Thực trạng nhiễm lao và kết quả ứng dụng phác đồ 3HR điều trị lao tiềm ẩn cho người dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng năm 2019
lượt xem 2
download
Để từng bước tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động chủ động phát hiện ca bệnh lao trong cộng đồng và điều trị lao tiềm ẩn nhằm tiêu diệt và ngăn chặn nguồn lây lan trong cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng nhiễm lao và kết quả ứng dụng phác đồ 3HR điều trị lao tiềm ẩn cho người dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng năm 2019
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 THỰC TRẠNG NHIỄM LAO VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHÁC ĐỒ 3HR ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN CHO NGƯỜI DÂN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019 Đồng Thị Thu Thủy(1), Võ Nguyễn Quang Luân(1) , Nguyễn Hoài Giang(1), Trần Thị Phượng (1), Nguyễn Thu Huyền (1), Andrew Codlin (1), Rachel Forse(1) , Phạm Thu Xanh (2), Phan Huy Thục(2), Mạc Huy Tuấn (3) (1) Tổ chức Friends for International TB Relief (FIT), Việt Nam (2) Sở Y tế Hải Phòng, Việt Nam (3) Bệnh viện Phổi Hải Phòng, Việt Nam TÓM TẮT Đặt vấn đề: Việt Nam đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất trên thế ước tính năm 2018 có 174.000 bệnh nhân với 13.200 ca tử vong. Để từng bước tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động chủ động phát hiện ca bệnh lao trong cộng đồng và điều trị lao tiềm ẩn nhằm tiêu diệt và ngăn chặn nguồn lây lan trong cộng đồng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kèm theo theo dõi thuần tập. Sử dụng QuantiFERON-TB Gold Plus (QFT-Plus) để xác định tình trạng nhiễm lao ở người tiếp xúc HGĐ và học sinh THCS (tuổi 10-14), áp dụng phác đồ 3RH điều trị lao tiềm ẩn cho những đối tượng đủ tiêu chuẩn. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm lao là 19,1% (191/1.001) và tăng dần theo nhóm tuổi < 15 (6,3%=42/653), 15- 54 (35,9%=86/239) và từ 55 tuổi trở lên (57,8%=63/109). Nguy cơ hiệu chỉnh trong nhóm 15-54 (aOR=3,94; 95% CI: 2,84 – 5,46; p
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Methods: This was a cross-sectional descriptive and cohort monitoring study. QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) was used to determine LTBI status in family contacts and secondary school students (age 10-14) living in Do Son, Hai Phong. The shortened 3RH regimen was used to treat eligible persons with LTBI. Results: The LTBI rate was 19.1% and increased gradually by age group. In children under 15 years the rate was 6.3% (42/653). In participants aged 15-54 the rate was 35.9% (86/239) and in participants > 55 years the rate was 57.8% (63/109). The adjusted relative risk in participants aged 15-54 years (aOR=3,94; 95% CI: 2,84 – 5,46; p 55years (aOR=5,62; 95% CI: 4,00 – 7,91; p
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 hiện nhiễm lao sử dụng phản ứng tuberculin trong da (TST) ở bối cảnh Việt Nam với độ bao phủ vắc xin BCG lên tới 95% [5] có thể mang tới nguy cơ cao về dương tính giả, khả năng chấp nhận điều trị thấp đối với các phác đồ cũ đòi hỏi tuân thủ 6 hay 9 tháng (6H, 9H) cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm các công cụ chẩn đoán và điều trị dự phòng hiệu quả hơn. Nghiên cứu này được thực hiện tại Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng nhằm mô tả thực trạng nhiễm lao trong nhóm người có nguy cơ cao áp dụng xét nghiệm QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) dựa trên cơ sở giải phóng interferon gramma (IGRA) tiên tiến. QFT- Plus phiên bản mới với độ nhạy cao và không bị ảnh hưởng do vắc xin BCG và vi khuẩn mycobacterium không lao (NTM) từ đó giảm thiểu kết quả dương tính giả và tiết kiệm chi phí điều trị do nhầm lẫn. Phác đồ điều trị ngắn hạn mới được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), sử dụng Rifampicin và Isoniazid hàng ngày trong 3 tháng (3RH) đặc biệt là cho trẻ em dưới 15 tuổi cũng được đưa vào thử nghiệm trong nghiên cứu [4]. So với phác đồ isoniazid hàng ngày trong 6 tháng (6H) và 9 tháng (9H), phác đồ 3RH giảm số thuốc xuống còn 90 liều trong 3 tháng. Với hiệu quả tương tự như việc sử dụng phác đồ 6H, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người nhiễm lao sử dụng phác đồ 3RH có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ thấp hơn, tỉ lệ tuân thủ và hoàn thành điều trị cao hơn [6-8]. Nghiên cứu “Thực trạng nhiễm lao và ứng dụng phác đồ 3RH trong điều trị lao tiềm ẩn cho người dân Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng năm 2019” sẽ góp phần tăng số lượng lao tiềm ẩn được phát hiện và thu dung điều trị cho địa phương, đưa ra các khuyến nghị liên quan tới sử dụng phác đồ 3RH và cải thiện công tác dự phòng Lao nhằm đáp ứng các mục tiêu của Chương trình Chống lao Quốc gia. II. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí lựa chọn: - Người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị tại tổ chống lao Quận Đồ Sơn từ 2014-2019, hiện đang sinh sống và làm việc trong Quận Đồ Sơn. - Học sinh THCS hiện đang sinh sống, học tập trên địa bàn phường Ngọc Xuyên. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ: - Phụ nữ có thai, cho con bú nếu có kết quả dương tính sẽ không thu dung điều trị lao tiềm ẩn. - Có tiền sử điều trị lao hoặc điều trị lao tiềm ẩn. - Nghi ngờ mắc lao tiến triển qua phim chụp Xquang và triệu chứng lâm sàng nghi lao. - Người có xét nghiệm viêm gan B hoặc C dương tính. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian triển khai sàng lọc - Địa điểm: Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng. - Thời gian: từ tháng 9/2019 tới 02/2020. 15
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kèm theo theo dõi thuần tập xuyên suốt thời gian người nhiễm lao điều trị lao tiềm ẩn. Quy trình sàng lọc và thu dung điều trị lao tiềm ẩn Xét nghiệm QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) được sử dụng để xác định tình trạng nhiễm lao cho toàn bộ đối tượng tham gia. Trường hợp QFT dương tính, sau khi đã khám loại trừ lao tiến triển, sẽ được các tổ chống lao khai thác tiền sử, đánh giá chức năng gan (AST/ ALT) và xét nghiệm viêm gan siêu vi B, C để xét điều kiện điều trị lao tiềm ẩn. Nếu chỉ số AST/ ALT vượt quá 2 lần ngưỡng giới hạn trên, chức năng gan sẽ được đánh giá lại trước khi thu dung điều trị cho bệnh nhân. Việc thu dung điều trị được đánh giá và quyết định bởi bác sỹ Bệnh viện Phổi Hải Phòng và bác sỹ phụ trách tổ chống lao Quận Đồ Sơn. Phác đồ 3RH được áp dụng để điều trị cho toàn bộ người nhiễm lao đủ điều kiện và đồng ý điều trị. Theo khuyến cáo của TCYTTG năm 2018, liều sử dụng được phân theo đối tượng người lớn và trẻ nhỏ như sau: Thời gian Tổng số Phác đồ Liều/kg cân nặng Liều tối đa điều trị liều Isoniazid + Người lớn: 5mg + Trẻ em: 10mg (7-15mg) Isoniazid: 300mg 3HR 3 tháng 90 Rifampicin Rifampicin: 600mg + Người lớn: 10mg + Trẻ em: 15mg (10-20mg) Bệnh nhân nhiễm lao được bác sỹ tổ chống lao thu dung và theo dõi điều trị tại các trạm y tế phường. Cấp thuốc, ghi phiếu hẹn tái khám hàng tháng tại trạm y tế. Cán bộ chuyên trách lao của phường và cộng tác viên dân số/ y tế trên địa bàn các phường chịu trách nhiệm theo dõi 16
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 sự tuân thủ điều trị và biến cố bất lợi của bệnh nhân hàng tuần. Khi bệnh nhân gặp những biến cố bất lợi do sử dụng thuốc, tổ trưởng tổ chống lao sẽ được thông báo để theo dõi xử trí. Tất cả những biến cố bất lợi của bệnh nhân điều trị đều được ghi nhận và nhập lên phần mềm ACIS. Bệnh nhân điều trị lao tiềm ẩn thực hiện tái khám 1 lần/ tháng và khi có những bất thường về sức khỏe (buồn nôn hoặc nôn mửa; mắt hoặc da vàng; nhức đầu; phát ban/ nổi mề đay; sốt hoặc ớn lạnh; yếu, đau cơ, hoặc khớp; tê hoặc ngứa ran; mệt mỏi; chóng mặt/ ngất xỉu; bầm tím, xuất huyết; đau bụng). Trường hợp bệnh nhân không tái khám theo ngày hẹn sẽ được cán bộ trạm y tế liên hệ để nhắc và động viên bệnh nhân tiếp tục điều trị. Khi tái khám sẽ được đánh giá tình trạng sức khỏe và cho làm các xét nghiệm nếu có dấu hiện bất thường. Nếu nguyên nhân của biến cố bất lợi là do sử dụng thuốc thì tổ chống lao sẽ tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sỹ Bệnh viện Phổi Hải Phòng điều chỉnh phác đồ điều trị (nếu cần). III. KẾT QUẢ Từ các báo cáo theo dõi bệnh nhân lao hoạt động được điều trị trên Phường Ngọc Xuyên, trong vòng năm năm trở về trước thời điểm nghiên cứu, 1.001 đối tượng có nguy cơ nhiễm lao cao bao gồm người tiếp xúc HGD với bệnh nhân lao và trẻ em dưới 15 tuổi được mời khám loại trừ mắc lao hoạt động và xét nghiệm QFT-Plus. Hơn 80% người đồng ý xét nghiệm sinh sống trên địa bàn Phường Ngọc Xuyên; tỷ lệ tham gia của người tiếp xúc với lao hoạt động và nhóm có nguy cơ cao từ các phường khác của Quận Đồ Sơn là không đáng kể, giao động từ 1% (Phường Minh Đức) tới 4,6% (Phường Bàng La). 3.1. Sàng lọc lao tiềm ẩn Bảng 1. Kết quả sàng lọc và theo dõi điều trị lao tiềm ẩn Nội dung Số XN QFT Số QFT + Số điều trị Số HTĐT Số bỏ trị SL % SL % SL % SL % SL % Theo giới tính Nam 436 43,6 80 18,3 48 60,0 46 95,8 2 4,2 Nữ 565 56,4 111 19,6 73 65,8 55 75,3 18 24,7 Theo nhóm tuổi < 5 tuổi 2 0,2 0 0,0 0 0 0 0 0 0 5-14 651 65,0 42 6,5 28 66,7 26 92,9 2 7,1 15-24 28 2,8 18 64,3 13 72,2 9 69,2 4 30,8 25-34 44 4,4 10 22,7 5 50,0 2 40,0 3 60,0 35-44 88 8,8 23 26,1 13 56,5 8 61,5 5 38,5 45-54 79 7,9 35 44,3 22 62,9 18 81,8 4 18,2 > 55 109 10,9 63 57,8 40 63,5 38 95,0 2 5,0 Tổng cộng 1001 100,0 191 19,1 121 63,4 101 83,5 20 16,5 Kết quả nghiên cứu sàng lọc lao tiềm ẩn được trình bày trong bảng 1. Mức độ tham gia 17
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII sàng lọc lao tiềm ẩn của nữ nhiều hơn nam nhưng sự khác biệt không quá lớn, khoảng 13%. Nhóm trẻ từ 5-15 tuổi là một trong những đối tượng nguy cơ được tập trung sàng lọc chiếm 65,1% (651/1.001) tổng số xét nghiệm QFT. Trong khi đó, nhóm trong độ tuổi (15-44) có tỷ lệ tham gia thấp, giao động từ 2,8% (nhóm 15-24 tuổi), 4,4% (nhóm 25-34) và 8.8% (nhóm 35-44). Tỷ lệ dương tính với xét nghiệm lao tiềm ẩn trên 1.001 đối tượng tham gia là 19,1%. Trong số 191 mẫu dương tính có tới 56,4% xét nghiệm thuộc về nữ giới và tỷ lệ nhiễm lao trên số xét nghiệm thu được của hai giới là 18,3% ở nam và 19,6% ở nữ. Tình trạng phát hiện nhiễm lao trong nhóm người tiếp xúc HGD ở mức cao hơn so với nhóm không phải người tiếp xúc HGĐ (38,6%) so với (14,9%). Về nhóm tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm lao cao trong nhóm lần lượt là 64,3% (15-24 tuổi), 57,8% (>=55 tuổi) và 44,3% ở nhóm (45-54 tuổi). Sau khi đưa vào phân tích đa biến hồi quy logistic, từ bảng 2 ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nhóm tuổi với nguy cơ nhiễm lao và tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng tăng với p < 0,001. Bảng 2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm lao của ĐTNC Yếu tố Số lượng (%) OR hiệu chỉnh 95% CI p Giới - Nam 80/436 (18,3) 1,28 0,99 - 1,61 p = 0,051 - Nữ 111/565 (19,6) 1,00* Nhóm tuổi - < 15 42/653 (6,4) 1,00* - 15 – 54 86/239 (36,0) 3,94 2,84 – 5,46 p < 0,001 - > 55 tuổi 63/109 (57,8) 5,62 4,00 – 7,91 p < 0,001 Nhóm đối tượng tham gia - Nhóm không TX HGĐ 123/825 (14,9) 1,00* - Nhóm tiếp xúc HGĐ 68/176 (38,6) 1,25 0,97 – 1,61 p = 0,087 * Giá trị tham khảo 3.2. Thu dung điều trị lao tiềm ẩn theo phác đồ 3RH Kết quả thu dung và tuân thủ điều trị theo phác đồ 3RH được trình bày trong bảng 1. Trong 191 người nhiễm lao sau khi loại trừ lao hoạt động, đánh giá lâm sàng và các yếu tố khác như viêm gan, men gan tăng có 121/157 (77%) người đồng ý và được thu dung điều trị theo phác đồ 3RH. Nhóm đối tượng là nữ giới có tỷ lệ bỏ trị cao hơn nam giới 24,7% so với 4,2% trong số người tham gia điều trị. Nguyên nhân không hoàn thành điều trị đến từ mất dấu bệnh nhân và bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất lợi dẫn tới bỏ trị. Các triệu chứng ghi nhận được gồm: dị ứng mẩn ngứa, chóng mặt, đau xương khớp, nôn nao khó chịu, đau đầu, đau cơ, chán ăn; thời điểm gặp phải biến cố bất lợi giao động từ 3 ngày tới 4 tuần sau khi sử dụng phác đồ, hầu hết các biến cố đều được bác sỹ đánh giá ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ tuân thủ và hoàn thành điều trị phác đồ 3RH là 83,5%, nhóm tuổi > 55 tuổi có tỷ lệ hoàn thành điều trị cao nhất là là 95% và thấp nhất là nhóm 25-34 tuổi với 40% hoàn thành điều trị (bảng 1). 18
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 3. Biến cố bất lợi trong điều trị lao tiềm ẩn bằng phác đồ 3RH Nhóm tuổi Nội dung Tổng % < 15 % 15-54 % > 55 % Số gặp biến cố bất lợi 3 2.5 12 9.9 6 5.0 21 17.4 Mô tả biến cố bất lợi Chán ăn 1 0.8 6 5.0 3 2.5 10 8.3 Buồn nôn, nôn 0.0 4 3.3 1 0.8 5 4.1 Đau đầu 2 1.7 3 2.5 2 1.7 7 5.8 Ngứa/ nổi mề đay 1 0.8 4 3.3 0 0.0 5 4.1 Yếu, đau cơ hoặc khớp 0 0.0 3 2.5 1 0.8 4 3.3 Tê hoặc ngứa ran 0 0.0 0 0.0 2 1.7 2 1.7 Mệt mỏi 1 0.8 8 6.6 4 3.3 13 10.7 Chóng mặt 1 0.8 4 3.3 0 0.0 5 4.1 Đau bụng 0 0.0 0 0.0 1 0.8 1 0.8 Kết quả theo dõi thuần tập quá trình điều trị lao tiềm ẩn bằng phác đồ 3RH cho 121 người trên địa bàn Quận Đồ Sơn ta thấy tỷ lệ bỏ trị do gặp phải biến cố bất lợi chiếm 6,6%, tỷ lệ bỏ trị do mất dấu bệnh nhân là 9,9% (hình 1). Hình 1. Kết quả tham gia điều trị 3HR IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu sàng lọc nhiễm lao tại Quận Đồ Sơn đã có 1.001 người tiếp xúc HGD, trẻ em dưới 15 tuổi tham gia, thực trạng mắc lao tiềm ẩn trong hai nhóm trên là 19,1% đồng thời đưa vào điều trị thành công 101 người. Đây đã là một bước tiến lớn so với kết quả Chương trình Chống lao trong công tác phòng chống lao trên toàn Thành phố Hải Phòng đó là chỉ sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn cho trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng với người mắc lao hoặc đối tượng có nhiễm HIV. Nếu các hướng dẫn phát hiện và điều trị dự phòng, mũi nhọn vào nhóm trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao, người lớn và trẻ em có HIV được áp dụng thì 64,4% kết quả dương tính không thuộc nhóm người tiếp xúc HGD có thể bị bỏ lỡ. Người cao tuổi có tỷ 19
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII lệ nhiễm lao cao cho thấy sự lây lan trong cộng đồng có thể còn rất cao. Điều này đặt ra một nhu cầu cần mở rộng can thiệp chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn cho các đối tượng. Xét nghiệm QFT-Plus là xét nghiệm hiện đại được thực hiện trực tiếp bởi các cán bộ chuyên nghiệp của Bệnh viện Phổi Hải Phòng nên mang lại hiệu quả và tính chính xác cao. Xét nghiệm này được sử dụng mang nhiều lợi ích quan trọng như không phụ thuộc vào nhân viên y tế hay người được xét nghiệm phải đọc kết quả sau 2-3 ngày, không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêm vắc xin BCG cũng như nhiễm các vi khuẩn Mycrobacteria không lao và không bỏ sót các kết quả xét nghiệm so với sử dụng tubercolin tiêm trong da do đối tượng mất dấu khi đến thời gian đọc kết quả. Qua sàng lọc lao tiềm ẩn có sử dụng QFT-Plus tại cộng đồng cho thấy đây là phương pháp có thể sử dụng linh hoạt trong phát hiện lao tiềm ẩn tại các chiến dịch sàng lọc cộng đồng để tăng hiệu quả chẩn đoán. Không có sự khác biệt lớn trong tỉ lệ có kết quả QFT-Plus dương tính và được thu dung điều trị trong nhóm nam và nhóm nữ, tuy nhiên mức độ bỏ trị của nữ nhiều hơn nam đa phần là vì các nguyên nhân không liên quan tới biến cố bất lợi. Tương tự tỷ lệ hoàn thành điều trị của nhóm trẻ em và nhóm người lớn từ 45 tuổi trở lên cao hơn so với nhóm người lớn trẻ tuổi. Hai điều này có thể khắc phục bằng tăng cường công tác truyền thông vận động người dân cũng như giáo dục sức khỏe về tầm quan trọng của phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn, giảm nguy cơ phát triển thành lao hoạt động trong tương lai. Phác đồ ngắn hạn 3HR đạt tỉ lệ hoàn thành điều trị lên tới 83,5%, cao hơn so với một số nghiên cứu về tỷ lệ hoàn thành điều trị phác đồ 9H (53,1%) và tương tự như các phác đồ ngắn khác (80,5%) với phác đồ 4R do vậy cần khuyến khích mở rộng phác đồ ngắn trên toàn quốc[10]. Tỷ lệ bỏ trị do các biến cố bất lợi thấp ở mức 6,6% phần nào chứng thực khuyến cáo của TCYTTG về việc sử dụng 3RH thay thế cho phác đồ dài hạn như 6H, 9H [4]. Qua nghiên cứu ta thấy phác đồ 3RH đã được chứng minh về độ an toàn đặc biệt là ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi cũng như có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với các phác đồ hiện hành. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trung hạn, dài hạn và chi phí hiệu quả của việc sử dụng phác đồ 3RH ở Hải Phòng nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Bên cạnh việc bổ sung, áp dụng phác đồ điều trị ngắn có tính chi phí hiệu quả cao như 3RH để thay thế các phác đồ 6H, 9H hiện tại, đối tượng và địa bàn khám và điều trị lao tiềm ẩn cũng cần được mở rộng để tăng độ bao phủ của công tác phát hiện và dự phòng lao. V. KẾT LUẬN Hải Phòng là thành phố có gánh nặng về lao cao với tỉ lệ phát hiện ca mới năm 2018 là 101/100.000 dân. Do đó việc tối đa hóa phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn, nhằm góp phần giảm tỉ lệ tiến triển lên lao hoạt động và dứt nguồn lây cho cộng đồng là hết sức quan trọng. Nghiên cứu đã mô tả được thực trạng nhiễm lao của Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng. Tỷ lệ dương tính với xét nghiệm QFT-Plus đạt 19,1%. Sau khi loại trừ lao hoạt động và kiểm tra chức năng gan, 121 bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên đã được thu dung điều trị lao tiềm ẩn với phác đồ 3RH và được theo dõi biến cố bất lợi tại các trạm y tế phường. Tỷ lệ hoàn thành điều trị cao tới 83,5%. Chỉ có 6,6% nguyên nhân bỏ trị có liên quan tới gặp phải các biến chứng bất lợi. Kết quả nghiên cứu đem lại bằng chứng khả quan về độ an toàn và mức độ đáp ứng tuân thủ điều trị cao của phác đồ ngắn hạn 3RH trên địa bàn Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng. 20
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Để có bằng chứng về nguy cơ lây nhiễm lao hàng năm cho toàn bộ trẻ em chúng tôi sẽ quay trở lại sau một năm triển khai sàng lọc và tiến hành xét nghiệm QFT cho toàn bộ trẻ em có kết quả QFT âm tính của lần sàng lọc trước. TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. World Health Organization, Global tuberculosis report 2019, Geneva. 2. Houben, R.M.G.J. and P.J. Dodd, The Global Burden of Latent Tuberculosis Infection: A Re-estimation Using Mathematical Modelling. PLOS Medicine, 2016. 13(10): p. e1002152. 3. Global Burden of Disease Collaborative Network, Global Burden of Disease Study 2017 (GBD 2017) Reference Life Table. 2018, Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME): Seattle, United States. 4. World Health Organization, Updated and consolidated guidelines for programmatic management. Latent tuberculosis infection. 2018. 74. 5. World Health Organization, WHO vaccine-preventable diseases: monitoring system 2019. 6. Zenner, D., et al., Treatment of Latent Tuberculosis Infection: An Updated Network Meta-analysis. Ann Intern Med, 2017. 167(4): p. 248-255. 7. Spyridis, N.P., et al., The effectiveness of a 9-month regimen of isoniazid alone versus 3- and 4-month regimens of isoniazid plus rifampin for treatment of latent tuberculosis infection in children: results of an 11-year randomized study. Clin Infect Dis, 2007. 45(6): p. 715-22. 8. Van Zyl, S., et al., Adherence to anti-tuberculosis chemoprophylaxis and treatment in children. Int J Tuberc Lung Dis, 2006. 10(1): p. 13-8. 9. Kumar, V., Detection of Latent Tuberculosis infection in nursing students by combined TST and IGRA serial testing. Journal of Medical Science and Clinical Research, 2014. 10. Lardizabal A, Enhancement of treatment completion for latent tuberculosis infection with 4 months of rifampin. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS
19 p | 112 | 7
-
Trẻ bị bạo hành có nguy cơ bị lão hóa sớm
5 p | 84 | 5
-
Tình hình sức khỏe người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung do phơi nhiễm với khí clo trong môi trường lao động
7 p | 47 | 3
-
Tình trạng thừa cân, béo phì và hoạt động thể lực của người lao động nhập cư tại một cơ sở sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 9 | 3
-
Sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú tỉnh Lào Cai năm 2020
8 p | 13 | 3
-
Thực trạng đồng nhiễm HIV ở bệnh nhân lao tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017
6 p | 85 | 2
-
Kỷ yếu Hội nghị khoa học lão và bệnh phổi lần thứ XII – Quản lý tốt bệnh phổi để thanh toán bệnh lao
296 p | 30 | 2
-
Bài giảng Thực trạng sử dụng thuốc và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân lao ngoại trú tại BV Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
18 p | 33 | 2
-
Thực trạng phơi nhiễm với khói thuốc lá tại hộ gia đình của trẻ em tiểu học tại một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, 2011
7 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn