HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT<br />
KHOA SƯ PHẠM TOÁN – TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP<br />
Huỳnh Lê Uyên Minh, Khoa SP Toán-Tin, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
<br />
Email: hluminh@dthu.edu.vn<br />
<br />
Phan Thị Hiệp, Khoa GD TH-MN, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
<br />
Email: pthiep@dthu.edu.vn<br />
<br />
Tóm tắt nội dung.Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến thực trạng hoạt động tự<br />
học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp.<br />
Chúng tôi đã đi phân tích những nguyên nhân xuất phát theo hai hướng chủ quan và<br />
khách quan liên quan trực tiếp từ sinh viên và giảng viên trực tiếp giảng dạy hay do tác<br />
động xung quanh như môi trường học tập, các trang thiết bị.<br />
Trong đó, nguyên nhân khách quan chủ yếu xuất phát từ các vấn đề như việc thích ứng<br />
với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất, phương pháp ghi chép, đọc và tóm<br />
tắt tài liệu chưa hiệu quả, do một số tác động chưa hiệu quả cao từ giảng viên, việc lựa<br />
chọn nguồn tài liệu tham khảo chưa tốt, do năng lực ngoại ngữ của sinh viên còn hạn<br />
chế, ngoài ra còn do một số tác động khác như nguồn tài liệu tham khảo từ thư việc chưa<br />
phong phú, sinh viên chưa năm rõ quy trình mượn máy tính của nhà trường, chưa có kinh<br />
nghiệm trong việc lập kế hoạch hoạt động và học tập,…Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ<br />
quan xuất phát từ phía sinh viên như do bất đồng trong hợp tác nhóm, thụ động trong<br />
việc tìm kiếm, trao đổi học tập với bạn bè, do sức ì tâm lý, muốn nghỉ ngơi sau quá trình<br />
học tập, thi cử mệt mỏi ở phổ thông, …<br />
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất ra hệ thống giải pháp nâng cao hoạt động tự học cho<br />
sinh viên năm thứ nhất, Khoa Sư phạm Toán-Tin.<br />
<br />
<br />
1.Đặt vấn đề<br />
<br />
Giống như bao hiện tượng xã hội khác, quá trình dạy học luôn luôn vận động và phát<br />
triển nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện thời. Mỗi một giai đoạn<br />
phát triển kinh tế xã hội lại đặt ra cho quá trình dạy học những yêu cầu và mục đích khác<br />
nhau, bắt buộc quá trình dạy học phải thỏa mãn những yêu cầu, mục đích ấy nhằm tạo ra<br />
động lực để phát triển xã hội.<br />
<br />
Ngày nay, quá trình dạy học được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế xã hội có nhiều<br />
thay đổi, nền kinh tế dựa trên sức mạnh của máy móc đang chuyển giao vai trò sứ mệnh<br />
cho kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin do cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự giao<br />
1<br />
thoa – hội nhập văn hóa toàn cầu, gia tốc phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công<br />
nghệ… Chính đây là những nguyên nhân tác động đòi hỏi quá trình dạy học phải có<br />
những thay đổi toàn diện về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy<br />
học, về vai trò, nhiệm vụ của người dạy và người học trong quá trình dạy học.<br />
Phương pháp học tập tích cực, hiệu quả được xem là một khâu then chốt, là một cuộc<br />
cách mạng thực sự để nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Vì thế các nhà khoa<br />
học Tâm lý học, Giáo dục học đã khẳng định: “ngày nay, dạy học là dạy phương pháp<br />
học tập cho học sinh” là vậy.<br />
Trong hệ thống các phương pháp học tập tích cực, hiệu quả thì hoạt động tự học được<br />
các nhà khoa học đánh giá cao về ý nghĩa và vai trò của nó đối với đòi hỏi về mặt cấu<br />
trúc vĩ mô của quá trình dạy học nói chung, cũng như có vai trò quyết định trong quá<br />
trình hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, nhằm hình thành các năng<br />
lực trí tuệ vững chắc ở người học nói riêng.<br />
Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau của người học, có những yêu cầu, mức độ, tính<br />
chất khác nhau về hoạt động tự học. Trong đó, sinh viên là một trong những giai đoạn đòi<br />
hỏi cao nhất, gắt gao nhất về hoạt động tự học, vì môi trường học tập của sinh viên là môi<br />
trường học tập tiệm cận nghiên cứu khoa học, mặt khác sinh viên hội tụ đầy đủ các điều<br />
kiện thuận lợi, cần thiết để tiến hành hoạt động tự học.<br />
Vì vậy, việc hình thành hoạt động tự học cho sinh viên phải được chú tâm ngay từ<br />
những sinh viên năm thứ nhất, đây là giai đoạn đặt nền tảng quan trọng cho quá trình học<br />
tập sau này. Nhưng muốn hình thành hoạt động tự học tích cực, hiệu quả, chúng ta cần<br />
phải có những nghiên cứu, tìm hiểu để thấy rõ được những nguyên nhân tạo ra sự hạn<br />
chế, trở ngại, tiêu cực trong quá trình tự học của sinh viên, từ đó đề xuất, xây dựng các<br />
biện pháp khắc phục hiệu quả.<br />
2.Nội dung<br />
2.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-<br />
Tin, trường Đại Học Đồng Tháp hiện nay<br />
Thông qua tìm hiểu và bằng phương pháp điều tra số liệu, chúng tôi nhận thấy những<br />
nguyên nhân làm hạn chế hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm<br />
Toán-Tin, Trường Đại học Đồng Tháp như sau:<br />
2.1.1. Nguyên nhân khách quan<br />
Sinh viên chưa thích ứng với môi trường học tập mới, nghiên cứu ở Trường Đại<br />
học. Hơn 50% ý kiến các giảng viên khoa Sư phạm Toán-Tin,trường Đại học Đồng Tháp<br />
cho rằng việc này rất ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ<br />
nhất của Khoa. Nguyên nhân xuất phát từ việc thay đổi hình thức học tập cũng như<br />
phương pháp giảng dạy.<br />
2<br />
Ý thức tự học: việc kiểm tra bài cũ trước giờ học trên lớp như trước đây ở bậc<br />
phổ thông không còn nữa ở bậc Đại học. Điều này làm cho sinh viên trở nên lười xem lại<br />
hay học lại bài đã học trước khi lên lớp hay chưa có tác phong học tập đúng mực.<br />
Tâm lý thụ động, ngại trao đổi với Thầy cô, bạn bè, thiếu tính tự giác: yêu cầu<br />
của giảng viên đối với sinh viên trong học tập cao hơn. Cụ thể khi lên lớp giảng viên chỉ<br />
dạy cáicốt lõi, tập trung cho lớp thảo luận những vấn đề trọng tâm. Điều này rất khác so<br />
với phổ thông, nó đòi hỏi sinh viên hoạt độngtích cực, độc lập để giải quyết vấn đề đặt ra.<br />
Tuy nhiên, phần lớn sinh viên quen với cách học “cầm tay chỉ việc” trước đây nên khi lên<br />
Đại học tính năng động, trách nhiệm tự giác của sinh viên năm thứ nhất chưa cao bằng<br />
các sinh viên năm thứ 2, thứ 3 hay thứ 4. Theo ý kiến của một số giảng viên khoa Sư<br />
Phạm Toán-Tin thì khi được giao bài tập thảo luận trên lớp, phần lớn sinh viên còn thụ<br />
động, chưa biết cách tổ chức thảo luận nhóm, và phải phụ thuộc vào hướng dẫn của<br />
người dạy. Hơn nữa, đối với các bài tập về nhà, đa số sinh viên chỉ học một mình và chỉ<br />
có bộ phận nhỏ là thành lập được nhóm học tập. Bên cạnh đó sinh viên còn ngại trao đổi<br />
thông tin với bạn cùng lớp, với giảng viên dạy bộ môn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến<br />
quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên bởi vì nếu sinh viên gặp vấn đề khó khăn mà họ<br />
không biết cách giải quyết sẽ dễ dẫn đến một số sinh viên chán nản việc học tập bài tiếp<br />
theo.<br />
Ảnh hưởng của cách dạy theo truyền thống ở bậc phổ thông: trước đây học<br />
sinh học chủ yếu ở thầy, thầy nói trò nghe mà chưa có sự tác động ngược trở lại, trò trao<br />
đổi thầy...cũng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tự học của sinh viên năm nhất. Điều<br />
này được đưa ra bởi khoảng 50%ý kiến giảng viên khoa này. Mức độ tìm hiểu tài liệu<br />
trước khiđến lớp của sinh viên năm nhấtlà rất thấp khoảng 50%cho mức trung bình, còn<br />
lại 50% sinh viên rất ít chuẩn bị hay không chuẩn bị bài.<br />
Chưa biết cách ghi chép, tóm tắt tài liệu có hiệu quả: khi nghe giảng phần lớn<br />
sinhviên chỉ chú trọng chép nội dung từ slide bài giảng- giáo trình của giảng viên, điều<br />
này gây ảnh hưởng đến việc tự học rất lớn, nhận định này đưa ra bởi 80%ý kiến chung<br />
của giảng viên khoa Sư phạm Toán-Tin.Khoảng 70% sinh viên năm nhất thường ghi chép<br />
tài liệu theo lối văn xuôi, chỉ khoảng 20% sinh viên dùng sơ đồ, kí hiệu để tóm tắt tài liệu<br />
học tập, còn lại khoảng 10% ghi vào sách, bài giảng.<br />
Nguyên nhân tác động chưa đạt hiệu quả cao từ giảng viên: Nhìn chung cách<br />
đánh giá điểm cho từng học phần của nhiều giảng viên trong khoa Sư phạm Toán - Tin là<br />
có sự khác nhau,tùy theo từng môn học, có khi giảng viên đánh giá vào giữa môn học,<br />
cuối môn học hay cả quá trình. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn tập trung cho bài kiểm tra<br />
đánh giá môn học vào những thời điểm như giữa môn học hay cuối môn học. Tỷ lệ này<br />
chiếm cao khoảng 80%,một số giáo viên khác thì có thêm phần đánh giá tinh thần thái độ<br />
học tập, đánh giá mức độ tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên những điều này vẫn chưa thể<br />
khơi gợi được toàn bộ quá trình tự học của sinh viên, nhất là đối với bộ phận sinh viên có<br />
sức ì quá lớn. Do đó hoạt động tự học của đa số sinh viên vẫn còn mang tính hình thức,<br />
3<br />
đối phó với các bài kiểm tra, sinh viên không có thói quen tự học hay chuẩn bị bài trước<br />
khi đến lớp.<br />
Việc lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo: Mặc dầu nguồn cung cấp tài liệu nhiều,<br />
đa dạng, phong phú, trong khi đó sinh viên năm thứ nhất lại chưa có nhiều năng lực và kỹ<br />
năng để khai thác, thu thập xử lí thông tin, chiếm lĩnh tri thức, biến nó thành cái kiến thức<br />
cần thiết cho bản thân. Ví dụ khi các em tìm hiểu về cách sử dụng thanh công cụ Toolbox<br />
để sử dụng cho lập trình Visual basic.Net thì các em lại xem nhầm tài liệu của Visua<br />
basic 6, hoặc tìm hiểu về nội dung Phân tích thiết kế hệ thống thông tin theo hướng chức<br />
năng thì các em lại xem Phân tích thiết kế hướng đối tượng, ….điều này dẫn đến nội<br />
dung cần tìm hiểu bị sai lệch đi rất nhiều. Nguyên nhân là sinh viên chưa biết cách lựa<br />
chọn nguồn thông tin phù hợp, trên 50% ý kiến cho rằng đây cũng là một trong các yếu tố<br />
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự học, chất lượng học tập của sinh viên, bởi vì nếu<br />
sinh viên tìm được nguồn tài liệu phù hợp cho môn học thì quá trình tự lĩnh hội tri trức<br />
trở nên ngắn hơn, hiệu quả học tập cao hơn.<br />
Năng lực ngoại ngữ của sinh viên năm nhất chưa được trang bị tốt:Trong khi<br />
nguồn tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh đối với hai chuyên ngành Toán học và Tin học<br />
thì khá phổ biến. Với ngành Tin học, một số học phần rất hiếm có tài liệu tham khảo<br />
Tiếng Việt mà đa phần bằng Tiếng Anh, hay trên các diễn đàn Toán học quốc tế có rất<br />
nhiều thông tin bổ ích cho sinh viên học hỏi, trao đổi, học tập cho môn học. Tuy nhiên<br />
phần lớn các em chưa có khả năng đọc hiểu các tài liệu tài liệu tiếng anh này hay đọc rất<br />
chậm, ví dụ như từ trang wiki.math sinh viên có thể tra cứu nhiều thông tin Toán học bổ<br />
ích hay đối với học phần Nhập môn hệ điều hành Linux, khi lên lớp ngoài bài giảng của<br />
giảng viên đã soạn bằng Tiếng Việt thì phần lớn tài liệu tham khảo chủ yếu là từ các<br />
website bằng Tiếng Anh.<br />
Số lượng và chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo của thư viện Trường chỉ<br />
đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ở mức tương đối, chiếm khoảng 60% ý kiến từ<br />
giảng viên Khoa sư phạm Tóan - Tin. Điều này cũng ảnh hưởng cao đến hoạt động tự học<br />
của sinh viên .<br />
Về trang thiết bị, máy tính phòng máycủa Trường đã trang bị cho sinh học tập và<br />
nghiên cứu, quản lí rất tốt, tất cả đều được kết nối mạng Intenet và có cả quy trình cho<br />
sinh viên đăng ký mượn để sử dụng cho việc tự học tự nghiên cứu, thực hành tin học,<br />
nhưng đa số sinh viên ngại đến và số khác thì chưa nắm được quy trình mượn, nhất là khi<br />
các em học những học phần mà phần lớn mà tài liệu được tham khảo từ Internet, trong<br />
khi đa phần các em sinh viên năm nhất lại chưa được gia đình trang bị máy tính cá nhân.<br />
Chưa có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch hoạt động và học tập, trong khi<br />
khối lượng học tập trên lớp khá nhiều. Ví dụ như chưa sắp xếp đựợc các buổi học nhóm<br />
để giải bài tập toán sau giờ lên lớp do nhiều lí do, mệt mõi hay một số lí do cá nhân như<br />
về quê vì nhớ nhà, đây cũng là thực tế xảy ra cho sinh viên năm thứ nhất. Thường thì<br />
ngoài việc các em học các môn học trong học kìbao gồm các môn đại cương, chuyên<br />
4<br />
ngành thì cũng cần đảm bảo các học phần điều kiện tiếng Anh, Tin học đáp ứng tiêu<br />
chuẩn đầu ra, trong khi khả năng nhiềusinh viên năm nhất chưa thích ứng được với việc<br />
học như vậy. Từ đó dẫn đến sinh viên không có thời gian tự đọc nghiên cứu tài liệu trước<br />
cũng như làm bài tập và mở rộng vấn đề sau giờ trên lớp.<br />
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên không tự chủ động lựa chọn ngành nghề mình đang<br />
theo học, có thể do gia đình bắt buộc hoặc do kinh tế gia đình, hay do kết quả điểm các<br />
em không cao nên phải xét xét tuyển nguyệnvọng, dẫn đến các em chưa học hết khả<br />
năng, hay không hứng thú với ngành mình đang theo học.<br />
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên<br />
Xuất phát từ tâm lý chán nản, thất vọng, tự ti, tiêu cực trong học tập của một bộ phận<br />
không nhỏ sinh viên làm ảnh hưởng đến cách thành viên khác. Nhiều sinh viên tổ chức<br />
được các nhóm học tập nhưng nhìn chung điều này chưa rộng rãi và chưa ổn định, còn<br />
mang tính nhỏ lẻ. Hầu như những đối tượng này là những sinh viên khá, giỏi. Đại bộ<br />
phận những sinh viên yếuít hoặc không tham gia học nhóm. Được biết từ các giảng viên<br />
khoa Sư phạm Toán - Tin có một vài nguyên nhân như là:<br />
Nguyên nhân bất đồng trong hợp tác nhóm do khả năng hoạt động nhóm sinh<br />
viên năm thứ nhất không có hoặc yếu. Bên cạnh đó ý thức hoạt động nhóm của các em<br />
chưa cao, dù giáo viên đã đã hướng dẫn cách phối hợp, phân chia công việctrong nhóm<br />
nhưng một số em không có tinh thần trách nhiệm, ùn đẩy công việc cho các thành viên<br />
khác trong nhóm, từ đó dẫn đến việc chỉ làm bài tập nhóm mang tính đối phó cho xong,<br />
mà không có sự đầu tư, nghiên cứu, mở rộng cho chủ đề nhóm đang thực hiện.<br />
Bộ phận nhỏ sinh viên không quan tâm đến môn học mà mình đang học. Điều đó<br />
thể hiện qua việc không biết đến nội dung đề cương môn mình đang học, thậm chí không<br />
biết tên giảng viên đang dạy, hay tên lớp học phần đang theo học.<br />
Sinh viên năm nhất quen với việc sống phụ thuộc vào gia đình, họ thường về quê<br />
để được hỗ trợ tiền bạc học tập hay vì nhớ nhà, chưatự độc lập giải quyết vấn đề. Cụ thể<br />
khi giáo viên giao một vấn đề về nhà tự tìm hiểu thì sinh viên không biết phải tìm hiểu từ<br />
đâu, rất thụ động trong việc tìm kiếm, trao đổi với bạn bè mà phải đợi giáo viên chỉ dẫn<br />
từng bước cụ thể thì mới thực hiện được.<br />
Một bộ phận sinh viên cho rằng năm thứ nhất là năm nghỉ ngơi sau quá trình học<br />
tập, thi cử mệt mỏi ở phổ thông nên không tích cực trong việc học tập, tự học, tự nghiên<br />
cứu.<br />
2.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hoạt động tự học cho sinh viên năm thứ nhất,Khoa<br />
Sư phạm Toán-Tin.<br />
Đối với Khoa:<br />
<br />
<br />
5<br />
Liên chi Đoàn Khoa có thể tổ chức các câu lạc bộ Toán học, sân chơi Tin học<br />
nhiều hơn, trước đây thay vì 1 lần/1 năm thì có thể tăng lên 1 lần/3 tháng,các hoạt động<br />
vui chơi nhằm giúp sinh viên tự tin giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô,<br />
làm cầu nối cho việc học nhóm, trao đổi thông tin (về trường, về khoa,…) cho sinh viên.<br />
Khoa có thể tăng cường tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm học tập giữa sinh<br />
viên năm nhất với với sinh viên các lớp anh chị một cách thường xuyên hơn, nhằm giúp<br />
sinh viên năm nhất có nhiều kinh nghiệm học tập từ các anh chị. Thường thì Khoa chỉ tổ<br />
chức 1 lần/năm với 1 buổi như vậy chỉ khoảng 3 đến 4 giờ, trung bình khoảng 7 tham<br />
luận kinh nghiêm của sinh viên, như vậy là quá ít so với những gì mà các sinh viên năm<br />
2,3,4 đã tích lũy được. Như vậy để tăng hiệu quả Khoa có thể tổ chức trung bình 1 buổi/2<br />
tháng, mỗi lần tổ chức Khoa sẽ lựa chọn các sinh viên chưa báo cáo lần nào để lên báo<br />
cáo kinh nghiệm.<br />
Đối với giảng viên:<br />
Chủ động, sáng tạo trong hình thức đánh giá môn học thường xuyên hơn: có thể<br />
cho sinh viên trả lời các phiếu câu hỏi trước và sau mỗi giờ học nhằm thúc đẩy sinh viên<br />
tự học, đồng thời tăng cường hướng dẫn rộng rãi sinh viên cách học trong môn mình phụ<br />
trách. Ví dụ: giảng viên giao các chủ đề “ứng dụng lý thuyết nhóm trong Toán học phổ<br />
thông”, “ứng dụng hình học cao cấp vào soi sáng hình học sơ cấp”, “thế nào là một<br />
website thành công?”,…để sinh viên tìm hiểu. Sau đó, sinh viên báo cáo nhóm, giảng<br />
viên đánh giá.<br />
Cần hướng dẫn, khơi gợi, giới thiệu cho sinh viên trong quá trình học (chứ<br />
không phải chỉ gửi nội dung tài liệu tham khảo trên đề cương chi tiết) các nguồn tài liệu<br />
tham khảo từ thư viện hay trên mạng Intenet. Ví dụ: giới thiệu các em nên đọc vài cuốn<br />
sách kinh điển về Toán học, Tin học như “giải bài toán như thế nào” của Polia, “các phản<br />
ví dụ trong giải tích”,… Giảng viên trực tiếp giảng dạy hướng dẫn sinh viên năm nhất kĩ<br />
năng thu thập thông tin, giới thiệu các địa chỉ website như: http://diendantoanhoc.net,<br />
http://giaiphapexcel.net,...<br />
Giảng viên tăng cường trao đổi học tập với sinh viên thông qua Blackboard của<br />
trường, ra hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể,vừa sức sinh viên nhằm giúp sinh viên dễ dàng<br />
tự học.<br />
Nhà Trường, Khoa, giảng viên khuyến khích sinh viên học tiếng Anh ngay từ<br />
năm đầu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu ra trường và chủ yếu phục vụ việc tự học tốt hơn.<br />
Hàng tháng, hàng quý, giáo viên bộ môn cũng cần tích cực hơn, chú trọng việc<br />
giới thiệu sách cho thư viện để họ có thể dựa vào đó mà cập nhật, bổ sung thường xuyên,<br />
đầy đủ, giúp sinh viên có được nguồn tài liệu phong phú và hiệu quả hơn cho việc tự học<br />
của các em.Thư viện Trường cần trang bị đầy đủ hơn nữa sách mới cho chuyên ngành<br />
Toán và Tin học về số lượng lẫn chất lượng, khuyến khích sinh viên đến đọc sách nhằm<br />
tăng cường hiệu quả việc đọc sách.<br />
<br />
6<br />
Giảng viên bộ môn cần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cho sinh<br />
viênthông qua môn học trên lớp hay thực hành. Từ đó các em tin tưởng và bày tỏ ý kiến<br />
hay ý tưởng học tập của mình, kịp thời giúp đỡ sinh viên khi có khó khăn để sinh viên<br />
nâng cao thức học tập của bản thân.<br />
Ngoài ra giáo viên bộ môn có thể giới thiệu, hướng dẫn thêm các em quy trình<br />
mượn máy tính của trường để hỗ trợ cho việc học, tự nghiên cứu, giới thiệu cụ thể các<br />
nguồn sách tham khảo mà sinh viên có thể tìm đọc.<br />
Đối với bộ phận tư vấn học tập, hay thông qua các bản tin của Trường, hay giờ lên<br />
lớp của giáo viên bộ môn: có thể hướng dẫn sinh viên cần chú trọng một số vấn đề sau:<br />
Cách đọc sách<br />
Ở trường Đại học, sinh viên muốn đạt kết quả cao thì họ phải có ý thức đọc<br />
sách, đọc tài liệu khoa học, đọc tạp chí chuyên ngành, báo chí… ( hiện nay Phòng Công<br />
tác sinh viên, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường và Ban quản lý Ký túc xá Trường<br />
Đại học Đồng Tháp, phong trào đọc báo của sinh viên nội trú phát động phong trào đọc<br />
báo cho sinh viên nôi trú và cũng đang mang lại một số hiệu quả cho sinh viên. Điều này<br />
không chỉ giúp hoàn chỉnh những kiến thức đã tiếp thu được mà hơn thế sinh viên còn tự<br />
rèn luyện được cách học, cách đọc những tài liệu khoa học, phân biệt được đúng sai với<br />
thái độ có phê phán. Lợi ích đó không chỉ có ý nghĩa trong thời gian học ở trường mà còn<br />
có giá trị to lớn trong việc học suốt đời sau này. Đọc sách là công việc được coi trọng<br />
hàng đầu trong quá trình học tập. Thông qua việc đọc sách ta học được cách diễn đạt và<br />
trình bày từng vấn đề, nâng cao phẩm chất tư duy.<br />
Khi tiếp cận một cuốn sách sinh viên cần đọc phần giới thiệu hay lời tựa để nắm<br />
tư tưởng cốt lõi của cuốn sách, đọc phần mục lục để có sự khái quát chung về cuốn sách;<br />
Đọc từng phần cụ thể, đọc lướt rồi đọc sâu. Sau khi đọc, sinh viên phải hiểu và nắm nội<br />
dung đã học, suy nghĩ về những điều đã học và ghi lại, tự hỏi cuốn sách vừa đọc đã đem<br />
đến cho mình điều gì mới hay giải quyết được vấn đề gì? Khi đọc sinh viên cần ghi lại<br />
vấn đề chưa hiểu, nhất là xem các câu hỏi và hệ thống bài tập trong phần nội dung đang<br />
đọc để nắm được vấn đề chính, đồng thời cố gắng tìm câu trả lời cho chúng và ghi lại,<br />
tránh đọc suông. Hơn nữa, sinh viên cần tự đặt ra các câu hỏi dự đoán trước. Cụ thể, đối<br />
với các sách đại số sinh viên cần chú ý đến các cấu trúc nhóm, vành, trường. Ý tưởng chủ<br />
đại của các cách xây dựng cấu trúc đại số, các ứng dụng đại số trong đời sống, toán học<br />
sơ cấp, …<br />
Cách ghi chép khi đọc tài liệu<br />
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để sẵn sàng ghi chép. Điều này làm<br />
tăng sự tập trung tư tưởng trong lúc đọc sách. Nếu ghi chép để nắm những nội dung cơ<br />
bản thì có thể ghi tóm tắt nội dung tài liệu bằng công thức Toán học, sơ đồ logic của bản<br />
thân không phụ thuộc câu từ của tác giả. Đối với các môn chuyên ngành của ngành Sư<br />
phạm Toán học, do đặc thù của các môn học năm nhất có nhiều định nghĩa, định lý nên<br />
<br />
7<br />
sinh viên cần tóm tắt định nghĩa, ghi giả thuyết và kết luận của các định lý, mệnh đề, các<br />
bước lớn trong một chứng minh, ý tưởng chủ đạo của mỗi chứng minh.<br />
Sự tích lũy hồ sơ nghề nghiệp<br />
Sinh viên xây dựng tủ sách môn học (ví dụ tủ sách Toán học, Tin học); Sưu tầm<br />
tích lũy những tài liệu lịch sử môn học (môn Toán với các bài toán vui, bài toán cổ…).<br />
Tuy nhiên tư liệu ấy có thể chưa dùng được ngay mà phải sau một vài năm mới sử dụng<br />
đến mà vẫn còn nguyên ý nghĩa. Để thấy được điều này đòi hỏi sinh viên phải có tư duy<br />
trực giác sâu sắc thì mới phát hiện ra những tư liệu có giá trị cần ghi chép để tích lũy vào<br />
hồ sơ nghề nghiệp.<br />
Cách học tập và nghiên cứu ở trên lớp<br />
Nội dung bài giảng của giảng viên chỉ cung cấp những vấn đề cơ bản nhất,<br />
những định hướng cần nghiên cứu chứ không phải là tất cả những gì có liên quan đến nội<br />
dung. Quá trình học tập, nghiên cứu trên lớp đòi hỏi sinh viên phải tích cực hợp tác cùng<br />
thầy khám phá, suy nghĩ để giải quyết các vấn đề khoa học. Do đó sinh viên cần nghiên<br />
cứu bài kĩ trước khi lên lớp nghe giảng (dựa vào đề cương chi tiết môn họcđể nắm nội<br />
dung sắp học và các yêu cầu của nội dung đó).<br />
Ghi chép là khâu không thể thiếu để nâng cao hiệu quả học trên lớp. Ngoài việc<br />
ghi bài học chính xác, rõ ràng (có thể sử dụng bút màu, hay viết highlight để làm nổi bật<br />
các tiểu mục). Ghi lại những chú ý của thầy, những ý kiến của sinh viên khác. Ghi chép<br />
nhanh và logic là hết sức cần thiết (có thể sử dụng các loại sơ đồ, kết hợp hình vẽ, kí<br />
hiệu, hay viết tắt) để nắm tốt các vấn đề và tranh thủ thời gian suy nghĩ vấn đề mới. Sinh<br />
viên cần tránh các khuynh hướng không tốt khi học tập, nghiên cứu trên lớp như thờ ơ<br />
với việc ghi chép thông tin vì cho rằng nội dung bài giảng đã có trong giáo trình hay ghi<br />
chép quá nhiều mà ít suy nghĩ, lựa chọn thông tin vì quan niệm học trong vở là đủ. Cần<br />
giải quyết tốt giữa nghe và ghi. Cụ thể, đối với các môn đại số và giải tích sinh viên nên<br />
dùng kí hiệu, công thức để ghi nhanh các ý chính, theo dõi các kĩ thuật chứng minh. Đối<br />
với các môn hình học, sinh viên nên dùng các hình vẽ, sơ đồđể ghi chú, minh họa, theo<br />
dõi các kĩ thuật tính toán, suy luận trong môn học.<br />
Tự đánh giá về cách sử dụng thời gian tự học<br />
Với lợi thế về mặt sử dụng phần mềm, sinh viên của khoa sư phạm Toán – Tin<br />
có thể sử dụng phần mềm Microsoft Excel hoặc một số phần mềm khác để kiểm soát quĩ<br />
thời gian học tập, xây dựng kế hoạch tự học; Để làm được điều đó, sinh viên cần xác định<br />
rõ mục tiêu cá nhân và mục tiêu tự học, lên lịch, sắp xếp thời gian phản ánh mục tiêu đó.<br />
Có thể lập ra danh mục hoạt động: thời gian lên lớp, đọc giáo trình, tài liệu, seminar, hoạt<br />
động theo nhóm, viết và trình bày các báo cáo; Danh mục về cá nhân như thời gian giải<br />
trí, thể thao, thời gian cho người thân, bạn bè…Sau khi thiết kế mục tiêu thì tiến hành<br />
nghiên cứu cách sử dụng thời gian của mình. Khoảng hai, hay ba tuần một lần máy tính<br />
sẽ nhắc nhở sinh viên kiểm tra lại kế hoạch. Khi nghiên cứu cách sử dụng quĩ thời gian<br />
<br />
8<br />
xong, sinh viên sẽ thấy tính quy luật sử dụng thời gian của mình và đánh dấu những điểm<br />
nỗi bật. Điều này giúp sinh viên xác định cái gì họ cần làm nhiều hơn và ít hơn.<br />
3. Kết luận<br />
Trên đây là những nguyên nhân và hạn chế của hoạt động tự học của sinh viên năm<br />
thứ I của khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp và các biện pháp cơ bản<br />
để nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học cho sinh viên. Theo phân tích nguyên nhân<br />
xuất phát theo hai hướng chủ quan và khách quan liên quan trực tiếp từ sinh viên và<br />
giảng viên trực tiếp giảng dạy hay do tác động xung quanh như môi trường học tập, các<br />
trang thiết bị.<br />
Tuy nhiên theo xu hướng dạy học hiện nay là người học đóng vai trò chủ đạo, vì thế<br />
người học cần tự học nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu học tập ở bậc Đại<br />
học bên cạnh sự hỗ trợ giúp đỡ của các giảng viên giảng dạy và nhất là sinh viên năm thứ<br />
nhất cần nhận ra nhữnghạn chế về chủ quan của sinh viên vì đây là vấn đề sinh viên có<br />
thể tự điều chỉnh được, tự ý thức được. Từ đó mỗi sinh viên chủ động tìm cho mình<br />
những biện pháp phù hợp nhằmthúc đẩy năng lực tự học, nâng cao chất lượng học tập ở<br />
Đại học cũng như hoàn thiện bản thân trong cuộc sống sau này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
[1] Đào Tam, tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học<br />
toán,NXB ĐạI HọCSư phạm, 2007.<br />
[2] Nguyễn Cảnh Toàn, Dạy-Tự học, NXB Giáo dục, 2011.<br />
[3] Nguyễn Thị Bích Hồng, Nguyễn Thị Tố Quyên, “Vai trò của việc hình thành kĩ<br />
năng sống cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và Xã hội”, Khóa luận tốt nghiệp,<br />
Trường Đại học Đồng Tháp, 2012.<br />
[4] Võ Thị Lan,“Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên<br />
mầm non Trường Đại học Đồng Tháp”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội, 2009.<br />
[5] Vũ Ngọc Am, Về phương pháp, kĩ năng đọc sách, tìm kiếm tư liệu, Tạp chí tuyên<br />
giáo, số 9, 2009.<br />
[6] Kỉ yếu hội thảo, Phương pháp học của sinh viên khoa Tiểu học-Mầm non, Đồng<br />
Tháp, 11/05/2013.<br />
[7] Website Sở Giáo dục Đào tạo Bến Tre,<br />
http://www.bentre.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=843:t-<br />
hc-i-hc&catid=69:i-mi-phng-phap-dy-hc&Itemid=96<br />
[8] Website trường Đại học Đông Á Đà Nẵng,<br />
http://donga.edu.vn/xhnv/HoTroHT/tabid/2546/cat/1751/ArticleDetailId/6829/Articl<br />
eId/6827/Default.aspx<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />