intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 và các khuyến nghị chính sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, duy trì sự tăng trưởng và sự phát triển theo hướng bền vững của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9.513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD; GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Bài viết này sẽ trình bày thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 và các khuyến nghị chính sách. Mời tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 và các khuyến nghị chính sách

  1. Kỳ 2 tháng 12 (số 254) - 2023 KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2022 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TS. Lê Nguyễn Diệu Anh* Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, duy trì sự tăng trưởng và sự phát triển theo hướng bền vững của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9.513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD; GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế như: phát triển kinh tế tác động tiêu cực tới biến đổi khí hậu; tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến các vấn đề tiêu cực về an sinh xã hội, gia tăng khoảng cách giàu, nghèo; tăng trưởng kinh tế nhanh cần giải quyết với vấn đề thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. • Từ khóa: tăng trưởng kinh tế; chất lượng tăng trưởng; Việt Nam. Ngày nhận bài: 02/10/2023 The quality of economic growth is the Ngày gửi phản biện: 04/10/2023 improvement of the efficiency of investment Ngày nhận kết quả phản biện: 08/11/2023 capital use, maintaining growth and sustainable Ngày chấp nhận đăng: 30/11/2023 development of the economy. Vietnam currently has an economic growth rate that is considered high in the region. The scale of Vietnam's GDP at current Theo Tổng cục Thống kê (2023), quy mô GDP theo prices in 2022 is estimated to reach 9,513 million giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9.513 triệu tỷ đồng, billion VND, equivalent to 409 billion USD; GDP tương đương 409 tỷ USD. Quy mô nền kinh tế Việt Nam per capita in 2022 at current prices is estimated đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Cơ cấu nền kinh tế to reach 95.6 million VND/person, equivalent to năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4,110 USD, an increase of 393 USD compared to tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng 2021. However, the quality of Vietnam's economic chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản growth still has many limitations. such as: economic development negatively impacts climate change; phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%. Thu nhập theo Rapid economic growth leads to negative social đầu người ngày càng tăng, GDP bình quân đầu người security issues, increasing the gap between rich năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/ and poor; Rapid economic growth needs to deal người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với with the issue of social progress and justice. năm 2021.  Ngoài ra, năng suất lao động của toàn nền • Key words: economic growth; growth quality; kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 Vietnam. triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Tuy nhiên, chất lượng JEL codes: E00, E02 tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế như: phát triển kinh tế tác động tiêu cực tới biến đổi khí hậu; tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến các vấn đề tiêu cực về 1. Đặt vấn đề an sinh xã hội, gia tăng khoảng cách giàu, nghèo; tăng Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu xuyên suốt trong trưởng kinh tế nhanh cần giải quyết với vấn đề thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Mối quan tiến bộ và công bằng xã hội. hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày 2. Khái niệm và bản chất của chất lượng tăng càng chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, bền vững trưởng kinh tế là mục tiêu của các quốc gia trong thế kỷ XXI. Mà cốt lõi của mục tiêu đó chính là tăng chất lượng tăng trưởng kinh Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thức về chất tế. Không nằm ngoài xu thế đó, từ 2011 là thời điểm Việt lượng tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế học đã đưa ra Nam bắt đầu mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển nhiều quan điểm liên quan đến khái niệm chất lượng tăng bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, tăng cường trưởng kinh tế. hàm lượng khoa học - kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cuộc Theo Stiglitz 2000, chất lượng tăng trưởng kinh tế là sống của người dân. cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng * Trường Đại học Thương mại; email: dieuanhln@tmu.edu.vn Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 13
  2. KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Kỳ 2 tháng 12 (số 254) - 2023 cao hiệu quả: Sự đóng góp của các ngành, lĩnh vực, khu kinh tế cao trong điều kiện hiện nay, cần đầu tư nâng cao vực thể chế kinh tế, thành phần kinh tế vào tổng sản phẩm chất lượng ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, của cả nền kinh tế cấu thành cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng nghiên cứu và triển khai. kinh tế được nhìn nhận dưới góc độ tiếp cận các yếu tố Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi đầu vào bao gồm vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng của công dân và gắn liền tăng trưởng với công bằng xã hợp (TFP). Sự thay đổi tỷ trọng các thành phần kinh tế hội. Theo quan điểm này, người ta dùng khả năng đáp cấu thành nên nền kinh tế thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ứng phúc lợi cho nhân dân làm thước đo cho chất lượng kinh tế, có thể là sự thay đổi tỷ trọng các ngành, nguồn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tạo nên của cải cho xã lực, đóng góp của các yếu tố đầu vào hoặc sự thay đổi hội và chất lượng của tăng trưởng gắn liền với việc sử về kết cấu theo vùng, theo thành phần... của nền kinh tế. dụng các của cải đó cho phúc lợi xã hội như thế nào. Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004) cho rằng Phúc lợi không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của người mà còn là chất lượng cuộc sống, môi trường xã công dân và gắn liền với tăng trưởng với công bằng xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức hội. Quan điểm này cho rằng thước đo của chất lượng khỏe; công bằng xã hội thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như hệ tăng trưởng kinh tế thể hiện ở việc đáp ứng phúc lợi của số Gini về giáo dục, thu nhập và tỷ lệ người nghèo trong nhân dân, không chỉ là thu nhập bình quân đầu người mà xã hội. còn là chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên, an toàn Do vậy, bản chất của việc nâng cao chất lượng tăng xã hội, cơ hội được giáo dục và chăm sóc sức khỏe, v.v... trưởng kinh tế là hành động của chủ thể quản lý kinh tế Còn công bằng thể hiện ở khoảng cách giàu nghèo được (nhà nước cấp trung ương hoặc nhà nước cấp địa phương) thu hẹp và tỷ lệ người nghèo trong xã hội giảm. Theo tác động vào nền kinh tế nhằm mục đích điều tiết nền Võ Xuân Hoài (2020), chất lượng tăng trưởng theo quan kinh tế không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng (đạt tốc niệm hiệu quả. Quan niệm này cho rằng tăng trưởng được độ tăng trưởng kinh tế cao) mà còn phải chú trọng tới hình thành theo hai phương thức: (1) tăng trưởng kinh tế chất lượng cuộc sống của người dân (tăng thu nhập bình theo chiều rộng, tức là tăng lên của vốn và khai thác tài quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm chênh lệch nguyên; (2) tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, thể hiện giàu nghèo), mang lại lợi ích đa chiều cho xã hội và môi ở tăng năng suất lao động (TFP), hiệu quả sử dụng vốn, trường. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đòi tăng chất lượng quản lý, tăng hiệu quả việc áp dụng khoa hỏi sự tác động tổng thể của nhà nước nhằm bảo đảm cân học kỹ thuật, tạo môi trường lành mạnh cho kinh doanh... đối giữa các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường của Theo đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế được nâng cao một đất nước, một địa phương, đồng thời bảo đảm công theo phương thức thứ hai. bằng và bền vững trong quá trình phát triển. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng 3. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của được hiểu theo nhiều cách khác nhau, trong đó cụ thể Việt Nam nhất là được xem xét theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tương Từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối giống với quan điểm thứ ba đã được phân tích bên tăng trưởng khá, mô hình tăng trưởng chuyển biến tích trên. Theo nghĩa rộng, chất lượng tăng trưởng thể hiện cực theo hướng gia tăng chiều sâu, năng suất và hiệu quả.  năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng 3.1. Cơ cấu GDP Việt Nam lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã Theo Tổng cục Thống kê (2023), quy mô GDP theo hội - môi trường. Theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9.513 triệu tỷ đồng, là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tương đương 409 tỷ USD. Quy mô nền kinh tế Việt Nam tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Trong mức tăng của mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, trong dài hạn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn được lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; đánh giá trên góc độ hiệu quả. Theo đó, chất lượng tăng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp trưởng kinh tế được đánh giá dựa vào nguồn gốc của tăng 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%. trưởng. Đối với tăng trưởng theo chiều rộng, nguồn gốc Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng của tăng trưởng là vốn, lao động và khai thác tài nguyên. hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần Đối với tăng trưởng theo chiều sâu, nguồn gốc của tăng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng khu vực trưởng lại thể hiện ở tăng năng suất lao động, hiệu quả sử công nghiệp và xây dựng. Năm 2022, khu vực nông, dụng vốn sản xuất nâng cao với thước đo tổng hợp năng lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên. Vậy chất lượng công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch tăng trưởng kinh tế chính là việc sử dụng có hiệu quả các vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm nguồn lực phát triển kinh tế. Để tăng trưởng có hiệu quả chiếm 8,53%. 14 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
  3. Kỳ 2 tháng 12 (số 254) - 2023 KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Nếu năm 2011, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm Thương mại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011- tới 16,26% GDP, thì đến năm 2022 giảm còn 11,88%. 2022 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 34,58% lên vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% 38,26%. Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 41,5%. Xét trong từng nhóm ngành, cơ cấu ngành kinh tế 2021 giảm 6,7%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh cũng có sự thay đổi tích cực. Trong nhóm ngành nông - thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm lâm - ngư nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp và lâm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. CPI tăng nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành Hình 3: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2011-2022 ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,... Hình 1: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023) Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA đã góp phần giúp thương mại nội địa có những bước tăng trưởng đột phá. Thương mại nội địa đã thu hút nhiều thành phần tham gia làm cho hệ Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023) thống phân phối trong nước thêm đa dạng, tăng tính cạnh 3.2 Thu nhập bình quân đầu người tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Bên cạnh các doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia thương mại Hình 2: GDP bình quân đầu người Việt Nam nội địa, còn có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc mọi giai đoạn 2012 - 2022 thành phần kinh tế khác nhau như một số tập đoàn phân phối nước ngoài Metro Cash & Carry, Lotte, Aeon… Với sự định hướng và tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nước, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đầu tư và phát triển hệ thống bán lẻ của mình như Vinmart, Hapro, Vissan, Co.opmart… 3.3. Năng suất lao động Tốc độ tăng năng suất lao động trong giai đoạn vừa qua của kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Bình quân giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023) lao động theo giá hiện hành đạt 5,29%; trong đó bình Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời quân giai đoạn 2011-2015 tăng 4,53%; bình quân giai kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề đoạn 2016-2020 tăng 6,05%, vượt mục tiêu đề ra trong nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, Nghị quyết số 05-NQ/TW, khóa XII là tốc độ tăng năng lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp suất lao động bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi cao hơn 5,5%. Năm 2021, tốc độ tăng năng suất lao động mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra chỉ đạt 4,6% so với năm 2020. nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 cao thu nhập cho người dân. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/ động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất năm 2021. lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người 3.3. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo vụ tiêu dùng Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 15
  4. KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Kỳ 2 tháng 12 (số 254) - 2023 có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 tiêu đã đề ra. Xây dựng tổng thể và có sự gắn kết hệ thống điểm phần trăm so với năm 2021). chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. 3.5. Chỉ số HDI Thứ ba, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2021 là 0,703, không gia. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã duy trì được tốc thay đổi so với năm 2019 (0,704). Tuy nhiên, Việt Nam độ tăng trưởng tương đối ổn định, song do nguồn lực đã tiến hai bước trên bảng xếp hạng toàn cầu lên vị trí 115 tăng trưởng cũ đang tới hạn, trong khi nguồn lực tăng (trong số 191 quốc gia) từ vị trí 117 (trong số 189 quốc trưởng mới chưa đảm bảo, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ gia) vào năm 2019. Theo UNDP, Việt Nam đã cố gắng rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Do đó, Chính phủ cần duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cụ thể cần: nhất của đại dịch. Tăng cường quản trị công cho hệ thống đổi mới sáng tạo; tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo; tăng B ​ ảng 1: Chỉ số HDI Việt Nam cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp: đặt Năm HDI Xếp hạng doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng 2021 0,703 115º 2020 0,710 113º tạo; nâng cao đóng góp của các trường đại học và cơ sở 2019 0,703 120º nghiên cứu nhà nước. 2018 0,697 121º 2017 0,692 119º Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 2016 0,688 120º gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân 2015 0,684 119º số. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo phát 2014 0,680 120º triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng các mô 2013 0,676 119º 2012 0,672 119º hình cơ sở đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, ưu tiên các 2011 0,668 117º ngành nghề đang thiếu như công nghiệp chế biến, chế Nguồn: Tradingeconomics (2023) tạo, du lịch, dịch vụ, tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn còn chậm đào tạo với doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống giáo dục và các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương phải trải qua mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, thực những thời kỳ khó khăn thực sự nhưng vẫn tránh được sự hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường; đặc biệt chú ý đảo ngược lớn về tiến bộ phát triển con người. phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát 4. Chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng triển kinh tế - xã hội. tăng trưởng kinh tế Việt Nam Thứ năm, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm Thứ nhất, cần hoàn thiện mô hình tăng trưởng kinh nâng cao hiệu quả đầu tư như: tập trung tăng cường đầu tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” là tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa một mô hình hiện đại, được nhiều quốc gia phát triển áp học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả dụng. Mô hình chuyển từ “nâu” sang “xanh” tập trung sử dụng vốn. Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào chiều sâu của các ngành kinh tế, lấy yếu tố con người từ ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng tiêu cực, làm cốt lõi, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường công tác trường và an sinh xã hội. Muốn đạt được mục tiêu này, giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý Việt Nam cần phải có sách lược cụ thể cho từng ngành nghiêm những hành vi vi phạm quy định trong quản lý kinh tế, ưu tiên phát triển những ngành có lợi thế cạnh đầu tư. Cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các tranh, tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút nhân lực, v.v. Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng phải vốn đầu tư từ khu vực tư nhân; đồng thời, tăng cường thu thực sự hiểu rõ về vị trí, tình hình kinh tế - xã hội, chất hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài, cụ thể lượng cuộc sống tại khu dân cư, v.v... để có thể nhanh là FDI và ODA. chóng thay đổi phù hợp, đáp ứng nhu cầu cấp bách của từng địa phương. Tài liệu tham khảo: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2023), http://thongkehanoi.gov.vn. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách PCI Việt Nam (2023), http://thongkehanoi.gov.vn. nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Stiglitz j.e. (2000), Economics of the public sector, W.W. Norton & Company Ltd. Tổng cục Thống kê (2023), Số liệu thống kê, https://www.gso.gov.vn. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm Thomas,V, Dailami, M Dhareshwar, A (2004), The Quality of growth, Oxford University. nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên cơ sở quy VCCI (2023). Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (từ 2008 - 2022): https:// hoạch đã được phê duyệt. Trên cơ sở mục tiêu, các chỉ số pcivietnam.vn/. Võ Xuân Hoài (2020), Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- về tăng trưởng kinh tế, định hướng phát triển các ngành 2017 và định hướng tăng trưởng kinh tế 10 năm 2021-2030, Đề tài khoa học và công nghệ, Bộ Kế đã được phê duyệt, tỉnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống hoạch và Đầu tư. World Commission on Environment and Development (1987), Report of World Commission pháp luật, chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, on Environment and Development: “Our common future”, Nairobi Kenya World Bank, World phát triển các ngành kinh tế theo đúng hướng để đạt mục Development Indicators. 16 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2