Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN<br />
TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA<br />
REAL SITUATION OF CAPTURE FISHERIES AT VAN PHONG BAY,<br />
KHANH HOA PROVINCE<br />
Vũ Kế Nghiệp1, Phan Trọng Huyến2, Trần Đức Phú3<br />
Ngày nhận bài: 24/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 trong tổng số 1564 tàu khai thác thủy sản tại vịnh Vân<br />
Phong, nhóm tàu công suất ≥ 20CV chiếm tỷ lệ 43,47%; đội tàu nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,17%), nghề lưới<br />
rê thấp nhất là (11,32 %). Có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong<br />
vùng nước của vịnh - vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Tốc độ tăng<br />
bình quân về sản lượng khai thác của đội tàu giai đoạn từ năm 2011-2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008-2010.<br />
Từ khóa: khai thác thủy sản, nguồn lợi thủy sản, thực trạng, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The results of the study show that in the period from 2008 to 2013, among 1564 fishing vessels in Van Phong Bay,<br />
those with a capacity of ≥ 20CV account for 43.47%; and trawlers account for the highest percentage (24.17%), whereas<br />
gillnets comprise the lowest (11.32%). There are 680 vessels with capacity higher than 20CV frequently fishing in the<br />
waters of the bay - violating Decree No. 33/2010-ND of the government on management of fishing activities. The average<br />
growth rate of catches of the fleet in the 2011-2013 period has decreased gradually in comparison with that of the period<br />
from 2008 to 2010.<br />
Key words: fish exploitation, fishery resources, real situation, Van Phong Bay, Khanh Hoa<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vịnh Vân Phong được bao bọc bởi 8 xã của<br />
huyện Vạn Ninh và 3 xã thuộc huyện Ninh Hòa tỉnh<br />
Khánh Hòa. Hệ sinh thái vịnh Vân Phong đa dạng<br />
như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập<br />
mặn; nguồn lợi thủy sản vùng biển vịnh Vân Phong<br />
khá phong phú [2].<br />
Vịnh Vân Phong là ngư trường hoạt động của<br />
1564 tàu cá thuộc các xã nằm ven bờ vịnh và một số<br />
địa phương khác như Phú Yên, Bình Định, Nha Trang.<br />
Các nghề chính được sử dụng ở vịnh Vân<br />
Phong là lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới vây, lưới<br />
rê, câu... Ngoài ra còn có các nghề te, xiệp, xiết<br />
sử dụng kích điện và nghề lặn sử dụng hoá chất<br />
độc hại. Hoạt động khai thác của các nghề đã ảnh<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
hưởng đến các hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản<br />
trong vịnh.<br />
Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác<br />
thủy sản vịnh Vân Phong nhằm cung cấp bức<br />
tranh tổng thể về quy mô, cơ cấu đội tàu khai thác,<br />
nghề khai thác, lao động và sản lượng khai thác;<br />
đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt<br />
động khai thác đến nguồn lợi hải sản và các hệ<br />
sinh thái trong vịnh. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung<br />
thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá<br />
địa phương hoạch định chính sách và tổ chức khai<br />
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong vịnh, nhằm<br />
phát triển ngành khai thác thủy sản theo hướng<br />
bền vững, ổn định cuộc sống cho cộng đồng cư<br />
dân sống quanh vịnh.<br />
<br />
ThS. Vũ Kế Nghiệp: Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Khai thác thủy sản năm 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Phan Trọng Huyến, TS. Trần Đức Phú: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào các tài liệu<br />
của các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Khánh<br />
Hòa, các công trình khoa học đã nghiên cứu về đặc<br />
điểm ngư trường, môi trường, nguồn lợi tại vịnh Vân<br />
Phong.<br />
Số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp theo<br />
mẫu phiếu điều tra gồm những thông tin tàu thuyền,<br />
trang thiết bị, ngư cụ, thuyền viên, ngư trường, mùa<br />
vụ và sản lượng khai thác. Tổng số mẫu điều tra<br />
là 319 phiếu được chọn theo phương pháp ngẫu<br />
nhiên và tính toán theo phương pháp của FAO [4].<br />
<br />
Số liệu điều tra xử theo phương pháp thống kê<br />
toán, được thực hiện trên phần mềm SPSS 14.0 và<br />
MS. Excel.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Cơ cấu đội tàu theo nghề và công suất<br />
Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, có 1564<br />
tàu thuyền thường xuyên hoạt động khai thác thủy<br />
sản trong vịnh Vân Phong. Cơ cấu đội tàu theo nghề<br />
và nhóm công suất được thể hiện ở bảng 1 và biểu<br />
đồ trên hình 1, hình 2.<br />
<br />
Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất<br />
<br />
Đơn vị tính: Chiếc<br />
<br />
Theo nhóm công suất (CV)<br />
Nghề<br />
<br />
Lưới kéo<br />
Lưới vây<br />
Lưới rê<br />
Câu<br />
Khác<br />
Tổng cộng<br />
<br />