Thực trạng của các doanh nghiệp logistics trong xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Thực trạng của các doanh nghiệp logistics trong xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam" phân tích thực trạng chi tiết về những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp logistics trong tiến trình chuyển đổi số, để từ đó thấy được công cuộc chuyển đổi số trong ngành Logistics đã có những thay đổi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng của các doanh nghiệp logistics trong xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam
- THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRONG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM Huỳnh Chí Giỏi* Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: hc.gioi@hutech.edu.vn TÓM TẮT Sau đại dịch Covid, nhận thấy sự phát triển công nghệ số và mục tiêu chuyển đổi số là điều cấp thiết cho sự vững mạnh của nền kinh tế của một quốc gia, cụ thể mảng sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nhất nếu không có hoạt động chuyển đổi số kịp thời, khi những trường hợp khủng hoảng tương tự như dịch Covid xảy ra. Do đó ngày 07/01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 12 về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu định hướng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp logistics sẽ thay đổi, thích ứng với các điều kiện khôi phục và phát triển bền vững kinh tế mới, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do ảnh hưởng bởi các cuộc chiến địa chính trị và biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, dù biết xu hướng chuyển đổi số là tất yếu, nhưng những thách thức mà các doanh nghiệp Logistics đang đối mặt vẫn còn nhiều, bài báo muốn phân tích thực trạng chi tiết về những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp logistics trong tiến trình chuyển đổi số, để từ đó thấy được công cuộc chuyển đổi số trong ngành Logistics đã có những thay đổi như thế nào. Từ khóa: Chuyển đổi số, công nghệ 4.0, Logisitcs 1. Tổng quan Sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng của công nghệ 4.0 đã tạo ra xu hướng chuyển đổi số (CĐS) rộng khắp ở Việt Nam trong nhiều năm qua và đang làm thay đổi nhanh chóng cuộc sống của con người từ khía cạnh sinh hoạt như giao tiếp, giải trí, mua sắm, làm việc, cho đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao dịch mua bán quốc tế, và xu hướng hoạt động marketing cũng không ngoại lệ. Tận dụng các lợi ích từ sự phát triển của nền tảng công nghệ 4.0 để triển khai thực hiện chính sách CĐS đáp ứng mục tiêu hoàn thành chương trình CĐS cấp quốc gia theo Quyết định số 749 phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mục đích hướng Việt Nam trở thành quốc gia số, bền vững và phát triển. Chương trình CĐS cấp quốc gia nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa xây dựng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có khả năng đi ra toàn cầu. Nền tảng để thúc đẩy CĐS chính là sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia động lực tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy các bộ phận của nền kinh tế từ doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan Nhà nước sẽ phải thay đổi cách thức quản trị để nâng cao chất lượng công việc, rút ngắn thì thời gian để tạo ra hiệu quả tốt hơn từ nền tảng công nghệ số và đồng thời tạo ra năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, ngành Logistic cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của quốc gia trong mục tiêu CĐS, trong đại dịch Covid vừa qua (2019 - 2021) đã khiến các công ty logistics phải chấp nhận sự thay đổi trong quy trình giao nhận, quy trình quản lý kho cảng, quy trình quản lý vận tải phải sử dụng nền tảng công nghệ số, dù mức độ áp dụng vẫn còn hạn chế nhưng điều đó đã thúc đẩy cũng như tạo thói quen trong việc sử dụng các chứng từ điện tử và chữ ký số dần trở nên phổ biến hơn. Theo thống kê năm 2021 của Cục xuất nhập khẩu, Việt Nam có khoảng hơn 43 ngàn công ty dịch vụ logistics. Trong số đó, khoảng hơn 5 ngàn công ty kinh doanh trong ngành logistics quốc tế, 69 trung tâm phân phối logistics có quy mô lớn và vừa, kéo theo sự đầu tư ở nhiều lĩnh vực. 89% là công ty Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, 10% là công ty liên doanh và 1% công ty có 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia với nhiều tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics hàng đầu thế giới, đại biểu như Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker… (Theo Hoàng Nguyễn, 2023). Đứng trước tình trạng như vậy việc CĐS trong ngành logistics là một vấn đề khó khăn vì chênh lệch giữa số lượng doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất nhiều mà thách thức giữa các doanh nghiệp logistics có quy mô khác nhau cũng rất khác nhau, nên cần có sự phân tích 183
- cụ thể để thấy được những khó khăn chính ở từng quy mô doanh nghiệp khác nhau ấy, để từ đó có chính sách thúc đẩy CĐS phù hợp. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Cơ sở lý thuyết. • Khái niệm chuyển đổi số và một số khái niệm liên quan Công nghệ số là các công nghệ thực hiện trên các đối tượng được số hoá. Trong thập kỷ vừa qua các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây, Internet vạn vật, Chuỗi khối (blockchain), mạng không dây thế hệ mới (5G)… tạo ra những công nghệ số quan trọng có nhiều đột phá, đang và sẽ đóng vai trò công nghệ quyết định của chuyển đổi số. Do đó, việc áp dung những công nghệ số nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc CĐS. Mặc dù có nhiều cách mô tả, nhưng có thể định nghĩa ngắn gọn, theo Đề án phát triển logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, (2020) đã trình bày những về khái niệm, mục tiêu, bản chất của quá trình CĐS như sau: Về mặt khái niệm, CĐS là quá trình con người thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách sống và cách làm việc với các công nghệ số. - Mục tiêu CĐS quốc gia của Việt Nam là chuyển đổi để xây dựng và thực hiện được hiệu quả chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ba mục tiêu này tương hỗ nhau. - Nền tảng của CĐS là quá trình số hoá đang diễn ra khắp nơi, tạo ra phiên bản số của vạn vật (đối tượng, thực thể) đang hoạt động trong thế giới vật lý ta sống, tức tạo ra dữ liệu mang thông tin của chúng. Vạn vật trên đời lại có thể kết nối được với nhau qua phiên bản số của chúng trên Internet (Internet vạn vật), tạo nên không gian số (hay không gian mạng). Sự kết nối này cũng là kết nối giữa không gian vật lý và không gian số (physical-cyber connection), dẫn đến khả năng các hoạt động trên thế giới vật lý đều có thể tính toán và điều khiển trên không gian số. - Bản chất của CĐS là việc thay đổi dần dần từ các thói quen trong sinh hoạt, trong công việc từ việc phải sử dụng giấy tờ, chứng từ, nhật ký, sổ sách sang tương tác, soạn thảo, phân tích và lưu trữ dữ liệu điện tử trên các ứng dụng số, truy xuất nhanh chóng bất cứ lúc nào và có sự kết nối trong một không gian số. - Các cấp độ của chuyển đổi số: là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của tổ chức, từ xây dựng năng lực số đến văn hoá số, xây dựng lộ trình và kế hoạch, từng bước thay đổi theo lộ trình…gồm 3 cấp độ như sau (Hình 1) Hình 1: Sơ đồ 3 cấp độ của chuyển đổi số. Nguồn: Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông • Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số 184
- Hình 2: Sơ đồ 3 yếu tố cơ bản của chuyển đổi số. Nguồn: Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, khảo cứu tài liệu. Từ những phương pháp nghiên cứu đưa ra kết quả cho quá trình nghiên cứu, kết luận và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho các doanh nghiệp. 3. Kết quả và thảo luận Logistic có tính chất phục vụ cao cho mọi hoạt động trong nền kinh tế, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển và tiến bộ của hoạt động logistics, đánh giá tổng quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế được mô tả qua Hình 1, sẽ cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế sẽ luôn gắn liền với xu hướng đầu tư vào Ngành logistics (Hình 4), từ đó bộc lộ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển logistics với tăng trưởng kinh tế (Hình 5) và công cuộc CĐS. Nếu xu hướng CĐS là điều tất yếu của một quốc gia, thì đối với ngành logistics, CĐS là một trong những nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra sự khác biệt trước các đối thủ trong ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GDP các năm trong vòng 11 năm qua. Nguồn: Tổng cục Thống kê Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua 11 năm (Hình 3) luôn có xu hướng tăng giảm liên tục nhưng xu hướng tăng vẫn là xu hướng chính, thể hiện mục tiêu phát triển bền vững. Ngoại trừ giai đoạn 2019 đến 2021, khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và của toàn cầu nói chung đều bị trì trệ, tắc nghẽn và tất yếu các chỉ số phát triển về kinh tế cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sau khi hết giai đoạn giãn cách, 185
- nền kinh tế đã phục hồi trở lại một cách nhanh chóng và cũng kéo theo đó là sự thúc đẩy mạnh mẽ của nền tảng công nghệ số được áp dụng nhiều hơn ở nhiều khía cạnh cuộc sống và thương mại điện tử cũng trong giai đoạn đó mà phát triển mạnh mẽ. Hình 4: Tổng giá trị đầu tư vào thị trường Logistics giai đoạn 2018 -2022 (đơn vị triệu USD). Nguồn: Nextrans Quy mô giá trị đầu tư vào thị trường logistics qua 5 năm (2018 -2022) đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kép 102%. Dự báo lạc quan cho toàn thị trường logistics khi hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu nhộn nhịp trở lại sau 2 năm chống chọi dịch Covid-19. Hình 5: Quy mô thị trường logistics Việt Nam 2018 – 2022 (Đơn vị: tỷ USD) Nguồn: Nextrans Tính đến nay, nắm bắt đà tăng trưởng về quy mô và giá trị đầu tư vào ngành logistics Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng kép đạt xấp xỉ 23% trong giai đoạn 2020-2022 (Hình 5) và có thể tăng nhiều hơn trong tương lai sau phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19 (từ quy mô thị trường logistics đạt 48,3 tỷ USD năm 2020 đến năm 2022 đạt 73,6 tỷ USD), thì lực lượng công nghệ cho ngành logistics cũng phát triển mạnh trong nhiều hệ thống, ứng dụng phần mềm đa dạng, cụ thể, đã có các nhà cung cấp giải pháp trong nước cho các sản phẩm sau: Ứng dụng quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS); Ứng dụng quản lý kho hàng (WMS); Ứng dụng quản lý vận tải, quản lý đơn hàng (TMS/OMS); Hệ thống chia chọn/thực hiện đơn hàng (Sorting/Fulfillment); Sàn giao dịch vận tải; Các giải pháp tối ưu hóa, hỗ trợ ra quyết định,… Mặc dù, có nhiều công ty của Việt Nam cung cấp giải pháp đa dạng trong lĩnh vực công nghệ logistics như Phaata.com, SmartLog, Logivan, Abivin, NetLoading, DTK logistics Solution,… nhưng hạn chế lớn nhất là hầu hết các công ty chỉ cung cấp các giải pháp đơn lẻ, chưa kết nối được thành một nền tảng số cho ngành dịch vụ logistics quốc gia. Điểm qua một số bước tiến lớn chủ yếu ở các doanh nghiệp logistics đầu ngành áp dụng công nghệ thông tin trong CĐS được thể hiện qua bảng 1 sau: 186
- Bảng 1: Một số ứng dụng công nghệ thông tin được khai thác ở các công ty logistics đầu ngành CĐS trong Doanh nghiệp CĐS trong quản CĐS trong CĐS trong quản Hiệu quả đạt quản lý logistics lý cảng quản lý kho lý doanh nghiệp được vận tải EDI (Hệ thống E-port (Hệ thống Giảm trên 50% Trao đổi dữ liệu quản lý cảng ) WMS (Hệ thời gian tàu nằm Tân cảng Sài điện tử) TOPOVN (Hệ thống quản lí bến, giảm 3/4 thời Gòn CMR (Quản trị thống quản lý kho hàng) gian giao nhận quan hệ khách container) hàng hoá hàng) Giúp cho việc thực hiện các tác vụ của khách hàng được Smart Port (Hệ Công ty cổ STM (Phần WMS (Hệ EDI (Hệ thống đồng bộ giữa các thống quản lý cảng phần mềm quản thống quản lí Trao đổi dữ liệu bộ phận, nhanh và tích hợp thông GEMADEPT lý vận tải) kho hàng) điện tử) chính xác hơn, minh) hiệu quả kinh tế cao hơn một cách rõ rệt Các ứng dụng - TOS (Quản lý, thanh toán điện tử, khai thác thủ tục giao nhận container) được đơn giản hóa - Phần mềm báo từ đó giảm được Công ty Cổ MIS (Hệ Cloud office cáo khai thác trực thời gian khách phần Cảng thống thông (Quản lý văn bản tuyến. hàng phải đến Hải Phòng tin quản lý ) và điều hành - Phần mềm quản phòng thương vụ công việc) lý các trạm cân cảng để giao dịch, - Roro (Phần mềm giảm thời gian xe quản lý bãi) ra vào cảng làm thủ tục. Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2022 Có thể thấy các doanh nghiệp logistic đầu ngành, cung cấp dịch vụ logistics ở cấp độ 3PL trở lên, đều đầu tưcho mình những phần mềm quản lý riêng biệt phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mình, thực hiện mức độ CĐS cao hạn chế tối đa sự xuất hiện của các chứng từ giấy trong hoạt động giao nhận, trong quản lý cảng và quản lý vận tải từ đó giảm tải được những rủi ro, thiếu sót, một khối lượng công việc bàn giấy, quản lý hồ sơ và sự liên kết thông tin giữa các phòng ban, để mang lại những hiệu quả thiết thực nhưtrình bày ở Bảng 1. Ngoài ra, còn có trung tâm logistics thông minh và hiện đại ở Việt Nam của tập đoàn lớn là T&T Group (Việt Nam) và YCH Holdings (Singapore). Bưu điện Việt Nam xây dựng nền tảng bản đồ Vmap và cơ sở dữ liệu địa chỉ thời gian thực để định vị, định địa chỉ dữ liệu và gán mã cho địa chỉ hộ gia đình. Giải pháp góp phần tối ưu hóa việc chuyển phát hàng hóa từ người gửi đến người nhận của các doanh nghiệp bưu chính, vận tải, logistics, thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, quá trình CĐS chủ yếu diễn ra ở các công ty logistics lớn, nhưng số lượng các doanh nghiệp logistics quy mô lớn thì chỉ chiếm khoản dưới 10% còn lại là số lượng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa chiếm đa số và tới 90% doanh nghiệp đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng trong 43.000 doanh nghiệp dịch vụ logistics tính đến 2021 (theo Cục xuất nhập khẩu); và phân tán về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau, cho nên sự đầu tư này chưa phản ánh bức tranh toàn ngành về thực trạng CĐS. 187
- Mức độ sẵn lòng của các doanh nghiệp Logistics trong việc đầu tưcông nghệ thông tin ở các mảng kinh doanh dịch vụ cụ thể được thể hiện qua bảng 2, mô tả cho chúng ta cái nhìn chi tiết về số lượng doanh nghiệp logistics chiếm bao nhiêu phần trăm ở các chỉ tiêu “Thực hiện – Kỳ vọng thực hiện - Không có nhu cầu” ở các ứng dụng công nghê thông tin cụ thể trong xu hướng CĐS. Bảng 2. Kết quả áp dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp thành viên VLA Thực Kỳ vọng thực Không có nhu STT Ứng dụng Công nghệ thông tin hiện hiện ở tương cầu (%) (%) lai gần (%) 1 Logistics thông minh 6.1 29.7 64.2 2 Logistics xanh 5.4 27 67.6 3 Logistics cho TMĐT 10.8 27 62.2 4 Thương mại điện tử 15.5 23.6 60.8 5 Logistics điện toán đám mây 10.8 23.6 65.5 6 Theo dõi và truy xuất 35.8 14.9 46.6 7 Hệ thống quản lý giao nhận 41.9 14.9 43.2 8 Quản lý đơn hàng 16.9 20.3 62.8 9 Quản lý nhân sự 26.4 20.9 52.7 10 Hệ thống quản lý kho hàng 34.5 20.3 45.3 11 Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử 31.8 14.9 53.4 12 Hệ thống quản lý vận tải 37.6 22.1 40.3 13 Khai báo hải quan 75.2 54 19.5 14 Soi mã vạch 27 24.3 48.6 15 Nhận dạng bằng sóng vô tuyến 4.7 18.9 76.4 Nguồn: VLA (2021) Phân tích mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Hội viên VLA qua Bảng 2 cho thấy chỉ có Khai báo hải quan thực hiện trên 75,2% do qui định về khai báo hải quan điện tử bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc đầu tư phần mềm khai bảo hải quan không quá lớn, chủ yếu là phần mềm khai báo ECUS6.0 của công ty Thái Sơn, còn lại 14 ứng dụng công nghệ thông tin cơbản đều dưới mức trung bình. Hệ thống quản lý giao nhận đạt tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thực hiện khoảng 41,9%; Theo dõi và truy xuất đạt 38,5%; Hệ thống quản lý vận tải đạt 37,6% như phần mềm TMS; Soi mã vạch đạt 27% điển hình các công nghệ quét mã vạch QR, Barcode,… và Quản lý nhân sự đạt 26,4%… Ngoài ra, ứng dụng Quản lý đơn hàng chỉ đạt 16,9% số lượng doanh nghiệp đang thực hiện; Thương mại điện tử 15,5% và logistics cho TMĐT 10,8%, Nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện chỉ đạt 4,7%,… phản ánh rõ nhất về hạn chế của ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ chuyên môn hóa cao ở doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Cho thấy rào cản lớn của các công ty logistics trong trong việc tiếp cận những nền tảng công nghệ nào mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp sẽ được hưởng ứng thực hiện với tỷ lệ phần trăm rất lớn như hệ thống quản lý giao nhận, kho hàng và khai báo hải quan, còn những nền tảng công nghệ nào mang lại cả hiệu quả về mặt xã hội, có tính bền vững như logistics thông minh và logistics xanh chỉ đạt rất thấp tương ứng 6,1% và 5,4% hoặc đòi hỏi hạ tầng công nghệ cao thì rất ít được chú trọng thực hiện. Nếu thống kê so với kỳ vọng thực hiện ở tương lai thì số lượng ứng dụng công nghệ thông tin cần phải phấn đấu mới đạt được chiếm hơn 50%. Tiếp đến, về tỉ lệ phần trăm không có nhu cầu thực hiện ở tương lai ở các ứng dụng gồm Dịch vụ logistic thông minh; Logistics xanh; Logistics cho thương mại điện tử; Logistic điện toán đám mây; Quản lý đơn hàng; Nhận dạng bằng sóng vô tuyến đều có tỷ lệ trên 60%, trong khi những mảng này đang được đầu tưphát triển rất nhiều ở các công ty logistics nước ngoài, nhưvậy các doanh nghiệp Logistic đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức khiến cho mục tiêu chung CĐS, do đó việc CĐS sẽ không được đồng bộ và trải rộng ở tất cả các doanh nghiệp Logistic mà nó sẽ diễn ra ở mức độ phân tán chủ yếu là ở các công ty logistics lớn ở cấp độ 3PL trở lên, nói chung mức độ CĐS ở doanh nghiệp logistics sẽ không đồng đều. Khảo sát những thách thức này được thể hiện qua Hình 3 dưới đây, cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hơn về những khó khăn của doanh nghiệp logistics trong công cuộc CĐS. 188
- Hình 6: Thách thức và rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển đổi số Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021) Thông qua hình 6, cho thấy các nhân tố gồm: Chi phí đầu tưCĐS; Thiếu nguồn nhân lực nội bộ; Yếu tố thói quen kinh doanh và Thiếu cơ sở hạ tầng là những yếu tố mà các doanh nghiệp nhỏ rất nhỏ, các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp lớn đang đối mặt với tỷ lệ khá cao với tỷ lệ từ hơn 40% đến 80%. Nguyên nhân phần lớn là do số lượng các doanh nghiệp logistics chiếm hơn 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp độ 2PL với 90% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng thì khả năng ứng dụng các giải pháp công nghệ đắt đỏ là rất khó khăn cùng với tầm nhìn lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ còn nặng suy nghĩ ăn sỏi ở thì, lấy ngắn nuôi dài, nên chưa có kế hoạch phát triển toàn diện, lâu dài. Và hiện tại luật pháp cũng chưa công nhận toàn diện tất cả các chứng từ giao nhận bằng dữ liệu điện tử, còn sử dụng chứng từ giấy trong giao dịch như vận đường biển gốc (Original bill of lading) hay chứng nhận xuất xứ (ngoại trừ form D của hiệp định ATIGA được giao dịch bằng dữ liệu điện tử), hay các chứng từ được quy định trong thanh toán bằng tín dụng thư đòi hỏi phải là bản gốc, tức là văn bản giấy có mộc đỏ, ký tên như hóa đơn, phiếu đóng gói, nên việc ứng dụng công nghệ cũng chưa đáp ứng hết sự mong đợi của doanh nghiệp dẫn đến sự hạn chế nhất định. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics còn rời rạc, chưa có sự thống nhất về các mẫu chứng từ làm việc. Bên cạnh đó sự khó khăn về chi phí hay vốn đầu tư quá lớn cũng là nguyên nhân việc ứng dụng công nghệ chưa cao chủ yếu các phần mềm Excel, Access, các ứng dụng tích hợp quản lý kinh doanh cơ bản như ATO, SAP,… được sử dụng là chủ yếu, việc vừa phải đầu tưhệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu tưvào chất lượng nhân sự nên các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng sử dụng công nghệ trong việc CĐS do tốn nhiều thời gian và vốn đầu tư, vì các giải pháp phần mềm cũng rất đắt, ví dụ như một phần mềm giao hàng điển hình có giá dao động từ100 triệu đồng đến 200 triệu đồng, thanh toán đầy đủ một lần và sau đó sẽ có phí bảo trì hàng năm khoảng 10% - 20%, hoặc CargoWise One (CW1) là nền tảng công nghệ nổi tiếng quốc tế, bao gồm nhiều phân hệ nhưhải quan, TMS, WMS, giao nhận hàng hóa,... được tích hợp tính phí dựa trên số lượng người dùng và số lượng giao dịch. Với công ty từ 25 - 50 người, ngân sách sử dụng ước tính dao động từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng hằng tháng. Như vậy, công ty hằng năm có thể phải trả từ 1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng. Mức chi phí này là rào cản không nhỏ với hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay trong CĐS, do đó hiện họ chủ yếu quan tâm nhiều đến phần mềm các rời rạc như phần mềm ECUS, ứng dụng GPS, mạng internet. Và khi đã đầu tư thì thiếu sự thống nhất nên sự liên kết các đối tượng liên quan cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, khoảng hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, thông qua các bảng và đồ thị đã phân tích, có thể điểm lại những hạn chế lớn của các doanh nghiệp logistics đang đối măt, có kết quả khảo sát được lựa chọn hơn 50%, cùng với các ứng dụng cộng nghệ số với tỷ lệ hớn 50% các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng trong tương lai qua bảng 3 như sau: 189
- Bảng 3. Thống kê những thách thức CĐS chủ yếu trong ngành logistics và các ứng dụng công nghệ cao không có nhu cầu trong sử dụng trong tương lai được doanh nghiệp logistics lựa chọn có tỷ lệ hơn 50% Những hạn chế chủ yếu có tỷ Loại hình doanh nghiệp Các ứng dụng cộng nghệ số lệ được khảo sát hơn >50% Doanh Doanh Doanh với tỷ lệ hớn 50% các doanh nghiệp nhỏ nghiệp vừa nghiệp lớn nghiệp không có nhu cầu sử và rất nhỏ dụng trong tương lai Chi phí đầu tư chuyển đổi số X X X Logistics thông minh Thói quen kinh doanh X X Logistics xanh Thiếu cam kết từ lãnh đạo X Logistics cho TMĐT Thiếu nhân lực nội bộ X X Thương mại điện tử Thiếu cơ sở hạ tầng X Logistics điện toán đám mây Thiếu hạ tầng thông tin và công X Quản lý đơn hàng nghệ số Quản lý nhân sự Thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ X Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử ràng Nhận dạng bằng sóng vô tuyến Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2022 Như vậy, một bức tranh tổng thế về những thách thức CĐS trong ngành logistics được mô tả ở bảng 3, phần nào cho thấy được: Các doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ và rất nhỏ khi chỉ kinh doanh ở một số loại hình dịch vụ logistics đơn giản thì thách thức lớn nhất trong CĐS đối với họ là Chi phí đầu tư CĐS, vì kinh doanh ở những dịch vụ logistics đơn giản nên việc khai thác các ứng dụng công nghệ cao, có tính kiểm soát lớn đối với họ là không cần thiết, cụ thể như doanh nghiệp cung cấp dịch khai thuê hải quan điện tử thì việc đầu tư vào phần mềm khai báo hải quan ECUS của công ty Thái Sơn là quá đủ với họ, nếu phải đầu tư thêm những phần mềm khác như: Quản lý nhân sự; Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử; Logistics thông minh; Logistics điện toán đám mây;…là quá sức và tốn kém và không phù hợp với quy mô nhỏ và rất nhỏ của công ty. Những thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp quy mô vừa gồm: Chi phí chuyển đổi số; Thói quen kinh doanh; Thiếu cam kết từ lãnh đạo; Thiếu nhân lực nội bộ; Thiếu cơ sở hạ tầng; Thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ ràng. Thực tế các doanh nghiệp logistics quy mô vừa kinh doanh các dịch vụ logistics tích hợp gồm giao nhận – vận tải - khai báo hải quan,... nên nhu cầu CĐS để quản lý thông tin là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, những thách thức được kể trên cho thấy các doanh nghiệp quy mô vừa đang thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin, chưa có cơsở hạ tầng công nghệ phù hợp, chưa được tư vấn về lộ trình CĐS hợp lý và vốn đầu tưcũng còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn cũng tương tự nhưnhững doanh nghiệp quy mô khác, đều coi chi phí đầu tưCĐS là một thách thức lớn cho những ứng dụng công nghệ hiện đại như: Logistics thông minh; Logistics xanh; Nhận dạng bằng sóng vô tuyến;…ngoài ra những thách thức khác như: Thói quen kinh doanh; Thiếu nhân lực nội bộ cụ thể là nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và Thiếu hạ tầng thông tin và công nghệ số để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể áp dụng đồng bộ hóa từ đầu tới cuối trong chuỗi cung ứng. 4. Kết luận Thông qua các kết quả khảo sát của Hiệp hội VLA và Cục phát triển doanh nghiệp, bài báo đã phần nào phân tích được bức tranh thực trạng CĐS trong ngành Logistic ở Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn, không chỉ là những hạn chế về vốn đầu tưcho ứng dụng các công nghệ cao mà các doanh nghiệp logistics còn phải đối mặt với nhiều những thách thức đa dạng từ khía cạnh nhân lực đến cơsở hạ tầng và chưa được định hướng đúng đắn về lộ trình CĐS. Mong rằng sắp tới Hiệp hội VLA sẽ đề xuất những góp ý cùng các cơquan ban ngành xây dựng chính sách cụ thể thúc đẩy CĐS cho các doanh nghiệp logistics, với nhiều hỗ trợ hơn về ngân sách cho những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phù hợp cho ngành logistics ở doanh nghiệp và các trường đại học. Chương trình tư vấn định hướng CĐS cho các doanh nghiệp logistics và chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với e- logistics và logistics xanh để tạo nền tảng tốt cho việc CĐS lâu dài cho ngành logistics và sự đồng bộ với công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. 190
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Thị Thanh Nhàn. (2022). Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics Việt Nam. Tạp chí Công Thương. Truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-chuyen-doi-so-nganh-logistics-viet- nam-89160.htm 2. Bộ Công Thương. (2022). Báo cáo logistics Việt Nam 2022 Logistics Xanh. Nhà xuất bản Công Thương. 3. Bùi Văn Danh. (2018). Ứng dụng CNTT trong hoạt động logistics: Không thể chần chừ. Cổng thông tin logistics Việt Nam. Truy cập tại https://sgtvt.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=317&tm=23&tc=518 4. Bảo Yến .(2020). Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay, Truy cập tại: https://ratracosolutions.com/n/qua-trinh-ung-dung-cong-nghe-vao-hoat-dong-logistics/ 5. Viện Nghiên cứu phát triển Logistics Việt Nam. (2020) Đề án phát triển logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban Nhân dân TP.HCM. 6. Đinh Thu Phương. (2018). Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Đặc san thông tin khoa học và công nghệ. Truy cập tại http://lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19298/1/Ung-dung-CNTT-trong-quan-ly.pdf 7. Hoàng An .(2023). Giải mã tăng trưởng ngành logistics qua các chỉ số kinh tế. Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị. Truy cập tại: https://theleader.vn/giai-ma-tang-truong-nganh-logistics-qua-cac-chi-so-kinh-te-1677597488670.htm 8. Hoàng Nguyễn. (2023). Nguồn nhân lực logistics ‘vừa thiếu vừa yếu. Tạp chí Khoa học phổ thông. Truy cập tại https://khoahocphothong.vn/nguon-nhan-luc-logistics-vua-thieu-vua-yeu-249008.html 9. Lưu Lan Hương, Trần Trung Hiếu, Phạm Tăng, Lễ Chí Thành, Logistics. (2023). Chặng nước rút đến 2030. Truy cập tại: https://special.nhandan.vn/logisticschaynuocrut/index.html 10. Nguyễn Ngọc Ngân . (2021). Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong Logistics. Truy cập tại https://tailieu.vn/doc/thuc-trang-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-dich-vu-logistics-2471978.html 11. Nguyễn Ngọc Duy. (2023). Các yếu tố tác động tới thị trường vận tại container quốc tế đường biển ở Việt Nam. Truy cập tại https://saigontransport.com.vn/cac-yeu-to-tac-dong-toi-thi-truong-van-tai-container-quoc-te-duong-bien-o- viet-nam 12. Ngô Phúc Hạnh, Vũ Thị Tâm, Nguyễn Thị Thu. (2019). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành Logistics Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế số 6 (493). Truy cập tại https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/276305/CVv130S62019018.pdf 13. Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Xuân Quyết. (2023). Ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tạp chí Công Thương. Truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-cua- cac-doanh-nghiep-logistics-viet-nam-103978.htm 14. Phạm Quang Hải, Phùng Quang Phát, Đỗ Hồng Quân. (2023). Chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics Việt Nam. Truy cập tại https://jebvn.ueb.edu.vn/index.php/jeb/article/view/160/114 191
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay
10 p | 231 | 25
-
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp: Phần 2
147 p | 97 | 20
-
Hội nhập kinh tế quốc tế - Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam: Phần 1
215 p | 105 | 14
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ
8 p | 119 | 11
-
Thực trạng môi trường đầu tư và khuyến nghị chính sách cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
13 p | 74 | 7
-
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 71 | 7
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
10 p | 51 | 6
-
Kết quả điều tra năm 2007, 2008, 2009 và thực trạng doanh nghiệp
787 p | 86 | 4
-
Cải cách hành chính vì sự phát triển của các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ
5 p | 83 | 4
-
Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100
8 p | 21 | 4
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 62 | 3
-
Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay
9 p | 69 | 3
-
Thực trạng liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu
7 p | 44 | 3
-
Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
8 p | 47 | 3
-
Phát triển bền vững thị trường mua bán nợ doanh nghiệp tại Việt Nam: Góc nhìn từ Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam
6 p | 31 | 3
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO - Đặng Thị Hiếu Lá
10 p | 78 | 3
-
Thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên
11 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn