JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0070<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 22-30<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP<br />
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến một vấn đề mới và rất cần trong điều kiện hiện nay nhằm<br />
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đất nước - đó là thực trạng văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở (THCS).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khía cạnh văn hóa công nghiệp như Tư duy công nghiệp,<br />
Trách nhiệm xã hội, Tác phong công nghiệp, Ứng xử và đạo đức công nghiệp đều được<br />
học sinh THCS thực hiện ở các mức độ từ “chưa thực hiện” đến “luôn luôn thực hiện”.<br />
Tuy nhiên, mức độ thực hiện tập trung nhiều nhất ở giữa hai mức “thực hiện ít” và “thực<br />
hiện nhiều”. Bên cạnh đó, bài báo cũng so sánh thực trạng theo giới, học lực, địa điểm cư<br />
trú và nghề nghiệp của bố mẹ. Ngoài ra, bài báo cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến<br />
thực trạng văn hóa công nghiệp ở học sinh (HS) có liên quan đến môi trường giáo dục nhà<br />
trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội.<br />
Từ khóa: Thực trạng, văn hóa công nghiệp, học sinh THCS.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và<br />
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định<br />
cần xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và<br />
hội nhập quốc tế...; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp<br />
và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề<br />
cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội... [2].<br />
Trên cơ sở những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực của đất nước mà Nghị Quyết 33 nêu<br />
ra, kết hợp với những nghiên cứu lí luận [3] và thực tiễn, chúng tôi xác định 4 mặt với 10 giá trị<br />
văn hóa công nghiệp (VHCN) cốt lõi cần giáo dục cho HS nói chung và HS THCS nói riêng [4].<br />
Bài viết này sẽ mô tả bức tranh thực trạng các biểu hiện VHCN ở HS lớp 9 – lớp cuối cấp THCS<br />
và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 1/1/2015. Ngày nhận đăng: 30/4/2015.<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Kim Dung, địa chỉ e-mail: kimdung28863@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái quát về nội dung và đối tượng khảo sát<br />
2.1.1. Nội dung khảo sát<br />
Từ 10 giá trị VHCN cần giáo dục cho HS, chúng tôi đã cụ thể hóa thành 26 tiêu chí như<br />
trình bày ở Bảng 1. Các tiêu chí được cụ thể hóa bằng 116 biểu hiện để HS tự đánh giá [4].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
<br />
2.1.2. Đối tượng khảo sát<br />
Đối tượng khảo sát là 725 HS lớp 9 của 16 trường THCS thuộc 7 tỉnh (Bảng 2). Ngoài ra<br />
chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với giáo viên chủ nhiệm (33 GV) và cha mẹ HS<br />
(30 CMHS) của các trường trên.<br />
<br />
Bảng 2. Đối tượng khảo sát<br />
Tỉnh Giới Học lực Vùng Tổng<br />
Nam Nữ TB Khá Giỏi Nội thành Ngoại thành<br />
Sơn La 41 30 31 37 3 36 35 71<br />
Quảng Ninh 48 42 18 30 40 48 42 90<br />
Huế 35 40 15 21 38 44 31 75<br />
Đà Nẵng 32 39 17 29 21 33 38 71<br />
Đăk Lăk 39 43 2 32 42 42 40 82<br />
TP. HCM 39 56 1 19 74 47 48 95<br />
Hà Nội 120 121 29 77 116 106 135 241<br />
Tổng 354 371 113 245 334 356 369 725<br />
<br />
<br />
2.2. Thực trạng các biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh THCS<br />
2.2.1. Thực trạng các mặt văn hóa công nghiệp ở học sinh THCS<br />
* Thực trạng các mặt VHCN<br />
Các biểu hiện VHCN ở HS THCS được đánh giá ở 4 mức độ: 1 - Chưa thực hiện; 2 - thực<br />
hiện ít; 3 - thực hiện nhiều và 4 - luôn luôn thực hiện. Với cách tính điểm như thế, Bảng 3 cho thấy<br />
các mặt VHCN đều có điểm trung bình (TB) ở quanh mức trên dưới 3 - tức là có thực hiện. Trong<br />
đó, các biểu hiện VHCN thuộc “Tư duy công nghiệp” có điểm TB thấp nhất ở cả ý kiến đánh giá<br />
của chính HS và GV về HS, tiếp theo là “Tác phong công nghiệp”.<br />
<br />
Bảng 3. Biểu hiện VHCN thể hiện ở các mặt<br />
Các mặt VHCN Ý kiến của HS Ý kiến của GV<br />
Số<br />
Số lượng TB SD TB SD*<br />
lượng<br />
Tư duy công nghiệp 725 2,5 0,390 33 2,6 0,570<br />
Trách nhiệm xã hội 725 3,1 0,410 33 3,1 0,507<br />
Tác phong công nghiệp 725 2,9 0,480 33 3,0 0,547<br />
Ứng xử và đạo đức CN 725 3,1 0,460 33 3,1 0,490<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13; SD*: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Phân chia theo 5 mức độ dựa trên điểm TB của tổng thể (Bảng 4) để xác định số lượng HS<br />
ở các mức độ (Bảng 5).<br />
<br />
Bảng 4. Quy ước điểm ở từng mức độ<br />
Các mặt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5<br />
Tư duy công nghiệp < 1,67đ 1,67-2,05đ 2,06-2,84đ 2,85-3,2đ > 3,23đ<br />
Trách nhiệm xã hội < 2,27đ 2,27-2,66đ 2,67-3,47đ 3,48-3,87đ > 3,87đ<br />
Tác phong công nghiệp < 2,02đ 2,02-2,48đ 2,49-3,43đ 3,44-3,90đ > 3,90đ<br />
Ứng xử và đạo đức công nghiệp < 2,19đ 2,19-2,64đ 2,65-3,57đ 3,58-3,96đ > 3,96đ<br />
<br />
<br />
24<br />
Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 5 cho thấy chỉ có duy nhất 1 HS (0,13%) có tất cả các mặt của VHCN ở mức 5 - mức<br />
cao nhất và có 3 HS có 3 mặt ở mức 5. Mức 4 có 10 em (1,38%). Trong khi đó, có tới 5 HS (0,68%)<br />
có tất cả các mặt của VNCN ở mức 1 - mức thấp nhất và có 6 HS (0,82%) có 4 mặt ở mức 2. Số<br />
HS chiếm phần đông có 4 mặt ở mức 3 - 248 em (34,3%) - tức là mức có thực hiện nhưng không<br />
thường xuyên.<br />
* So sánh thực trạng các mặt VHCN<br />
Chúng tôi phân tích so sánh số liệu thực trạng các mặt VHCN ở HS theo giới, học lực, loại<br />
trường và theo nghề nghiệp của cha mẹ. Kết quả cho thấy, khi so sánh theo học lực thì những HS<br />
có học lực giỏi có điểm TB cao hơn so với HS có học lực khá và học lực trung bình ở tất cả các<br />
mặt VHCN. Sự chênh lệch này đạt mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,00) (Bảng 6).<br />
<br />
25<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
<br />
Bảng 6. So sánh các mặt VHCN ở HS theo lực học<br />
Các mặt VHCN Học lực SL Điểm TB SD p<br />
Tư duy công nghiệp TB 113 2,3 0,41 0,00<br />
Khá 245 2,4 0,41<br />
Giỏi 334 2,5 0,36<br />
Trách nhiệm xã hội TB 113 2,9 0,44 0,00<br />
Khá 245 3,1 0,42<br />
Giỏi 334 3,1 0,37<br />
Tác phong công nghiệp TB 113 2,8 0,51 0,00<br />
Khá 245 3,0 0,50<br />
Giỏi 334 3,0 0,44<br />
Ứng xử và đạo đức công nghiệp TB 113 2,8 0,52 0,00<br />
Khá 245 3,1 0,48<br />
Giỏi 334 3,2 0,39<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13 qua phiếu tự đánh giá của HS<br />
<br />
So sánh theo giới cho thấy ở mặt “Tư duy công nghiệp” thì không có sự khác biệt giữa nam<br />
và nữ. Còn 3 mặt khác có sự khác biệt đạt ở mức độ có ý nghĩa thống kê (p < 0,00) giữa nam và<br />
nữ theo hướng HS nữ có điểm TB cao hơn HS nam.<br />
Sự chênh lệch cũng đạt được mức độ có ý nghĩa khi so sánh theo địa điểm, trong đó Huế và<br />
Đà Nẵng là hai địa phương có điểm TB cao nhất ở tất cả các mặt. Còn so sánh theo nghề nghiệp<br />
của bố và mẹ thì với nghề nghiệp của bố không có khác nhau trong các biểu hiện VHCN ở HS<br />
THCS, mà chỉ có nghề nghiệp của mẹ tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa ở hai mặt là “tư duy công<br />
nghiệp” và “Ứng xử, đạo đức công nghiệp” theo hướng HS có mẹ làm nông nghiệp có điểm TB<br />
thấp nhất.<br />
2.2.2. Thực trạng các biểu hiện cụ thể theo từng mặt VHCN ở học sinh THCS<br />
* Tư duy công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1. Điểm TB các tiêu chí thuộc “Tư duy công nghiệp” ở HS THCS<br />
<br />
<br />
26<br />
Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
Chú thích:<br />
1. Tôn trọng tri thức và tự học hỏi<br />
1.1 Cập nhật tri thức và công nghệ mới<br />
1.2 Cách thức học tập hiệu quả<br />
2. Tư duy phản biện<br />
2.1 Phân tích, đánh giá vấn đề dựa trên minh chứng khoa học<br />
2.2 Phân tích, đánh giá các vấn đề một cách đa chiều<br />
2.3 Tư duy duy lí<br />
3. Thích ứng với sự thay đổi<br />
3.1 Chấp nhận thực tế<br />
3.2 Dám thay đổi<br />
3.3 Lường trước những khó khăn<br />
Như trên đã phân tích, trong 4 mặt của VHCN thì “Tư duy công nghiệp” có điểm TB ở mức<br />
thấp nhất. Đi sâu phân tích cụ thể (sơ đồ 1) cho thấy trong các giá trị thuộc “Tư duy công nghiệp”<br />
thì giá trị “Tôn trọng tri thức và tự học hỏi” có điểm TB thấp nhất (2,2) nghĩa là ở mức “thực hiện<br />
ít”. Trong đó, đặc biệt thấp thể hiện ở chỉ báo “Cập nhật tri thức và công nghệ mới” cũng như<br />
“cách thức học tập hiệu quả”. HS THCS rất ít tham gia các câu lạc bộ khoa học của trường, ít hỏi<br />
GV để biết thêm các kiến thức về khoa học công nghệ, ít tìm tòi, làm lại những thí nghiệm, thực<br />
nghiệm đã học cũng như vận dụng tri thức khoa học vào đời sống thường ngày... Đây là những<br />
biểu hiện có điểm TB thấp nhất trong đánh giá của cả GV và chính HS.<br />
* Trách nhiệm xã hội<br />
Đây là khía cạnh có điểm trung bình cao thứ hai. Trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc “Tự<br />
chịu trách nhiệm”, “Tôn trọng kỉ cương” và “Tôn trọng sự cam kết”. HS THCS đã “tự chủ, chủ<br />
động trong công việc và các mối quan hệ”; “dám chịu trách nhiệm” và “nỗ lực hoàn thành nhiệm<br />
vụ” , “Kỉ luật tự giác” và “tôn trọng đối tác”. . . ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, những biểu<br />
hiện như “tham gia chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ. . . ”, “chăm sóc, bảo vệ trẻ em có<br />
hoàn cảnh khó khăn”. . . thì còn ở mức độ ít thực hiện.<br />
* Tác phong công nghiệp<br />
Tác phong công nghiệp là một trong những khía cạnh thể hiện rõ nhất yếu tố VHCN ở HS.<br />
Tuy nhiên, điểm TB còn ở mức thấp thứ hai so với 4 mặt. Điểm TB của các biểu hiện đạt được ở<br />
mức sát 3,0 - gần mức thực hiện nhiều. Trong các biểu hiện của tác phong công nghiệp thì “Em<br />
không nói chuyện riêng trong giờ làm việc”, “Em học và nghỉ ngơi theo đúng thời gian biểu”, “Em<br />
thực hiện xen kẽ việc học tập, hoạt động xã hội và nghỉ ngơi hợp lí” và “Em luyện tập thể thao để<br />
giữ gìn sức khỏe” có điểm trung bình thấp nhất (Bảng 7).<br />
* Ứng xử và đạo đức công nghiệp<br />
HS THCS tự đánh giá mình ở các giá trị “trung thực” và “hợp tác - hai giá trị quan trọng<br />
trong văn hóa ứng xử công nghiệp ở mức tương đối tốt - mức thực hiện nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn<br />
một số biểu hiện thực hiện ở mức độ ít như “Em tự làm bài khi kiểm tra”, “Em không mang và mở<br />
tài liệu khi kiểm tra”, “Em không tự ái khi bị phê bình”. . . còn ở mức gần với ít thực hiện (trong<br />
khoảng điểm TB từ 2,1 - 2,6). Điều này cũng phù hợp với đánh giá của GV về HS. Đây là những<br />
biểu hiện gắn kết hàng ngày với hoạt động học tập của HS THCS vì thế rất đáng quan tâm khi nó<br />
lại là những biểu hiện còn ít thực hiện.<br />
<br />
27<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng VHCN ở học sinh THCS<br />
Qua phiếu hỏi GV và CMHS, chúng tôi nhận thấy các ý kiến tập trung vào một số yếu tố<br />
chủ yếu sau ảnh hưởng đến thực trạng VHCN ở HS THCS:<br />
<br />
28<br />
Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
(i) Thứ nhất đó là các yếu tố liên quan đến giáo dục nhà trường và môi trường nhà trường<br />
như: chưa có chương trình chuyên biệt hoặc mang tính bắt buộc về giáo dục VHCN cho HS.<br />
Chính vì vậy, có nơi hoặc có GV thực hiện tốt, có nơi hoặc có GV không chú trọng, quan<br />
tâm đến việc giáo dục VHCN cho HS. Một GV cho rằng: “Chủ đề về VHCN có ảnh hưởng rất<br />
nhiều đến HS THCS vì nó tác động mạnh đến phong cách, lối sống, kĩ năng sống của HS sau này.<br />
Tuy nhiên chưa có khung chương trình cụ thể để GD cho HS đạt hiệu quả cao”. Hay “Các bài<br />
học liên quan đến chủ đề này còn ít”. Bên cạnh đó, các phương pháp giáo dục, giảng dạy của GV<br />
còn chậm đổi mới, nhiều GV còn chưa nắm rõ khái niệm cũng như phương pháp giáo dục VHCN<br />
cho HS. Trong khi đó, theo đánh giá của GV thì yếu tố như “Phương pháp giảng dạy – giáo dục<br />
của GV” có ảnh hưởng nhiều đến giáo dục VHCN cho HS (Bảng 8). Ngoài ra, cơ sở vật chất còn<br />
nghèo nàn, lạc hậu cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến giáo dục VHCN cho HS. . . .<br />
Điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định [1, 6].<br />
(ii) Thứ hai là các yếu tố liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình: Theo nhiều ý kiến<br />
GV được hỏi cho rằng gia đình chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến giáo dục VHCN cho HS<br />
(Bảng 8). Và một trong những nguyên nhân tác động đến thực trạng VHCN ở HS là do nhiều gia<br />
đình chưa chú trọng đến việc giáo dục tác phong, lối sống công nghiệp cho HS, hoặc bản thân cha<br />
mẹ cũng chưa thực sự là tấm gương về VHCN. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố truyền thống, lạc hậu lưu<br />
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình đã cản trở việc giáo dục VHCN cho HS [1].<br />
(iii) Yếu tố thứ ba là môi trường xã hội xung quanh và văn hóa truyền thống: Theo đánh giá<br />
của GV thì cả hai yếu tố này đều có tác động nhiều đến giáo dục VHCN cho HS (Bảng 8). Nhiều<br />
GV cho rằng: “Việt Nam là một nước nông nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến tiềm thức của con người<br />
Việt Nam” thể hiện qua suy nghĩ, tác phong, lối sống còn lạc hậu, ỷ lại, thiếu tính kỉ luật,. . . Theo<br />
các nhà nghiên cứu thì tất cả những điều này gây khó khăn trong việc giáo dục VHCN cho HS [5].<br />
<br />
Bảng 8. Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục VHCN cho HS<br />
Stt Các yếu tố ảnh hưởng SL TB SD<br />
1 Nội dung chương trình giáo dục THCS 33 3,15 ,566<br />
2 Phương pháp giảng dạy - giáo dục của GV 33 3,33 ,692<br />
3 Mối quan hệ giữa GV - HS; GV - GV và HS - HS 33 3,18 ,584<br />
4 Đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường 33 2,91 ,678<br />
5 Môi trường gia đình 33 3,36 ,653<br />
6 Môi trường cộng đồng 33 3,18 ,584<br />
7 Các yếu tố văn hóa truyền thống 33 3,00 ,559<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng về biểu hiện VHCN ở HS lớp 9 THCS cho thấy các khía<br />
cạnh VHCN đều được HS thực hiện sát với mức nhiều, trong đó cao nhất là “Ứng xử và đạo đức<br />
công nghiệp” và thấp nhất là “Tư duy công nghiệp”. Tuy nhiên, đi sâu phân tích từng biểu hiện cụ<br />
thể lại cho thấy những biểu hiện liên quan thiết thực đến hoạt động học tập của HS – tiền đề quan<br />
trọng cho tác phong, lối sống công nghiệp sau này lại ở mức còn ít thực hiện như cập nhật tri thức<br />
và công nghệ mới, cách thức học tập hiệu quả, kỉ cương, kỉ luật tự giác, trung thực... Bên cạnh<br />
đó, có sự khác biệt đáng kể trong các biểu hiện VHCN giữa các nhóm HS theo học lực, theo giới<br />
và theo địa điểm sinh sống (tỉnh/thành phố). Từ sự phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng<br />
<br />
29<br />
Nguyễn Thị Kim Dung<br />
<br />
<br />
cho thấy để giáo dục VHCN cho HS rất cần có những giải pháp đồng bộ từ việc tích hợp giáo dục<br />
VHCN vào nội dung chương trình giáo dục đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy - giáo dục,<br />
đổi mới kiểm tra, đánh giá và sự phối hợp chặt chẽ của gia đình - nhà trường và cộng đồng.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia<br />
(NAFOSTED ) trong đề tài: “Giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ<br />
thông”. MS V12.5-2011.13.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2015. Ảnh hưởng của nhà trường đến giáo dục các giá trị văn hóa<br />
công nghiệp cho học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục<br />
Việt Nam, số 112, tr. 12-14.<br />
[2] Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và<br />
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.<br />
[3] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học - cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung<br />
của người Việt Nam hiện nay. Nxb Giáo dục Việt nam, Hà Nội.<br />
[4] Đào Thị Oanh, 2014. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí văn hóa công nghiệp của học sinh<br />
phổ thông. Tạp chí Tâm lí học, số tháng 9 (186), tr. 22-34.<br />
[5] Phạm Hồng Quang, 2006. Môi trường giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.<br />
[6] Vũ Thị Sơn, 2004. Về môi trường học tập trong lớp. Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề 102, quý<br />
IV, 2004, tr. 14-15.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The status of industrial culture in lower secondary school students<br />
The article refers toarelatively new problem, but it is necessary to improve the quality of human<br />
resources to meet the requirements of the period of industrialization and modernization of<br />
thecountry- that’s the status of industrial culture in junior high school students. The study results<br />
showed that the industrial culture’s aspects as industrial Thinking, Social Responsibility, Industrial<br />
style, Industrial Conductand Ethicshave been implemented by junior high school students at the<br />
level of "unrealized" to "always done". However, the level of implementation is most concentrated<br />
in the two levels of "done little" and "done more".<br />
Keywords: Status, industrial culture,junior high school students.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30<br />