VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 22-25<br />
<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC<br />
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ, NINH BÌNH<br />
Đinh Thị Hoa - Đàm Thu Vân - Đào Thị Thu Phương<br />
Trường Đại học Hoa Lư<br />
Ngày nhận bài: 06/07/2018; ngày sửa chữa: 10/09/2018; ngày duyệt đăng: 17/09/2018.<br />
Abstract: Self-study plays a very important role in the learning process of students. Self-studies<br />
to promote self-awareness, positive in learners, is the decisive factor in the quality of education.<br />
Thus, the study of theoretical and practical self-learning activities of students is important to<br />
improve the quality of the universities and colleges. This paper presents the situation of selflearning activities of students in Hoa Lu University, Ninh Binh province.<br />
Keywords: Self- studies, student, training, module.<br />
1. Mở đầu<br />
Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi<br />
quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục. Trong<br />
bối cảnh hiện nay, tự học là một đòi hỏi tất yếu khách<br />
quan không thể thiếu được trong quá trình học tập. Người<br />
học buộc phải có thói quen tự học, để phát huy năng lực<br />
của bản thân và đáp ứng những đòi hỏi của công việc<br />
trong tương lai.<br />
Hoạt động tự học của sinh viên (SV) giữ vai trò quan<br />
trọng, là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở<br />
các trường đại học. Đối với giáo dục đại học, tự học được<br />
coi là cách học ở bậc đại học, được thể chế hóa trong<br />
Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục đại học phải<br />
được coi trọng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên<br />
cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng<br />
tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu,<br />
thực nghiệm, ứng dụng” [1; tr 33]. Bài viết đề cập thực<br />
trạng tự học của SV Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm “tự học”<br />
- Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự<br />
mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan<br />
sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp<br />
(khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình<br />
rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới<br />
quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của<br />
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”<br />
[2; tr 59-60].<br />
- Tác giả Nguyễn Hiến Lê quan niệm: Tự học là<br />
không ai bắt buộc mình mà tự mình tìm tòi, học hỏi để<br />
hiểu biết thêm. Tự học là quá trình học tập một cách tự<br />
giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa<br />
chọn nội dung, phương pháp, sắp xếp thời gian hợp lí với<br />
đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh hội tri thức, kĩ<br />
năng học tập, giá trị làm người [3].<br />
<br />
22<br />
<br />
Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi: Tự học là quá<br />
trình tự giác, tích cực, tự thân vận động của người học<br />
để chiếm lĩnh tri thức kinh nghiệm xã hội lịch sử trong<br />
thực tiễn, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức,<br />
kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân.<br />
2.2. Nguyên tắc đảm bảo việc tự học<br />
Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây<br />
dựng trên những cơ sở, nguyên tắc nhất định, việc tự học<br />
muốn bảo đảm tốt cần tuân thủ các nguyên tắc sau [4]:<br />
- Bảo đảm tính tự giáo dục: Trong công tác tự học<br />
của SV, ngoài việc tự củng cố những tri thức cũ, lĩnh hội<br />
tri thức mới, mở rộng hiểu biết, SV còn từng bước tự<br />
hoàn thiện nhân cách của mình.<br />
- Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học: Bản<br />
thân quá trình tự học của SV cũng là một quá trình “lao<br />
động khoa học” hết sức khó khăn, do vậy, phải đòi hỏi<br />
có tính khoa học. Việc bảo đảm tính khoa học trong tự<br />
học sẽ đảm bảo được tính tự giáo dục, kích thích hứng<br />
thú học tập dẫn đến.<br />
- Bảo đảm “học đi đôi với hành”: Tự học không chỉ<br />
là củng cố, mở rộng kiến thức thông thường mà quan<br />
trọng hơn là đưa những kiến thức ấy vào cuộc sống, “cọ<br />
xát” với thực tế để thu lượm được những kinh nghiệm<br />
thực tiễn sống động, bổ ích, từ đó giúp SV trong những<br />
điều kiện quen thuộc cũng như mới mẻ đều có thể vận<br />
dụng đúng linh hoạt, sáng tạo những điều họ đã tự tiếp<br />
thu, lĩnh hội được.<br />
- Bảo đảm củng cố và nâng cao kĩ năng, kĩ xảo: Quá<br />
trình tự học không chỉ đơn thuần là quá trình tự hình<br />
thành tri thức mà nó còn là quá trình hoạt động thực tiễn,<br />
củng cố, nâng cao kĩ năng, kĩ xảo.<br />
- Đảm bảo tính tự giác: Nguyên tắc này sẽ quyết định<br />
đến kết quả học tập của SV bởi kế hoạch tự học có được<br />
thực hiện thường xuyên hay không là do yếu tố tự giác<br />
tích cực quyết định.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 22-25<br />
<br />
Như vậy, các nguyên tắc này có quan hệ gắn bó với<br />
nhau, nguyên tắc này hỗ trợ cho nguyên tắc kia và đều<br />
nhằm mục đích bảo đảm tính tự giáo dục, tự đào tạo theo<br />
mục tiêu giáo dục của trường đại học. Trong thực tiễn tự<br />
học của bản thân, mỗi SV cần thiết kế hợp lí, khéo léo,<br />
khoa học những nguyên tắc trên, hạn chế đến mức thấp<br />
nhất yếu tố ngoại cảnh không có lợi cho việc tự học.<br />
2.3. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của SV<br />
Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình, chúng tôi đã<br />
tiến hành khảo sát 332 SV sư phạm đang học năm thứ<br />
nhất, năm thứ hai và năm cuối từ tháng 1-4/2018<br />
bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: trắc nghiệm,<br />
chuyên gia, phỏng vấn sâu, quan sát, thống kê toán học<br />
để xử lí số liệu.<br />
2.4. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường<br />
Đại học Hoa Lư, Ninh Bình<br />
2.4.1. Nhận thức, thái độ của sinh viên về tự học<br />
Bảng 1. Nhận thức về “tự học” của SV<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Nhận thức về tự học của SV<br />
Là tự mình giải quyết vấn đề<br />
hàng ngày trong học tập<br />
Là tự mình đọc sách và tài liệu<br />
Là lập kế hoạch học tập chi tiết<br />
cho bản thân và thực hiện đầy<br />
đủ kế hoạch đó<br />
Việc học không có thầy hướng<br />
dẫn trực tiếp<br />
Là việc hoàn thiện mọi yêu cầu,<br />
nhiệm vụ học tập theo yêu cầu<br />
và hướng dẫn của giảng viên<br />
Là tự đề ra mục đích, nội dung,<br />
phương pháp học tập<br />
Là tự mình học tập theo ý mình<br />
Việc học ngoài giờ lên lớp<br />
chính khóa<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
(SL)<br />
<br />
Tỉ<br />
lệ<br />
(%)<br />
<br />
273<br />
<br />
82,2<br />
<br />
251<br />
<br />
75,6<br />
<br />
189<br />
<br />
56,9<br />
<br />
286<br />
<br />
86,1<br />
<br />
202<br />
<br />
60,8<br />
<br />
241<br />
<br />
72,6<br />
<br />
278<br />
<br />
83,7<br />
<br />
214<br />
<br />
64,5<br />
<br />
2.4.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Hoa Lư<br />
về tầm quan trọng của việc tự học (xem bảng 2)<br />
Bảng 2. Nhận thức về tầm quan trọng<br />
của việc tự học của SV<br />
Số<br />
Tỉ<br />
Nhận thức về tầm quan trọng<br />
lượng<br />
lệ<br />
TT<br />
của việc tự học của SV<br />
(SL) (%)<br />
Giúp SV chủ động học tập suốt<br />
1 đời, học tập để khẳng định năng 221 66,6<br />
lực, phẩm chất<br />
Giúp SV nâng cao năng lực<br />
2<br />
272 81,9<br />
tư duy<br />
3 Là cơ sở cho tự giáo dục<br />
168 50,6<br />
Tạo sự tự giác, ý chí tích cực,<br />
chủ động, sáng tạo, khơi dậy<br />
4<br />
229 69,0<br />
năng lực tiềm tàng, tạo động lực<br />
cho chính bản thân người học<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: hầu hết SV đã nhận thức<br />
rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học. Có<br />
66,6% SV cho rằng việc tự học giúp cho mọi người có<br />
thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định<br />
năng lực, phẩm chất; có 81,9% cho rằng việc tự học giúp<br />
SV nâng cao năng lực tư duy; có 50,6% SV cho rằng việc<br />
tự học là cơ sở cho tự giáo dục và có 69% SV cho rằng<br />
việc tự học là tạo sự tự giác, ý chí tích cực, chủ động sáng<br />
tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực to lớn<br />
trong chính bản thân người học.<br />
Như vậy, phần lớn SV đã nhận thức được thế nào là<br />
tự học, vai trò của tự học đối với bản thân, đã xác định<br />
bản thân cần tự học để đạt kết quả tốt nhất. Tuy vậy, việc<br />
học tập của các em chưa đạt kết quả cao do chính các em<br />
chưa biết xác định, lựa chọn được phương pháp học tập<br />
- tự học phù hợp.<br />
Chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu về thái độ của<br />
SV trong quá trình tự học. Biểu hiện về thái độ của SV<br />
cũng rất phong phú, đa dạng, cụ thể (xem bảng 3):<br />
Bảng 3. Thái độ tự học của SV<br />
TT<br />
1<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy: về cơ bản, SV đã nhận thức rõ về<br />
vấn đề tự học, hiểu rõ việc tự học là tự mình giải quyết<br />
các vấn đề trong học tập một cách thường xuyên khi<br />
không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Tuy vậy,<br />
vẫn có không ít SV chưa thực sự hiểu việc tự học là các<br />
em phải biết lập kế hoạch học tập cho bản thân và thực<br />
hiện đầy đủ kế hoạch đó; hoặc có SV còn chưa biết đề ra<br />
mục đích, nội dung và lựa chọn phương pháp tự học phù<br />
hợp với bản thân... khiến việc học tập của các em chưa<br />
thực sự đạt kết quả cao.<br />
<br />
23<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Thái độ tự học của SV<br />
Yêu thích say mê tự học<br />
Tập trung chú ý nghe giảng, tự<br />
ghi chép bài trên lớp<br />
Tự chủ trong việc lập kế hoạch<br />
và thực hiện kế hoạch tự học<br />
Khao khát tìm kiếm tài liệu bổ<br />
sung và nghiên cứu tài liệu đó<br />
Nghiêm túc trong quá trình<br />
học tập<br />
Kiên trì, vượt khó để học tập<br />
<br />
SL<br />
117<br />
<br />
%<br />
35,2<br />
<br />
201<br />
<br />
60,5<br />
<br />
125<br />
<br />
37,7<br />
<br />
31<br />
<br />
9,3<br />
<br />
223<br />
<br />
67,2<br />
<br />
134<br />
<br />
40,4<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 22-25<br />
<br />
7<br />
8<br />
<br />
Không cần ai nhắc nhở việc học<br />
67<br />
20,2<br />
Hứng khởi vui vẻ học tập<br />
71<br />
21,4<br />
Học đối phó để hoàn thành<br />
9<br />
165 49,7<br />
yêu cầu<br />
Chỉ tự học khi có người đôn<br />
10<br />
273 82,2<br />
đốc, nhắc nhở<br />
11 Không hứng thú với việc tự học 148 44,6<br />
Thường bị lôi cuốn bởi các yếu<br />
12 tố khác khi học: Facebook, 238 71,7<br />
internet, mua sắm...<br />
13 Luôn cố gắng tự giác học tập<br />
103 31,0<br />
14 Lười, ngại học<br />
135 40,7<br />
Với việc tự đánh giá thái độ của bản thân trong quá<br />
trình học tập của SV, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ SV yêu<br />
thích, say mê tự học rất thấp (35,2%); tỉ lệ SV luôn cố<br />
gắng học tập, thi nghiêm túc hạn chế (31%). SV tự học<br />
khi có người đôn đốc chiếm tỉ lệ cao nhất (82,2%), như<br />
vậy việc SV thiếu tự giác trong học tập sẽ ảnh hưởng đến<br />
kết quả học tập. Bên cạnh đó, số SV kiểm soát, sắp xếp<br />
thời gian biểu cá nhân để giành cho học tập cũng gặp<br />
khó khăn, SV dễ bị lôi cuốn bởi các yếu tố khác khi học:<br />
Facebook, internet, mua sắm...(71,7%). Thực tế này có<br />
thể lí giải bởi ngoài học tập gắn với nghề nghiệp SV còn<br />
tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội, đặc điểm giao<br />
tiếp đa dạng, phong phú. Tính thụ động ở SV còn rất lớn,<br />
học mang tính hình thức, đối phó với thi, kiểm tra; lười,<br />
ngại đọc sách (40,7%); phụ thuộc vào thầy, chưa chủ<br />
động, tự giác, tích cực.<br />
Khi trao đổi với một số SV năm cuối, chúng tôi nhận<br />
thấy, nhiều lúc SV sử dụng các trang web không phục vụ<br />
việc học, chưa từng lên thư viện, tra cứu tài liệu trên<br />
internet không hiệu quả vì chưa biết cách xử lí thông tin...<br />
2.4.3. Các phương pháp tự học của sinh viên (xem bảng<br />
4, bảng 5)<br />
Bảng 4. Các phương pháp tự học của SV<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Các phương pháp<br />
tự học<br />
Học nguyên văn<br />
vở ghi<br />
Học nguyên văn<br />
sách giáo khoa<br />
Học ở vở ghi kết<br />
hợp với sách giáo<br />
khoa<br />
Tóm tắt kiến thức<br />
cơ bản để ghi nhớ<br />
<br />
Mức độ sử dụng<br />
Không<br />
Thường Đôi<br />
bao<br />
xuyên<br />
khi<br />
giờ<br />
<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
12,3<br />
<br />
58,4<br />
<br />
29,2<br />
<br />
5,1<br />
<br />
61,1<br />
<br />
33,7<br />
<br />
6,3<br />
<br />
59,9<br />
<br />
33,8<br />
<br />
22,9<br />
<br />
62,3<br />
<br />
14,8<br />
<br />
Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, số SV chọn<br />
cách học kết hợp vở ghi, sách giáo khoa chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất (74,1%). Tỉ lệ SV lựa chọn lập sơ đồ hóa kiến thức<br />
để học rất thấp (5,1%); số SV thường học liên hệ vận<br />
dụng kiến thức cũng chỉ chiến 6,3%. Khi được hỏi “Tại<br />
sao không thường xuyên sử dụng cách này” hầu hết SV<br />
có câu trả lời “mất thời gian, không cần thiết, học chỉ để<br />
thi...”. Như vậy, SV không xác định đúng mục tiêu học<br />
tập là mở rộng, đào sâu hay hệ thống hóa kiến thức,<br />
điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách học của<br />
các em.<br />
Để có cái nhìn tổng thể về tự học của SV, chúng tôi<br />
khảo sát mức độ thực hiện các kĩ năng tự học của SV và<br />
thu được kết quả như sau:<br />
Bảng 5. Mức độ thực hiện các kĩ năng tự học của SV<br />
TT<br />
<br />
Các kĩ năng<br />
<br />
1<br />
<br />
Lập kế hoạch tự học<br />
Chú ý nghe giảng,<br />
tự ghi chép bài trên<br />
lớp<br />
Đọc sách và tài liệu<br />
tham khảo bổ sung<br />
Ghi chép tóm tắt<br />
các tài liệu đã học<br />
Làm dàn bài đề<br />
cương<br />
Học theo ý trọng<br />
tâm, học theo ý hiểu<br />
của bản thân<br />
Khái quát hóa, hệ<br />
thống hóa các kiến<br />
thức đã học<br />
Thảo luận theo<br />
nhóm lớp, thực hiện<br />
việc truy bài<br />
Tự kiểm tra kết quả<br />
tự học của bản thân<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
14,2<br />
<br />
71,4<br />
<br />
14,4<br />
<br />
7,5<br />
<br />
63,0<br />
<br />
29,5<br />
<br />
74,1<br />
<br />
25,3<br />
<br />
0,6<br />
<br />
8<br />
<br />
10,8<br />
<br />
52,1<br />
<br />
40,4<br />
<br />
9<br />
<br />
7<br />
<br />
24<br />
<br />
Làm dàn bài đề<br />
cương<br />
Lập sơ đồ hóa<br />
kiến thức để học<br />
Học liên hệ vận<br />
dụng kiến thức<br />
Phối hợp nhiều PP<br />
tự học<br />
<br />
Mức độ sử dụng<br />
Thường Đôi<br />
Không<br />
xuyên<br />
khi<br />
3,3<br />
20,5 76,2<br />
61,1<br />
<br />
9,3<br />
<br />
29,5<br />
<br />
9,6<br />
<br />
56,3<br />
<br />
34,0<br />
<br />
15,4<br />
<br />
33,7<br />
<br />
50,9<br />
<br />
12,3<br />
<br />
57,2<br />
<br />
30,5<br />
<br />
65,4<br />
<br />
20,5<br />
<br />
14,2<br />
<br />
5,4<br />
<br />
61,4<br />
<br />
33,1<br />
<br />
4,5<br />
<br />
9,9<br />
<br />
85,5<br />
<br />
30,4<br />
<br />
28,9<br />
<br />
40,7<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 22-25<br />
<br />
Trong các kĩ năng tự học của SV, việc chú ý nghe<br />
giảng, tự ghi chép bài; học theo ý trọng tâm, theo ý hiểu<br />
của bản thân được sử dụng nhiều nhất (61,1% và<br />
65,4%). Kĩ năng lập kế hoạch tự học, thảo luận nhóm,<br />
truy bài, ghi chép tóm tắt các tài liệu đã đọc ít sử dụng.<br />
Lí do có thể giải thích là một số SV vẫn giữ thói quen,<br />
cách học cũ ở trường phổ thông: Học với sự chỉ dẫn sát<br />
sao, chi tiết, cụ thể của giáo viên, tính độc lập chưa thực<br />
sự được bộc lộ.<br />
2.4.4. Về không gian và thời gian tự học<br />
- Không gian tự học của SV thường diễn ra ở nhà (xếp<br />
thứ bậc 1), sau đó đến kí túc xá, nhà trọ, nhà bạn học<br />
cùng; một số SV lên thư viện, tuy nhiên có SV năm cuối<br />
chia sẻ: “Em chưa bao giờ lên thư viện học, vì em nghĩ<br />
học ở thư viện không khác học ở nhà”.<br />
- Thời gian, thời điểm tự học của SV rất đa dạng:<br />
Chiếm tỉ lệ cao nhất là số SV tập trung vào lúc kiểm tra,<br />
thi; số khác tranh thủ học vào lúc rảnh rỗi hoặc học<br />
thường xuyên, hàng ngày. Kết quả tự đánh giá của SV<br />
cho thấy rằng SV dành thời gian cho tự học rất ít (83,4%<br />
học 3 - 4 giờ/ngày, 33,4% học dưới 1 giờ/ngày; chỉ có<br />
5,1% học nhiều hơn 6 giờ/ngày). Như vậy, hầu hết SV<br />
dành thời gian cho việc học tập quá ít, không đáp ứng<br />
yêu cầu, đây cũng là lí do khiến cho kết quả học tập của<br />
các em không cao.<br />
2.4.5. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên<br />
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tự học của SV, thì<br />
yếu tố tương lai nghề được đánh giá là ảnh hưởng nhiều<br />
nhất (97,6%); các yếu tố khác cũng chi phối đến tự học<br />
của SV: hứng thú môn học (89,5%); môi trường học tập<br />
(86,7%); phương pháp giảng dạy của giáo viên (68,1%),<br />
yêu cầu nhiệm vụ do giáo viên đề ra (70,8%). Yếu tố sức<br />
khỏe cá nhân được đánh giá là ảnh hưởng ít nhất (24,7%).<br />
Đối với SV, học tập thường gắn liền với nghề nghiệp, với<br />
mục đích đảm bảo cuộc sống, mục đích khẳng định<br />
mình... Do đó, nghề có tương lai rộng mở sẽ là động lực<br />
để SV học tập và ngược lại. Môi trường học tập hay hứng<br />
thú môn học là yếu tố tác động tạo niềm vui, nỗ lực tự<br />
học của bản thân. Mặt khác, tự học của SV luôn gắn<br />
với hướng dẫn của giảng viên, việc thực hiện yêu cầu,<br />
nhiệm vụ giảng viên đề ra. Nhiều SV cho rằng: đối với<br />
một số môn học lí luận khô khan, nên SV chưa thực sự<br />
hứng thú với việc học; thậm chí các em cũng chưa đánh<br />
giá đúng tầm quan trọng của các môn học trong chương<br />
trình đào tạo.<br />
Thực tế hầu hết SV chưa thực sự yên tâm với ngành<br />
đào tạo vì khó xin việc làm sau khi tốt nghiệp, vẫn còn<br />
tình trạng SV muốn thi chuyển sang một ngành khác,<br />
trường khác mà các em thấy có cơ hội tìm kiếm việc làm<br />
tốt hơn. Một số SV chưa xác định được mục đích, động<br />
<br />
25<br />
<br />
cơ học tập đúng đắn (học trong lúc chờ cơ hội khác...).<br />
Ngoài ra còn do SV chưa có kĩ năng tự học; chưa biết<br />
cách xây dựng kế hoạch; chưa biết cách quản lí thời gian<br />
của bản thân; đối với SV năm thứ nhất cho rằng chưa tiếp<br />
cận được phương pháp học tập ở đại học, hầu như các<br />
em chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu.<br />
3. Kết luận<br />
Kết quả khảo sát thực trạng tự học của SV Trường<br />
Đại học Hoa Lư cho thấy: tự học có vai trò quan trọng<br />
trong quá trình học đại học của SV. Tự học nhằm phát<br />
huy tính tự giác học và nghiên cứu, giúp SV rèn luyện<br />
khả năng tư duy và sáng tạo. Khi tự học, SV có thể chủ<br />
động được quỹ thời gian mà không bị ràng buộc, có thể<br />
học bất cứ lúc nào; nắm kiến thức vững chắc và có thể<br />
hiểu sâu và nhớ kĩ hơn các vấn đề, nâng cao tinh thần<br />
trách nhiệm trong làm việc theo nhóm; thể hiện tính sáng<br />
tạo trong tư duy và linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ.<br />
Điều quan trọng hơn là SV có thể đi sâu vào thực tế nhằm<br />
rèn luyện kĩ năng phân tích tình hình và đưa ra quyết<br />
định, đây là một yếu tố cần và đủ để sau này khi rời khỏi<br />
ghế nhà trường, SV sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc ở môi<br />
trường thực tế.<br />
Thực trạng trên là cơ sở quan trọng để đề xuất một số<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học<br />
cho SV Trường Đại học Hoa Lư đáp ứng hình thức đào<br />
tạo theo học chế tín chỉ.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Luật Giáo dục (2007). NXB Lao động - Xã hội.<br />
[2] Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Một số kinh nghiệm tự<br />
học. NXB Giáo dục.<br />
[3] Nguyễn Hiến Lê (2007). Tự học là nhu cầu của thời<br />
đại. NXB Văn hóa - Thông tin.<br />
[4] Phan Bích Ngọc (2009). Tổ chức tốt việc tự học cho<br />
sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các<br />
trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay. Tạp<br />
chí Khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, số<br />
25, tr 160-164.<br />
[5] Phạm Trung Thanh (1999). Phương pháp học tập<br />
nghiên cứu của sinh viên cao đẳng đại học. NXB<br />
Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Cảnh Toàn (2004). Học và dạy cách học.<br />
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[7] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên, 2002) - Nguyễn Kỳ Vũ Văn Tảo - Bùi Tường. Quá trình dạy - tự học.<br />
NXB Giáo dục.<br />
[8] Bộ GD-ĐT (2013). Hỏi - đáp về một số nội dung đổi<br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. NXB<br />
Giáo dục Việt Nam.<br />
<br />