intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng các mô hình trồng cây Maccadamia tại tỉnh Sơn La

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng cây Macadamia ở huyện Mai Sơn là đơn vị trồng nhiều Macadamia với 51,8 ha, tiếp theo là huyện Thuận Châu với 17 ha, thấp nhất là thành phố 5,92 ha. Cây Macadamia sinh trưởng, phát triển khá ổn định, số lượng cây bị chết hàng năm rất ít, chủ yếu do bị trâu bò phá hoại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng các mô hình trồng cây Maccadamia tại tỉnh Sơn La

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 72 - 81<br /> <br /> THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH TRỒNG CÂY MACCADAMIA<br /> TẠI TỈNH SƠN LA<br /> Vũ Thị Liên, Phan Thị Thanh Huyền, Đoàn Đức Lân9<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng cây Macadamia ở huyện Mai Sơn là đơn vị trồng<br /> nhiều Macadamia với 51,8 ha, tiếp theo là huyện Thuận Châu với 17 ha, thấp nhất là thành phố 5,92 ha. Cây<br /> Macadamia sinh trưởng, phát triển khá ổn định, số lượng cây bị chết hàng năm rất ít, chủ yếu do bị trâu bò phá<br /> hoại. Có 3 mô hình trồng Macadamia: Trồng xen chè, cà phê và trồng thuần. Hiện nay các mô hình trồng cây<br /> Macadamia ở giai đoạn ổn định cho sản lượng bình quân dao động 3,2 - 4,5 kg quả tươi/1 cây. Sản lượng quả<br /> giữa các điểm nghiên cứu có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Cây giống Macadamia gồm có các dòng: 246,<br /> OC, 849, 816 đây là những giống đã được tuyển chọn và công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông<br /> thôn (NN&PTNT). Qua đánh giá sơ bộ, tình hình sinh trưởng (đường kính thân, đường kính tán, chiều cao và<br /> khả năng phân cành ...) và phát triển của cây ở mức khá, cây ít bị sâu bệnh và không nên trồng Macadamia ở<br /> khu vực có gió lớn. Tổng diện tích cả 3 địa điểm trồng cây Macadamia phân bố ở độ dốc từ 0 - 15 đạt 64,42 ha<br /> và độ dốc từ 16 - 25 với 10,3 ha. Trong tổng số 74,72 ha, trồng với mật độ 7 × 9 m (158 cây/ha cách 4 hàng<br /> chè một hàng Macadamia) để che bóng cho cây chè, 7 × 8 m (204 cây/ha) che bóng cho cây cà phê. Tại Sơn La<br /> chưa có doanh nghiệp, đơn vị nào đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người trồng Macadamia, hiện tại<br /> các chủ thu mua chỉ phục cho việc nhân giống, chính vì vậy thị trường trồng, kinh doanh Macadamia chưa được<br /> hình thành. Thu hoạch quả Macadamia từ mặt đất, bằng thủ công là một điều khó khăn vì quả Macadamia là<br /> quả hạch rụng lai rai và có thể kéo dài tới 3 tháng (do có nhiều đợt ra hoa).<br /> Từ khóa: Macadamia, mô hình, thực trạng, Sơn La.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Sơn La là tỉnh có nhiều thuận lợi về phát triển cây công nghiệp đặc sản như chè, cà phê,<br /> mận, đào... Tuy nhiên, trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh chưa có cây nào đáp ứng<br /> được là cây chủ lực để phát triển nông nghiệp của tỉnh. Theo định hướng phát triển của chính<br /> phủ trong những năm gần đây thì nên đưa cây Macadamia vào gây trồng tại các tỉnh Tây Bắc<br /> trong đó có Sơn La.<br /> Macadamia là tên gọi chung cho các loài cây thuộc chi Macadamia trong họ Chẹo<br /> (Proteaceae). Trong số các loài, chi có hai loài là vỏ hạt trơn (Macadamia integrifolia Maiden<br /> & Betche) và loài vỏ hạt sần (Macadamia tetraphylla L. Jhonson) cho quả ăn được có giá trị<br /> thương mại. Các giống Macadamia trồng ở Việt Nam hiện nay đa số thuộc loài Macadamia<br /> integrifolia (dẫn theo Nguyễn Đình Hải, 2010)[5]. Sản phẩm chính của cây Macadamia là hạt.<br /> Theo Nguyễn Công Tạn (2008)[7], hạt Macadamia có hàm lượng dinh dưỡng cao cụ thể với<br /> hàm lượng lớn axít béo không bão hòa (78.2%), tiếp theo là hợp chất đường (10%), Kali<br /> (0,37%), Phốtpho (0,17%) và Magiê (0,12%). Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên<br /> Macadamia được đánh giá là một sản phẩm nông nghiệp có giá trị.<br /> Tại tỉnh Sơn La, cây Macadamia đã được gây trồng khảo nghiệm từ năm 2000, hiện nay<br /> trên địa bàn tỉnh có 5 loại hình đơn vị như khuyến nông, sự nghiệp khoa học, doanh nghiệp,<br /> 9<br /> <br /> Ngày nhận bài: 14/12/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 24/02/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br /> Liên lạc: Vũ Thị Liên, e - mail: luocvang09@gmail.com<br /> <br /> 72<br /> <br /> hộ gia đình đã và đang trồng khảo nghiệm với diện tích 85,6 ha [1]. Sau 15 năm gây trồng có<br /> thể khẳng định bước đầu cho kết quả khả quan, cây sinh trưởng và phát triển khá phù hợp với<br /> điều kiện đất đai và tiểu vùng khí hậu tại một số địa phương của Sơn La.<br /> Cây Macadamia có thể trồng xen và phát triển tốt cùng với các loài cây công nghiệp<br /> như chè, cà phê,... hoặc có thể trồng phân tán hoặc trồng thuần loài [1]. Tuy nhiên, việc trồng<br /> và phát triển cây Macadamia trên địa bàn đang còn tự phát, diện tích trồng nhỏ lẻ, manh mún,<br /> nhiều dòng trồng tập trung vào khảo nghiệm, nhân giống. Một số mô hình trồng tại các huyện<br /> cho thấy một số giống không thích nghi với điều kiện lập địa, tỉ lệ đậu quả thấp hoặc không ra<br /> quả. Việc làm rõ hơn về thực trạng các mô hình trồng cây Macadamia trên địa bàn tỉnh Sơn<br /> La làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp sau là việc làm cần thiết.<br /> 2. Mục tiêu, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Điều tra thực trạng và khó khăn, tồn tại trong các mô hình trồng cây Macadamia ở tỉnh<br /> Sơn La.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Địa điểm: Gồm hai huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La.<br /> Thời gian: 12/2015 - 11/2016<br /> 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu<br /> Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu, kế thừa và thu thập tài liệu, các số liệu,<br /> thông tin có liên quan về các mô hình trồng cây Macadamia và thu thập tài liệu về hệ thống cơ<br /> chế chính sách và việc thực hiện các chính sách trong mô hình phát triển cây Macadamia ở<br /> tỉnh Sơn La.<br /> 2.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp<br /> Sử dụng bộ công cụ PRA (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia). Số<br /> lượng phỏng vấn 30 người/1 huyện và thành phố<br /> Tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân địa phương, cán bộ xã và chủ mô hình trồng cây<br /> Macadamia tại 3 địa điểm Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La về giống, các biện pháp<br /> kỹ thuật, thời gian ra hoa tạo quả, năng suất,… thông qua mẫu phiếu phỏng vấn.<br /> - Phỏng vấn cán bộ xã, thôn: Phỏng vấn cán bộ của xã, bản nhằm tìm hiểu tình hình<br /> chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã, bản, như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất<br /> đai, sản xuất nông lâm nghiệp, thị trường, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài<br /> nguyên rừng,...<br /> 73<br /> <br /> - Phỏng vấn các hộ gia đình (HGĐ): Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị<br /> trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ. Phỏng vấn các HGĐ với đầy<br /> đủ đại diện cho các nhóm hộ khá, trung bình và khó khăn. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề<br /> liên quan đến đặc điểm của HGĐ, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập,<br /> chi phí, nhu cầu mong muốn có hay không trồng cây Macadamia.<br /> - Đo độ dốc bằng dụng cụ la bàn.<br /> 2.3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu<br /> Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định<br /> lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và<br /> biểu đồ.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Thực trạng phát triển các mô hình trồng cây Macadamia trên địa bàn tỉnh Sơn La<br /> - Về diện tích:<br /> Qua điều tra thực trạng về diện tích trồng cây Macadamia, kết quả thu được ở Bảng 1<br /> cho thấy diện tích trồng cây Macadamia huyện Mai Sơn là đơn vị trồng nhiều Macadamia với<br /> 51,8 ha tập trung chủ yếu ở một số xã: Chiềng Mung, Chiềng Mai, Cò Nòi, Nà Ban, tiếp theo<br /> là huyện Thuận Châu với 17 ha thấp nhất là thành phố 5,92 ha. Tuy nhiên, cây Macadamia<br /> chủ yếu đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản theo chủ trương của tỉnh, phát triển đại trà 4<br /> giống tiến bộ kỹ thuật đã được tuyển chọn và công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển<br /> nông thôn [1, 2, 3].<br /> - Về phương thức trồng:<br /> Có 3 mô hình trồng Macadamia trồng xen chè, cà phê và trồng thuần. Mô hình trồng<br /> Macadamia thuần và trồng xen Macadamia với chè mới trồng được 3 năm (2013) cây sinh<br /> trưởng, phát triển khá tốt và có một số cây ra hoa bói. Hiện nay các mô hình trồng xen cây<br /> Macadamia với cà phê ở giai đoạn ổn định điển hình là mô hình trồng cây Macadamia xen với<br /> cà phê tại bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La trồng năm 2003, lúc trồng là 175 cây, hiện<br /> còn 150 cây, cho sản lượng quả bình quân đạt gần 4,1 kg quả tươi/cây với giá thu mua hiện tại<br /> dao động 110.000 - 120.000 đồng/kg quả tươi.<br /> Ở huyện Thuận Châu mô hình trồng xen cây Macadamia với cà phê tại bản Nong ỏ xã<br /> Púng Tra trồng năm 2003 với 1,5 ha sản lượng bình quân 3,2 kg quả tươi/cây, ở huyện Mai<br /> Sơn mô hình trồng xen cây Macadamia với cà phê tại Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn<br /> La (Trung tâm 05 - 06) với 1,5 ha có 350 cây đạt 4,5 kg quả tươi/1 cây. Như vậy, sản lượng<br /> quả giữa các điểm nghiên cứu nhìn chung thấp có lẽ là do đợt mưa đá tháng 5/2016 gây rụng<br /> quả non, năm 2016 nóng khô kéo dài. Sự chênh lệch giữa các điểm nghiên cứu không nhiều.<br /> Sở dĩ ở Mai Sơn sản lượng cao hơn là do kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuật,<br /> đất đai bằng phẳng hơn. Hiện nay, các vườn đã cho thu nhập tương đối ổn định qua các năm<br /> nhưng khả năng ra hoa, đậu quả còn phải phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, khả năng sinh<br /> 74<br /> <br /> trưởng của cây Macadamia trên nhiều loại đất khác nhau, kỹ thuật chăm sóc Bảng 1 cho thấy<br /> tại khu vực nghiên cứu cây giống Macadamia gồm có các giống 246, OC, 849, 816 đây là<br /> những giống đã được tuyển chọn và công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> [3,4]. Qua đánh giá sơ bộ, diện tích cây Macadamia được trồng tại Sơn La trên đất có độ dày<br /> tầng đất là >1 m. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng<br /> quả của cây Macadamia, không có những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của bộ rễ như<br /> đá tảng, đá ong dày đặc. Tình hình sinh trưởng và phát triển khá ổn định, đường kính thân,<br /> đường kính tán, chiều cao và khả năng phân cành khá, số lượng cây bị chết hàng năm rất ít,<br /> chủ yếu do bị trâu bò phá hoại, trồng bằng cây thực sinh (cây ươm từ hạt) sau 5 đến 8 năm<br /> mới bắt đầu ra hoa và cho bói quả. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cần có chế độ tưới<br /> nước, bón phân cho cây vào thời kỳ ra hoa và có xuất hiện gió Lào.<br /> -Tình hình phân bố cây Macadamia theo độ dốc:<br /> Cây Macadamia có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách<br /> mặt đất khoảng 70 cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 - 30 cm, nên<br /> cây Macadamia chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều.<br /> Chính vì vậy yếu tố độ dốc có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của<br /> cây Macadamia sau này. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, cây Macadamia cũng đã được trồng trên<br /> các độ dốc khác nhau, kết quả điều tra được thể hiện qua Bảng 2/<br /> Độ dốc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát triển cây Macadamia<br /> và ảnh hưởng đến bố trí cây trồng, sinh trưởng, sản lượng quả các yếu tố khác bao gồm tình<br /> trạng xói mòn, rửa trôi đất, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí sản xuất (dẫn<br /> theo Nguyễn Công Tạn, 2003)[6]. Do điều kiện địa hình đặc thù của tỉnh Sơn La, hầu hết là<br /> địa hình dạng núi thấp, núi trung bình và núi cao, những vùng dạng thung lũng, bằng phẳng<br /> tập trung cho phát triển lúa nước và một số cây trồng có lợi thế khác, vì vậy để bố trí được<br /> quỹ đất tập trung, liền vùng để phát triển cây Macadamia là rất khó khăn.<br /> Ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La có diện tích cây cà phê lớn,<br /> yêu cầu cần trồng cây che bóng nhất định để vừa đủ độ tàn che cho cây sinh trưởng phát triển,<br /> tránh được sương muối vào mùa đông, vừa có thể tạo thu nhập cho người dân, vì vậy người<br /> dân đã bước đầu lựa chọn cây Macadamia.<br /> Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình phân bố cây Macadamia được trồng ở độ dốc<br /> trong khoảng 0-15 chiếm diện tích nhiều hơn phân bố cây trong khoảng độ dốc 16 - 25.<br /> Tổng diện tích cả 3 địa điểm trồng cây Macadamia phân bố ở độ dốc từ 0 - 15 đạt 64,42 ha<br /> và độ dốc từ 16 - 25 với 10,3 ha. Trong tổng số 74,72 ha, trồng với mật độ 7 x 9 m (158<br /> cây/ha cách 4 hàng chè một hàng Macadamia) để che bóng cho cây chè, 7 × 8 m (204 cây/ha)<br /> che bóng cho cây cà phê.<br /> Cắt tỉa tạo tán: Đây là khâu kỹ thuật hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng<br /> sinh trưởng, tình hình sâu bệnh và năng suất vườn cây sau này. Tuy nhiên, quá trình điều tra<br /> cho thấy hầu hết các chủ hộ không thực hiện cắt tỉa tạo tán, một số hộ cắt tỉa nhưng thực hiện<br /> chưa đúng kỹ thuật, chỉ có Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, Trung Tâm Khoa học<br /> Lâm nghiệp Vùng Tây Bắc thực hiện cắt tỉa đúng kỹ thuật.<br /> 75<br /> <br /> Bảng 1.Thống kê diện tích Macadamia đã trồng tại khu vực nghiên cứu năm 2016<br /> TT<br /> <br /> Chủ sở hữu/địa điểm<br /> <br /> A Huyện Thuận Châu<br /> 1 Quàng Văn Nam, bản Nong Ỏ, xã Púng Tra,<br /> huyện Thuận Châu<br /> 2 Nguyễn Hữu Phước, bản Tiên Hưng, Phỏng<br /> Lái, huyện Thuận Châu<br /> Trồng lần 1<br /> Trồng lần 2<br /> 3 Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng, xã Phỏng<br /> Lái, huyện Thuận Châu<br /> 4 Nguyễn Văn Báu, bản Kiến Xương, xã<br /> Phỏng Lái, huyện Thuận Châu<br /> 5 Nguyễn Văn Khiêm, bản Kiến Xương, xã<br /> Phỏng Lái, huyện Thuận Châu<br /> 6 Bản Quỳnh Châu đường 279 xã Phỏng Lái,<br /> huyện Thuận Châu<br /> Tổng: 17<br /> B Thành phố Sơn La<br /> 1 Bà Hà Thu Trang Thành phố Sơn La<br /> 2 Lường Văn Thông, bản Mòng, xã Hua La,<br /> thành phố Sơn La<br /> Lường Văn Din và hộ Cà Văn Tun, bản<br /> Sàng, xã Hua La<br /> 3 Lù Văn Sơn, bản Bó Phứa, phường Chiềng<br /> An thành phố Sơn La<br /> 4 Vườn cây đầu dòng (Vườn ươm - Trung tâm<br /> Khoa học Lâm nghiệp Vùng Tây Bắc)<br /> Tổng: 5, 92<br /> C Huyện Mai Sơn<br /> 1 Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh Sơn La<br /> Khảo nghiệm huyện Mai Sơn<br /> <br /> Mô hình thâm canh tại Trung tâm<br /> 2 Mô hình Trung tâm Khuyến nông Mai Sơn<br /> Bản Nà Kẹ, xã Chiềng Mung<br /> Cát Duy Biên, (km17 xã Chiềng Mung<br /> huyện Mai Sơn)<br /> Bản Nà Ban, thị trấn Hát Lót<br /> Bản Mòn, xã Cò Nòi<br /> Bản Vạy, xã Chiềng Mai<br /> Tổng: 51, 8<br /> <br /> 76<br /> <br /> Diện<br /> tích<br /> (ha)<br /> <br /> Nguồn giống<br /> <br /> 2,00 H2, OC, 800, 788, 900<br /> <br /> Loại Năm<br /> giống trồng<br /> <br /> Sản lượng<br /> quả<br /> (Kg/ cây)<br /> <br /> Ghép 2003<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 2,50<br /> 2,00 246, OC, 849, 900, 816 Ghép 2011<br /> 0,50 OC, H2<br /> Ghép 2014<br /> 6,00 OC, 816, 849, 246<br /> Ghép 2014<br /> 1,50 OC, 816, 849, 246<br /> <br /> Ghép 2014<br /> <br /> 1,00 OC, 816, 849, 246<br /> <br /> Ghép 2014<br /> <br /> 1,5 OC, 816, 849, 246<br /> <br /> Ghép 2016<br /> <br /> 0,26 H2, OC<br /> 0,50 H2, OC, 800, 788, 900<br /> <br /> Ghép 2000<br /> Ghép 2003<br /> <br /> 1,50 H2, OC, 800, 788, 900<br /> <br /> Ghép 2003<br /> <br /> 2,66 OC, H2, 800, 900, 788, Ghép 2003<br /> 246, 816<br /> 1,00 246, 816, OC<br /> Ghép 2015<br /> <br /> 11,00<br /> 1,00 OC, 246, 816, 849,<br /> BV1, BV2, BV3, BV4,<br /> 1, H, 800, 842, TQ4.<br /> 10,00 OC, 246, 849, 816<br /> 40,8<br /> 13,80 816, 842, OC, 800, 695<br /> 0,5 816, 842, OC, 800, 695<br /> <br /> Ghép 2003<br /> <br /> Ghép 2014<br /> Ghép 2012<br /> Ghép 2013<br /> <br /> 13,00 816, 842, OC, 800, 695 Ghép 2013<br /> 1 816, 842, OC, 800, 695 Ghép 2013<br /> 12,5 816, 842, OC, 800, 695 Ghép 2014<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 4,5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2