Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
lượt xem 3
download
Bài viết "Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022" nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hiệu quả điều trị THA và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2022 Phạm Thuỳ Hương*, Đặng Xuân Vinh, Võ Phạm Thảo Trâm, Bùi Nguyên Thục Anh Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS.DS. Phạm Hồng Thắm, Ths. DS. Lê Huỳnh Đức Minh TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) đang trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe của con người trên toàn thế giới. Các nhân viên y tế không ngừng tìm kiếm những phương pháp điều trị hiệu quả hơn để giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm liên quan đến THA như biến chứng mạch máu não, suy tim và suy thận. Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hiệu quả điều trị THA và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) hồi cứu trên 208 hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân (BN) có mã chẩn đoán THA (I10) từ 01/07/2022 đến 31/12/2022. Kết quả: Nhóm chẹn beta và phác đồ phối hợp 3 thuốc chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất lần lượt là 29,73% và 37,98%. Hiệu quả kiểm soát huyết áp sau 6 tháng đạt 39,4%. Chế độ ăn giảm muối (P = 0,001), hoạt động thể lực (P = 0,033) và tuân thủ sử dụng thuốc (P = 0,031) có mối tương quan với kiểm soát huyết áp. Kết luận: Đa số dùng nhóm chẹn beta và phác đồ phối hợp để điều trị. Có 39,4% đạt mục tiêu huyết áp sau 6 tháng NC và việc kiểm soát huyết áp còn gặp nhiều khó khăn. Cần có giải pháp kết hợp nhiều phương pháp điều trị và giáo dục BN để tăng khả năng kiểm soát huyết áp và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến THA. Từ khoá: Hiệu quả điều trị, tăng huyết áp, yếu tố ảnh hưởng 1. TỔNG QUAN Huyết áp không được kiểm soát là một trong những vấn đề nghiêm trọng hàng đầu đối với BN trên toàn thế giới, nhất là việc BN không kiểm soát tốt huyết áp trong thời gian điều trị THA có thể dẫn đến tử vong sớm do bệnh tim mạch gây ra. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2022, ước tính có khoảng 1,4 tỷ người trên thế giới bị THA nhưng chỉ 14% nằm trong tầm kiểm soát (WHO, 2022). Năm 2019, bệnh THA khiến 1.490 nam giới và 1.688 nữ giới gốc Châu Á tử vong (Tsao và c.s., 2022) và chiếm 11,7% trong tổng số ca tử vong do bệnh tim gây ra ở Hoa Kỳ (Cw và c.s., 2022). Bệnh viện Nhân Dân Gia Định phục vụ khám chữa bệnh cho một lượng lớn các BN mà trong đó tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch nói chung và THA nói riêng chiếm một tỷ lệ khá cao. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị, đề tài này tập trung: “ Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2022 ” với 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: 1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. 294
- 2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp sau 6 tháng nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân. 2. PHƯƠNG PHÁP Tiêu chí đánh giá: Huyết áp mục tiêu: Căn cứ vào khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2022 của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, dựa trên độ tuổi, chỉ số huyết áp tại T3, T5 ( lấy từ HSBA trên hệ thống bệnh viện) và bệnh đồng mắc (VNHA, 2022). Yếu tố ảnh hưởng: Chế độ ăn giảm muối, uống bia – rượu, hoạt động thể lực,… dựa trên AHA 2020 và ISH 2020 (Shimbo và c.s., 2020; Unger và c.s., 2020). Đối tượng Tiêu chuẩn nghiên cứu lựa chọn ICD: I10 HSBA bệnh Điều trị liên tục từ nhân THA điều 01/07/2022 - 31/12/2022 Phụ nữ có thai, cho trị ngoại trú BN chưa kiểm soát được con bú, < 18 tuổi Thời gian huyết áp vào tháng 07/2022 Không tái khám 01/07/2022 - Ghi nhận chỉ số huyết áp thường xuyên 31/12/2022 mỗi lần tái khám và có thông Đơn thuốc điều trị tin liên hệ BN THA có sử dụng Thống kê mô tả thuốc y học cổ Thu thập thông tin từ truyền Hồi quy logistic đa HSBA biến P < 0,05 Không đồng ý làm Gọi điện thoại phỏng khảo sát Xử lý số vấn Phương pháp Tiêu chuẩn liệu lấy mẫu loại trừ 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 208 BN đang điều trị THA. Độ tuổi trung bình là 65,14 (± 9,37) năm, tuổi nhỏ nhất và lớn nhất trong mẫu lần lượt là 41 và 91 tuổi. Tỷ lệ BN có BMI ≥ 25 kg/m2 chiếm 34,6% cao hơn tác giả Hoàng Văn Minh là 30,1% (Minh và c.s., 2019). Về giới tính, tỷ lệ BN nam là 49,5% gần bằng BN nữ là 50,5%, NC mang tính đại diện cao và có thể đưa ra kết luận áp dụng cho cả hai giới mà không có bất kỳ sai lệch đáng kể nào. Ngoài ra, NC phân bố đồng đều về độ tuổi và độ tuổi trung bình của nhóm NC này thấp hơn một chút của tác giả Đoàn Bá Trưởng là 66,4 ± 8,1 (năm) (Trưởng, 2017) và Chu Thị Hương Giang là 67,1% (năm) (Giang, 2018). Bên cạnh đó, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường (36,1%) và bệnh mạch vành (34,6%) gần bằng nhau, trong khi tỷ lệ người mắc bệnh thận mạn (6,2%) thấp hơn rõ rệt. So với NC của tác giả Đoàn Thị Phương Thảo với 252 BN THA thì tỉ lệ bệnh đồng mắc cao nhất là đái tháo đường chiếm 47,62%, tỷ lệ bệnh suy thận ít gặp nhất trong 2 bệnh còn lại là 9,52% nhưng tỷ lệ bệnh mạch vành chỉ chiếm 12,70% (Thảo và c.s., 2023). Tuy nhiên, cần lưu ý 295
- rằng bảng thống kê này chỉ cho thấy số liệu tại một thời điểm cụ thể và không đại diện cho toàn bộ BN THA. Do đó, cần NC thêm với lượng mẫu lớn hơn, được thực hiện ở các địa phương khác nhau và sử dụng các phương pháp thống kê khác để có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng bệnh lý mắc kèm. Ngoài ra, tỷ lệ BN THA không mắc kèm đái tháo đường, bệnh thận mạn tính và bệnh mạch vành chiếm cao nhất là 44,7%. Điều này cho thấy rằng, hơn 50% các bệnh nhân THA đều có ít nhất một bệnh lý kèm theo. Bảng 1. Bệnh nhân tăng huyết áp có mắc bệnh kèm Số bệnh lý mắc kèm Số lượng Tỷ lệ (%) Không mắc kèm 93 44,7 1 bệnh lý kèm 76 36,5 2 bệnh lý kèm 33 15,9 3 bệnh lý kèm 6 2,9 Tổng 208 100 3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc Trong 528 thuốc THA được sử dụng điều trị thì nhóm chẹn beta được sử dụng nhiều nhất có thể là do hiệu quả hạ áp, khả năng phòng ngừa các biến cố tim mạch cũng như được khuyến cáo sử dụng đầu tay cho điều trị bệnh THA (VNHA, 2022). Kết quả này tương đồng với tác giả Divya cũng cho thấy nhóm chẹn beta được sử dụng nhiều nhất là 28,48% (Divya và c.s., 2014). Dạng thuốc đơn chất (68,8%) sau 6 tháng điều trị THA chiếm tỉ lệ cao hơn dạng kết hợp 37,6%. Phác đồ đơn trị (13,5%) trong điều trị ban đầu chiếm tỉ lệ thấp hơn phác đồ phối hợp 73%. Phác đồ phối hợp 5 thuốc chiếm tỉ lệ thấp nhất là 0,48%. Phác đồ phối hợp 2 thuốc và 3 thuốc được sử dụng nhiều nhất lần lượt là 36,06% và 37,98%. Theo hướng dẫn điều trị ESC/ESH 2018, sử dụng một thuốc duy nhất để điều trị THA không phù hợp hoàn toàn cho tất cả các BN và liệu pháp đơn trị có thể không đủ hiệu quả (Mancia và c.s., 2018). Do đó, dựa trên các khuyến cáo này, ta thấy rằng đa số sử dụng các phác đồ phối hợp hai và ba nhóm thuốc là hoàn toàn hợp lý. Bảng 2. Các thuốc sử dụng sau 6 tháng điều trị Nhóm thuốc Tổng Tỷ lệ (%) Lợi tiểu 60 11,37 Ức chế men chuyển 30 5,68 Đối kháng thụ thể AT1 của AngII 145 27,46 296
- Chẹn kênh canxi 136 25,76 Chẹn beta 157 29,73 Bảng 3. Phác đồ điều trị sau 6 tháng Phác đồ sử dụng Số lượng Tỷ lệ(%) Đơn trị 25 12,02 Phối hợp 2 nhóm 75 36,06 Phối hợp 3 nhóm 79 37,98 Phối hợp 4 nhóm 28 13,46 Phối hợp 5 nhóm 1 0,48 3.3. Hiệu quả điều trị Bảng 4. Hiệu quả điều trị sau 6 tháng Hiệu quả điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng (%) Chưa kiểm soát 150 72,1 Kiểm soát huyết áp sau 208 (100) 3 tháng Kiểm soát 58 27,9 Chưa kiểm soát 126 60,6 Kiểm soát huyết áp sau 208 (100) 6 tháng Kiểm soát 82 39,4 Bảng 5. Tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị Số lượng ( tỷ lệ % ) Phác đồ T1 T2 T3 T4 T5 Không đổi 150 (72,1) 148 (71,2) 159 (76,4) 150 (72,1) 145 (69,7) Đổi HC 30 (14,4) 31 (14,9) 18 (8,7) 27 (13,0) 34 (16,3) Thêm HC 11 (5,3) 11 (5,3) 14 (6,7) 13 (6,3) 8 (3,8) Giảm HC 8 (3,8) 9 (4,3) 10 (4,8) 4 (1,9) 13 (6,3) 297
- Tăng liều 7 (3,4) 9 (4,3) 5 (2,4) 10 (4,8) 6 (2,9) Giảm liều 2 (1,0) 0 (0) 2 (1,0) 4 (1,9) 2 (1,0) Tổng 208 (100) 208 (100) 208 (100) 208 (100) 208 (100) Sau 6 tháng NC, nhóm BN được kiểm soát huyết áp có tỷ lệ thấp hơn nhóm còn lại là 21,2% và tỷ lệ kiểm soát huyết áp tăng lên 11,5% so với sau 3 tháng NC. Tác giả Đoàn Thị Thu Hương trong một NC khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ BN đạt mục tiêu huyết áp sau 6 tháng là 35,5% (Hương, 2015), thấp hơn so với NC này là 39,4%. Nguyên nhân kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn có thể do BN tái khám thường xuyên và tương đối tuân thủ điều trị hoặc do nhận thức của BN về tình trạng THA và tác hại của nó được nâng cao. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ cũng giúp BN kiểm soát tình trạng THA của mình một cách tốt hơn, như các máy đo huyết áp tự động, máy đo huyết áp theo giờ, máy đo huyết áp liên tục và các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân khác. Tuy nhiên, để kết quả có độ tin cậy cao thì cần nhiều NC chuyên sâu khác và lượng mẫu lớn hơn cũng như đối tượng NC đại diện hơn. Phần lớn BN được giữ phác đồ điều trị trước đó với tỷ lệ khoảng 70% tại các thời điểm khác nhau. Giảm liều và tăng liều được sử dụng ít hơn, với tỷ lệ dưới 5% cho mỗi phương pháp. Bên cạnh đó, tỷ lệ thêm hoạt chất tăng từ 5,3% ở thời điểm T1 lên đến 6,7% ở T3, sau đó lại giảm ở T5, tuy nhiên, tỷ lệ giảm hoạt chất lại tăng dần từ 3,8% ở T1 lên tới 6,3% ở T5, cho thấy có thể một số BN đã gặp tác dụng phụ với thuốc ban đầu và phải giảm hoạt chất để có hiệu quả điều trị tốt hơn. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tăng huyết áp Bảng 6. Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng Tổng Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%) Có 107 51,4 Chế độ ăn giảm muối Không 101 48,6 Tổng 208 100 Có 20 9,6 Uống bia, rượu Không 188 90,4 Tổng 208 100 Có 90 43,3 Hoạt động thể lực Không 118 56,7 298
- Tổng 208 100 Có 8 3,8 Thuốc lá, thuốc lào Không 200 96,2 Tổng 208 100 Có 144 69,2 Tuân thủ sử dụng thuốc Không 64 30,8 Tổng 208 100 Thường xuyên 36 17,3 Theo dõi huyết áp tại nhà Thỉnh thoảng 23 11,1 Không đo 149 71,6 Tổng 208 100 Có 14 23,7 Ghi nhận chỉ số huyết áp tại nhà Không 45 76,3 Tổng 59 100 Chưa 199 95,7 Nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ Rồi 9 4,3 Tổng 208 100 Bảng 7. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến kết quả điều trị tăng huyết áp Kiểm soát HA T5 Yếu tố ảnh hưởng P Kiểm soát Chưa kiểm soát Kiểm soát 55 81 BMI 0,766 Chưa kiểm soát 27 45 Chế độ ăn giảm muối Có 54 53 0,001 299
- Không 28 73 Có 10 10 Uống bia, rượu 0,341 Không 72 116 Có 43 47 Hoạt động thể lực 0,033 Không 39 79 Có 4 4 Thuốc lá, thuốc lào 0,715 Không 78 122 Có 64 80 Tuân thủ sử dụng thuốc 0,031 Không 18 46 Thường xuyên 14 22 Theo dõi huyết áp tại nhà Thỉnh thoảng 7 16 0,621 Không đo 61 88 Bảng 8. Mô hình hồi quy logistic đa biến Yếu tố ảnh hưởng 95% C.I OR P Chế độ ăn giảm muối 0,222 – 0,718 0,399 0,002 Hoạt động thể lực 0,335 – 1,088 0,604 0,093 Tuân thủ điều trị 0,295 – 1,105 0,571 0,096 Tỷ lệ bệnh nhân THA có chế độ ăn giảm muối, hoạt động thể lực và tuân thủ sử dụng thuốc đạt mục tiêu huyết áp cao hơn nhóm BN còn lại. Trong đó, chế độ ăn giảm muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. NC cũng cho thấy chưa ghi nhận được mối liên quan giữa BMI, uống bia rượu, thuốc lá, thuốc lào và theo dõi huyết áp tại nhà với kiểm soát huyết áp sau 6 tháng thực hiện NC. Về chế độ ăn giảm muối thì tỷ lệ BN chưa kiểm soát chế độ ăn giảm muối của NC này cao hơn của tác giả Nguyễn Thu Hằng là 30,08% (Hằng và c.s., 2018) và Nguyễn Ngọc Huy là 47,3% (Huy, 2022). Các NC trên cho thấy BN có xu hướng chưa kiểm soát chế độ ăn giảm muối tốt có thể là do thói quen ăn uống hiện nay sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối và gia vị. Ngoài ra, NC cho thấy những người tuân theo chế độ ăn giảm muối đạt mục tiêu huyết áp là 50,47% có tỷ lệ cao hơn nhóm không có chế độ giảm muối là 28,72%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này khá tương tự như một 300
- NC được thực hiện tại Ghana, trên 1.013 người cho thấy giảm lượng muối ăn vào giúp giảm nguy cơ THA. Sau 6 tháng, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giảm với P = 0,015 (Cappuccio và c.s., 2006). Kết quả từ mô hình hồi quy logistic đa biến cũng cho thấy những BN có chế độ ăn giảm muối có khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, việc giảm muối cần được theo hướng dẫn của chuyên gia và không nên giảm quá mức để tránh gây ra các tác dụng phụ khác. So với tác giả Hoàng Đức Thái, tỷ lệ BN có chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể lực chiếm 83,47% cao hơn tỷ lệ BN có hoạt động thể lực ở NC này (Thái và c.s., 2021). Kết quả giữa hai nhóm đối tượng có sự khác biệt lớn như vậy có thể là do phần lớn đối tượng của NC này sống tại thành phố Hồ Chí Minh, họ bị hạn chế không gian để luyện tập hoặc còn chủ quan chưa thấy được tầm quan trọng của tập thể dục. Tỷ lệ có hoạt động thể lực đạt huyết áp mục tiêu cao hơn nhóm còn lại là 47,8%, có sự tương quan và ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tác giả Nguyễn Thị Linh cũng cho thấy có mối liên quan giữa quản lý điều trị hiệu quả THA và hoạt động thể lực. Nhóm người có hoạt động thể lực đạt hiệu quả quản lý THA cao hơn 6,89 lần (KTC 95%: 1,94 – 24,42) so với những BN không hoạt động thể lực (Linh và c.s., 2021). Tuy nhiên, NC chỉ gồm 208 mẫu, không thể đại diện cho nhóm BN mắc THA. Vì vậy cần mở rộng NC bằng cách tăng số lượng người tham gia, đa dạng hóa đối tượng và cần có các NC tương tự ở những nơi khác nhau để so sánh và kiểm chứng độ tin cậy của kết quả NC. Song song đó, tỷ lệ BN tuân thủ sử dụng thuốc ở NC này cao hơn nhiều của tác giả Phạm Phương Liên là 41,2% (Liên & Trưởng, 2019). Nhưng với kết quả này cần phải có thêm NC chuyên sâu khác vì của tác giả Phạm Phương Liên đánh giá tuân thủ điều trị dựa trên thang đo “Morisky Medication Adherence Scale - MMAS - 8” còn NC này chỉ dựa trên 2 yếu tố là “uống thuốc đúng theo đơn” và “có bỏ hay quên liều không”. Bên cạnh đó, những người có tuân thủ sử dụng thuốc đạt tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao hơn là 44,4%, trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 28,1% ở những người chưa kiểm soát. Kết quả đã được kiểm chứng và có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp sau 6 tháng thực hiện NC (P < 0,05). Tác giả Đồng Thị Ngọc Lâm lại cho kết quả tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lục Ngạn năm 2020 ở những BN tuân thủ thuốc tốt đạt huyết áp mục tiêu là 25,5% gần bằng với nhóm còn lại là 25,8% (Lâm & Yến, 2022). Nhìn chung, kết quả NC cho thấy tác động tích cực của việc tuân thủ sử dụng thuốc trong điều trị THA nhưng vẫn cần có những NC lớn hơn và tiếp tục giám sát để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát huyết áp của người bệnh. 4. KẾT LUẬN Kết quả NC ghi nhận có 5 nhóm thuốc điều trị THA được sử dụng. Nhóm chẹn beta chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 29,3%. Phác đồ phối hợp chiếm 87,98%, phác đồ đơn trị liệu là 12,02%. Có 39,4% BN đạt huyết áp mục tiêu sau 6 tháng NC. Tỷ lệ BN THA có kiểm soát chế độ ăn giảm muối, hoạt động thể lực và có tuân thủ sử dụng thuốc đạt mục tiêu huyết áp cao hơn nhóm BN chưa kiểm soát và có ý nghĩa thống kê lần lượt là P = 0,001, P = 0,033 và P = 0,031 với kiểm soát huyết áp sau 6 tháng thực hiện NC. Trong đó, theo mô hình hồi quy logistic đa biến cũng cho thấy BN có chế độ ăn giảm muối có khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả (P < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 301
- 1. Cappuccio, F. P., Kerry, S. M., Micah, F. B., Plange-Rhule, J., & Eastwood, J. B. (2006). A community programme to reduce salt intake and blood pressure in Ghana [ISRCTN88789643]. BMC Public Health, 6, 13. https://doi.org/10.1186/1471-2458-6-13 2. Mancia, G., Rosei, E. A., Azizi, M., Burnier, M., Clement, D. L., Coca, A., de Simone, G., Dominiczak, A., Kahan, T., Mahfoud, F., Redon, J., Ruilope, L., Zanchetti, A., Kerins, McManus, R., … Desormais, I. (2018). ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. 3. Shimbo, D., Artinian, N. T., Basile, J. N., Krakoff, L. R., Margolis, K. L., Rakotz, M. K., Wozniak, G., & null, null. (2020). Self-Measured Blood Pressure Monitoring at Home: A Joint Policy Statement From the American Heart Association and American Medical Association. Circulation, 142(4), e42–e63. https://doi.org/10.1161/CIR.0000000000000803 4. Unger, T., Borghi, C., Charchar, F., Khan, N. A., Poulter, N. R., Prabhakaran, D., Ramirez, A., Schlaich, M., Stergiou, G. S., Tomaszewski, M., Wainford, R. D., Williams, B., & Schutte, A. E. (2020). 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. Hypertension, 75(6), 1334–1357. https://doi.org/10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.15026 5. VNHA. (2022). Khuyến cáo của phân hội tăng huyết áp—Hội tim mạch quốc gia Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022. https://hntmmttn.vn/upload/attach/202291214352.pdf 6. WHO. (2022). Guideline for the pharmacological treatment of hypertension in adults: Summary. https://www.who.int/publications-detail-redirect/9789240050969 302
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc thang
8 p | 235 | 18
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống bằng y học cổ truyền
6 p | 168 | 15
-
Đánh giá hiệu quả điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng điện cực dán kết hợp bài thuốc “Đại tần giao thang”
6 p | 279 | 13
-
Đánh giá hiệu quả điều trị phục hình cố định sứ trên bệnh nhân mất răng bán phần
7 p | 81 | 8
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
9 p | 13 | 7
-
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật kết hợp với sử dụng laser
8 p | 103 | 5
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp thủy châm
6 p | 120 | 5
-
Đánh giá hiệu quả điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần có siêu âm dẫn đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
6 p | 26 | 3
-
Đánh giá hiệu quả điều trị u lympho lan tỏa tế bào B lớn tái phát hoặc kháng trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 13 | 3
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện 19/8 Bộ Công An
4 p | 4 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống bằng bài thuốc “Khương hoạt tục đoạn thang” kết hợp điện châm
5 p | 7 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị sa sinh dục bằng phẫu thuật đặt tấm nâng sàn chậu đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
10 p | 12 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị tĩnh mạch hiển bé mạn tính bằng phương phá gây xơ bọt
7 p | 53 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị bớt Ota bằng laser pico giây Nd:YAG 1064nm
6 p | 5 | 1
-
Đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau bệnh nhân ung thư di căn xương bằng xạ trị tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an
3 p | 53 | 1
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của fluconazole tiêm dưới kết mạc trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm tại Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2023
5 p | 5 | 1
-
Đánh giá hiệu quả điều trị hormon GH ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon GH tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
10 p | 3 | 1
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thể thông thường của bài thuốc Hoàng liên giải độc thang
7 p | 98 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn