Kỷ yếu Hội nghị khoa học lão và bệnh phổi lần thứ XII – Quản lý tốt bệnh phổi để thanh toán bệnh lao
lượt xem 2
download
Một số bài viết trong kỷ yếu đó là thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2019; thực trạng nhiễm lao và kết quả ứng dụng phác đồ 3HR điều trị lao tiềm ẩn cho người dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng năm 2019; nghiên cứu hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết - Tiên Lãng - Hải Phòng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ yếu Hội nghị khoa học lão và bệnh phổi lần thứ XII – Quản lý tốt bệnh phổi để thanh toán bệnh lao
- SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG HỘI PHỔI VIỆT NAM BỆNH VIỆN PHỔI CHI HỘI PHỔI HẢI PHÒNG KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII “Quản lý tốt Bệnh phổi để thanh toán bệnh lao” Hải Phòng, ngày 14, 15 tháng 8 năm 2020 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN (18/5/1955 - 18/5/2020)
- SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG HỘI PHỔI VIỆT NAM BỆNH VIỆN PHỔI CHI HỘI PHỔI HẢI PHÒNG KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII “Quản lý tốt Bệnh phổi để thanh toán bệnh lao” CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN (18/5/1955 - 18/5/2020) Hải Phòng, ngày 14, 15 tháng 8 năm 2020
- DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 MỤC LỤC CÁC BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ DỊCH TỄ 1. Thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân Lao Phổi tại BV Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2019………………………………………………………................................................................................................7 BSCKII. Đàm Quang Sơn 2. Thực trạng nhiễm lao và kết quả ứng dụng phác đồ 3RH điều trị lao tiềm ẩn cho người dân Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng năm 2019………………………………………................................................................13 Ths. Đồng Thị Thu Thủy 3. Nghiên cứu hiệu quả truyền thông GDSK đối với BPTNMT tại xã Kiến Thiết - Tiên Lãng - Hải Phòng …………………………………….............................……………………………22 TS. Nguyễn Đức Thọ 4. Kết quả nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn các điểm triển khai can thiệp năm 2017-2019 tại Quảng Nam…………………………………………………………........................……………………………28 Trần Ngọc Bửu ,Lưu Văn Vĩnh 5. Chi phí, gánh nặng chi phí liên quan đến chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân Lao phổi mới mắc tại BV Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019………………………………………………................................……..33 Lê Xuân Bình, Lưu Văn Vĩnh 6. Kiến thức, thái độ, thực hành về BPTNMT của người dân tại Kiến Thiết và Kiền Bái - Hải Phòng năm 2015……………………………………………………………………………......................................................………………….41 BS. Nguyễn Thị Khánh Ninh 7. Thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân điều trị lao phổi tại BV Phổi TW từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020……………………………........................................................................…………47 BSCKII. Nguyễn Thị Huyến 8. Thực trạng mắc bệnh bụi Phổi than của người lao động tại công ty kho vận và cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh năm 2019…………………………………........................................…………………….52 BSNT. Nguyễn Thị Quỳnh 9. Tình hình kháng RMP giai đoạn 2014-2018 và xu hướng dịch tễ học tại tỉnh Quảng Nam....................59 Ths. Lưu Văn Vĩnh CÁC BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ BỆNH LAO 1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân Lao phổi đa kháng thuốc tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2013 - 2018……………………………………………………….......................................................................................……69 Ths. Nguyễn Thị Trang 2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại BV Phổi Hải Phòng……………………..................................................................................……………………76 Ths. Nguyễn Tuấn Anh 3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi kháng thuốc và giá trị của XPERT-MTB trong chẩn đoán lao phổi kháng RMP và đa kháng thuốc tại BV Phổi Hải Phòng……………………..................................…………83 BSCKII. Đàm Quang Sơn 3
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Lao phổi mới và kết quả phát hiện vi khuẩn lao bằng các xét nghiệm vi sinh tại Hải Phòng 2016 - 2017………………………….....................................................………………………………….91 Ths. Trương Thành Kiên 5. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng TDMP do Lao tại BV Phổi HP 2018 - 2019……………..101 BSCKI. Phạm Trung Kiên 6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lao phổi NCMT tại BV Phổi Hải Phòng 2012 - 2018…..107 BSCKI. Phạm Đức Khanh 7. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Lao hạch ngoại biên người lớn tại BV Phổi HP (2016 – 2018)…..….113 BSCKII. Bùi Tiến Viễn 8. Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tháng bằng phác đồ 2RHZE/4RHE ở BN Lao Phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng năm 2016……………………………..........................……………………..119 BSCKII. Lê Đức Nguyên 9. Đánh giá chăm sóc người bệnh Lao phổi của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng tại BV Phổi Hải Phòng …………………………………………………………...........................................................………….127 Ths. Vũ Thị Hoa CÁC BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ BỆNH PHỔI 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh XQ phổi theo tiêu chuẩn ILO STADARD 2011-D của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi…………………..........................................................................………..134 BSCK II. Nguyễn Ngọc Hồng 2. Xử lý hẹp khí quản bằng nội soi phế quản can thiệp…….....................................................................………140 TS. Vũ Khắc Đại 3. Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA): ứng dụng trong chẩn đoán các tổn thương phổi và trung thất…………………………………...................………………………148 BSCKII. Nguyễn Lê Nhật Minh 4. Nghiên cứu vai trò của nội soi lồng ngực trong điều trị các di chứng tràn dịch màng phổi do Lao tại BV Phổi TW trong 3 năm (từ tháng 1/2016 – 06/2019)………………………………...........................………….153 Ths. Vũ Đỗ 5. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thường và kết quả chẩn đoán của tổn thương phổi dạng nốt trên CLVT lồng ngực……………………......................................................................................................……………..160 TS. Nguyễn Kiến Doanh 6. Nghiên cứu giá trị của một số thang điểm trong tiên lượng bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng……………………………………………………….................................................................................…………….168 TS. Nguyễn Văn Tình 7. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nấm phổi xâm lấn do Aspergillus tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2019…………………………….................................................…………………..177 ThS.BS. Mai Thanh Tú 8. Nghiên cứu nồng độ CRP huyết thanh ở BN nam đợt cấp BPTNMT có hút thuốc lá …….........………..184 BS. Huỳnh Đình Nghĩa 4
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 CÁC BÀI BÁO CÁO POSTER 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lao phổi kháng RMP bằng xét nghiệm XPERT MTB/RIF tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng…………...........................................................................…………………..191 TS. Nguyễn Đức Thọ 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao màng bụng tại BV Phổi Hải Phòng 2012 – 2018………...………….197 BSCKI. Đặng Thị Huệ 3. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Lao phổi mới AFB (+) ở người trẻ tuổi……..........202 BS Phạm Đức Luân 4. Bụi Phổi SILIC: nhân một trường hợp…………………………….....................................................………………….212 BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng, Nguyễn Thanh Bình 5. Nhân một trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo tại phổi cần được chẩn đoán phân biệt…..…………2016 BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng, Trần Thị Phượng 6. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim xquang quy ước và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân giãn phế quản.....................................................................................................................................220 BSCKI. Phạm Ngọc Thanh 7. Báo cáo một trường hợp cốt hóa niêm mạc khí phế quản………………........................................……………225 ThS. Chử Quang Huy 8. Báo cáo thực trạng khám và điều trị Bệnh bụi Phổi nghề nghiệp tại khoa Bệnh phổi nghề nghiệp - BV Phổi TW năm 2016-2019…………………….……………………….…………230 BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng 9. Thực trạng BPTNMT của người dân từ 40 tuổi trở lên tại 2 xã Thành phố Hải Phòng ……….…………236 BSCKI. Bùi Hải Hà 10. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham mưu của phòng TCHC tại BV Phổi Hải Phòng năm 2019……………………………………………........................................………………………..244 CN. Đỗ Thị Minh Thu 11. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện năm 2019………………………………………………………….......................……………………………248 Trần Thị Lý, Đỗ Văn Thái, Dương Huy Lương 12. Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017 – 2018………………………………………………......................……………………259 Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Hữu Thường 13. Báo cáo ca lâm sàng hiếm gặp: giảm tiểu cầu do RIFAMPICIN………………….......................………………265 Nguyễn Chí Tuấn, Đỗ Quyết, Mai Xuân Khẩn, Nguyễn Thanh Tùng 14. Mối liên quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao và chức năng thông khí ở ở bệnh nhân giãn phế quản…………………………………………………………….............................………………………..269 Nguyễn Thị Huyến, Lê Ngọc Hưng 15. Báo cáo ca bệnh viêm hạch do nấm Penicillium Marneffei phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Phổi Trung ương……………………………………………………………………275 Phan Thanh Tuấn, Nguyễn Khắc Tráng, Nguyễn Văn Trưởng 5
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII CÁC BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ DỊCH TỄ 6
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 THỰC TRẠNG KHÁNG THUỐC LAO HÀNG MỘT Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2019 Đàm Quang Sơn(1), Trần Quang Phục(2), Mạc Huy Tuấn(1), Nguyễn Đức Thọ(2), Phạm văn Quang(1), Phạm Trung Kiên(1) (1) Bệnh viện Phổi Hải Phòng; (2) Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TÓM TẮT Nghiên cứu hồi cứu 455 bệnh nhân lao phổi (gồm 327 bệnh nhân lao phổi mới, 128 bệnh nhân lao tái trị) điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2018 đến 2019 trong đó 176 bệnh nhân lao kháng thuốc. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của bệnh nhân lao phổi là 38,7% (lao tái trị 63,3%; lao mới là 29,1%). Kháng Streptomycin, Isoniazid chiếm tỉ lệ cao 84,1% và 72,2%; kháng cả 4 loại thuốc 19,3%; kháng 3 loại thuốc 16,5%; kháng 2 loại thuốc 27,8%; kháng 1 loại thuốc 36,4%. Đa kháng thuốc ở bệnh nhân lao mới là 4,9%; ở bệnh nhân lao tái trị là 30,5%. Ở bệnh nhân kháng RMP có 87,3% là đa kháng thuốc. Kết luận: Kháng thuốc hay gặp ở những bệnh nhân đã có tiền sử điều trị lao trước đó. Kháng thuốc chung là 38,7% (ở lao phổi tái trị 63,3%; lao phổi mới là 29,1%). Kháng cả 4 loại thuốc chiếm 19,3%, đa kháng thuốc ở bệnh nhân lao mới là 4,9%; ở bệnh nhân lao tái trị là 30,5%. Từ khóa: Bệnh lao, kháng thuốc, đa kháng thuốc, Bệnh viện Phổi Hải Phòng. SUMMARY FIRST LINE DRUG RESISTANCE AMONG PULMONARY TUBERCULOSIS PATIENTS AT HAIPHONG LUNG HOSPITAL IN 2018-2019 This is a restrospective study conducted among 455 pulmonary tuberculosis (TB) patients treated (including 327 among new cases, 128 previously treated cases) at Haiphong Lung Hospital from 2018 to 2019, including 176 drug resistant cases. Our study aims at describing the prevalence of 1st line TB drug resistance among pulmonary TB patients at Haiphong Lung Hospital from 2018 to 2019. Results showed that the overal prevalence of drug resistance among pulmonary TB patients was 38.7% (29.1% among new cases and 63.3% in previously treated cases). Drug resistance to Streptomycin and Isoniazid accouted for 84.1% and 72.2% respectively. The rate of resistance to all 4 TB drugs was 19.3%; following by 16.5% resistance to 3 drugs, 27.8% resistance to 2 drugs; and 36.4% resistance to 1 drug. Prevalence of multidrug resistance (MDR) among new TB cases was 4.9% and in previously treated cases was 30.5%. Among patients with RMP resistance, 87.3% were MDR. Conclusion: Drug resistance was very common in patients with TB treatment history. The overal prevalence of drug resistance among pulmonary TB patients was 38.7% (29.1% among new cases and 63.3% in previously treated cases). The rate of resistance to all 4 TB drugs was 19.3%, the MDR rate was 4,9% among new cases and 30.5% among previously treated cases. Key words: Tuberculosis, Drug Resistace, MDR, Haiphong Lung Hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO năm 2018 toàn cầu có khoảng 10 triệu người mắc lao (5,7 triệu ở nam giới; 3,2 triệu phụ nữ và 1,1 triệu trẻ em) và 1,5 triệu người chết do lao. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng [9]. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc 7
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII đang có diễn biến phức tạp. Năm 2017, trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và là 18% trong số bệnh nhân điều trị lại. Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu và đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc [8]. Lao kháng thuốc nói chung và lao đa kháng thuốc đang là một thách thức lớn, khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Hải Phòng là một trong những địa phương có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao lớn do thành phố có mật độ dân số cao, dân nhập cư đông. Tỷ lệ lao đa kháng thuốc tại Hải Phòng cao hơn so với trung bình cả nước (ước tính 5% trong tổng số người bệnh lao thu nhận). Mỗi năm Hải Phòng có khoảng 2.000 người mắc bệnh lao mới. Tỷ lệ mắc bệnh ở mức cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2019. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 455 bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2018 - đầu năm 2019. - Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân lao phổi trên 15 tuổi. + Chẩn đoán lao phổi theo WHO và CTCLQG. + Chẩn đoán lao phổi xác định kháng thuốc bằng cấy MTB môi trường đặc và làm kháng sinh đồ với thuốc lao hàng 1. - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn lựa chọn, hồ sơ thiếu thông tin. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, chọn mẫu không xác xuất với mẫu thuận tiện. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử điều trị lao... - Cận lâm sàng: cấy đờm tìm BK và làm kháng sinh đồ. - Nghiên cứu thực trạng kháng thuốc lao hàng 1 tại Hải Phòng. 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến 2019. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu: nhập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học dựa trên phần mềm SPSS 22.0. Các thuật toán sử dụng: tính tỷ lệ %, so sánh 2 tỷ lệ bằng test χ2, tính trị số trung bình bằng T-test. 2.6. Đạo đức nghiên cứu: đề tài được sự đồng ý của lãnh đạo và thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện. Tất cả các thông tin nghiên cứu được bảo mật. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ năm 2018 đến đầu năm 2019 Qua nghiên cứu 455 bệnh nhân mắc lao phổi được cấy MTB môi trường đặc và làm kháng sinh đồ hàng 1 từ năm 2018 đến đầu năm 2019 chúng tôi thấy rằng: có 176 bệnh nhân kháng từ 1 loại thuốc lao hàng 1 trở lên chiếm 38,7%. 8
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 3.1. Tuổi và giới của bệnh nhân lao phổi kháng thuốc Giới Tổng Tuổi Nam Nữ n % n % n % < 20 3 2,2 2 5,1 5 2,8 20-29 16 11,7 8 20,5 24 13,6 30-39 25 18,2 10 25,6 35 19,9 40-49 34 24,8 4 10,3 38 21,6 50-59 37 27,0 7 17,9 44 25,0 ≥ 60 22 16,1 8 16,1 30 17,0 Tổng 137 100 39 100 176 100 Nhận xét: Tuổi của bệnh nhân kháng thuốc cao nhất là 84, thấp nhất là 15. Lứa tuổi trẻ dưới 20 chỉ chiếm 2,8%; nhóm tuổi từ 20 - 59 chiếm tỉ lệ 80,2%. Nam giới chiếm 77,8%; nữ chiếm 22,2% (nam giới gấp 3,5 lần nữ giới). Hình 3.1. Nghề nghiệp của bệnh nhân lao phổi kháng thuốc (n = 176) Nhận xét: Đa số bệnh nhân là lao động tự do chiếm 54,5%, tiếp theo là nông dân và công nhân 17,6% và 15,9%; thấp nhất là nhóm hưu trí, học sinh - sinh viên, cán bộ - công chức chiếm tỷ lệ theo thứ tự 4,5%; 4,5% và 2,8%. Bảng 3.2. Kết quả kháng sinh đồ thuốc chống lao hàng 1 của bệnh nhân kháng thuốc Kháng thuốc n= 176 % 4 loại S+R+H+E 34 19,3 R+H+S 17 9,7 R+H+E 2 1,1 Chỉ 3 loại H+S+E 9 5,1 S+R+E 1 0,6 R+H 2 1,1 R+S 0 0 R+E 0 0 Chỉ 2 loại H+S 46 26,1 H+E 0 0 S+E 1 0,6 9
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Kháng thuốc n= 176 % R 7 4,0 H 17 9,7 Chỉ 1 loại S 40 22,7 E 0 0 Nhận xét: Làm kháng sinh đồ với 4 loại thuốc chống lao thiết yếu R, H, S, E cho thấy kháng cả 4 loại thuốc chiếm 19,3%; kháng 3 loại thuốc chiếm 16,5%; kháng 2 loại thuốc chiếm 27,8%; kháng 1 loại thuốc chiếm 36,4%. Số lao kháng đa thuốc là 55 ca trong tổng số 176 BN kháng. Bảng 3.3. Kết quả kháng thuốc chung ở bệnh nhân lao mới và lao tái trị Tiền sử Lao mới Lao tái trị Chung (n = 327) (n = 128) (n = 455) Kháng thuốc n % n % n (%) p Không kháng thuốc 232 70,9 47 36,7 279 (61,3) < 0,05 Kháng thuốc 95 29,1 81 63,3 176 (38,7) < 0,05 Nhận xét: Tỉ lệ kháng thuốc chung 38,7%. Ở bệnh nhân lao phổi tái trị 63,3%; Cao hơn nhiều so với nhóm lao phổi mới 29,1%, p < 0,05. Bảng 3.4. Kết quả kháng từng loại thuốc lao hàng 1 ở bệnh nhân lao mới và lao tái trị Kháng thuốc n = 176 % S 148 84,1 H 127 72,2 R 63 35,8 E 47 26,7 Nhận xét: Trong số 176 bệnh nhân kháng thuốc, tỷ lệ kháng thuốc cao với S và H là 84,1% và 72,2%, thấp với R và E là 35,8% và 26,7%. Bảng 3.5. Kết quả đa kháng thuốc của bệnh nhân lao mới và lao tái trị Nhóm bệnh Lao mới Lao tái trị Chung (n =327) (n = 128) (n = 455) Tiền sử dùng thuốc n % n % p n (%) MDR 16 4,9 39 30,5
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 3.6. Kết quả đa kháng của bệnh nhân lao mới và lao tái trị kháng RMP Nhóm bệnh Lao mới Lao tái trị Chung (n =21) (n = 42) (n = 63) Tiền sử dùng thuốc n % n % p n (%) MDR 16 76,2 39 92,9 >0,05 55 (87,3) Không MDR 5 23,8 3 7,1 >0,05 8 (12,7) Nhận xét: Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân kháng RMP chúng tôi thấy: Tỉ lệ đa kháng thuốc là 87,3%. Tỉ lệ này ở lao mới là 76,2%; Lao tái trị là 92,9%. IV. BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 455 bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng (2018-2019) trong đó có 176 bệnh nhân lao kháng thuốc chúng tôi có một số nhận xét: Ở bệnh nhân kháng thuốc: Phân bố nhiều ở nhóm tuổi từ 20 tuổi đến 59 tuổi, đây là nhóm lao động chính trong xã hội chiếm đến 80,2%; Nam giới gấp 3,5 lần nữ giới. Đa số bệnh nhân là lao động tự do chiếm 54,5%, tiếp theo là nông dân và công nhân 17,6% và 15,9%; thấp nhất là nhóm hưu trí, học sinh - sinh viên, cán bộ - công chức chiếm tỷ lệ theo thứ tự 4,5%; 4,5% và 2,8%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Quân (2012) [4], trong lao phổi mạn tính kháng thuốc nhóm tuổi 25-54 chiếm tỉ lệ 57,14%; nam giới chiếm 84,92%, nữ giới là 15,08% tỉ lệ 1/5. Đàm Quang Sơn (2016) [2] lao phổi kháng thuốc nhóm tuổi 20-59 chiếm 82,5%, nữ/nam là 1/3, nghề nghiệp tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 55,7%. Kháng sinh đồ với 4 loại thuốc chống lao hàng 1 (R, H, S, E) chúng tôi thấy: Tỷ lệ kháng chung là 38,7% trong đó ở lao phổi tái trị 63,3% cao hơn nhiều lao phổi mới là 29,1% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05; kháng cả 4 loại thuốc 19,3%, kháng 3 loại thuốc 16,5%; kháng 2 loại thuốc 27,8%; kháng 1 loại thuốc 36,4%. Theo Nguyễn Anh Quân [4] nghiên cứu 126 bệnh nhân lao phổi kháng thuốc tỷ lệ kháng cả 4 loại thuốc chiếm 28,57%, kháng 3 loại thuốc 11,12%; kháng 2 loại thuốc 20,64%; kháng 1 loại thuốc chiếm 36,58% tỉ lệ này cũng tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Trong số 176 bệnh nhân kháng thuốc, tỷ lệ kháng thuốc cao với S và H là 84,1% và 72,2%, thấp với R và E là 35,8% và 26,7%; Nghiên cứu của Trần Quang Phục, Nguyễn Thị Phức ở bệnh nhân lao tái phát kháng thuốc chung chiếm 57,8%, trong đó kháng từng loại S, H, R, E lần lượt là 75%; 75%; 47,9% và 25% [7]; Theo Nguyễn Thu Hà, Trần Văn Sáng, Đinh Ngọc Sỹ ở bệnh nhân kháng thuốc tỉ lệ kháng S, H cũng khá cao: 79,5% và 82,2% [6]; các nghiên cứu Nguyễn Anh Quân [4] và Lê Thị Luyến [3] cùng cộng sự cũng cho kết quả: S, H có tỉ lệ kháng cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở 455 bệnh nhân nghiên cứu, tỉ lệ đa kháng thuốc là 12,1%; trong đó đa kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi mới là 4,9%, lao tái trị là 30,5%. Theo Lê Thị Kim Hoa: đa kháng thuốc ở bệnh nhân lao mới là 8,5%; trong nhóm lao phổi tái trị là 40,3%[1]. Nghiên cứu của Phạm Văn Tạ (2013), tỉ lệ đa kháng ở bệnh nhân lao mới 3,71%[5]; Nghiên cứu của Trần Quang Phục, Nguyễn Thị Phức ở bệnh nhân lao tái phát tỉ lệ đa kháng thuốc là 24%[7]. Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân kháng RMP chúng tôi thấy: Tỉ lệ đa kháng thuốc là 87,3%. Tỉ lệ này ở lao mới là 76,2%; Lao tái trị là 92,9%; theo WHO, 78% bệnh nhân kháng RMP là đa kháng thuốc [8]. 11
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 455 bệnh nhân mắc lao phổi được cấy MTB môi trường đặc và làm kháng sinh đồ hàng 1 từ năm 2018 đến đầu năm 2019 tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng chúng tôi có một số kết luận như sau: Ở bệnh nhân kháng thuốc tỉ lệ nam gấp 3,5 lần nữ. Lao động tự do chiếm 54,5%, tiếp theo là nông dân và công nhân 17,6% và 15,9%. Kháng thuốc chung là 38,7% trong đó ở lao phổi tái trị 63,3%; lao phổi mới là 29,1%. Kháng Streptomycin, Isoniazid chiếm tỉ lệ cao 84,1% và 72,2%. Kháng cả 4 loại thuốc 19,3%, kháng 3 loại thuốc 16,5%; kháng 2 loại thuốc 27,8%; kháng 1 loại thuốc 36,4%. Đa kháng thuốc ở bệnh nhân lao mới là 4,9%; ở bệnh nhân lao tái trị là 30,5%. Ở bệnh nhân kháng RMP 87,3% là đa kháng thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Kim Hoa (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của lao phổi có vi khuẩn kháng đa thuốc, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hà Nội. 2. Đàm Quang Sơn (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sau sáu tháng điều trị lao phổi kháng thuốc bằng phác đồ IVa tại Hải Phòng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y-Dược Hải Phòng. 3. Lê Thị Luyến (2018), “Nghiên cứu một số đặc điểm của vi khuẩn lao ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị được chỉ định điều trị bằng thuốc chống lao hàng một”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 60 tháng 7 năm 2018. 4. Nguyễn Anh Quân (2012), Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ 6 K R H Z E O/12 R H Z E O điều trị lao phổi mạn tính kháng thuốc tại tỉnh Bình Định, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y. 5. Phạm Văn Tạ (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị lao phổi kháng đa thuốc tại bệnh phổi Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y. 6. Nguyễn Thu Hà, Trần Văn Sáng, Đinh Ngọc Sỹ (2011), “Lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng thuốc của VK lao ở bệnh nhân lao phổi tái phát”, Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt / JFVP, 2, 3, tr. 64-68. 7. Trần Quang Phục, Nguyễn Thị Phức (2015), “Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kháng thuốc của lao phổi tái phát muộn tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng 2008 - 2011”, Y học thực hành (991-2015). 8. WHO (2018), Global Tuberculosis Report 2018. 9. WHO (2019) Global tuberculosis report 2019. 12
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 THỰC TRẠNG NHIỄM LAO VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHÁC ĐỒ 3HR ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN CHO NGƯỜI DÂN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019 Đồng Thị Thu Thủy(1), Võ Nguyễn Quang Luân(1) , Nguyễn Hoài Giang(1), Trần Thị Phượng (1), Nguyễn Thu Huyền (1), Andrew Codlin (1), Rachel Forse(1) , Phạm Thu Xanh (2), Phan Huy Thục(2), Mạc Huy Tuấn (3) (1) Tổ chức Friends for International TB Relief (FIT), Việt Nam (2) Sở Y tế Hải Phòng, Việt Nam (3) Bệnh viện Phổi Hải Phòng, Việt Nam TÓM TẮT Đặt vấn đề: Việt Nam đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất trên thế ước tính năm 2018 có 174.000 bệnh nhân với 13.200 ca tử vong. Để từng bước tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động chủ động phát hiện ca bệnh lao trong cộng đồng và điều trị lao tiềm ẩn nhằm tiêu diệt và ngăn chặn nguồn lây lan trong cộng đồng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kèm theo theo dõi thuần tập. Sử dụng QuantiFERON-TB Gold Plus (QFT-Plus) để xác định tình trạng nhiễm lao ở người tiếp xúc HGĐ và học sinh THCS (tuổi 10-14), áp dụng phác đồ 3RH điều trị lao tiềm ẩn cho những đối tượng đủ tiêu chuẩn. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm lao là 19,1% (191/1.001) và tăng dần theo nhóm tuổi < 15 (6,3%=42/653), 15- 54 (35,9%=86/239) và từ 55 tuổi trở lên (57,8%=63/109). Nguy cơ hiệu chỉnh trong nhóm 15-54 (aOR=3,94; 95% CI: 2,84 – 5,46; p
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Methods: This was a cross-sectional descriptive and cohort monitoring study. QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) was used to determine LTBI status in family contacts and secondary school students (age 10-14) living in Do Son, Hai Phong. The shortened 3RH regimen was used to treat eligible persons with LTBI. Results: The LTBI rate was 19.1% and increased gradually by age group. In children under 15 years the rate was 6.3% (42/653). In participants aged 15-54 the rate was 35.9% (86/239) and in participants > 55 years the rate was 57.8% (63/109). The adjusted relative risk in participants aged 15-54 years (aOR=3,94; 95% CI: 2,84 – 5,46; p 55years (aOR=5,62; 95% CI: 4,00 – 7,91; p
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 hiện nhiễm lao sử dụng phản ứng tuberculin trong da (TST) ở bối cảnh Việt Nam với độ bao phủ vắc xin BCG lên tới 95% [5] có thể mang tới nguy cơ cao về dương tính giả, khả năng chấp nhận điều trị thấp đối với các phác đồ cũ đòi hỏi tuân thủ 6 hay 9 tháng (6H, 9H) cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm các công cụ chẩn đoán và điều trị dự phòng hiệu quả hơn. Nghiên cứu này được thực hiện tại Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng nhằm mô tả thực trạng nhiễm lao trong nhóm người có nguy cơ cao áp dụng xét nghiệm QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) dựa trên cơ sở giải phóng interferon gramma (IGRA) tiên tiến. QFT- Plus phiên bản mới với độ nhạy cao và không bị ảnh hưởng do vắc xin BCG và vi khuẩn mycobacterium không lao (NTM) từ đó giảm thiểu kết quả dương tính giả và tiết kiệm chi phí điều trị do nhầm lẫn. Phác đồ điều trị ngắn hạn mới được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), sử dụng Rifampicin và Isoniazid hàng ngày trong 3 tháng (3RH) đặc biệt là cho trẻ em dưới 15 tuổi cũng được đưa vào thử nghiệm trong nghiên cứu [4]. So với phác đồ isoniazid hàng ngày trong 6 tháng (6H) và 9 tháng (9H), phác đồ 3RH giảm số thuốc xuống còn 90 liều trong 3 tháng. Với hiệu quả tương tự như việc sử dụng phác đồ 6H, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người nhiễm lao sử dụng phác đồ 3RH có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ thấp hơn, tỉ lệ tuân thủ và hoàn thành điều trị cao hơn [6-8]. Nghiên cứu “Thực trạng nhiễm lao và ứng dụng phác đồ 3RH trong điều trị lao tiềm ẩn cho người dân Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng năm 2019” sẽ góp phần tăng số lượng lao tiềm ẩn được phát hiện và thu dung điều trị cho địa phương, đưa ra các khuyến nghị liên quan tới sử dụng phác đồ 3RH và cải thiện công tác dự phòng Lao nhằm đáp ứng các mục tiêu của Chương trình Chống lao Quốc gia. II. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí lựa chọn: - Người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị tại tổ chống lao Quận Đồ Sơn từ 2014-2019, hiện đang sinh sống và làm việc trong Quận Đồ Sơn. - Học sinh THCS hiện đang sinh sống, học tập trên địa bàn phường Ngọc Xuyên. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ: - Phụ nữ có thai, cho con bú nếu có kết quả dương tính sẽ không thu dung điều trị lao tiềm ẩn. - Có tiền sử điều trị lao hoặc điều trị lao tiềm ẩn. - Nghi ngờ mắc lao tiến triển qua phim chụp Xquang và triệu chứng lâm sàng nghi lao. - Người có xét nghiệm viêm gan B hoặc C dương tính. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian triển khai sàng lọc - Địa điểm: Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng. - Thời gian: từ tháng 9/2019 tới 02/2020. 15
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kèm theo theo dõi thuần tập xuyên suốt thời gian người nhiễm lao điều trị lao tiềm ẩn. Quy trình sàng lọc và thu dung điều trị lao tiềm ẩn Xét nghiệm QuantiFERON–TB Gold Plus (QFT-Plus) được sử dụng để xác định tình trạng nhiễm lao cho toàn bộ đối tượng tham gia. Trường hợp QFT dương tính, sau khi đã khám loại trừ lao tiến triển, sẽ được các tổ chống lao khai thác tiền sử, đánh giá chức năng gan (AST/ ALT) và xét nghiệm viêm gan siêu vi B, C để xét điều kiện điều trị lao tiềm ẩn. Nếu chỉ số AST/ ALT vượt quá 2 lần ngưỡng giới hạn trên, chức năng gan sẽ được đánh giá lại trước khi thu dung điều trị cho bệnh nhân. Việc thu dung điều trị được đánh giá và quyết định bởi bác sỹ Bệnh viện Phổi Hải Phòng và bác sỹ phụ trách tổ chống lao Quận Đồ Sơn. Phác đồ 3RH được áp dụng để điều trị cho toàn bộ người nhiễm lao đủ điều kiện và đồng ý điều trị. Theo khuyến cáo của TCYTTG năm 2018, liều sử dụng được phân theo đối tượng người lớn và trẻ nhỏ như sau: Thời gian Tổng số Phác đồ Liều/kg cân nặng Liều tối đa điều trị liều Isoniazid + Người lớn: 5mg + Trẻ em: 10mg (7-15mg) Isoniazid: 300mg 3HR 3 tháng 90 Rifampicin Rifampicin: 600mg + Người lớn: 10mg + Trẻ em: 15mg (10-20mg) Bệnh nhân nhiễm lao được bác sỹ tổ chống lao thu dung và theo dõi điều trị tại các trạm y tế phường. Cấp thuốc, ghi phiếu hẹn tái khám hàng tháng tại trạm y tế. Cán bộ chuyên trách lao của phường và cộng tác viên dân số/ y tế trên địa bàn các phường chịu trách nhiệm theo dõi 16
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 sự tuân thủ điều trị và biến cố bất lợi của bệnh nhân hàng tuần. Khi bệnh nhân gặp những biến cố bất lợi do sử dụng thuốc, tổ trưởng tổ chống lao sẽ được thông báo để theo dõi xử trí. Tất cả những biến cố bất lợi của bệnh nhân điều trị đều được ghi nhận và nhập lên phần mềm ACIS. Bệnh nhân điều trị lao tiềm ẩn thực hiện tái khám 1 lần/ tháng và khi có những bất thường về sức khỏe (buồn nôn hoặc nôn mửa; mắt hoặc da vàng; nhức đầu; phát ban/ nổi mề đay; sốt hoặc ớn lạnh; yếu, đau cơ, hoặc khớp; tê hoặc ngứa ran; mệt mỏi; chóng mặt/ ngất xỉu; bầm tím, xuất huyết; đau bụng). Trường hợp bệnh nhân không tái khám theo ngày hẹn sẽ được cán bộ trạm y tế liên hệ để nhắc và động viên bệnh nhân tiếp tục điều trị. Khi tái khám sẽ được đánh giá tình trạng sức khỏe và cho làm các xét nghiệm nếu có dấu hiện bất thường. Nếu nguyên nhân của biến cố bất lợi là do sử dụng thuốc thì tổ chống lao sẽ tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sỹ Bệnh viện Phổi Hải Phòng điều chỉnh phác đồ điều trị (nếu cần). III. KẾT QUẢ Từ các báo cáo theo dõi bệnh nhân lao hoạt động được điều trị trên Phường Ngọc Xuyên, trong vòng năm năm trở về trước thời điểm nghiên cứu, 1.001 đối tượng có nguy cơ nhiễm lao cao bao gồm người tiếp xúc HGD với bệnh nhân lao và trẻ em dưới 15 tuổi được mời khám loại trừ mắc lao hoạt động và xét nghiệm QFT-Plus. Hơn 80% người đồng ý xét nghiệm sinh sống trên địa bàn Phường Ngọc Xuyên; tỷ lệ tham gia của người tiếp xúc với lao hoạt động và nhóm có nguy cơ cao từ các phường khác của Quận Đồ Sơn là không đáng kể, giao động từ 1% (Phường Minh Đức) tới 4,6% (Phường Bàng La). 3.1. Sàng lọc lao tiềm ẩn Bảng 1. Kết quả sàng lọc và theo dõi điều trị lao tiềm ẩn Nội dung Số XN QFT Số QFT + Số điều trị Số HTĐT Số bỏ trị SL % SL % SL % SL % SL % Theo giới tính Nam 436 43,6 80 18,3 48 60,0 46 95,8 2 4,2 Nữ 565 56,4 111 19,6 73 65,8 55 75,3 18 24,7 Theo nhóm tuổi < 5 tuổi 2 0,2 0 0,0 0 0 0 0 0 0 5-14 651 65,0 42 6,5 28 66,7 26 92,9 2 7,1 15-24 28 2,8 18 64,3 13 72,2 9 69,2 4 30,8 25-34 44 4,4 10 22,7 5 50,0 2 40,0 3 60,0 35-44 88 8,8 23 26,1 13 56,5 8 61,5 5 38,5 45-54 79 7,9 35 44,3 22 62,9 18 81,8 4 18,2 > 55 109 10,9 63 57,8 40 63,5 38 95,0 2 5,0 Tổng cộng 1001 100,0 191 19,1 121 63,4 101 83,5 20 16,5 Kết quả nghiên cứu sàng lọc lao tiềm ẩn được trình bày trong bảng 1. Mức độ tham gia 17
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII sàng lọc lao tiềm ẩn của nữ nhiều hơn nam nhưng sự khác biệt không quá lớn, khoảng 13%. Nhóm trẻ từ 5-15 tuổi là một trong những đối tượng nguy cơ được tập trung sàng lọc chiếm 65,1% (651/1.001) tổng số xét nghiệm QFT. Trong khi đó, nhóm trong độ tuổi (15-44) có tỷ lệ tham gia thấp, giao động từ 2,8% (nhóm 15-24 tuổi), 4,4% (nhóm 25-34) và 8.8% (nhóm 35-44). Tỷ lệ dương tính với xét nghiệm lao tiềm ẩn trên 1.001 đối tượng tham gia là 19,1%. Trong số 191 mẫu dương tính có tới 56,4% xét nghiệm thuộc về nữ giới và tỷ lệ nhiễm lao trên số xét nghiệm thu được của hai giới là 18,3% ở nam và 19,6% ở nữ. Tình trạng phát hiện nhiễm lao trong nhóm người tiếp xúc HGD ở mức cao hơn so với nhóm không phải người tiếp xúc HGĐ (38,6%) so với (14,9%). Về nhóm tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm lao cao trong nhóm lần lượt là 64,3% (15-24 tuổi), 57,8% (>=55 tuổi) và 44,3% ở nhóm (45-54 tuổi). Sau khi đưa vào phân tích đa biến hồi quy logistic, từ bảng 2 ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nhóm tuổi với nguy cơ nhiễm lao và tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng tăng với p < 0,001. Bảng 2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm lao của ĐTNC Yếu tố Số lượng (%) OR hiệu chỉnh 95% CI p Giới - Nam 80/436 (18,3) 1,28 0,99 - 1,61 p = 0,051 - Nữ 111/565 (19,6) 1,00* Nhóm tuổi - < 15 42/653 (6,4) 1,00* - 15 – 54 86/239 (36,0) 3,94 2,84 – 5,46 p < 0,001 - > 55 tuổi 63/109 (57,8) 5,62 4,00 – 7,91 p < 0,001 Nhóm đối tượng tham gia - Nhóm không TX HGĐ 123/825 (14,9) 1,00* - Nhóm tiếp xúc HGĐ 68/176 (38,6) 1,25 0,97 – 1,61 p = 0,087 * Giá trị tham khảo 3.2. Thu dung điều trị lao tiềm ẩn theo phác đồ 3RH Kết quả thu dung và tuân thủ điều trị theo phác đồ 3RH được trình bày trong bảng 1. Trong 191 người nhiễm lao sau khi loại trừ lao hoạt động, đánh giá lâm sàng và các yếu tố khác như viêm gan, men gan tăng có 121/157 (77%) người đồng ý và được thu dung điều trị theo phác đồ 3RH. Nhóm đối tượng là nữ giới có tỷ lệ bỏ trị cao hơn nam giới 24,7% so với 4,2% trong số người tham gia điều trị. Nguyên nhân không hoàn thành điều trị đến từ mất dấu bệnh nhân và bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất lợi dẫn tới bỏ trị. Các triệu chứng ghi nhận được gồm: dị ứng mẩn ngứa, chóng mặt, đau xương khớp, nôn nao khó chịu, đau đầu, đau cơ, chán ăn; thời điểm gặp phải biến cố bất lợi giao động từ 3 ngày tới 4 tuần sau khi sử dụng phác đồ, hầu hết các biến cố đều được bác sỹ đánh giá ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ tuân thủ và hoàn thành điều trị phác đồ 3RH là 83,5%, nhóm tuổi > 55 tuổi có tỷ lệ hoàn thành điều trị cao nhất là là 95% và thấp nhất là nhóm 25-34 tuổi với 40% hoàn thành điều trị (bảng 1). 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sống khỏe với con quay dinh dưỡng của người Nhật
6 p | 11 | 8
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
9 p | 13 | 7
-
Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae
8 p | 11 | 4
-
Một số yếu tố liên quan đến giảm vitamin D và cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
7 p | 36 | 3
-
Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
9 p | 19 | 3
-
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú trong 6 tháng đầu năm 2022 tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên
10 p | 7 | 3
-
Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
11 p | 11 | 3
-
Các yếu tố nguy cơ gây tử vong trẻ sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang
9 p | 43 | 2
-
Đánh giá một số hoạt tính sinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ (Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, Commelinaceae)
7 p | 16 | 2
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu tương tác giữa thuốc và rượu và thuốc lá
10 p | 11 | 2
-
Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc nhắm trúng đích trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
12 p | 6 | 2
-
Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae
7 p | 6 | 2
-
Dây rốn quấn cổ thai nhi một vòng với các yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ và kết cục thai kỳ
8 p | 29 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến muốn sanh mổ tại khoa Sản, Bệnh viện An Giang
11 p | 22 | 2
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức
9 p | 9 | 2
-
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019
246 p | 36 | 2
-
Kỷ yếu hội nghị khoa học Dược bệnh viện Hà Nội mở rộng lần thứ 7 năm 2019
0 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn