Ninh Hồng Phấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 47 - 54<br />
<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN<br />
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN<br />
Ninh Hồng Phấn*<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, có hệ thống mạng lưới trải rộng<br />
toàn quốc với 03 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Chi nhánh Ngân<br />
hàng Công thương Việt Nam tại Thái Nguyên là một trong những chi nhánh có tốc độ phát triển<br />
nhanh và ổn định. Lãnh đạo cùng với tập thể nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh<br />
Thái Nguyên đã xác định mục tiêu ưu tiên trong lộ trình phát triển của mình là “Cung cấp dịch vụ<br />
chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn”. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, chi<br />
nhánh đã đạt được kết quả khá tôt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như: chi nhánh<br />
không tự cân đối được nguồn tiền giữa tín dụng và ngân hàng, lượng tín dụng trung hạn của cá<br />
nhân còn thấp... Do vậy, để hoạt động huy động và sử dụng vón có hiêu quả hơn, trong giai đoạn<br />
2012 – 2015, chi nhánh cần phải xây dựng các chính sách về khách hàng, đa dạng hóa hình thức<br />
huy động, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp<br />
vụ cho nhân viên.<br />
Từ khóa: Vietinbank Thái Nguyên, huy động vốn, sử dụng vốn, hiệu quả, đánh giá.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh<br />
Thái Nguyên được thành lập ngày 01 tháng 8<br />
năm 1988 với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng và 14<br />
cán bộ nhân viên. Hiện nay, Ngân hàng<br />
TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên<br />
đã phát triển thêm 12 phòng giao dịch phân<br />
bố rộng khắp khu vực thành phố Thái<br />
Nguyên. Vốn điều lệ sau khi tiến hành cổ<br />
phần hoá tăng lên 16.858 tỷ đồng, lợi nhuận<br />
trước thuế năm 2010 đạt 67,247 tỷ đồng.<br />
Tổng số cán bộ, nhân viên của chi nhánh<br />
năm 2010 là 136 người trong đó số lượng<br />
CBNV có trình độ đại học và trên đại học là<br />
130 người chiếm 95,59%, 6 cán bộ, nhân viên<br />
có trình độ Cao đẳng, Trung cấp chiếm<br />
4,41%. Với mạng lưới phòng giao dịch và các<br />
máy ATM được phân bố rộng khắp địa bàn<br />
tỉnh, công tác huy động và sử dụng vốn của<br />
Chi nhánh Ngân hàng công thương Thái<br />
Nguyên đã bước đầu đạt hiệu quả, tuy nhiên<br />
vẫn gặp nhiều khó khăn như: khách hàng<br />
đánh giá tinh thần trách nhiệm của nhân viên<br />
*<br />
<br />
chưa cao, chi nhánh không tự cân đối được<br />
nguồn tiền giữa tín dụng và ngân hàng, các<br />
hình thức huy động vốn chưa đa dạng...Trong<br />
bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến kết<br />
quả công tác huy động và sử dụng vốn đã<br />
được triển khai thực hiện, trên cơ sở đó đề<br />
xuất giải pháp giúp chi nhánh Ngân hàng<br />
công thương Thái Nguyên hoàn thành tốt mục<br />
tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị<br />
trường giai đoạn 2012 – 2015.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Đôi nét về Ngân hàng TMCP Công thương<br />
chi nhánh Thái Nguyên<br />
Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực.<br />
Nguồn lực con người luôn được Ban giám<br />
đốc Ngân hàng TMCP Công thương chi<br />
nhánh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Chính<br />
vì vậy, công tác tuyển chọn và đào tạo đã<br />
được chú trọng để tuyển dụng được CBNV có<br />
đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, trình độ<br />
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng được<br />
yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế. Chỉ tiêu<br />
về nguồn lực con người của ngân hàng được<br />
thể hiện ở bảng 01 như sau:<br />
<br />
Tel: 0985 217888, Email: ninhhongp@gmail.com<br />
<br />
47<br />
<br />
50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ninh Hồng Phấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 47 - 54<br />
<br />
Bảng 01: Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người<br />
Chỉ tiêu<br />
Số lượng<br />
Cơ cấu (%)<br />
1. Tổng số cán bộ, nhân viên<br />
136<br />
100<br />
- Số cán bộ, nhân viên nam<br />
51<br />
37,50<br />
- Số cán bộ, nhân viên nữ<br />
85<br />
62,50<br />
2. Trình độ chuyên môn<br />
- Trên Đại học<br />
8<br />
5,88<br />
Đại học<br />
122<br />
89,71<br />
- Cao Đẳng, Trung cấp<br />
6<br />
4,41<br />
3. Thành phần dân tộc<br />
Dân tộc Kinh<br />
134<br />
98,53<br />
Dân tộc khác<br />
2<br />
6,62<br />
4. Tuổi bình quân<br />
Dưới 30<br />
71<br />
52,21<br />
Từ 35 đến 50<br />
58<br />
42,65<br />
Trên 51<br />
7<br />
5,15<br />
5. Số lượng Đảng viên<br />
34<br />
25,00<br />
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1]<br />
<br />
Để đánh giá tình hình nguồn lực tài chính của chi nhánh, chúng tôi xem xét qua biểu 02.<br />
Biểu 02: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên<br />
giai đoạn 2009-2011<br />
Đơn vị: Tỷ đồng<br />
Năm<br />
Tăng trưởng (%)<br />
Chỉ tiêu<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
10/09<br />
11/10<br />
BQ<br />
1.382<br />
1.542<br />
2.161<br />
11,6<br />
40,1<br />
25,9<br />
Tổng tài sản<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
<br />
1.500<br />
<br />
2.300<br />
<br />
2.600<br />
<br />
53,3<br />
<br />
13,0<br />
<br />
33,2<br />
<br />
Dư nợ Cho vay& đầu tư<br />
Tiền gửi và các khoản phải trả khách<br />
hàng<br />
<br />
1.009<br />
<br />
1.274<br />
<br />
1.814<br />
<br />
26,3<br />
<br />
42,4<br />
<br />
34,3<br />
<br />
1.167<br />
<br />
1.373<br />
<br />
1.794<br />
<br />
17,7<br />
<br />
30,7<br />
<br />
24,2<br />
<br />
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh<br />
<br />
21,801<br />
<br />
44,44<br />
<br />
51,617<br />
<br />
103,8<br />
<br />
16,1<br />
<br />
60,0<br />
<br />
Lợi nhuận trước thuế<br />
<br />
35,557<br />
<br />
48,87<br />
<br />
67,247<br />
<br />
37,4<br />
<br />
37,6<br />
<br />
37,5<br />
<br />
Nguồn: Phòng tín dụng-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1]<br />
<br />
Thống kê sau đây giúp chúng ta có những đánh giá khách quan về hệ thống giao dịch của Ngân<br />
hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên so với một số NHTM khác trên địa bàn thành<br />
phố Thái Nguyên:<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Biểu 03: Một số chỉ tiêu về nguồn lực cơ sở hạ tầng<br />
NH Công<br />
NH Đầu tư &<br />
NH NN &<br />
thương<br />
PTVN<br />
PTNT<br />
<br />
Techcom<br />
bank<br />
<br />
VIB<br />
Bank<br />
<br />
Trụ sở giao dịch chính<br />
<br />
01<br />
<br />
01<br />
<br />
01<br />
<br />
01<br />
<br />
01<br />
<br />
Số phòng giao dịch<br />
<br />
12<br />
<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
01<br />
<br />
01<br />
<br />
Số máy ATM<br />
<br />
12<br />
<br />
5<br />
<br />
8<br />
01<br />
01<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2011<br />
<br />
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng các phòng giao dịch và máy rút tiền tự động ATM của<br />
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên có số lượng nhiều hơn hẳn so với các<br />
NHTM khác, và được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Chính sự tiện lợi<br />
đó đã làm tăng khả năng thu hút vốn và các giao dịch khác trong thời gian vừa qua.<br />
48<br />
<br />
51Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ninh Hồng Phấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 47 - 54<br />
<br />
Bảng 04: Số lượng vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên<br />
Đơn vị: tỷ đồng<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
- Tiền gửi của các tổ<br />
chức kinh tế<br />
- Tiền gửi của dân<br />
cư<br />
- Phát hành các<br />
công cụ nợ<br />
<br />
Năm 2009<br />
Cơ<br />
Số<br />
cấu<br />
lượng<br />
%<br />
<br />
Năm 2010<br />
Cơ<br />
Số<br />
cấu<br />
lượng<br />
%<br />
<br />
Năm 2011<br />
Cơ<br />
Số<br />
cấu<br />
lượng<br />
%<br />
<br />
Tăng trưởng(%)<br />
10/09<br />
<br />
11/10<br />
<br />
BQ<br />
<br />
290<br />
<br />
20,71<br />
<br />
450<br />
<br />
26,47<br />
<br />
600<br />
<br />
28,57<br />
<br />
55,17<br />
<br />
33,33<br />
<br />
44,25<br />
<br />
120<br />
<br />
8,57<br />
<br />
250<br />
<br />
14,71<br />
<br />
300<br />
<br />
14,29<br />
<br />
108,33<br />
<br />
20,00<br />
<br />
64,16<br />
<br />
450<br />
<br />
32,14<br />
<br />
450<br />
<br />
26,47<br />
<br />
500<br />
<br />
23,81<br />
<br />
0<br />
<br />
11,11<br />
<br />
5,55<br />
<br />
- Nguồn đi vay<br />
<br />
200<br />
<br />
14,29<br />
<br />
200<br />
<br />
11,76<br />
<br />
250<br />
<br />
11,90<br />
<br />
0<br />
<br />
25,00<br />
<br />
12,5<br />
<br />
- Các nguồn huy<br />
động khác<br />
<br />
340<br />
<br />
24,29<br />
<br />
350<br />
<br />
20,59<br />
<br />
450<br />
<br />
21,43<br />
<br />
2,94<br />
<br />
28,57<br />
<br />
15,75<br />
<br />
1400<br />
<br />
100<br />
<br />
1700<br />
<br />
100<br />
<br />
2100<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1][2]<br />
<br />
Thực trạng công tác huy động và sử dụng<br />
vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi<br />
nhánh Thái Nguyên<br />
Đối với công tác huy động vốn<br />
Hiện nay công tác huy động vốn chủ yếu<br />
bằng các nguồn như:<br />
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi<br />
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn);<br />
- Tiền gửi của dân cư (tiền gửi tiết kiệm và<br />
tiền gửi không kỳ hạn);<br />
- Phát hành các công cụ nợ;<br />
- Nguồn đi vay;<br />
- Các nguồn huy động khác;<br />
Cơ cấu trong huy động vốn của Ngân hàng<br />
TMCP Công thương chi nhánh Thái<br />
Nguyên khá đa dạng và phong phú, thể hiện<br />
qua bảng sau:<br />
Trong cơ cấu tiền gửi tại Ngân hàng TMCP<br />
Công thương chi nhánh Thái Nguyên, tiền gửi<br />
của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn, điều<br />
này thể hiện vai trò, vị thế của Ngân hàng<br />
TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên<br />
so với các đơn vị khác trên địa bàn. Khách<br />
hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế<br />
của Ngân hàng TMCP Công thương chi<br />
nhánh Thái Nguyên rất đa dạng. Từ lâu chi<br />
nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng<br />
khách hàng này và đã có những giải pháp hữu<br />
hiệu để thu hút. Năm 2009, số lượng tiền gửi<br />
của các tổ chức kinh tế là 290 tỷ chiếm<br />
20,71% trong tổng số tiền huy động. Đến cuối<br />
năm 2011, số lượng tiền gửi của các tổ chức<br />
kinh tế tăng lên 600 tỷ chiếm 28,57% trong<br />
<br />
tổng số tiền huy động và chiếm cơ cấu cao<br />
nhất trong năm 2011.<br />
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút tiền gửi<br />
của dân cư cũng đã được triển khai rất hiệu<br />
quả thông qua các chương trình “gửi tiềndự thưởng” mà Ngân hàng TMCP Công<br />
thương chi nhánh Thái Nguyên triển khai<br />
đồng loạt tại tất cả các phòng giao dịch trên<br />
địa bàn thành phố Thái Nguyên. Thông qua<br />
biểu đồ 01 và 02 dưới đây sẽ cho ta thấy rõ<br />
hơn số lượng và cơ cấu về lượng tiền huy<br />
động của của Ngân hàng TMCP Công<br />
thương chi nhánh Thái Nguyên trong 3 năm<br />
nghiên cứu.<br />
Số lượng tiền gửi của nhóm khách hàng<br />
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sự tăng<br />
trưởng nhanh nhất và vẫn luôn chiếm cơ cấu<br />
lớn nhất trong các năm từ 2009 đến 2011.<br />
Bên cạnh đó, nguồn vốn từ khu vực dân cư<br />
ngày một tăng cao bởi quá trình đô thị hoá<br />
diễn ra nhanh chóng. Lượng vốn nhàn rỗi trên<br />
chủ yếu là do được nhà nước đền bù trong<br />
khâu giải phóng mặt bằng, buôn bán bất động<br />
sản... Đa phần người dân không sử dụng<br />
nguồn vốn rất lớn đó vào trong khâu sản xuất,<br />
kinh doanh mà lựa chọn gửi vào ngân hàng<br />
cho an toàn và sinh lời.<br />
Phát hành các công cụ nợ và đi huy động của<br />
các NHTM khác trên địa bàn thành phố Thái<br />
Nguyên để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì<br />
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh<br />
Thái Nguyên không tự cân đối được nguồn<br />
tiền giữa tín dụng và ngân hàng.<br />
49<br />
<br />
52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ninh Hồng Phấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 47 - 54<br />
<br />
Biểu đồ 02 cho ta thấy sự phân chia số lượng tiền huy động theo kỳ hạn:<br />
<br />
800<br />
600<br />
400<br />
200<br />
0<br />
<br />
290<br />
<br />
600<br />
450<br />
<br />
Năm 2009<br />
<br />
Năm 2010<br />
<br />
450 450500<br />
<br />
250 300<br />
120<br />
<br />
Tiền gửi của Tiền gửi của dân<br />
DN, tổ chức kinh<br />
cư<br />
tế<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
200 200250<br />
<br />
Phát hành các<br />
công cụ nợ<br />
<br />
Nguồn đi vay<br />
<br />
450<br />
340 350<br />
<br />
Các nguồn huy<br />
động khác<br />
<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2]<br />
Biểu đồ 01: Số lượng của các nguồn tiền huy động<br />
Năm 2009<br />
Năm 2011<br />
<br />
3%<br />
<br />
5%<br />
27.14<br />
%<br />
<br />
16.43<br />
%<br />
<br />
9.52%<br />
37.62%<br />
<br />
Không kỳ hạn<br />
1-3 tháng<br />
6 tháng<br />
1 năm<br />
<br />
52.86<br />
%<br />
<br />
51.43<br />
%<br />
<br />
Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2]<br />
Biểu đồ 02: Cơ cấu nguồn tiền huy động<br />
<br />
Trong giai đoạn 2009 đến 2011 ta thấy số<br />
lượng vốn huy động ở mức lãi suất không kỳ<br />
hạn (KKH) chiếm tỷ lệ rất thấp. Lượng vốn<br />
này chủ yếu phát sinh khi các tổ chức, cá<br />
nhân chuyển tiền vào tài khoản ATM để tiêu<br />
dùng cá nhân hoặc được thanh toán lương. Do<br />
đó, lượng vốn này thay đổi rất nhanh theo<br />
từng ngày và khách hàng chỉ được nhận mức<br />
lãi suất KKH tại thời điểm điều tra năm 2011<br />
là 2% năm. Tỷ trọng vốn được gửi thông qua<br />
KKH giảm từ 5% năm 2009 xuống còn 3%<br />
năm 2011.<br />
Đối với công tác sử dụng vốn<br />
Phân bổ cơ cấu vốn vay được thể hiện ở biểu<br />
đồ 03<br />
<br />
Việc phân bổ vốn cho vay phụ thuộc vào<br />
nguồn vốn huy động được. Bên cạnh đó, nó<br />
cũng phụ thuộc vào đối tượng vay và mục<br />
đích sử dụng vốn vay. Trong năm 2009, tỷ lệ<br />
vốn cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm đạt 533 tỷ<br />
đồng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 46%. Vốn cho<br />
vay trung hạn từ 1 đến 5 năm đạt giá trị 380<br />
tỷ đồng chiếm 33%. Vốn cho vay đầu tư dài<br />
hạn có cơ cấu thấp nhất chỉ đạt giá trị 254 tỷ<br />
đồng chiếm 22% trong tổng số vốn cho vay.<br />
Để có những đánh giá sát thực, chúng ta<br />
phân tích cơ cấu vốn vay cụ thể cho từng kỳ<br />
hạn và từng đối tượng khách hàng trong các<br />
năm 2011.<br />
<br />
50<br />
<br />
53Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ninh Hồng Phấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 47 - 54<br />
<br />
Năm 2009<br />
<br />
Năm 2011<br />
6%<br />
<br />
22%<br />
46%<br />
<br />
31%<br />
63%<br />
<br />
33%<br />
<br />
Dưới 1 năm<br />
từ 1 đến 5 năm<br />
trên 5 năm<br />
<br />
Dưới 1 năm<br />
từ 1 đến 5 năm<br />
trên 5 năm<br />
<br />
Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2]<br />
Biểu đồ 03: Phân bổ cơ cấu vốn cho vay<br />
<br />
Cơ cấu vốn vay năm 2011<br />
Trong năm 2011, cơ cấu vốn vay có xu hướng biến động rất khác biệt so với năm 2009, cụ thể<br />
như sau:<br />
Đối với cho vay ngắn hạn dưới 1 năm, nhóm khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm cơ cấu vốn vay<br />
cao nhất là 60%. Tuy nhiên, sự khác biệt thể hiện rất rõ đối với vốn vay trung và dài hạn so với<br />
năm 2009. Cơ cấu vốn vay trung hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng 39% năm 2009<br />
lên 82% năm 2011. Cơ cấu vốn vay dài hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng tăng mạnh<br />
từ 41% năm 2009 lên 91% năm 2011.<br />
100%<br />
82%<br />
<br />
80%<br />
60%<br />
<br />
91%<br />
<br />
Cá nhâ n<br />
<br />
60%<br />
Tổ chức kinh tế<br />
<br />
40%<br />
20%<br />
0%<br />
<br />
Khá ch hà ng<br />
doa nh nghiệp<br />
<br />
NH khá c<br />
<br />
17% 14%<br />
9%<br />
0%<br />
<br />
15%<br />
3%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
9%<br />
0%<br />
0% 0%<br />
<br />
Đầ u tư tà i chính<br />
Uỷ thá c đầ u tư<br />
<br />
Dưới 1 năm<br />
<br />
từ 1 đến 5 năm<br />
<br />
trên 5 năm<br />
<br />
Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1]<br />
Biểu đồ 04: Phân bổ vốn vay năm 2011<br />
<br />
Nhóm khách hàng cá nhân có tỷ lệ vay vốn dưới 1 năm chiếm tỷ lệ khá cao là 17%. Các tổ chức<br />
kinh tế đóng tại địa bàn thành phố Thái Nguyên chiếm cơ cấu 9% và 14% lượng vốn ngắn hạn<br />
cho các NHTM khác vay lại. Tuy nhiên, đối với vốn vay trung hạn, số lượng vốn vay của khách<br />
hàng cá nhân chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn trung hạn, trong khi đó cơ cấu vốn vay của các tổ<br />
chức kinh tế tăng lên 15% đạt 85 tỷ đồng.<br />
Phân tích RATER thông qua số liệu điều tra<br />
Để tiến hành đánh giá thông qua chỉ số tổng hợp RATER của khách hàng đối với Ngân hàng<br />
TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên so với các NHTM khác trên cùng địa bàn thành phố<br />
Thái Nguyên, chúng tôi đã giả định và mã hoá các tiêu chí định tính trong phiếu điều tra và thu<br />
được kết quả phân tích như sau:<br />
51<br />
<br />
54Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />