intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường cấp xã trong phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường cấp xã trong phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn hiện nay được nghiên cứu với mục tiêu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực ngành TN&MT cấp xã và một số kiến nghị từ góc độ nghiên cứu của tác giả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường cấp xã trong phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn hiện nay

  1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thảo Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Để phát triển bất kỳ một lĩnh vực nào, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng. Ngành Tài nguyên và Môi trường là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước góp phần khai thác, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đảm bảo môi trường sống cho người dân được đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai. Do đó nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, môi trường xây dựng, nông thôn mới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường cấp xã phải đảm bảo những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể do pháp luật quy định. Dưới góc nhìn cá nhân thông qua các chương trình bồi dưỡng kiến thức về địa chính và môi trường cho công chức địa chính cấp xã do Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và số liệu thu thập được cho thấy lực lượng này đang gặp những khó khăn nhất định về trình độ, chuyên môn, kỹ năng nên dẫn đến hiệu quả công việc còn chưa cao. Từ khóa: Nguồn nhân lực; Công chức địa chính. Abstract Current situation of human resources of natural resources and environment sector at communal level at the present stage To develop any field, human resources always play an important role. Natural resources and environment is an important sector in the socio - economic development of the country, contributing to the effective exploitation, management and use of natural resources, ensuring the living environment for people, meet the needs of social development and adapt to climate change now and in the future. Therefore, human resources in the natural resources and environment sector at the commune level play an important role in helping the People’s Committee of the commune perform the task of state management of land, built environment and new countryside. In order to perform well the assigned tasks, human resources of the commune - level Natural Resources and Environment sector must ensure the general and specific standards prescribed by law. From a personal perspective, through training programs on cadastral and environmental knowledge for commune - level cadastral officials organized by the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Natural Resources and Environment, and the collected data is recognized by the author. In fact, this force is facing certain difficulties in terms of qualifications, expertise and skills, leading to low work efficiency. Keywords: Human resources; Cadastral civil servants. 1. Mở đầu Tài nguyên và môi trường (TN&MT) là ngành đa lĩnh vực, do đó, nguồn nhân lực cho ngành luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển. Do đó tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về TN&MT. Hội thảo Quốc gia 2022 221
  2. Đối với nhân lực ngành TN&MT cấp cơ sở đó là công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn); Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) gọi chung là công chức địa chính cấp xã. Đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp xã là sự “kết nối” giữa cấp xã và cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đây là lĩnh vực khá rộng, khối lượng công việc lớn và yêu cầu nhiệm vụ phức tạp, song trên thực tế lực lượng cán bộ địa chính xã còn khá mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc cùng một lúc trong khi nhiều cán bộ còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng quản lý các lĩnh vực này ở địa phương. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại cấp xã được quan tâm thông qua việc nâng cao năng lực về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ của công chức địa chính sẽ góp phần hạn chế những tồn tại trên trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; Người dân thực hiện tốt các quy định pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó công chức địa chính đóng vai trò quan trọng giúp UBND cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong nội dung quản lý nhà nước tại địa phương về các lĩnh vực đất đai, môi trường, giao thông, nông nghiệp, đô thị, xây dựng, nông thôn mới. Trong phạm vi bài viết này tác giả được tham luận với nội dung “Thực trạng nguồn nhân lực ngành TN&MT cấp xã trong giai đoạn hiện nay” với mục tiêu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực ngành TN&MT cấp xã và một số kiến nghị từ góc độ nghiên cứu của tác giả. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp tổng hợp số liệu Trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu từ nguồn số liệu Niên giám Thống kê 2020 của Tổng cục Thống kê để đưa ra số liệu về số lượng cán bộ địa chính cấp xã của các vùng trong phạm vi cả nước. 2.2. Phương pháp phân tích và so sánh Trên cơ sở các tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức địa chính do pháp luật quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Tác giả đối chiếu so sánh với tình hình thực tế hiện nay thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng cho công chức địa chính cấp xã qua các chuyên đề về quản lý đất đai tại địa phương mà tác giả đã được tham gia giảng dạy tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Quảng Ninh do Bộ Nội vụ tổ chức. 2.3. Phương pháp phỏng vấn nhanh Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh với một số công chức địa chính tại Hà Giang, Sơn La, Quảng Ninh qua các lớp bồi dưỡng chuyên sâu để hiểu thêm về các khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đã được pháp luật quy định. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý đất đai Tại Nghị quyết số 18 NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã chỉ ra: 222 Hội thảo Quốc gia 2022
  3. - Đất đai chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng; - Năng lực quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện; - Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; Đơn, thư tố cáo về đất đai có xu hướng tăng; Nhiều vụ việc chậm được xử lý, giải quyết, gây bức xúc xã hội. 3.2. Một số tồn tại trong quản lý tài nguyên môi trường cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; Tiếp nhận đăng ký môi trường; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền, cải tạo, phục hồi môi trường; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng; Vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; Hướng dẫn cộng đồng dân cư trên địa bàn đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước, xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa; Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; Tổ chức thu thập thông tin về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật. Với một số nhiệm vụ trên trong công tác bảo vệ môi trường cấp xã công chức địa chính đóng vai trò quan trọng trong công tác tham mưu và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ công chức quản lý về tài nguyên môi trường ở cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; Được phân công kiêm nhiệm nhiều việc như địa chính, xây dựng, môi trường,... đặc biệt chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý đất đai. Chính quyền ở một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường; Năng lực kiểm soát các vấn đề về môi trường không theo kịp sự phát triển kinh tế; Có lúc, có nơi còn coi nhẹ, chưa gắn công tác bảo vệ môi trường (BVMT) với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn các xã mới quan tâm thực hiện các nhiệm vụ, phần việc “dễ làm” trong công tác BVMT như: Giữ gìn, cải tạo cảnh quan môi trường; Vệ sinh khu vực công cộng, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Chưa chú trọng giải quyết dứt điểm các vấn đề môi trường bức thiết, phức tạp như xử lý nước thải, rác thải công nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi trang trại và xử lý môi trường trong sản xuất công nghiệp làng nghề. 3.3. Tiêu chuẩn của công chức địa chính cấp xã 3.3.1. Tiêu chuẩn chung Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn quy định về tiêu chuẩn chung đối với công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (Đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (Đối với xã) phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Hội thảo Quốc gia 2022 223
  4. - Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; - Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác. 3.3.2. Tiêu chuẩn cụ thể Theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 13/2019/TT- BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định về tiêu chuẩn chung cụ thể đối với công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (Đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (Đối với xã) phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên; - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông; - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: Miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3.4. Thực trạng nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường cấp xã hiện nay Theo tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê: Tính đến ngày 31/12/2020, nước ta có 10.614 xã, phường, thị trấn. Trong đó, tổng số phường, thị trấn là: 2.319; Tổng số xã là 8.295 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Số lượng các xã, phường, thị trấn tính đến ngày 31/12/2020 STT Vùng Phường Thị trấn Xã Tổng 1 Đồng bằng Sông Hồng 484 116 1769 2369 2 Trung du và miền núi phía Bắc 153 136 2038 2327 3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 379 143 2201 2723 4 Tây Nguyên 78 51 590 719 5 Đông Nam Bộ 405 35 430 870 6 Đồng bằng sông Cửu Long 215 124 1267 1606 Tổng 1.714 605 8.295 10.614 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020) Công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường tại phường, thị trấn: Bố trí mỗi phường, thị trấn 02 công chức. Trong đó: 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực địa chính; 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực xây dựng - đô thị - môi trường. Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường tại xã: Bố trí mỗi xã 02 công chức. Trong đó: 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực địa chính; 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực nông nghiệp - xây dựng - môi trường. Tổng số công chức địa chính tại cấp xã được thể hiện qua bảng số liệu sau: 224 Hội thảo Quốc gia 2022
  5. Bảng 2. Số lượng công chức địa chính cấp xã năm 2020 Tổng số công Tổng số công Tổng Tổng số chức địa chức địa chính số công Tổng số STT Vùng phường, chính - xây - nông nghiệp chức địa xã thị trấn dựng - đô thị - xây dựng và chính và môi trường môi trường cấp xã 1 2 3 4 5=2+4 1 Đồng bằng Sông Hồng 600 1200 1769 3538 4738 2 Trung du và miền núi phía Bắc 289 578 2038 4076 4654 Bắc Trung Bộ và duyên hải 3 522 1044 2201 4402 5446 miền Trung 4 Tây Nguyên 129 258 590 1180 1438 5 Đông Nam Bộ 440 880 430 860 1740 6 Đồng bằng sông Cửu Long 339 678 1267 2534 3212 Tổng 2.319 4.638 8.295 16.590 21.228 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020) Đội ngũ công chức địa chính cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý đất đai tại địa phương. Do đó pháp luật đã quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nhiệm vụ đối với lực lượng này như sau: Tiêu chuẩn chuyên môn của công chức địa chính cấp xã: Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 13/2019/TT- BNV là có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: Miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhiệm vụ của công chức địa chính cấp xã: Theo Khoản 4, Điều 2, Thông tư số 13/2019/ TT- BNV, tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Như vậy tại mỗi xã, phường, thị trấn đòi hỏi công chức địa chính cần phải có các chuyên ngành về đất đai, môi trường, xây dựng, đô thị, hoặc nông nghiệp. Đây cũng là một trong những khó khăn đối với công chức địa chính đòi hỏi cần phải am hiểu nhiều lĩnh vực, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với lĩnh vực đất đai luôn có sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật. Một số công chức địa chính còn gặp khó khăn trong vấn đề cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng, nông thôn mới,… do một bộ phận công chức đã có độ tuổi cao, khả năng ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai. Thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức địa chính tác giả thấy rằng hiện nay, công chức chuyên trách lĩnh vực địa chính - xây dựng ở các địa phương không đúng chuyên ngành còn không ít nên việc nắm bắt các quy định của đất đai, môi trường, xây dựng còn hạn chế tình trạng này đang diễn ra ở các xã trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài công tác tham mưu, công chức địa chính còn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác như: Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về các Hội thảo Quốc gia 2022 225
  6. lĩnh vực tham mưu; Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn; Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã; Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; Xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn. Do đó, công chức địa chính cần phải có những kỹ năng cụ thể sau: Bảng 3. Một số kỹ năng cần thiết đối với công chức địa chính cấp xã Nhiệm vụ STT theo Khoản 4, Điều 2, Thông tư số 13/2019/TT- Kỹ năng BNV Tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các 1. Kỹ năng cập nhật, áp dụng các văn bản quy lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi phạm pháp luật liên quan đến đất đai, môi I trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và trường, xây dựng, đô thị: Luật; Nghị định; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định Thông tư;… của pháp luật II Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh 2. Kỹ năng thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, về các lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa 3. Kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền, giải thích học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật bàn vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây 3. Kỹ năng kiểm tra giám sát dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm 4. Kỹ năng thẩm tra, xác minh nguồn gốc, hiện tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử trạng đăng ký và sử dụng đất đai. dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn. Xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp 5. Kỹ năng xây dựng các hồ sơ, các bảng biểu phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên số liệu về đất đai. địa bàn để Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc 6. Kỹ năng xác minh nguồn gốc đất trong quá báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định theo quy trình hòa giải tranh chấp đất đai định của pháp luật 7. Kỹ năng phân tích, đánh giá các tài liệu thu thập trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai 8. Kỹ năng tra cứu, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai trong hòa giải tranh chấp đất đai 9. Kỹ năng lập báo cáo trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai 10. Kỹ năng lắng nghe, giải thích, thuyết phục trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai 226 Hội thảo Quốc gia 2022
  7. Nhiệm vụ STT theo Khoản 4, Điều 2, Thông tư số 13/2019/TT- Kỹ năng BNV Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp III luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao Hỗ trợ chủ tịch UBND cấp xã trong việc tiếp công 11. Kỹ năng lắng nghe, giải thích các vấn đề dân trong quá trình tiếp công dân 12. Kỹ năng áp dụng các văn bản pháp luật về Tham mưu cho chủ tịch UBND cấp xã trong xử lý đất đai, môi trường, xây dựng. các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, 13. Kỹ năng lập biên bản vi phạm pháp luật về xây dựng. đất đai, môi trường, xây dựng. Ngoài quy định về chuyên môn do pháp luật quy định, các kỹ năng cần thiết đã đề cập công chức địa chính cần phải có tinh thần thái độ trách nhiệm cao trong công việc, năng động, sáng tạo, khoa học trong thực hiện các nhiệm vụ. Ngoài ra việc luân chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ hiện nay cũng tạo không ít khó khăn trong công tác quản lý đất đai tại địa phương như: Phải nắm rõ về địa bàn, nguồn gốc sử dụng đất đối với mỗi hộ dân, công tác quản lý hồ sơ địa chính, bảo quản các hồ sơ về hòa giải tranh chấp đất đai, lịch sử biến động của các thửa đất đối với những nơi đô thị hoặc những nơi diễn ra các giao dịch đất đai nhiều. Cơ sở vật chất có nơi còn chưa đầy đủ như chưa có phòng làm việc riêng mà làm việc tại bộ phận một cửa của UBND xã, phường [5]. 4. Kết luận và đề xuất Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực ngành TN&MT cấp xã trong giai đoạn hiện nay thông qua quá trình thu thập số liệu, các lớp bối dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho công chức địa chính tại một số địa phương, tìm hiểu các bài viết tại các báo mạng tác giả nhận thấy một số hạn chế, tồn tại về chuyên môn, kỹ năng đối với đội ngũ này bao gồm: Đội ngũ công chức ngành TN&MT tại cấp xã hiện nay đang gặp nhiều những áp lực do phải đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn. Trình độ chuyên môn ở nhiều địa phương còn chưa đạt được theo những quy định của pháp luật. Có những bộ phận công chức còn thiếu những kỹ năng cần thiết trong việc thực hiện công việc. Công tác luân chuyển công chức địa chính cấp xã đã gây khó khăn trong việc nắm vững về địa bàn nghiên cứu, nguồn gốc đất đai đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra đội ngũ nguồn nhân lực ngành TN&MT cấp xã ở một số nơi còn thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ trong công việc cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc được giao. Cần có những chính sách phù hợp để công chức địa chính cấp xã cống hiến hết mình trong công việc. Đặc biệt là về nâng cao thu nhập cho đội ngũ này nhằm tạo động lực trong công việc. Tăng cường những chương trình đào tạo ngắn hạn cho công chức địa chính cấp xã nhằm củng cố kịp thời các kỹ năng cần thiết phục vụ trong thực hiện nhiệm vụ. Địa phương quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, thiết bị làm việc phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hội thảo Quốc gia 2022 227
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám Thống kê. [2]. Bộ Nội vụ (2019). Thông tư số 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. [3]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011). Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn. [4]. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2022). Nghị quyết số18-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. [5]. Đinh Thắng (2022). Khó khăn trong sắp xếp công chức địa chính cấp xã. https://www.baohoabinh. com.vn/. BBT nhận bài: 24/8/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 228 Hội thảo Quốc gia 2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0