 8/2018. vong ở người cao tuổi.7 Nhóm bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc Địa điểm nghiên cứu biệt phổi/khí quản, gan, dạ dày, đại tràng...).6 Xã An Lão, An Mỹ (huyện Bình Lục), xã Cùng với đó, người cao tuổi tích lũy của nhiều Nhật Tân, Đồng Hóa (huyện Duy Tiên) và xã yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi khi còn Yên Bắc, Bạch Thượng (huyện Kim Bảng), tỉnh trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn không Hà Nam. lành mạnh và ít hoạt động thể lực. Nhóm này 2. Đối tượng có tác động lớn nhất vào gánh nặng bệnh tật và Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên tính theo nguyên nhân tử vong ở người cao tuổi. năm sinh dương lịch trên chứng minh thư) sống Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm tại xã 6 xã trên. và yếu tố nguy cơ không chỉ gây nên gánh nặng Tiêu chuẩn lựa chọn về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao - Người cao tuổi hiện đang sinh sống tại các tuổi và gia đình mà còn tạo nên gánh nặng cho xã trên. hệ thống y tế cũng như toàn xã hội. Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm - Người cao tuổi có mặt tại thời điểm nghiên giai đoạn 2015 - 2025; Đề án chăm sóc sức khỏe cứu. người cao tuổi 2017 - 2025 và Kế hoạch tăng - Người cao tuổi có đủ tư cách pháp nhân, cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp tự nguyện tham gia nghiên cứu. và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học Tiêu chuẩn loại trừ gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai - Người cao tuổi không sống ở địa điểm đoạn 2018 - 2020 đã được triển khai cho thấy sự nghiên cứu từ 6 tháng trở lên. quan tâm của nhà nước về tình hình bệnh không - Người cao tuổi bị các rối loạn tâm thần. lây nhiễm nói chung và tình hình bệnh không lây - Người cao tuổi không hợp tác trong quá nhiễm ở người già nói riêng.6 Tuy nhiên để quản trình tham gia phỏng vấn. lý, kiểm soát được bệnh không lây nhiễm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh Thiết kế nghiên cứu già hóa dân số hiện nay. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai Cỡ mẫu mục tiêu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ 1. Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng. của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam Z21-α/2 p (1 - p) năm 2018. n= d2 2. Mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh Trong đó: không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số p = 30% là tỷ lệ tăng huyết áp do người cao xã tỉnh Hà Nam năm 2018. tuổi tự báo cáo tại cộng đồng.8 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Z1-α/2 = 1,96 (với độ tin cậy 95%) 254 TCNCYH 144 (8) - 2021
  3. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC d = 0,05 (sai số tuyệt đối) vấn thiết kế sẵn bao gồm 3 phần: Thay vào công thức ta có n = 323/1 huyện. Phần 1: Thông tin chung về người cao tuổi Tổng mẫu là 969. Thực tế thu thập được 1211. (Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ Phương pháp chọn mẫu học vấn, hoàn cảnh sống). Chọn mẫu nhiều giai đoạn: Phần 2: Tiền sử bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi. - Chọn chủ đích 3 huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Bình Lục. Phần 3: Một số yếu tố hành vi nguy cơ phổ biến gồm: hút thuốc lá/lào, sử dụng rượu bia - Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 2 xã và chọn thường xuyên, chế độ ăn và các hoạt động được xã An Lão, An Mỹ (huyện Bình Lục), xã thể lực. Nhật Tân, Đồng Hóa (huyện Duy Tiên) và xã Yên Bắc, Bạch Thượng (huyện Kim Bảng), tỉnh Phương pháp thu thập số liệu Hà Nam. Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tại hộ gia đình - Tại mỗi xã lập danh sách các hộ gia đình bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. có người cao tuổi. Thời gian tiến hành thu thập số liệu từ tháng - Chọn ngẫu nhiên hộ gia đình đầu tiên, tiếp 7 đến tháng 8 năm 2018. theo lấy hộ gia đình gần nhất hộ gia đình đầu 3. Xử lý số liệu tiên theo phương pháp cổng liền cổng, cứ như Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata vậy đến khi đủ cỡ mẫu (mỗi xã phỏng vấn 162 3.1, làm sạch và phân tích bằng phần mềm người cao tuổi). STATA 13. Thống kê mô tả bao gồm: trung bình, - Chỉ phỏng vấn người cao tuổi không có độ lệch chuẩn của biến số định lượng và tần các bệnh lý về tâm thần kinh. số, tỉ lệ phần trăm cho các biến số định tính. Biến số về thực trạng không lây nhiễm ở Sử dụng test Fisher hoặc Chi binh phương để người cao tuổi so sánh sự khác biệt. Tính tỉ suất chênh OR và kiểm định Chi bình phương tìm mối liên quan. - Tỷ lệ mắc không lây nhiễm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Tỷ lệ mắc không lây nhiễm theo giới tính. 4. Đạo đức nghiên cứu - Tỷ lệ mắc không lây nhiễm theo nhóm tuổi. Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu đã - Tỷ lệ người mắc không lây nhiễm đã được được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên điều trị. cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Biến số về một số hành vi nguy cơ không Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang lây nhiễm tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không - Tỷ lệ hút thuốc lá/lào. ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối - Tỷ lệ uống rượu bia thường xuyên. tượng nghiên cứu (ĐTNC). Các số liệu này chỉ - Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, không trung bình. sử dụng cho các mục đích khác. Các bệnh nhân đều đồng ý tham gia nghiên cứu và đảm - Tỷ lệ người cao tuổi thiếu hoạt động thể lực. bảo bí mật cá nhân cho họ. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Công cụ thu thập số liệu hội đồng khoa học Viện Đào tạo Y học dự phòng Công cụ thu thâp số liệu là bộ câu hỏi phỏng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội. TCNCYH 144 (8) - 2021 255
  4. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 18,74%. Tỷ lệ đối tượng Độ tuổi trung bình của đối tượng là: 71,1 ± người cao tuổi là nữ giới tham gia nghiên cứu 8,8. Gần một nửa số đối tượng thuộc nhóm tuổi chiếm 60,8%. từ 60 - 69 (49,6%), nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên 2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm 2018 41,3 50 Tỷ lệ % 40 30 8,3 8,7 20 4,7 10 0 Khối u/ung Đái tháo Bệnh tim Bệnh hô thư đường mạch hấp mạn tính Biểu đồBiểu đồ lệ 1. Tỷ 1. Tỷ mắclệ mắc mộtmột số số bệnhkhông bệnh không lây lâynhiễm nhiễmcủa người của cao tuổi người cao tuổi Kết quả Kết quả nghiên nghiên cứucho cứu chothấy thấy tỷ tỷ lệ lệ NCT NCTmắcmắccác bệnh các tim tim bệnh mạch là caolànhất mạch caovới 41,3%. nhất Tỷ lệ NCT với 41,3%. Tỷmắc lệ người bệnh đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tương đương nhau là 8,3% và 8,7%. Tỷ lệ NCT cao tuổimắc mắc bệnh đái tháo đường và bệnh phổi tắc các bệnh khối u/ung thư chiếm tỷ lệ thấp nhất. nghẽn mãn tính tương đương nhau là 8,3% và 8,7%. Tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh khối u/ung thư chiếm tỷ lệ thấp nhất. Bảng Bảng 1. Tỷ lệ mắc1. bệnh Tỷ lệ mắc củabệnh mộtcủa số một bệnhsố bệnh khôngkhông lây lây nhiễm nhiễm theonhóm tuổi theo nhóm tuổi 60 - 69 70 - 79 ≥ 80 BKLN 60 - 69 70 - 79 ≥ 80 p Bệnh không (n=600) lây nhiễm (n = 600) (n=384) (n = 384) (n=227) (n = 227) p n % n % n % Khối u/ung thư 34 5,7n %14 n3,7 % 9 n 3,9 % 0,288 Đái tháo đường 49 8,2 38 9,9 14 6,1 0,261 Khối Bệnh u/ungtim thưmạch 196 34 32,7 5,7 197 1451,3 3,7 106 9 46,73,9 0,288 0,000 Bệnh phổi tắc nghẽn 41 6,8 38 9,9 26 11,5 0,064 Đái tháo đường mạn tính 49 8,2 38 9,9 14 6,1 0,261 BệnhBKLN chung tim mạch 259 43,2 196 230 32,7 46,7 0,000 59,9 51,3 129 106 56,8 197 0,000 Kết Bệnh quả tắc phổi nghiên cứu chỉ nghẽn mạnra có sự khác biệt có tính 41ý nghĩa6,8 thống kê38 về tỷ lệ mắc 9,9 BKLN 26chung11,5 được tính 0,064 là tỷ lệ NCT có ít nhất 1 bệnh KLN)và bệnh lý tim mạch giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch ở Bệnh không nhóm 60 - lây nhiễm 69 tuổi chung chỉ chiếm 259đó nhóm 32,7% trong khi 43,270 - 79 230 tuổi và59,9 từ 80 tuổi129 56,8 và 46,7%. chiếm 51,3% 0,000 Tỷ lệ người cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm ở nhóm 70 - 79 tuổi là cao nhất (59,9%). Kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm chung được tính là tỷ lệ người cao tuổi có ít nhất 1 bệnh không lây nhiễm) và bệnh lý tim mạch giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch ở nhóm 60 - 69 tuổi chỉ chiếm 32,7% trong khi đó nhóm 70 - 79 tuổi và từ 80 tuổi chiếm 51,3% và 46,7%. Tỷ lệ người cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm ở nhóm 70 - 79 tuổi là cao nhất (59,9%). 5 256 TCNCYH 144 (8) - 2021
  5. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 100% 100% 80% 50,9 80% 61,4 50,9 70,7 73,3 60% 61,4 70,7 73,3 60% 40% 40% 49,1 20% 38,6 20% 49,1 29,3 26,7 38,6 29,3 26,7 0% 0% Khối u/ung thư Đái tháo đường Bệnh tim mạch Bệnh phổi tắc Khối u/ung thư Đái(n=101) (n=57) tháo đường Bệnh tim mạch (n=499) Bệnh nghẽnphổi mạntắctính (n=57) (n=101) (n=499) nghẽn(n=105) mạn tính (n=105) Đã điều trị Chưa điều trị Đã điều trị Chưa điều trị Biểu đồ 2. Tỷ lệ điều trị bệnh trên đối tượng có mắc bệnh không lây nhiễm Biểu đồ 2.Biểu Tỷ đồ lệ 2.điều Tỷ lệtrị điều trị bệnh bệnh trên trên đốitượng đối tượng cócó mắcmắc bệnhbệnh không không lây nhiễmlây nhiễm Đối Đối tượng mắcmắc tượng bệnh khối bệnh u/ung khối thư u/ung thưcócótỷtỷlệlệđiều điềutrị trị là là cao nhất chiếm cao nhất chiếm49,1%. 49,1%.Đối Đốitượng tượng mắc mắc bệnh bệnh phổiphổi Đối tắctượng nghẽn mắc bệnh mạnmạn tính có khối lệ u/ung tỷ tỷ điều thư trịtrị thấp có tỷ là lệ điều trị là cao nhất chiếm 49,1%. Đối tượng mắc bệnh tắc nghẽn tính có lệ điều thấpnhất nhất là26,7%. 26,7%. phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ điều trị thấp nhất là 26,7%. 3. 3. Thực trạng Thực một trạng sốsố một yếu yếutốtốhành hànhvivinguy nguy cơ cơ bệnh khônglây bệnh không lâynhiễm nhiễmcủa của người người caocao tuổituổi tại tại 3. Thực trạng Hà một số Nam Hà yếu năm Nam tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà 2018 năm 2018 Nam năm 2018 60 60 52.8 52.8 50 50 41.0 44.0 44.0 40 41.0 40 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 30 24.1 30 21.2 24.1 20 21.2 17.4 17.6 20 17.4 17.6 8.4 10 0.8 8.4 10 0.4 0.0 0.5 0 0.8 0.4 0.0 0.5 0 Từ 60 -69 tuổi Từ 70 -79 tuổi Từ 80 tuổi trở Chung Từ 60 -69 tuổi Từ 70 -79 tuổi Từ 80lêntuổi trở Chung Nam Nữ Chunglên Nam Nữ Chung Biểu đồ 3. Tỷ lệ hút thuốc lá/lào ở đối tượng nghiên cứu 6 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hút thuốc lá/lào chung là 17,6% trong đó cao nhất là nhóm 60 - 69 6 tỷ lệ tuổi với 21,2%. Hầu hết đối tượng sử dụng thuốc lá/lào là nam giới với tỷ lệ chung là 44,0%, nam giới hút thuốc lá/lào cao nhất là trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi (52,8%). Nghiên cứu cũng chỉ ra người cao tuổi có hút thuốc lá/lào có nguy cơ mắc bệnh phổi mạn tính cao hơn 1,3 lần những người không hút. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá/lào với mắc bệnh tim mạch, khối u/ung thư và đái tháo đường. TCNCYH 144 (8) - 2021 257
  6. những người không hút. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá/lào với mắc bệnh tim mạch, khối u/ung thư và đái tháo đường TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 70 Tỷ lệ % 59.6 60 49.9 50 43.5 40 34.2 30 24.8 19.5 20.9 20 13.2 10 2.5 2.2 2.0 2.3 0 Từ 60 -69 tuổi Từ 70 -79 tuổi Từ 80 tuổi trở Chung lên Nam Nữ Chung Biểu đồđồ4.4.TỷTỷ Biểu lệlệthường thườngxuyên xuyênsử sử dụng dụng rượu rượu bia bia theo tuổi và theo tuổi và giới giớicủa củađối đốitượng tượngnghiên nghiêncứu cứu Tỷ lệTỷ đốilệtượng đối tượng sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60-69 tuổi với sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60-69 tuổi với 24,8%. Tỷ lệ 24,8%. Tỷ lệ thường thường xuyên sử dụng rượuxuyênbiasửở dụng rượu nam giới bia ở nam (49,9%) giới nhiều cao hơn (49,9%) nữ cao giới,hơn cao nhiều nhất lànữ giới, nam cao giới nhấtđộ trong là nam giới trong độ tuổi tuổi từ 60-69 tuổi (59,6%). từ 60-69 tuổi (59,6%). Kết quả chỉ ra những người cao tuổi có sử dụng rượu bia thường xuyên đều có nguy cơ mắc các Kết quả bệnh nhóm chỉ rakhông nhữnglây NCT có sửthấp nhiễm dụng rượu hơn bia thường những xuyên đều người không có nguy sử dụng. Tuycơnhiên mắc mối các nhóm BKLN liên quan nàythấp là hơn những người không sử không có ý nghĩa thống kê. dụng. Tuy nhiên mối liên quan này là không có ý nghĩa thống kê. Bảng Bảng 2. Tần 2. Tần suất suất sử sử dụng dụng một một sốthực số nhóm nhóm thựccủa phẩm phẩm đốicủa ĐTNC tượng nghiên cứu Thực phẩm Trung bình Độ lệch chuẩn (lần/tuần) Trung bình Thực phẩm Độ lệch chuẩn Thực phẩm giàu protein 8,0 (lần/tuần) 5,2 Thực phẩm giàu glucid Thực phẩm giàu protein 17,8 8,0 5,0 5,2 Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ 23,1 9,6 Đồ chiên và nướng Thực phẩm giàu glucid 1,0 17,8 2,1 5,0 Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ 23,1 9,6 Đồ chiên và nướng 1,0 2,1 7 Trung bình một tuần, đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều nhất các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ là: 23,1 ± 9,6 lần, tiếp đó là 17,8 ± 5,0 lần các thực phầm giàu glucid. Đối tượng nghiên cứu chỉ sử dụng trung bình 8,0 ± 5,2 lần/tuần các thực phẩm giàu protein. Kết quả chỉ ra đối tượng nghiên cứu mắc khối u/ung thư có tần suất sử dụng đồ chiên và nướng trung bình cao hơn không mắc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 258 TCNCYH 144 (8) - 2021
  7. Trung bình một tuần, ĐTNC sử dụng nhiều nhất các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ là: 23,1 ± 9,6 lần, tiếp đó là 17,8 ± 5,0 lần các thực phầm giàu glucid. ĐTNC chỉ sử dụng trung bình 8,0 ± 5,2 lần/tuần các thực phẩm giàu Kết quả chỉ ra ĐTNC mắc khối u/ung thư có tần suất sử dụng đồ chiên và nướng TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC trung bình cao hơn không mắc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
  8. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não (đột cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu quỵ), bệnh mạch máu ngoại biên, suy tim, bệnh không được quản lý và điều trị, bệnh sẽ gây tim bẩm sinh, bệnh cơ tim và các tình trạng khác. tàn tật và tử vong cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người cao tuổi Hút thuốc là một trong những nguyên nhân mắc các bệnh tim mạch là cao nhất trong nhóm gây tử vong hàng đầu trên thế giới và tại Việt các bệnh không lây nhiễm với 41,3%. Tỷ lệ này Nam. Hút thuốc không những ảnh hưởng đến cao hơn so với kết quả nghiên cứu tổng quan sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng tới sức hệ thống của tác giả David Munday và cộng sự khỏe của người xung quanh. khi tỷ lệ mắc bệnh chiếm 38%. Tỷ lệ này thấp Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hút thuốc lá/lào hơn nghiên cứu của chúng tôi do tiêu chuẩn lựa trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 17,6% chọn người cao tuổi trong một số bài báo là các trong đó cao nhất là nhóm 60 - 69 tuổi với đối tượng trên 50 tuổi dựa trên quy định của mỗi 21,2%. Hầu hết đối tượng sử dụng thuốc lá/lào quốc gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự khác là nam giới với tỷ lệ chung là 44,0%, tỷ lệ nam biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh lý giới hút thuốc lá/lào cao nhất là trong độ tuổi từ tim mạch giữa các nhóm tuổi. Trong đó nhóm 60 - 69 tuổi (52,8%). Tỷ lệ nam giới hút thuốc 70 - 79 tuổi và từ 80 tuổi trở lên cao hơn so với lá/lào trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nhóm 60 - 69 tuổi. Hay trong nghiên cứu của với kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá Ali Yazdanyar và cộng sự tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ở ngưởi trưởng thành (gọi tắt là điều tra GATS) bệnh tim mạch, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tại Việt Nam năm 2015 với tỷ lệ là 45,3%.13 Tuy mạch vành và đột quỵ tăng từ 70 - 75% ở những nhiên tỷ lệ hút thuốc lá/lào chung là 22,5%. Và người 60 - 79 tuổi và đến 79 - 86 % trong số cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh những người từ 80 tuổi trở lên. Minh với tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nghiên Các bệnh phổi mạn tính phổ biến ở Việt Nam cứu 13,3%; theo giới nam là 33%.14 chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen Tỷ lệ đối tượng sử dụng rượu bia thường phế quản. Tỷ lệ mắc những bệnh phổi mạn tính xuyên là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60- ở người cao tuổi tương đối cao, giữa 10% và 69 tuổi với 24,8%. Kết quả này cao hơn so với 20%. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ nghiên cứu của SAMHSA (2014) tại Hoa Kỳ tập trung vào tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh phổi khi có 14,1% người từ 60 đến 64 tuổi và 9,1% tắc nghẽn mạn tính. Tỷ lệ này chiếm 8,7%. Kết những người trên 65 tuổi sử dụng rượu bia quả này thấp hơn so với 2 nghiên cứu trước tại thường xuyên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Việt Nam khi tỷ lệ mắc từ 14,5 - 16,6%. Bệnh tỷ lệ thường xuyên sử dụng rượu bia ở nam giới phổi mạn tính gây gánh nặng bệnh tật lớn, chiếm (49,9%) cao hơn nhiều nữ giới, cao nhất là nam khoảng 5,5% tổng số DALY đối với người 60 - 64 giới trong độ tuổi từ 60-69 tuổi (59,6%). Kết quả tuổi và tăng lên gần 9% ở nhóm 80 tuổi trở lên. về tỉ lệ nam giới sử dụng rượu bia của chúng tôi Trong các bệnh không lây nhiễm, đối tượng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh mắc bệnh khối u/ung thư có tỷ lệ điều trị là Minh ở người cao tuổi tại hai xã Nhật Tân và cao nhất chiếm 49,1%. Ngược lại, đối tượng Đồng Hóa, huyện Kim Bảng (2014).14 mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ Dinh dưỡng đang trở thành tiên quyết như điều trị thấp nhất là 26,7%. Các bệnh ung thư, một yếu tố quyết định chính của bệnh không bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc lây nhiễm, với bằng chứng khoa học ngày càng nghẽn mạn tính và các bệnh không lây nhiễm ủng hộ quan điểm rằng sự thay đổi trong chế khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 260 TCNCYH 144 (8) - 2021
  9. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC độ ăn uống có tác động mạnh mẽ, cả tích cực thể lực giữa những người cao tuổi, phương và tiêu cực, đến sức khỏe trong suốt cuộc đời. pháp thang hoạt động (activity scale) thường Trung bình một tuần, đối tượng nghiên cứu được khuyến cáo sử dụng.18 sử dụng nhiều nhất các thực phẩm giàu vitamin Hạn chế nghiên cứu và chất xơ là: 23,1 ± 9,6 lần. Về tần suất sử Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang dụng thực phẩm có thể thấy người cao tuổi tại một thời điểm ngắn. thường xuyên ăn các thực phẩm giày vitamin Tiền sử bệnh tật của đối tượng thông qua và chất xơ và sử dụng. phỏng vấn/hỏi hồi cứu, đối tượng tự báo cáo mà Tỷ lệ thiếu hoạt động thế lực chung của đối chưa có bệnh án hoặc sổ khám bệnh đối chiếu. tượng trong nghiên cứu là 20,0% trong đó nữ giới có tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực cao hơn IV. KẾT LUẬN nam giới (22,4% và 16,2%). Theo nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thu được 51% người thực trạng hoạt động thể lực ở người cao tuổi cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm. Trong tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2012 của đó tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh tim mạch Trần Văn Đình và cộng sự thấy đa số người cao là cao nhất với 41,3% (THA: 35,7% và bệnh tuổi có mức hoạt động thể lực cao khi có 81,3% mạch vành: 10,3%); tỷ lệ người cao tuổi mắc nữ giới có mức độ HĐTL cao, trong khi đó mức bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn độ này là 74,7% ở nam giới.15 Theo nghiên cứu mãn tính lần lượt là 8,3%; 8,7% và 4,7%. Có sự của Bộ Y tế Hoa Kỳ, hơn 60% người Mỹ trưởng khác biệt về tỷ lệ mắc không lây nhiễm chung thành trên 50 tuổi không đạt được mức hoạt và bệnh lý tim mạch giữa các nhóm tuổi. Đối động thể lực khuyến nghị.16 tượng mắc bệnh khối u/ung thư có tỷ lệ điều trị Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra rằng nhóm từ cao nhất (49,1%) và thấp nhất là bệnh phổi tắc 80 tuổi trở lên thiếu hoạt động thể lực chiếm tỷ nghẽn mãn tính (26,7%). lệ cao nhất (45,4%). Đây là nhóm có nhiều trở Kết quả về một số yếu tố hành vi nguy cơ ngại về mặt vận động và tinh thần, dễ gặp chấn chỉ ra rằng tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hút thuốc thương trong quá trình tập luyện mặc dù vậy lá/lào chung là 17,6%. Hầu hết đối tượng sử tuổi cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh không dụng thuốc lá/lào là nam giới với tỷ lệ chung là lây nhiễm khi tuổi càng tăng thì người cao tuổi 44,0%, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá/lào cao nhất càng dễ mắc các bệnh không lây nhiễm. Vì vậy là trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi (52,8%). Tỷ lệ đối để dự phòng bệnh tốt nhân viên y tế cần tư vấn tượng sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong hoạt động thể lực sao cho thích hợp với từng đó cao nhất là nhóm 60 - 69 tuổi với 24,8%. Tỷ cá nhân về liều lượng (cường độ, thời gian và lệ thường xuyên sử dụng rượu bia ở nam giới tần suất) và loại hoạt động theo tình trạng sức cao hơn nhiều nữ giới, cao nhất là nam giới khỏe. Kết quả nghiên cứu về lợi ích sức khỏe trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi. Trung bình một lâu dài của hoạt động thể chất - đánh giá có tuần, đối tượng nghiên cứu sử dụng các thực hệ thống các nghiên cứu dọc của Reiner M và phẩm giàu vitamin và chất xơ nhiều nhất là cộng sự chỉ ra rằng hoạt động thể lực là một 23,1 ± 9,6 lần, tiếp đó là 17,8 ± 5,0 lần các thực yếu tố nguy cơ quan trọng với các bệnh không phầm giàu glucid. Tỷ lệ thiếu hoạt động thế lực lây nhiễm (bệnh tim mạch và đái tháo đường chung của đối tượng nghiên cứu là 20,0% trong týp 2) và tình trạng thừa cân và béo phì.17 đó nữ giới có tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực cao Để đánh giá cụ thể hơn về mức độ hoạt động hơn nam giới. TCNCYH 144 (8) - 2021 261
  10. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Department of Economic and Social Thắng. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi Affairs United Nations PD. World Population điều trị tại Viện Lão khoa quốc gia năm 2008. Ageing 2015, (ST/ESA/SER.A/390). 2015. Tạp chí Y học thực hành 2009;6(666). 2. Department of Economic and Social 11. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Điều Affairs United Nations PD. World Population tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam VNAS Prospects: The 2017 Revision, Key Findings năm 2011 - Các kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản and Advance Tables. Working Paper No. Phụ nữ, Hà Nội. 2012. ESA/P/WP/248. 2017. 12. Dự án quản trị và tài chính y tế (HFG). 3. Tổng cục Thống kê. Kết quả điều tra biến Điều tra khảo sát về sử dụng quỹ BHYT tại 6 động dân số và nhà ở năm 2012, Hà Nội. 2012. tỉnh năm 2014, HFG, Hà Nội. 2015. 4. World Health Organization. Noncommu- 13. Bộ Y tế. Điều tra tình hình sử dụng thuốc nicable diseases country profiles 2014. 2014. lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 5. World Health Organization. World 2015, Hà Nội. 2015. health statistics 2014. Geneva: World Health 14. Nguyễn Huỳnh Minh. Một số triệu chứng Organization; 2014. World Health Statistics, và bệnh mạn tính hay gặp ở người cao tuổi và 2015. 2014. một số yếu tố liên quan tại hai xã nhật tân, đồng 6. Bộ Y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành hóa huyện Kim Bảng, tỉnh hà Nam năm 2014. y tế năm 2016. Hướng tới mục tiêu già hoá Khóa luận Bác sỹ Y khoa Trường Đại học Y Hà khoẻ mạnh ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Nội. 2015. Hà Nội. 2018. 15. Trần Văn Đình, Ngô Thị Mai Anh, Nguyễn 7. Institute for Health Metrics and Evaluation Tuấn Việt và cộng sự. Thực trạng hoạt động (IHME). Global Burden of Disease Study 2015 thể lực ở người cao tuổi tại huyện Ân Thi, tỉnh (GBD 2015) Results, < http://ghdx.healthdata. Hưng Yên năm 2012. Tạp chí Y học dự phòng. org/gbd-results-tool>. 2016; 2013;11(147):92. 8. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. 16. Health UDo, Services H. Physical activity Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh guidelines for americans. US Department of hưởng tới sự khác biệt về thực trạng sức khỏe, Health and Human Services. Washington, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại DC. 2008; https://www.ahajournals.org/doi/ 6 tỉnh thuộc 6 ùng kinh tế xã hội của Việt Nam full/10.1161/CIRCOUTCOMES.118.005263. năm 2014 - 2015. HSPI, Hà Nội. 2016. 17. Woll A, Jekauc D, Niermann C, Reiner M. 9. Mitchell-Fearon K, Waldron N, Laws Long-term health benefits of physical activity–a H, et al. Non-communicable diseases in an systematic review of longitudinal studies. BMC older, aging population: a developing country Public Health. 2013; 13: 813. Published online perspective (Jamaica). Journal of health care 2013 Sep 8. doi: 10.1186/1471-2458-13-813. for the poor and underserved. 2015;26(2):475- 18. Nguyễn Đức Hinh, Trần Thị Thanh 487. DOI: 10.1353/hpu.2015.0041. Hương. Hoạt động thể lực trong phòng và điều 10. Nguyễn Hải Hằng, Lê Văn Tuấn, Phạm trị bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2012. 262 TCNCYH 144 (8) - 2021
  11. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary NON-COMMUNICABLE DISEASES AMONG THE ELDERLY AND THEIR RISK FACTORS IN SOME COMMUNITIES OF HA NAM PROVINCE IN 2018 This study aimed to describe the prevalence of non-communicable diseases among the elderly in some communes of Ha Nam province in 2018 and identify some behavioral risk factors associted with disease status. Interviews and surveys were administered among 1211 adults aged 60 or older. About half of the elderly (51%) had non-communicable diseases (NCDs). The prevalence of cardiovascular diseases was the highest (41.3%), followed by diabetes (8.3%), chronic obstructive pulmonary disease (8.7%), and cancer (4.7%). Only 17.6% of the elderly reported smoking cigarettes/ waterpipe, and less than half of those who smoked were men (44.0%). Among male elderly who smoked, a little more than half were aged 60 to 69 years. About 20.9% of the elderly drank alcohol is 20.9%, of whom 24.8% were those aged 60-69 years. On average, the elderly took foods rich in vitamins and fiber about 23.1 ± 9.6 times per week, and foods rich in glucoside about 17.8 ± 5.0 times per week. About one fifth of the elderly (20.0%) were inactive, and women were more likely to be inactive than men. Among the elderly in Hanam province, there is a need for effective health education and communication activities, better management and treatment of patients at commune and community health centers, early screening for cardiovascular diseases, and clear guidelines for diets to reduce the risk of cancer. Keywords: Non-communicable disease, the elderly, risk behavior factor. TCNCYH 144 (8) - 2021 263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0