THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10<br />
CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ<br />
VĂN THỊ THANH NHUNG - NGUYỄN THỊ HIỂN<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
NGUYỄN GIANG CHÂU - LÊ THỊ THANH PHƯƠNG<br />
Trường THPT chuyên Quốc Học Huế<br />
Tóm tắt: Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiện<br />
nay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp lí<br />
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phân<br />
tích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổ<br />
thông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tất<br />
yếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lý<br />
tình trạng học thêm của HS hiện nay.<br />
Từ khóa: học thêm, học sinh lớp 10, hiện trạng, nhu cầu, kiến nghị<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có chủ trương cấm dạy thêm, học thêm<br />
tràn lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đặc biệt là nhu cầu học thêm của học sinh<br />
vẫn còn cao, nên việc học thêm vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều cấp<br />
học. Để có thể quản lí hiệu quả tình trạng học thêm hiện nay cần biết được mục đích và<br />
mức độ học thêm của HS, những tích cực và hạn chế của việc học thêm, những môn học<br />
thêm chủ yếu, thái độ và nhu cầu của HS đối với học thêm... Từ đó, đề xuất những giải<br />
pháp hợp lý để tổ chức dạy thêm và học thêm có hiệu quả.<br />
2. QUAN NIỆM VỀ HỌC THÊM<br />
<br />
2.1. Học thêm và các hình thức học thêm<br />
Theo chương trình phổ thông, HS học chính khoá các môn học ở trường theo quy định<br />
do sự tổ chức của nhà trường. Ngoài học tập chính khoá, HS có thể tham gia học tập<br />
bằng các hình thức khác nhau như tự học ở nhà, học ngoại khoá, học thêm…<br />
Theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ<br />
GD&ĐT, dạy - học thêm được hiểu “là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của<br />
người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch<br />
giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”[1].<br />
Thông tư này cũng quy định học thêm bao gồm các hình thức sau:<br />
Học thêm trong nhà trường: Là hình thức học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm cơ<br />
sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm<br />
học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học) tổ chức. Với hình thức này, học thêm<br />
bao gồm các loại hình: dạy thêm cho những HS có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến<br />
thức; ôn thi tuyển sinh THPT cho HS lớp 9; ôn thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 127-135<br />
<br />
128<br />
<br />
VĂN THỊ THANH NHUNG và cs.<br />
<br />
học, cao đẳng cho HS lớp 12.<br />
Học thêm ngoài nhà trường: Là hình thức học thêm do các tổ chức khác ngoài nhà<br />
trường hoặc cá nhân thực hiện, bao gồm các hình thức sau: bồi dưỡng kiến thức; ôn,<br />
luyện thi các cấp.<br />
Một số tổ chức, cá nhân ngoài những cơ sở trên, có thể mở các trang web phục vụ cho<br />
việc quảng bá, thực hiện việc tổ chức dạy thêm như http://luyenthidaminh.vn/;<br />
http://kenhtuyensinh.vn; http://hocmai.vn/...<br />
Thực tế hiện nay, HS thường học thêm theo các hình thức khác nhau: Phụ đạo (một giáo<br />
viên kèm một HS, thường còn gọi là gia sư); học thêm theo các nhóm quy mô lớn, nhỏ<br />
và trung bình; học thêm trong các trung tâm, các phòng học lớn; học thêm qua Internet.<br />
<br />
2.2. Các nhân tố tác động đến việc học thêm của học sinh<br />
Nguyên nhân khách quan<br />
Chương trình và SGK hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, quá tải dẫn đến tình trạng nhiều<br />
HS không theo kịp chương trình học chính khoá, phải học thêm ngoài luồng [2]. Bên<br />
cạnh đó, phương pháp kiểm tra và đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo con người<br />
mới. Các hình thức kiểm tra, đánh giá chủ yếu chú trọng vào nội dung kiến thức lý<br />
thuyết mà thiếu đi các phần thực hành và kĩ năng. Ngoài ra, nhận thức về học thêm của<br />
HS và phụ huynh cũng là một yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng học thêm. Nhiều<br />
HS cho rằng học thêm có thể giúp các em đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra trên lớp<br />
và thi đậu vào các trường học có uy tín trong kì thi đại học - cao đẳng để sau này có<br />
cuộc sống tốt đẹp hơn.<br />
Bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một nguyên nhân làm tăng nạn học thêm. Hàng<br />
năm, các trường THPT thường đặt ra những chỉ tiêu cao về số phần trăm HS khá giỏi,<br />
HS thi đậu tốt nghiệp và đại học – cao đẳng. Để đạt được điều này, nhiều trường đã tìm<br />
cách nâng điểm, chấp nhận cho HS ngồi nhầm lớp, gây áp lực cho giáo viên (GV) và<br />
HS dẫn đến việc HS không tiếp thu kịp chương trình chính khoá và tất yếu dẫn đến việc<br />
học phụ đạo, học thêm.<br />
Nguyên nhân chủ quan<br />
Nhiều HS mong muốn học thêm để nâng cao năng lực nhận thức, học hỏi những tiến bộ<br />
của khoa học kĩ thuật trong xu thế phát triển chung của giáo dục [2]. Bên cạnh đó, năng<br />
lực tự học của HS chưa cao, khó giải quyết các nội dung kiến thức trên lớp và bài tập về<br />
nhà nên cần phải học thêm. Một nguyên nhân khác làm tăng tình trạng học thêm là khả<br />
năng lây lan tâm lý học thêm giữa các HS. Khi có một nhóm HS đi học thêm, các HS<br />
khác sẽ nảy sinh cảm giác sợ thua kém hoặc muốn đi học thêm cho bằng bạn bè cho đến<br />
khi tất cả HS đều đi học thêm.<br />
<br />
2.3. Khái quát chung về thực trạng học thêm của học sinh nước ta hiện nay<br />
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm,<br />
trong đó đều có quy định không được ép HS học trên 6 buổi/tuần dưới bất kỳ hình thức<br />
<br />
THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ<br />
<br />
129<br />
<br />
nào [1]. Tuy nhiên, Bộ chưa quy định rõ số buổi từng môn học được dạy thêm và không<br />
dạy trước chương trình đào tạo chính khóa.<br />
Dạy thêm, học thêm là vấn đề được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm vì nó ảnh<br />
hưởng đến một thế hệ trẻ - là tương lai của gia đình và đất nước. Ý kiến chung tổng hợp<br />
từ báo chí và dư luận xã hội cho rằng:<br />
- Thực tế dạy thêm, học thêm sinh ra là từ nhu cầu thực tế của người học, bởi đó<br />
cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh áp lực thi cử<br />
khá lớn, khả năng tiếp thu của HS lại có phần hạn chế. Nhiều lớp học thêm đóng<br />
vai trò cầu nối để cho nhiều HS vào đại học. Một số HS yếu kém cũng vươn lên<br />
khá giỏi nhờ các thầy cô dạy phụ đạo.<br />
- Một số trường học và phụ huynh quá chú trọng kết quả (bệnh thành tích) nên đã<br />
thúc ép HS học mọi lúc, mọi nơi nhất là ở các thành phố.<br />
- Học thêm là nhu cầu thực tế, nhưng dường như bị biến tướng và có phần lệch lạc.<br />
Có tình trạng thầy dạy chưa hết mình trong giờ chính khóa để có thể tăng cường ở<br />
các lớp học thêm. Một số giáo viên kiến thức chuyên môn chưa vững cũng dạy<br />
thêm. Có nhiều nơi HS chưa được hướng dẫn cách học tích cực mà thụ động chạy<br />
theo lớp học thêm vừa tốn tiền, vừa không đạt kết quả mong muốn.<br />
- Ðối với một số GV, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng<br />
trong điều kiện lương chưa đủ sống. Ðiều quan trọng hơn là dạy thêm tạo thêm<br />
động lực để giáo viên trau dồi chuyên môn. Ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở<br />
một số nước ở phương Đông, mặc dù nền giáo dục phát triển cao vẫn chủ động tổ<br />
chức dạy thêm, học thêm; đặc biệt là mở nhiều lớp học bồi dưỡng tài năng trẻ.<br />
Có thể thấy nguyên nhân chung nhất của việc dạy thêm và học thêm là do thu nhập<br />
không đủ để các thầy cô giáo trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình. Mặt khác,<br />
phụ huynh và HS luôn luôn cảm thấy không yên tâm với kiến thức tiếp nhận trong giờ<br />
chính khóa. Chưa kể một số trường hợp phụ huynh cho con đi học thêm để tránh bị tác<br />
động, ảnh hưởng của những tiêu cực ngoài xã hội.<br />
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10<br />
CÁC TRƯỜNG THPT TP. HUẾ<br />
3.1. Phương pháp<br />
Thực trạng học thêm được khảo sát thông qua phiếu điều tra được thiết kế dựa trên các<br />
tiêu chí đánh giá (phương pháp anket) và phỏng vấn trực tiếp HS các trường THPT trên<br />
địa bàn TP. Huế (phương pháp phỏng vấn) [3]. Phiếu điều tra được soạn thảo bám sát<br />
mục tiêu nghiên cứu và có tính thực tiễn.<br />
Quá trình tổ chức điều được thực hiện từ tháng 9 - 12/2013 ở 07 trường THPT trên địa<br />
bàn TP. Huế, đại diện cho các kiểu trường THPT khác nhau ( có trường chất lượng cao,<br />
trường bình thường, trường có đầu vào điểm thấp). Các trường THPT được khảo sát<br />
điều tra bao gồm: chuyên Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Gia Hội, Nguyễn<br />
<br />
130<br />
<br />
VĂN THỊ THANH NHUNG và cs.<br />
<br />
Trường Tộ, Đặng Trần Côn, Bùi Thị Xuân. Trong mỗi trường, chúng tôi chọn 30 - 50<br />
HS khối 10 đại diện (giỏi, khá, trung bình, yếu) để điền các thông tin vào phiếu cho sẵn.<br />
Số phiếu thu được sau khi phát ra là: 289 (Trường THPT chuyên Quốc Học: 28 phiếu;<br />
Trường THPT Hai Bà Trưng: 49 phiếu; Trường THPT Nguyễn Huệ: 48 phiếu; Trường<br />
THPT Gia Hội: 42 phiếu; Trường THPT Nguyễn Trường Tộ: 31 phiếu; Trường THPT<br />
Đặng Trần Côn: 49 phiếu; Trường THPT Bùi Thị Xuân: 42 phiếu).<br />
3.2. Kết quả điều tra tổng hợp ở 7 trường THPT tại TP. Huế<br />
3.2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc học thêm đối với bản thân học sinh<br />
Đa số HS đều nhận thức rằng học thêm là nhu cầu của bản thân để có thêm kiến thức, kĩ<br />
năng, hiểu sâu thêm bài học trên lớp và để làm bài thi và kiểm tra đạt kết quả cao cũng<br />
như để thi đậu đại học. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HS học thêm là do các yếu tố bên<br />
ngoài tác động như do nhà trường tổ chức phụ đạo, bị bố mẹ bắt buộc, đi học theo gợi ý<br />
của thầy cô, đi học do sợ thầy cô có thành kiến và đi học thêm theo bạn bè. Kết quả<br />
nhận thức của HS về ý nghĩa của việc học thêm được thể hiện cụ thể qua bảng 1.<br />
Bảng 1. Nhận thức về ý nghĩa của việc học thêm đối với bản thân học sinh<br />
Nhận thức ý nghĩa của học thêm<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Học thêm để có thêm kiến thức, kĩ<br />
năng, hiểu sâu bài học trên lớp<br />
Học thêm là do bắt buộc của bố<br />
mẹ<br />
Học thêm là do bạn rủ cùng đi cho<br />
vui<br />
Học thêm để thi và kiểm tra có kết<br />
quả cao<br />
Nếu không đi học thêm thì sợ<br />
Thầy, Cô có thành kiến cá nhân<br />
Học thêm là do Thầy, Cô dạy bộ<br />
môn yêu cầu, gợi ý…<br />
Học thêm là do Nhà trường tổ<br />
chức học bồi dưỡng, phụ đạo…<br />
Lấy cớ đi học thêm để đi chơi<br />
Lấy cớ học thêm để xin tiền bố mẹ<br />
đi ăn quà<br />
Học thêm để thi đại học đạt<br />
nguyện vọng<br />
<br />
TS<br />
<br />
Mức 1<br />
SL<br />
%<br />
<br />
Mức 2<br />
SL<br />
%<br />
<br />
Mức 3<br />
SL<br />
%<br />
<br />
Mức 4<br />
SL<br />
%<br />
<br />
289<br />
<br />
158<br />
<br />
54,7<br />
<br />
120<br />
<br />
41,5<br />
<br />
5<br />
<br />
1,7<br />
<br />
3<br />
<br />
1,0<br />
<br />
289<br />
<br />
6<br />
<br />
2,1<br />
<br />
24<br />
<br />
8,3<br />
<br />
169<br />
<br />
58,5<br />
<br />
82<br />
<br />
28,4<br />
<br />
289<br />
<br />
6<br />
<br />
2,1<br />
<br />
35<br />
<br />
12,1<br />
<br />
158<br />
<br />
54,7<br />
<br />
85<br />
<br />
29,4<br />
<br />
289<br />
<br />
66<br />
<br />
22,8<br />
<br />
147<br />
<br />
50,9<br />
<br />
47<br />
<br />
16,3<br />
<br />
23<br />
<br />
8,0<br />
<br />
289<br />
<br />
7<br />
<br />
2,4<br />
<br />
33<br />
<br />
11,4<br />
<br />
118<br />
<br />
40,8<br />
<br />
123<br />
<br />
42,6<br />
<br />
289<br />
<br />
11<br />
<br />
3,8<br />
<br />
60<br />
<br />
20,8<br />
<br />
145<br />
<br />
50,2<br />
<br />
67<br />
<br />
23,2<br />
<br />
289<br />
<br />
16<br />
<br />
5,5<br />
<br />
111<br />
<br />
38,4<br />
<br />
122<br />
<br />
42,2<br />
<br />
34<br />
<br />
11,8<br />
<br />
289<br />
<br />
2<br />
<br />
0,7<br />
<br />
8<br />
<br />
2,8<br />
<br />
99<br />
<br />
34,3<br />
<br />
173<br />
<br />
59,9<br />
<br />
289<br />
<br />
3<br />
<br />
1,0<br />
<br />
6<br />
<br />
2,1<br />
<br />
95<br />
<br />
32,9<br />
<br />
177<br />
<br />
61,2<br />
<br />
289<br />
<br />
149<br />
<br />
51,6<br />
<br />
110<br />
<br />
38,1<br />
<br />
16<br />
<br />
5,5<br />
<br />
6<br />
<br />
2,1<br />
<br />
(Ghi chú: Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không đồng ý; Mức 4: Phản đối)<br />
<br />
3.2.2. Cách thức học thêm<br />
Hầu hết tất cả các HS tham gia khảo sát điều tra đều tham gia các lớp học thêm khác<br />
nhau với tổng số buổi học thêm là 1556 buổi trong 1 tuần, trung bình mỗi HS học thêm<br />
5,5 buổi/tuần. Mặc dù có sự khác nhau dựa các HS, nhưng điều này chứng tỏ số lượng<br />
HS tham gia học thêm là rất lớn. Số liệu thống kê thể hiện qua bảng 2.<br />
<br />
THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ<br />
<br />
131<br />
<br />
Bảng 2. Môn học, thời gian và quy mô các lớp học thêm<br />
Môn học thêm<br />
<br />
Tiếng<br />
Anh<br />
<br />
Toán<br />
<br />
Lí<br />
<br />
Hoá<br />
<br />
Sinh<br />
<br />
Văn<br />
<br />
Sử<br />
<br />
Địa<br />
<br />
Môn<br />
khác<br />
<br />
Số buổi học thêm mỗi môn<br />
<br />
529<br />
<br />
302<br />
<br />
314<br />
<br />
266<br />
<br />
23<br />
<br />
43<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
19<br />
<br />
Thời gian học mỗi buổi<br />
<br />
Dao động từ 45 - 180 phút nhưng chủ yếu là từ 90 - 120 phút<br />
<br />
Số học sinh trong một lớp<br />
học thêm<br />
<br />
Lớp < 10 HS: 233 lớp; Lớp 10 - 30 HS: 205 lớp;<br />
Lớp 30 - 100 HS: 95 lớp; Lớp > 100 HS: 16 lớp<br />
<br />
Chủ yếu HS tham gia học thêm các môn tự nhiên và ngoại ngữ, vì đây là những môn<br />
học có thể giúp các em thi nhiều trường và nhiều ngành ở đại học, mở rộng cơ hội việc<br />
làm trong tương lai cho HS. Trong đó môn có số lượng HS học thêm nhiều nhất là môn<br />
Tiếng Anh, sau đó là các môn Toán, Lý, Hóa. Trong khi đó, các môn xã hội lại ít được<br />
chú trọng, riêng môn Lịch sử và Địa lí hầu như không có HS nào học thêm.(bảng 2)<br />
Thời gian học thêm có sự khác nhau giữa các lớp và các môn học. Khoảng thời gian<br />
mỗi buổi học thêm dao động từ 45 phút đến 180 phút, trong đó khoảng thời gian phổ<br />
biến nhất là là từ 90 phút đến 120 phút/buổi. Đây là khoảng thời gian hợp lý cho mỗi<br />
buổi học thêm.<br />
Số lượng HS trong các lớp học thêm có sự khác nhau. Dựa vào quy mô các lớp học<br />
thêm trong các phiếu điều tra, có thể thấy rằng HS chủ yếu tham gia những lớp học<br />
thêm có quy mô nhỏ và trung bình ( 438 lớp < 30 người). Các lớp học thêm có quy mô<br />
lớn, HS ít tham gia hơn. Có thể thấy rằng ở các lớp nhỏ và trung bình, HS có thể tiếp<br />
thu bài học dễ hơn và có không gian học tập hiệu quả hơn.<br />
Nội dung chủ yếu mà giáo viên dạy ở các lớp học thêm là ôn lại các kiến thức đã học và<br />
mở rộng, bổ sung kiến thức, ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức đã học để thi, giải các<br />
đề thi và kiểm tra. Bên cạnh đó, các lớp học thêm cũng tăng cường rèn luyện và cho HS<br />
làm các đề thi đại học, nhiều lớp học thêm còn cho HS học trước bài ngày hôm sau học<br />
trên lớp. Nội dung học thêm được thống kê cụ thể qua bảng 3.<br />
Bảng 3. Nội dung học ở các lớp học thêm<br />
Đồng ý<br />
<br />
Không<br />
đồng ý<br />
<br />
Không<br />
hợp lệ<br />
<br />
Các nội dung học thêm<br />
<br />
TS<br />
<br />
Học trước bài ngày hôm sau học trên lớp<br />
Ôn lại bài hôm trước đã học và mở rộng, bổ<br />
sung kiến thức<br />
Học nâng cao<br />
Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài học để thi<br />
Giải các đề thi và kiểm tra<br />
Học sinh làm các đề thi đại học…<br />
Nội dung khác:<br />
<br />
289<br />
<br />
SL<br />
173<br />
<br />
%<br />
59,9<br />
<br />
SL<br />
97<br />
<br />
%<br />
33,6<br />
<br />
SL<br />
19<br />
<br />
%<br />
6,6<br />
<br />
289<br />
<br />
266<br />
<br />
92,0<br />
<br />
10<br />
<br />
3,5<br />
<br />
13<br />
<br />
4,5<br />
<br />
289<br />
289<br />
289<br />
289<br />
<br />
212<br />
268<br />
252<br />
155<br />
<br />
73,4<br />
92,7<br />
87,2<br />
53,6<br />
<br />
61<br />
7<br />
23<br />
113<br />
<br />
21,1<br />
2,4<br />
8,0<br />
39,1<br />
<br />
16<br />
14<br />
14<br />
21<br />
<br />
5,5<br />
4,8<br />
4,8<br />
7,3<br />
<br />