intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Toán kinh tế trong thời gian tới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Việt Nam, nguồn nhân lực ngành Toán ứng dụng đang được đào tạo ở một số trường đại học với các tên khác nhau: Toán kinh tế, Toán tài chính, Toán tin ứng dụng, Tài chính định lượng,... Nội dung của bài viết là tìm hiểu về thực trạng đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế hiện nay và nhu cầu của xã hội đối với chuyên ngành này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Toán kinh tế trong thời gian tới

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 13. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Lê Tài Thu Học viện Ngân hàng, Hà Nội Tóm tắt: Tại Việt Nam, nguồn nhân lực ngành Toán ứng dụng đang được đào tạo ở một số trường đại học với các tên khác nhau: Toán kinh tế, Toán tài chính, Toán tin ứng dụng, Tài chính định lượng,... Trong thời đại kinh tế số hiện nay, Toán kinh tế có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: Kinh tế, Tài chính, Tài chính - Ngân hàng,... Toán kinh tế là công cụ định lượng và phân tích dữ liệu lớn, giúp các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và tối ưu hóa trong kinh doanh. Tuy nhiên, chất lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trong khi nhu cầu của xã hội đối với Toán kinh tế còn rất lớn. Vì vậy, một đòi hỏi cấp thiết hiện nay là cần đổi mới phương pháp đào tạo và trang bị cho sinh viên chuyên ngành này các mảng kiến thức về kinh tế, nắm vững các phương pháp toán học và thành thạo công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế đang chuyển dần sang nền kinh tế số. Nội dung của bài viết là tìm hiểu về thực trạng đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế hiện nay và nhu cầu của xã hội đối với chuyên ngành này trong thời gian tới. Từ khóa: Toán học, Kinh tế, Toán kinh tế. 134
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH TOÁN KINH TẾ Toán kinh tế là một môn khoa học nhằm vận dụng Toán học trong phân tích các mô hình kinh tế để từ đó sẽ hiểu hơn các nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế thị trường. Toán kinh tế là ứng dụng Toán học vào việc áp dụng phát triển kỹ thuật giải quyết các vấn đề kinh tế và thị trường. Thông qua những phân tích và thống kê về thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dựa vào những phân tích của toán kinh tế mà người quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược phát triển. Việt Nam và Thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và phát triển nền kinh tế số. Để phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao thành thạo công nghệ thông tin, đặc biệt được đào tạo chuyên sâu về Toán và Kinh tế. Đối với các nước phát triển đều có đội ngũ chuyên gia về Toán kinh tế, các quốc gia này có nhiều trường đại học đào tạo đội ngũ Toán kinh tế rất mạnh đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Trong thời đại số và kinh tế số hiện nay, Toán kinh tế có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: Kinh tế, Tài chính, Tài chính - Ngân hàng,... Toán kinh tế là công cụ định lượng và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), giúp các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và tối ưu hóa trong kinh doanh. Sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của Toán kinh tế. Sinh viên ngành Toán kinh tế có thể làm việc trong các ngành như: chuyên viên nghiên cứu phân tích thị trường, phân tích tài chính, thống kê, ngân hàng, chuyên viên dự báo, phân tích và quản trị rủi ro, thẩm định đầu tư, định phí bảo hiểm, chứng khoán, giảng viên đại học,... Trong thời gian qua, nhiều công ty được xây dựng trên cơ sở Toán học, đặc biệt là các công ty cung cấp giải pháp công nghệ hoặc tài chính (chứng khoán, bảo hiểm...), đã mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Nếu sinh viên ngành Toán kinh tế thành thạo Tin học thì sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm tăng lên đáng kể có thể tìm được việc làm tại các trung tâm phân tích tài chính, cơ quan kiểm toán thống kê, các công ty tin học, cơ quan tài chính của Nhà nước như: Tổng cục Thống kê, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm,... hoặc các công ty tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán...); ngoài ra, những sinh viên này cũng có thể công tác trong 135
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN nhiều ngành nghề có sử dụng kiến thức Toán học ứng dụng và Tin học như: kỹ sư phần mềm, lập trình viên, chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D), nhà phân tích hệ thống, chuyên gia tin học,... Để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội, một số trường đại học trong nước đã mở chuyên ngành đào tạo Toán kinh tế, trong đó sinh viên được trang bị kiến thức cả hai mảng về Kinh tế và Toán học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này phục vụ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của CMCN 4.0, chuyên ngành Toán kinh tế nên bổ sung thêm việc trang bị cả kiến thức về tin học thì mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường và cơ hội việc làm của sinh ngành Toán kinh tế sẽ tăng lên đáng kể. 2. THỰC TRẠNG NGÀNH TOÁN KINH TẾ HIỆN NAY 2.1. Thực trạng giảng dạy môn Toán ở các trường đại học Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khối lượng các kiến thức về Toán học và Thống kê bị các trường cắt giảm rất nhiều. Thời lượng giảng dạy giữa các trường cũng rất khác nhau, việc lựa chọn các môn Toán phụ thuộc theo từng quan điểm của mỗi trường và không có sự thống nhất giữa các trường cùng đào tạo một chuyên ngành. Thực hiện chủ trương tự chủ đại học, nhiều trường đang có xu hướng ngày càng giảm thời lượng dạy toán, thậm chí còn có ý kiến rất cực đoan cho rằng không cần thiết phải giảng dạy và có giảng dạy cũng không sử dụng gì. Thực tế, nhiều trường đại học có liên kết giảng dạy với một số đối tác nước ngoài mà trong một số chuyên ngành họ không giảng dạy môn Toán. Và do đó, một số trường lập luận rằng không nhất thiết phải giảng dạy môn Toán, hoặc yêu cầu ghép nhiều môn Toán thành một. Còn một lý do khá tế nhị nữa là khối lượng giảng dạy môn chính trị và giáo dục quốc phòng là bắt buộc và khá lớn, đứng trước xu thế giảm thời gian đào tạo, nên nhiều trường tiến hành cắt giảm môn Toán một cách không thương tiếc. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Từ góc độ các cơ sở đào tạo, có một số trường, chẳng hạn trường dân lập, thì cho rằng môn Toán khó học cho sinh viên nên đã giảm tải nội dung các môn học này trong chương trình, thậm chí bỏ hẳn; có trường do sự nhận thức của lãnh đạo nhà trường (lãnh đạo xuất phát từ chuyên ngành ít sử dụng Toán) chưa nhìn thấy được ứng dụng của Toán học trong Kinh tế, và đang nghe ngóng các trường khác mà giảm tải môn toán thì cũng tiến hành cắt giảm. Từ góc độ người học, nhiều sinh viên thực sự sợ học môn Toán, thậm chí không 136
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN muốn học. Vì vậy, việc học các môn Toán mang tích chất đối phó, không đi sâu vào học các khái niệm mà chỉ tìm cách tính toán ra kết quả và bắt chước ví dụ và bài tập mẫu nên không hiểu được ý nghĩa của Toán học trong Kinh tế. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là rất nhiều khoa chuyên ngành vì được tự chủ trong việc lựa chọn các môn học nên tìm cách cắt giảm môn Toán để tăng thời lượng giảng dạy các môn chuyên ngành và cho rằng các môn chuyên ngành mới thực sự quan trọng. Về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Toán, do phần lớn xuất thân từ các trường sư phạm và khoa học tự nhiên nên sự hiểu biết về Kinh tế còn nhiều hạn chế, điều này đã làm giảm vai trò của Toán kinh tế, việc tiếp cận cơ sở dữ liệu để ứng dụng phân tích định lượng còn khó khăn. Một số giảng viên ở các môn chuyên ngành sự hiểu biết về Toán cũng rất hạn chế. Vì vậy, họ chưa đưa được các phương pháp định lượng và thống kê vào để áp dụng trong giảng dạy các môn chuyên ngành và chưa thấy được vai trò của Toán học. Về cơ sở vật chất để giảng dạy Thống kê và Kinh tế lượng như: máy tính, phần mềm, dữ liệu, giáo trình..., nhiều trường còn thiếu, đã dẫn đến người đã học chưa chủ động trong việc học tập, thiếu tự tin trong công việc. Thậm chí, ở bậc đào tạo sau đại học, việc sử dụng phân tích định lượng để nghiên cứu và làm luận văn, luận án còn rất lúng túng, có khi còn không thể thực hiện được. Việc giảng dạy và học tập môn Toán như vậy chưa thực sự hiệu quả và rất lãng phí nguồn lực. 2.2. Thực trạng đào tạo ngành Toán kinh tế Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường đại học đang đào tạo Toán ứng dụng trong kinh tế với các tên khác nhau: Toán kinh tế, Toán tài chính, Actuary (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Toán tin ứng dụng (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Toán tài chính (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), Tài chính định lượng (Trường Đại học Ngân hàng - Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh),... Trường Đại học Quy Nhơn đào tạo data science trong ngành Toán ứng dụng, nhưng nghiên về khía cạnh kỹ thuật (học máy, trí tuệ nhân tạo,...), Học viện Chính sách Phát triển đào tạo về Big Data. Sinh viên Toán kinh tế được trang bị kiến thức về Toán, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, kiến thức thực học đa dạng; có khả năng mô hình hóa, phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua việc sử dụng các phương pháp, công cụ phân tích dữ liệu hiện đại, cập nhật,... 137
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Tuy nhiên, hạn chế hiện nay của sinh viên Toán kinh tế là chưa thực sự kết nối giữa lý thuyết kinh tế và mô hình toán, dẫn đến chưa giải thích được việc đề xuất mô hình hay giải thích mô hình; độ gắn kết giữa nội dung giảng dạy với các vấn đề thực tiễn ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội còn hạn chế; thiếu cập nhật về các nguồn thông tin sẵn có ở Việt Nam; chưa tự tin trong xử lý trên bộ số liệu, chưa tiếp cận nhiều với những công cụ phân tích mới, hay những ứng dụng mới mà đây là nền tảng quan trọng để hình thành ý tưởng trong công việc thực tế. Hiện nay, xu hướng một số ngành là ranh giới giữa Toán học và một số ngành khoa học khác đang hình thành, ví dụ liên kết giữa Toán học và Khoa học máy tính hình thành Data science, Big data,... Các khoa học cũ được nâng lên tầm cao mới. Sự kết hợp này là kết quả của quá trình phát triển khoa học công nghệ và CMCN 4.0. Ở Việt Nam, việc đào tạo theo xu hướng mới này chưa bắt kịp, do xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, nên việc đào tạo về Toán cho các nhà kinh tế và toán ứng dụng còn nhiều hạn chế và tồn tại. Trong buổi Tọa đàm khoa học về “Đào tạo và sử dụng nhân lực ngành Toán kinh tế” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 27/10/2018, một số ý kiến cho rằng: + “Việc đào tạo về Toán cho các nhà kinh tế và Toán ứng dụng trong các trường đại học còn nhiều bỏ ngỏ, tồn tại, chậm đổi mới. Mặt khác, nhiều ngành học như: Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Marketing, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế và Quản lý môi trường,... trong giảng dạy còn thiếu việc áp dụng Toán học, thiếu sự trang bị các kiến thức cơ sở của Thống kê, Kinh tế lượng dẫn tới các chuyên ngành chưa thấy được vai trò của Toán kinh tế”. + “Nhiều trường khối kinh tế việc giảng dạy kiến thức về công nghệ thông tin còn ít và yếu, chủ yếu mới giảng dạy kiến thức cơ bản của một số phần mềm thống kê ứng dụng như: SPSS, STATA, EVIEWS, còn các phần mềm khác chưa được chú trọng như phần mềm dựa trên hệ thống code – SAS, R, Python- chưa được đào tạo cho người học”. Kiến thức về Data science, Big data chưa đưa vào giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam. Một số chương trình đưa Data mining vào giảng dạy, song với thời lượng còn ít. Nội dung của các học phần cốt lõi chưa được cập nhật. Rất nhiều phương pháp, mô hình mới được ứng dụng và đang được sử dụng trong các ngân hàng, doanh nghiệp, nhưng trong đào tạo chưa có. Đào tạo gắn với thực tế và kỹ năng thực hành của sinh viên chưa được chú trọng. Liên kết với các doanh nghiệp còn chưa cao, các doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào quá trình đào tạo. 138
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.3. Thực trạng ứng dụng của Toán kinh tế Ứng dụng của Toán kinh tế trong Kinh tế và định hướng chính sách phát triển kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, việc sử dụng tư duy toán là công cụ rất quan trọng để giải quyết các bài toán thực tiễn và nâng cao hiệu quả, cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc ứng dụng Toán kinh tế còn khá ít và rất hạn chế. Việc quản lý kinh tế ở nhiều nơi vẫn làm theo kinh nghiệm và chưa thực sự căn cứ vào kết quả phân tích định lượng và thống kê kinh tế. Số liệu kinh tế khó tiếp cận và độ chính xác chưa cao. Ngay cả sự nhận thức của các cấp chính quyền về ứng dụng của Toán kinh tế chưa gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Nền kinh tế hiện nay mang nặng yếu tố thực dụng, thiếu minh bạch, số liệu thống kê thiếu chính xác; vì vậy, những lý thuyết khoa học và công cụ định lượng chính xác khó có khả năng phát huy trong thực tế. 3. NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TỚIHẤN ĐỂ PHÓNG TO ẢNH Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, bên cạnh đó là nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng. Cùng sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu nguồn nhân lực Toán kinh tế của Việt Nam cần rất nhiều. Tuy nhiên, để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu thị trường thì điều quan trọng là các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng dạy và học chuyên ngành Toán kinh tế. Ngoài việc đào tạo theo phương pháp truyền thống là trang bị mảng kiến thức nền tảng và nâng cao về Toán học và Kinh tế, cần thiết phải trang bị thêm cho sinh viên ngành Toán kinh tế sử dụng thành thạo công nghệ tin học. Dưới đây là một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Toán kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới: Đối với cơ quan quản lý: - Cần hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng Toán kinh tế; có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế, để phục vụ cho nền kinh tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Toán kinh tế. 139
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN - Cần có chính sách quốc gia về đào tạo Toán kinh tế để nâng cao chất lượng đầu ra của các ngành đào tạo Toán kinh tế đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tính hội nhập, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. - Cần nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức Toán học ở bậc phổ thông để nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đại học. Việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông thông qua hình thức thi trắc nghiệm môn Toán là nguyên nhân học sinh học môn Toán chỉ chú trọng tính toán ra kết quả mà ít quan tâm tới ý nghĩa của các khái niệm toán học. - Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối cùng phối hợp với các cơ quan hữu quan như: Hội Toán học Việt Nam, Viện Toán cao cấp, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam,... soạn thảo chính sách quốc gia về đào tạo toán học trong cuộc cách mạng 4.0 nói chung và Toán kinh tế nói riêng. Đối với các cơ sở đào tạo đại học - Các trường cần rà soát chương trình đào tạo, đưa vào các kiến thức về kinh tế, toán học, thống kê, công nghệ thông tin phù hợp với từng ngành học đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng với vị trí việc làm trong điều kiện của cách mạng công nghiệp 4.0. - Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, đổi mới và nâng cấp các kiến thức mới gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình đào tạo cần có bước đi phù hợp, gắn với dự báo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và từng giai đoạn của nền kinh tế số. - Đẩy mạnh hợp tác hợp tác quốc tế với các trường đại học tại các quốc gia có nền kinh tế số phát triển và có chương trình đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế tiên tiến để chúng ta học hỏi nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo tại các trường của Việt Nam. Đối với chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo cần gắn với thực tiễn cuộc sống, nên tham khảo các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực được đào tạo trong ngành Toán kinh tế, trong đó cần chú ý đến các xu hướng lớn trong nền kinh tế số. - Chương trình đào tạo cần được cập nhật thường xuyên nhằm theo kịp nhu cầu phát triển cũng như xu thế sử dụng lao động của xã hội. Trong chương trình học, cần tạo điều kiện để sinh viên làm quen hoặc tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên 140
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khuôn khổ một dự án, đề tài các cấp. Để sinh viên có thể trau dồi được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng làm việc tập thể đa ngành và rèn luyện khả năng thích nghi tốt với các biến động, đổi mới liên tục của khoa học và công nghệ. - Trong giảng dạy cần coi trọng rèn luyện cho sinh viên ngành Toán kinh tế tư duy độc lập, sáng tạo và tích cực tìm tòi các phương pháp và các mô hình mới trong ứng dụng thực tế. Đối với sinh viên: Thực tế cho thấy, để sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Toán kinh dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, sinh viên trong quá trình học tập cần chủ động trang bị cho mình các mảng kiến thức nền vững chắc bao gồm mảng kiến thức về Toán học, Kinh tế và Công nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ trong quá trình làm việc. Ngoài ra, khi được tuyển dụng vào trong lĩnh vực nào thì cần tiếp tục học hỏi, tìm tòi và trang bị cho mình thêm các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực đó. Nói chung, sinh viên ngành Toán kinh tế cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, Toán kinh tế và Tin học để đáp ứng tốt các công việc đặc thù như: (i) có khả năng mô tả, tính toán và mô phỏng quản lý các hệ thống, các quá trình công nghệ, xây dựng các phần mềm ứng dụng; (ii) có khả năng nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề trong kỹ thuật, kinh tế, tài chính; (iii) có khả năng thiết lập cơ sở lý thuyết của vấn đề, mô hình hóa Toán học và tìm cách giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng và luôn biến đổi của thực tế,...     TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018), Tọa đàm Đào tạo và sử dụng nhân lực ngành Toán kinh tế. 2. 365 Tìm việc (2019), Toán kinh tế là gì? Cơ hội làm việc của người học toán kinh tế, Truy cập lần cuối ngày 22/5/2010, từ https://timviec365.vn/blog/toan-kinh-te- la-gi-new6917.html 3. ThS. Đinh Thị Kim Nhung, ThS. Trần Thị Bích Thục - Trường Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh (2020), “Vai trò ngành học Toán - Tin trong phát triển kinh tế số”, Tạp chí Tài chính, Truy cập lần cuối ngày 22/5/2010, từ http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu-trao-doi/vai-tro-nganh-hoc-toan-tin-trong-phat-trien-kinh-te-so-317926.html 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2