Hoạt động tự học của SV khi trường chuyển sang đào tạo tín chỉ<br />
<br />
Đặt vấn đề <br />
<br />
Sinh viên là những người đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng <br />
nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. <br />
Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Student” có nghiã <br />
là người học tập, nghiên cứu, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Khác <br />
với học sinh phổ thông, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội <br />
tri thức của thầy, người sinh viên còn phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiên <br />
cứu trên cơ sở tư duy độc lập. Về bản chất, quá trình học tập của sinh <br />
viên ở bậc đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu. Điều này đã <br />
được thể chế hóa trong Luật giáo dục như sau: “Phương pháp giáo dục <br />
đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo <br />
điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng <br />
thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” <br />
<br />
<br />
<br />
Do vậy, dù ở phương thức đào tạo đại học nào, người sinh viên cũng cần <br />
phải có năng lực tự học, hay nói cách khác: “tự học là cách học ở bậc đại <br />
học”. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của đổi mới giáo <br />
dục đại học, nhiều trường đại học đã và đang triển khai mô hình đào tạo <br />
theo học chế tín chỉ. Phương thức đào tạo này coi trọng vai trò trung tâm <br />
của sinh viên, tạo cho sinh viên năng lực chủ động, sáng tạo trong phương <br />
pháp học của mình. Như vậy, một vấn đề đặt ra là hoạt động tự học của <br />
sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ có những đặc điểm gì? <br />
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong <br />
phương thức đào tạo này? <br />
<br />
<br />
<br />
1. Khái quát về hoạt động tự học của sinh viên <br />
<br />
<br />
<br />
a) Khái niệm tự học <br />
<br />
Tự học (self study) là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản <br />
thân của người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định. Các <br />
nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học dưới nhiều góc độ <br />
[1], [4] nhưng một cách chung nhất có thể hiểu tự học là quá trình tự giác, <br />
độc lập, tích cực, sử dụng các năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản thân <br />
người học để người học chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại và những <br />
kinh nghiệm lịch sử xã hội, biến những tri thức đó thành sở hữu của mình, <br />
hình thành kỹ năng, thái độ và ngày càng hoàn thiện nhân cách của bản <br />
thân. <br />
<br />
<br />
<br />
b) Hoạt động tự học của sinh viên hiện nay <br />
<br />
Qua quá trình khảo sát thực tiễn, đa số sinh viên đều hiểu được vai trò <br />
quan trọng của tự học. Tuy nhiên, sức ì và tính thụ động của sinh viên còn <br />
rất lớn. Hoạt động tự học vẫn còn mang tính hình thức, đối phó với các <br />
bài kiểm tra. Theo số liệu khảo sát của sinh viên một số trường đại học, <br />
hầu hết các sinh viên được hỏi cho rằng tính chủ động trong học tập của <br />
sinh viên thấp. Có đến 75% ý kiến cho rằng sinh viên không có thói quen <br />
tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. <br />
Một thực tế hiện nay là sinh viên “rất lười đọc sách”. Mặc dù sách tham <br />
khảo đã được giảng viên hướng dẫn cụ thể ở từng nội dung bài học <br />
nhưng khi được hỏi về việc này, số đông sinh viên đều lúng túng. 85% <br />
cho rằng họ “có đọc” nhưng chỉ một số cuốn sách chuyên ngành khi phải <br />
trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra. 15% còn lại cho rằng họ không <br />
đọc tài liệu tham khảo, có những sinh viên năm cuối chưa từng một lần <br />
đến thư viện tìm sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như <br />
hiện nay, nhiều sinh viên lựa chọn kênh thông tin từ các trang web. Điều <br />
này là tốt nhưng vì quá lạm dụng nên đại đa số sinh viên đã bỏ lỡ một kho <br />
tàng tri thức rất có giá trị từ sách tham khảo. Ngay cả khi tra cứu tài liệu <br />
trên Internet, sinh viên cũng chưa biết cách thu thập và xử lý khối lượng <br />
thông tin đa dạng đó như thế nào để thu được những kiến thức thật sự <br />
cần thiết và có hiệu quả. <br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy, một cách khái quát có thể thấy rằng nhiều sinh viên chưa nhận <br />
thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học. Sinh viên <br />
chưa tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình mà còn thụ <br />
động, phụ thuộc nhiều vào những gì thầy dạy, không có nhu cầu mở rộng <br />
hiểu biết, phát huy sáng tạo, đào sâu kiến thức. Một số ít sinh viên có ý <br />
thức tự học thì kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin phục vụ nhiệm vụ <br />
học tập còn yếu. Phương pháp tự học theo kiểu đối phó, theo phong trào, <br />
học để thi vẫn là hình thức tự học phổ biến hiện nay. Liệu phương pháp <br />
học tập của sinh viên như vậy có thể đáp ứng với yêu cầu của phương <br />
thức đào tạo theo tín chỉ ở mức độ nào, đó là câu hỏi đặt ra đối với các <br />
nhà quản lý giáo dục. <br />
<br />
<br />
<br />
2. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo theo <br />
tín chỉ <br />
<br />
<br />
<br />
Có thể khẳng định rằng: hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động <br />
không thể thiếu và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình <br />
học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác <br />
nhau, hoạt động này lại có những nét đặc thù riêng. Sự khác biệt giữa <br />
hoạt động tự học trong học chế niên chế so với học chế tín chỉ được thể <br />
hiện ở một số điểm sau: <br />
<br />
<br />
<br />
Trước hết, trong phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên tuân thủ <br />
theo một chương trình do nhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm <br />
học, từng khóa học căn cứ vào thời khóa biểu. Khi chuyển sang phương <br />
thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính <br />
bản thân người học. Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn <br />
học, thời gian học, tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện <br />
của mình. Phương thức này tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong <br />
việc lập kế hoạch học tập khoa học, xác định thời gian, phương tiện, <br />
biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch học tập đó. Khi <br />
đó người sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu <br />
sao cho quá trình học tập hiệu quả nhất. <br />
Thứ hai, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức tín chỉ qui định <br />
hoạt động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời <br />
khóa biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. <br />
Hoạt động dạy học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, <br />
thực hành và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình <br />
thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh <br />
viên (giảng viên giảng bài, hướng dẫn; sinh viên nghe giảng, thực hành, <br />
thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên,..), hình thức thứ ba có thể <br />
không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên <br />
giao nội dung để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành và sẵn sàng <br />
tư vấn khi được yêu cầu). Ba hình thức tổ chức dạy học tương ứng với <br />
ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ <br />
tự học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình thức tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lý thuyết<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hành, thí nghiệm, xemina<br />
Tự học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
<br />
<br />
Chuẩn bị<br />
<br />
<br />
<br />
Tự nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ Lý thuyết<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ Thực hành<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ Tự học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tùy thuộc tính chất đặc thù của từng môn học (mục tiêu, nội dung môn <br />
học) mà có các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Có những môn học <br />
chỉ có một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có những môn học có hai hoặc cả ba <br />
kiểu giờ tín chỉ. Trong mọi trường hợp, công thức tính cho mỗi môn học <br />
là không đổi:1+0+2 (môn học thuần lý thuyết); 0+2+1 (môn học thuần <br />
thực hành); 0+0+3 (môn học thuần tự học). <br />
<br />
Cách tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ cho chúng ta thấy một đặc điểm <br />
rất quan trọng góp phần tạo nên sự khác biệt với phương thức đào tạo <br />
truyền thống. Nếu hoạt động tự học trong học chế niên chế chỉ mang tính <br />
chất tự nguyện thì phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ coi tự học là <br />
một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập <br />
của sinh viên. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành, thực tập <br />
trên lớp sinh viên cần phải có 2 hay 1 giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu <br />
bắt buộc trong cơ cấu giờ học của sinh viên. <br />
<br />
Thứ ba, nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉ thường gồm 3 <br />
thành phần chính: <br />
<br />
Phần nội dung bắt buộc phải biết (N1) được giảng trực tiếp trên lớp. <br />
<br />
Phần nội dung nên biết (N2) có thể không được giảng trực tiếp trên lớp <br />
mà giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên <br />
cứu ở ngoài lớp. <br />
<br />
Phần nội dung có thể biết (N3) dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm <br />
bài tập, thảo luận nhóm, xemina, làm thí nghiệm… và các hoạt động khác <br />
có liên quan đến môn học. <br />
<br />
Như vây, kiến thức của mỗi môn học được phát triển thông qua những <br />
tìm tòi của người học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên. Nếu <br />
sinh viên không tự học thì họ mới chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến <br />
thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với việc họ không đạt được yêu <br />
cầu của môn học đó. <br />
<br />
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng, khác biệt với học chế niên chế là <br />
trong học chế tín chỉ, hoạt động tự học được kiểm tra, đánh giá thường <br />
xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các buổi thảo luận …trong suốt <br />
cả quá trình học. <br />
<br />
Qua các phân tích trên đây, rõ ràng rằng trong phương thức đào tạo theo tín <br />
chỉ, hoạt động tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với các <br />
chế tài cụ thể qui định cho hình thức học tập này. <br />
<br />
3. Các yếu tố thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín <br />
chỉ <br />
<br />
Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên như đã phân tích trên đây là do <br />
tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng dù là <br />
nguyên nhân gì thì hoạt động tự học như vậy không đáp ứng được với <br />
phương pháp đào tạo theo tín chỉ mà cần phải có những biện pháp nhằm <br />
tăng cường hoạt động này. <br />
<br />
Chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học phụ thuộc vào rất nhiều <br />
yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Trong đó chúng ta phải thừa nhận vai trò đặc <br />
biệt quan trọng của giảng viên, sinh viên và điều kiện phục vụ tự học <br />
trong việc đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên <br />
<br />
<br />
<br />
a) Vai trò của giảng viên đối với hoạt động tự học của sinh viên trong <br />
phương thức đào tạo theo tín chỉ <br />
Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và <br />
kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có <br />
nhiệm vụ quan trọng trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự <br />
nghiên cứu của sinh viên thì không cần can thiệp. Ngược lại, đối với hoạt <br />
động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan tâm hơn. Đối với hoạt <br />
động tự học, giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần. <br />
<br />
Một số nhiệm vụ chính của giảng viên đối với hoạt động tự học của sinh <br />
viên như sau: <br />
<br />
* Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học <br />
<br />
Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần giới thiệu và cung cấp cho sinh <br />
viên đề cương của môn học đó. Nội dung của đề cương bao gồm: Mục <br />
đích môn học, Mục tiêu môn học, Nội dung chi tiết của môn học, Điều <br />
kiện tiên quyết, Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho từng <br />
nội dung của môn học, Hình thức kiểm tra đánh giá của từng hoạt động <br />
học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu <br />
để thực hiện được các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân <br />
thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc <br />
thực hiện đề cương này. <br />
<br />
* Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó <br />
<br />
Trong đào tạo theo tín chỉ, nội dung N2, N3 như đã đề cập ở trên là những <br />
nội dung của hoạt động tự học. Giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự <br />
học cụ thể cho sinh viên để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung <br />
này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời <br />
gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của <br />
mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham <br />
khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những <br />
hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường <br />
hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, <br />
phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất. <br />
<br />
* Kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên <br />
<br />
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, khi hoạt động tự học là một thành <br />
phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức <br />
kiểm tra đánh giá hoạt động này. Nếu giảng viên chỉ giao nhiệm vụ tự <br />
học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ <br />
mang tính hình thức, đối phó mà không đem lại kết quả như mong muốn. <br />
Giảng viên thường xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn <br />
học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần); <br />
bài tập nhóm (tháng); bài tập lớn (học kỳ thông thường là một bài tổng <br />
luận về môn học) và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho <br />
sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn <br />
lên để đạt kết quả cao trong học tập <br />
<br />
<br />
<br />
b) Vai trò của sinh viên đối với hoạt động tự học trong phương thức đào <br />
tạo theo tín chỉ <br />
<br />
Bên cạnh sự hướng dẫn của giảng viên, sự quản lý của nhà trường thì <br />
hoạt động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực <br />
của bản thân chủ thể tham gia, đó chính là sinh viên. Khi chuyển sang <br />
phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải thay đổi nhận thức, xóa <br />
bỏ sức ỳ để có những phương pháp học tập tích cực, thái độ tự chủ tự <br />
chịu trách nhiệm nhằm thích ứng với những yêu cầu học tập mới. <br />
<br />
Một số nhiệm vụ chính của sinh viên đối với hoạt động tự học như sau: <br />
<br />
ChuÈn bÞ tèt vÒ ®éng c¬, th¸i ®é häc tËp, tinh thÇn tr¸ch nhiÖm, tự lực <br />
cánh sinh ®Ó "tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm" trong häc tËp mét c¸ch chñ <br />
®éng vµ hiÖu qu¶.<br />
<br />
Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học (mà <br />
thông thường được mô tả khá kỹ trong đề cương môn học được cung cấp <br />
khi bắt đầu học môn học) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù <br />
hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. <br />
<br />
Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên <br />
lớp: đọc tài liệu, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu <br />
cầu của giảng viên. <br />
<br />
Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn <br />
đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ <br />
thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên. <br />
<br />
<br />
<br />
c) Tăng cường các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên <br />
<br />
Hoạt động tự học của sinh viên không thể thực hiện tốt nếu không đảm <br />
bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị <br />
học tập, nguồn học liệu… Trong đó hệ thống nguồn học liệu đầy đủ về <br />
số lượng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lượng là một yêu <br />
cầu không thể thiếu trong hoạt động tự học của sinh viên. Nhận thức <br />
được vai trò quan trọng của yếu tố này, các nhà trường cần có kế hoạch <br />
để không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của mình như: <br />
<br />
Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm <br />
thực hành thực tập, thư viện; bám sát yêu cầu cúa các đề cương môn <br />
học để chuẩn bị các học liệu được coi là bắt buộc ghi trong đề cương <br />
môn học <br />
<br />
Tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng <br />
nguồn tư liệu điện tử, thiết bị dạy học… bằng cách ứng dụng các thành <br />
tựu công nghệ thông tin hiện đại. <br />
<br />
Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, khi xem xét các điều kiện phục vụ <br />
hoạt động tự học, các nhà quản lý cũng cần quan tâm tới các điều kiện <br />
phục vụ, thái độ phục vụ sinh viên của các bộ phận chuyên trách, các <br />
chính sách hỗ trợ của nhà trường để tạo cho sinh viên một môi trường <br />
học tập tốt nhất. <br />
<br />
Kết luận: Hoạt động tự học của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng <br />
trong quá trình dạy học đại học nói chung và đặc biệt cần thiết trong <br />
phương thức đào tạo theo tín chỉ. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả <br />
của hoạt động tự học cần phải có sự quản lý sát sao của mọi người liên <br />
quan đến hoạt động tự học của sinh viên, đặc biệt giảng viên phải đổi <br />
mới phương thức tổ chức dạy học và đòi hỏi cao hơn tính tự chủ, tự chịu <br />
trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của <br />
mình.<br />