intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc nhắm trúng đích trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc nhắm trúng đích trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định" được thực hiện với các mục tiêu sau: khảo sát đặc điểm chung và đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân điều trị bằng TKI; đánh giá khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu; xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc nhắm trúng đích trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  1. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC NHẮM TRÚNG ĐÍCH TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Phan Thị Anh Thư*, Nguyễn Hồng Đức, Hoàng Thị Thu Phương, Phạm Bảo Tín Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Huỳnh Thanh Sang, Phan Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Tuấn Anh, Đào Vân Thy TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị (TTĐT) thuốc nhắm trúng đích (TKI) trên bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên 123 BN UTPKTBN có đột biến gen EGFR dương tính điều trị bằng TKI tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 01/11/2022 đến 01/02/2023. Mức độ TTĐT được đánh giá theo thang điểm Morisky (MMAS-8). Kết quả: Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân TTĐT, tại thời điểm bắt đầu BN TTĐT cao là 68,3%. Sau 2 tháng theo dõi, tỷ lệ BN TTĐT cao tăng 12,2% (p
  2. thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể: - Khảo sát đặc điểm chung và đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân điều trị bằng TKI. - Đánh giá khả năng tuân thủ điều trị của BN tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. - Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của BN. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Hồ sơ bệnh án (HSBA) lưu trữ của bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR dương tính được điều trị bằng TKI tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ 01/11/2022 đến 01/02/2023 Tiêu chuẩn chọn mẫu - Bệnh nhân được chẩn đoán UTPKTBN có đột biến gen EGFR đã điều trị bằng TKI ít nhất 1 tháng trước khi tham gia vào nghiên cứu. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia/ mất liên lạc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu. Cỡ mẫu: Sàng lọc HSBA trong thời gian từ 01/11/2022 đến 01/02/2023 tại Khoa Tổng hợp Bệnh viện Nhân dân Gia Định được chẩn đoán UTPKTBN có đột biến gen EGFR, có 123 HSBA thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ. 2.3. Thu thập thông tin và tiêu chuẩn đánh giá. Thông tin thu thập dựa trên HSBA và phỏng vấn BN hoặc thân nhân bằng trên bộ câu hỏi được thiết kế sẵn về đặc điểm chung, đặc điểm sử dụng thuốc, tác động phụ và bộ câu hỏi đánh giá mức độ tuân thủ điều trị Morisky (MMAS-8). Thang điểm MMAS-8 đã được tác giả Thang Nguyen và cộng sự phiên dịch sang Tiếng Việt và xác nhận cho những nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam và trên bệnh nhân là người Việt (Thang và cs, 2015). Thang điểm có 8 câu hỏi và mỗi câu hỏi được đánh giá theo điểm số 0 và 1. Thang đánh giá theo mức độ tuân thủ tăng dần từ 0 đến 8: - Tuân thủ điều trị cao: 8 điểm - Tuân thủ điều trị trung bình: 6 – 7 điểm. - Tuân thủ điều trị kém: < 6 điểm Mỗi BN được khảo sát (KS) thu thập thông tin về tác động phụ và mức độ TTĐT với mỗi chu kỳ sử dụng thuốc (1 tháng). 2.4. Xử lý dữ liệu Tất cả các dữ liệu được thu thập và xử lý kết quả bằng phần mềm R và Microsoft Excel. Các thông số thống kê mô tả, bao gồm: Biến liên tục được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn cho các biến 395
  3. liên tục có phân phối chuẩn, trung vị và IQR cho các biến liên tục không có phân phối chuẩn. Biến không liên tục được biểu diễn theo tỷ lệ phần trăm. Sử dụng phép kiểm χ 2 hoặc Fisher để so sánh sự khác biệt giữa các tỉ lệ. Mô hình Bayesian Model Average (BMA) được sử dụng xác định các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị của BN. Mức ý nghĩa thống kê khi p-value
  4. Đặc điểm Nội dung n (%) dụng mỗi ngày ≥ 5 loại 14 (11,4) Chú thích: n: tần số; THPT: Trung học phổ thông 3.2. Đặc điểm về sử thuốc của bệnh nhân Phần lớn BN được chỉ định điều trị bằng osimertinib với 61,0% và ít nhất là afatinib với tỷ lệ 2,4%. Trung vị thời gian sử dụng thuốc là 3 tháng (2 - 5). Có 39,0% bệnh nhân nhận hỗ trợ từ BHYT và 61,0% BN chưa được BHYT hỗ trợ thanh toán. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 3.2: Bảng 3.2. Đặc điểm về sử dụng thuốc (n=123) Đặc điểm Nội dung n (%) Gefitinib 45 (36,6) Thuốc sử dụng Afatinib 3 (2,4) Osimertinib 75 (61,0) Thời gian sử dụng thuốc 3 (2 – 5) Có BHYT thanh toán 48 (39,0) Chi phí điều trị Không có BHYT thanh toán 75 (61,0) Chú thích: n: tần số; BHYT: Bảo hiểm y tế 3.3. Tác dụng phụ Trong số BN tham gia vào nghiên cứu có 90,2% BN gặp phải ít nhất một tác động phụ, kết quả được trình bày trong biểu đồ 3.1: Hình 3.1. Tác động phụ (n=123) 397
  5. Nhận xét: Ngứa, nổi mẩn là tác động phụ phổ biến nhất dao động trong tỷ lệ 51,2 - 62,6% và tiêu chảy ít gặp nhất với tỷ lệ 17,1 - 39,0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy và chán ăn, mệt mỏi tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu có xu hướng giảm (p < 0,05). 3.4. Đánh giá mức độ và phân loại tuân thủ điều trị Tuân thủ điều trị được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là “mức độ hành vi của người bệnh trong việc thực hiện đúng như các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ và nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc”, bao gồm sử dụng đúng liều và thời điểm sử dụng phù hợp (Sabaté & World Health Organization, 2003; Jimmy & Jose, 2011). Tỷ lệ BN trong nghiên cứu dùng đúng liều và thời điểm dùng thuốc phù hợp như chỉ định là 100%. Bảng 3.3. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị (n=123) Thời điểm bắt Thời điểm kết Câu hỏi đầu nghiên cứu thúc nghiên cứu n (%) n (%) 1. Ông/ bà có thường xuyên quên uống thuốc không? 0 (0) 0 (0) 2. Trong vòng 2 tuần qua, có ngày nào ông/ bà quên uống 2 (4,9) 0 (0) thuốc không? 3. Ông/ bà có giảm hoặc dừng dùng thuốc mà không nói bác sĩ vì cảm thấy sức khỏe xấu hơn khi dùng thuốc 1 (2,4) 0 (0) không? 4. Ông/ bà có quên mang thuốc khi đi xa không? 0 (0) 0 (0) 5. Ông/ bà có quên dùng thuốc vào ngày hôm qua 0 (0) 0 (0) không? 6. Khi ông/ bà cảm thấy sức khỏe mình tốt hơn có tự ý 0 (0) 0 (0) ngừng dùng thuốc không? 7. Ông/ bà có cảm thấy phiền với việc uống thuốc dài 7 (17,7) 4 (9,8) ngày của mình? 8. Ông/ bà có gặp khó khăn trong việc nhớ uống tất cả 6 (14,6) 3 (7,3) các loại thuốc? Trung bình điểm MMAS-8 7,6 ± 0,7 7,8 ± 0,5 Nhận xét: Bệnh nhân TTĐT thấp hơn chủ yếu do cảm thấy phiền với việc uống thuốc dài này của mình (9,8 - 17,1%) và khó khăn trong việc nhớ tất cả các loại thuốc (7,3 -14,6%). 398
  6. Bảng 3.4. Phân loại mức độ TTĐT (n=123) Thời điểm bắt đầu nghiên Thời điểm kết thúc nghiên Phân loại Mức độ cứu cứu p-value TTĐT TTĐT n (%) n (%) Có Cao 84 (68,3) 99 (80,5) p < 0,05 Trung bình 39 (31,7) 24 (19,5) Không Thấp 0 (0) 0 (0) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% bệnh nhân đều tuân thủ điều trị. Tại thời điểm bắt đầu khảo sát, tỷ lệ BN TTĐT cao chiếm 68,3%. Sau 2 tháng theo dõi, tỷ lệ BN TTĐT cao tăng 12,2% (p
  7. Nội dung Phân loại tuân thủ điều trị p-value 1 bệnh 12 (33,3) 24 (67,7) 2 bệnh 15 (55,6) 12 (44,4) Số loại thuốc bệnh nhân
  8. Hệ số hồi quy Xác suất Biến tiên lượng (%) Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình 5 1 2 3 4 Giới tính 3,8 Nam - - - - - Tiền sử hút thuốc 8,8 Có - - - -0,48 - Trình độ học vấn 0,0 Dưới THPT - - - - - Hết THPT - - - - - Bệnh mắc kèm 2,8 1 bệnh - - - - - 2 bệnh - - - - - Số loại thuốc bệnh nhân sử 5,9 dụng mỗi ngày ≥5 loại - - - - -0,62 Thời gian sử dụng thuốc 94,0 0,27 0,26 0,21 0,28 0,27 Ngứa, nổi mẩn 16,9 Có - - -0,81 - - Viêm kẽ móng 3,9 Có - - - - - Tiêu chảy 3,8 Có - - - - - Chán ăn, mệt mỏi 15,4 401
  9. Hệ số hồi quy Xác suất Biến tiên lượng (%) Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình 5 1 2 3 4 Có - -0,65 - - - Số biến 2 3 3 3 3 BIC -452,45 -449,85 -449,82 -448,80 -448,57 Xác suất hậu định (%) 40,9 11,1 11,0 6,6 5,9 Nhận xét: BMA đưa ra nhiều mô hình để lựa chọn cũng như xét đến toàn bộ tương tác của các biến trong nghiên cứu. Mỗi mô hình trong BMA được báo cáo với hệ số hồi quy của từng biến tiên lượng, xác suất ảnh hưởng, giá trị Bayesian Information Criterion (BIC) và xác suất hậu định. Mô hình có xác suất hậu định cao được coi là mô hình có ý nghĩa hơn và chỉ số BIC càng thấp, mô hình càng có ý nghĩa. Trong 13 mô hình phân tích BMA đưa ra, sau khi điều chỉnh các biến số cho thấy rằng có 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TTĐT của bệnh nhân là độ tuổi, tiền sử hút thuốc, số loại thuốc sử dụng mỗi ngày, thời gian sử dụng thuốc, tác động phụ ngứa, nổi mẫn và mệt mỏi, chán ăn với xác suất ảnh hưởng lần lượt là 100%, 8,8%, 5,9%, 94%, 16,9% và 15,4%. Trong đó, mô hình 1 có BIC thấp nhất (-452,45) và xác suất hậu định cao nhất (40,9%) được coi là mô hình tối ưu nhất. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 100% bệnh nhân đang ở giai đoạn IV tiến triển, di căn của bệnh. Nguyên nhân chính của việc này có thể giải thích do giai đoạn sớm của bệnh không có các triệu chứng đặc trưng, nên thường bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như viêm phế quản, viêm phổi. Một phần khác vì bệnh nhân chưa chủ động trong thực hiện các xét nghiệm tầm soát, sàng lọc hoặc kiểm tra sức khỏe định kì. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa thu thập được kết quả phân bố của vị trí di căn tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu chỉ hướng tới mức độ TTĐT của bệnh nhân, không can thiệp đến quyết định điều trị bác sĩ nên vị trí di căn không được chúng tôi đưa vào phân tích và đánh giá. Tất cả các mẫu nghiên cứu đều sử dụng TKI đơn trị, điều này phù hợp với phác đồ điều trị của Mạng lưới ung thư đa Quốc gia (NCCN) 2022 (NCCN, 2022). Osimertinib là một EGFR-TKI không thuận nghịch có tác dụng ức chế cả đột biến EGFR và đột biến EGFR kháng thuốc T790M. Nghiên cứu trên dân số Châu Á của Cho và cộng sự cho thấy osimertinib có hiệu quả vượt trội hơn trong việc kéo dài PFS so với TKI thế hệ 1 và được khuyến cáo đây là lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR (Cho và cs, 2019). Ngoài ra, hướng dẫn điều trị UTPKTBN do NCCN 2022 đưa ra, cũng khuyến cáo osimertinib là lựa chọn ưu tiên đối với bệnh nhân UTPKTBN di căn có đột biến EGFR dương tính (NCCN, 2022). Đây có thể là những nguyên do osimertinib được kê đơn phổ biến nhất trong nghiên cứu này với 61,0%. Trung vị thời gian 402
  10. sử dụng thuốc là 3 tháng, trong đó bệnh nhân có thời sử dụng thuốc ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất là 24 tháng. Trong nghiên cứu, ghi nhận 39,0% bệnh nhân sử dụng TKI thế hệ 1 và 2 (gefitnib và afatinib) được BHYT hỗ trợ chi trả 50% (Bộ y tế, 2020). Đối với nhóm bệnh nhân sử dụng osimertinib, tuy thuốc chưa hết hạn bảo hộ nhưng với các chương trình viện trợ thuốc từ các tổ chức thì bệnh nhân vẫn nhận được sự hỗ trợ về chi phí điều trị. Tuy vậy, trong giới hạn mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ điều tra về khả năng TTĐT của bệnh nhân, nên chi phí điều trị không được đưa vào phân tích. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chứng minh TKI là thuốc có chi phí - hiệu quả cao hơn so với hóa trị liệu truyền thống (Chỉnh và cs, 2022). Cùng với đó, quá trình kê đơn của bác sĩ điều trị đã cân nhắc bao gồm điều kiện kinh tế của bệnh nhân và gia đình để đưa ra quyết định lâm sàng hợp lý. Chính vì thế, việc không đánh giá chi phí thuốc và mức độ TTĐT trong nghiên cứu là có cơ sở. Có 90,2% bệnh nhân gặp phải ít nhất một tác động phụ, trong đó ngứa, nổi mẩn được ghi nhận là phổ biến nhất. Một nghiên cứu khác của Soria và cộng sự cho thấy, ngứa hoặc nổi mẩn đối với nhóm bệnh nhân nhận osimertinib là 58,0%, trong khi nhóm bệnh nhân nhận TKI thế hệ 1 là 78,0% với mọi phân độ (Soria và cs, 2018). Sự khác nhau về sắc tộc, yếu tố địa lý và thời tiết khí hậu tại nơi thực hiện nghiên cứu, nên các so sánh trên chỉ mang tính chất tương đối. Sau phân tích, kết quả cho thấy các tác động phụ tiêu chảy và chán ăn, mệt mỏi tại thời điểm bắt đầu và kết thúc khảo sát có xu hướng giảm dần (p < 0,05). Trong nghiên cứu này, với một số BN không thể phỏng vấn trực tiếp chúng tôi đã phỏng vấn qua điện thoại, vì thế không đánh giá mức độ nặng tác động phụ của bệnh nhân vì lo ngại vấn đề chủ quan mà dẫn đến kết quả có thể bị sai lệch. 4.2. Đánh giá và phân loại mức độ TTĐT Trong nghiên cứu này, 100,0% BN tham gia vào nghiên cứu đều TTĐT. Tại thời điểm bắt đầu khảo sát, tỷ lệ TTĐT cao chiếm 68,3%. Sau khi kết thúc khảo sát, kết quả phỏng vấn lại bằng thang điểm MMAS-8 cho thấy, tỷ lệ TTĐT cao là 80,5% tăng 12,2% (p < 0,05). Theo sự hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đánh giá mức độ TTĐT trên BN ung thư điều trị ngoại trú bằng đường uống được công bố, nên đây có thể là dữ liệu đầu tiên được thu thập. Đa số BN TTĐT thấp hơn chủ yếu là do cảm thấy phiền với việc dùng thuốc dài ngày (9,8 - 17,7%) và khó khăn trong việc nhớ uống tất cả các loại thuốc (7,3 - 14,6%). Điều trị UTPKTBN bằng TKI ngày càng trở thành xu hướng điều trị phổ biến vì những ưu điểm vượt trội và tác động phụ nghiêm trọng giảm nhẹ hơn so với các phương pháp hóa xạ trị. Tuy nhiên, vấn đề TTĐT lại trở thành một trong những thách thức với nhiều BN do việc dùng thuốc kéo dài, quản lý tác động phụ đặc biệt các yếu tố này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý xã hội như ngứa, nổi ban và viêm kẽ móng. TTĐT thấp là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với các bệnh lý mạn tính nói chung và UTPKTBN nói riêng. Do vậy, việc can thiệp của nhân viên y tế để đảm bảo mức độ TTĐT của bệnh nhân cao hơn là cần thiết. 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của bệnh nhân Các yếu tố liên quan đến mức độ TTĐT trong cả phân tích đơn biến và BMA đều cho thấy tuổi và thời gian sử dụng thuốc là những yếu tố có liên quan chặt chẽ nhất. Trên thực tế, tuổi của bệnh nhân càng cao thì mức độ TTĐT càng thấp có thể giải thích là do bệnh nhân càng lớn tuổi dễ gặp các vấn đề về suy giảm trí nhớ cũng như tăng khả năng mắc nhiều bệnh mắc kèm khiến bệnh nhân phải dùng nhiều 403
  11. thuốc hơn. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy phiền với việc uống thuốc dài ngày (9,8 - 17,7%) và gặp khó khăn trong việc nhớ uống tất cả các loại thuốc (7,3 - 14,6%), đây cũng một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân TTĐT thấp hơn trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân càng dài thì mức độ TTĐT càng cao. Điều này có thể giải thích bởi khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài BN sẽ dần hình thành được thói quen uống thuốc hằng ngày. Bên cạnh đó tương ứng với thời gian sử dụng thuốc, BN cũng sẽ nhận được sự tư vấn sử dụng thuốc từ bác sĩ điều trị trong thời gian dài. Điều này góp phần làm tăng hiểu biết của bệnh nhân về thuốc mà bệnh nhân đang dùng, các tác động phụ có thể gặp phải và nắm rõ hơn về cách xử trí khi gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc. Hiểu biết này có vai trò quan trọng giúp BN giảm sự lo ngại trong sử dụng thuốc và tăng mức độ TTĐT. Ngoài ra, một số yếu tố khác như tiền sử hút thuốc, số loại thuốc bệnh nhân sử dụng mỗi ngày và các tác động phụ bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị tuy có khả năng ảnh hưởng đến mức độ TTĐT, nhưng mô hình BMA cho thấy các yếu tố này không có độ nhất quán cao như hai yếu tố trên. 5. HẠN CHẾ Nghiên cứu còn tồn tại một vài hạn chế. Đầu tiên, dữ liệu của chúng tôi được thu thập thông qua điện thoại vì thế nhiều BN quan ngại vấn đề quảng cáo và thiếu hứng thú tham gia nghiên cứu. Thứ hai, cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ và thời gian hạn chế, điều này khiến cho những phát hiện của chúng tôi chưa phản ánh toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ TTĐT của BN. 6. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi và thời gian sử dụng thuốc là những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến mức độ TTĐT của bệnh nhân. Để nâng cao hiệu quả điều trị, việc tư vấn dùng thuốc và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân là rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉnh, N. V., Cẩm Anh, P., Huy Tuấn Kiệt, P., Thị Thanh Hương, T., & Thị Thái Hòa, N. (2022). Tổng quan một số nghiên cứu chi phí hiệu quả liệu pháp điều trị đích ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN). Tạp Chí Y Học Việt Nam, 508(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v508i2.1653 2. Cho, B. C., Chewaskulyong, B., Lee, K. H., Dechaphunkul, A., Sriuranpong, V., Imamura, F., Nogami, N., Kurata, T., Okamoto, I., Zhou, C., Cheng, Y., Cho, E. K., Voon, P. J., Lee, J.-S., Mann, H., Saggese, M., Reungwetwattana, T., Ramalingam, S. S., & Ohe, Y. (2019). Osimertinib versus Standard of Care EGFR TKI as First-Line Treatment in Patients with EGFRm Advanced NSCLC: FLAURA Asian Subset. Journal of Thoracic Oncology, 14(1), 99–106. https://doi.org/10.1016/j.jtho.2018.09.004 3. DiPiro, J. T. (Ed.). (2020). Pharmacotherapy: A pathophysiologic approach (Eleventh edition). McGraw Hill Medical. 4. Jimmy, B., & Jose, J. (2011). Patient medication adherence: Measures in daily practice. Oman Medical Journal, 26(3), 155–159. https://doi.org/10.5001/omj.2011.38 5. Non—Small Cell Lung Cancer—NCCN Guidelines Versions 4.2022. (n.d.). 404
  12. 6. Quyết định 4825/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ,” (2018). 7. Sabaté, E., & World Health Organization (Eds.). (2003). Adherence to long-term therapies: Evidence for action. World Health Organization. 8. Soria, J.-C., Ohe, Y., Vansteenkiste, J., Reungwetwattana, T., Chewaskulyong, B., Lee, K. H., Dechaphunkul, A., Imamura, F., Nogami, N., Kurata, T., Okamoto, I., Zhou, C., Cho, B. C., Cheng, Y., Cho, E. K., Voon, P. J., Planchard, D., Su, W.-C., Gray, J. E., … Ramalingam, S. S. (2018). Osimertinib in Untreated EGFR -Mutated Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer. New England Journal of Medicine, 378(2), 113–125. https://doi.org/10.1056/NEJMoa1713137 9. Souliotis, K., Peppou, L., Economou, M., Marioli, A., Nikolaidi, S., Saridi, M., Varvaras, D., Paschali, A., & Syrigos, K. (2021). Treatment Adherence in Patients with Lung Cancer from Prospects of Patients and Physicians. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 22(6), 1891–1898. https://doi.org/10.31557/APJCP.2021.22.6.1891 10. Thang, N., Thao, H. N., Suol, T. P., Hoang, T. C., Khanh, K. L., Hoa, T. P., Phong, T. P., Dung, N. Q., Dao, T. T., Tam, T. P., & Katja, T. (2015). Translation and cross-cultural adaptation of the brief illness perception questionnaire, the beliefs about medicines questionnaire and the Morisky Medication Adherence Scale into Vietnamese. Pharmacoepidemiology and Drug Safety, 24. https://doi.org/10.1002/pds.3838 11. Thông tư 20/2022/TT-BYT Thông tư ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, (2022). 12. Tran, H. T. T., Nguyen, S., Nguyen, K. K., Pham, D. X., Nguyen, U. H., Le, A. T., Nguyen, G. H., Tran, D. V., Phung, S. D. H., Do, H. M., Tran, T. V., Shu, X.-O., & Osarogiagbon, R. U. (2021). Lung Cancer in Vietnam. Journal of Thoracic Oncology, 16(9), 1443–1448. https://doi.org/10.1016/j.jtho.2021.06.002 13. Tseng, L.-C., Chen, K.-H., Wang, C.-L., & Weng, L.-C. (2020). Effects of tyrosine kinase inhibitor therapy on skin toxicity and skin-related quality of life in patients with lung cancer: An observational study. Medicine, 99(23), e20510. https://doi.org/10.1097/MD.0000000000020510 405
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2