intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae" thực hiện đánh giá thành phần hóa học có trong lá Neem, từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho dược liệu này. TCCS lá Neem gồm chỉ tiêu mô tả, vi phẫu, bột, định tính (3 nhóm chất chính Alkaloid, Saponin, Flavonoid), độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu và định lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae

  1. ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ LÁ NEEM AZADIRACHTA INDICA A.JUSS. MELIACEAE Nguyễn Lê Hoàng Ngọc Châu* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Cây Neem Azadirachta Indica A. Juss. họ Xoan Meliaceae được biết đến tại nhiều quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… (Biswas cs, 2002; Singh cs, 2011), bộ phận dùng chủ yếu là hạt được sử dụng với vai trò kháng sinh sinh học. Những năm gần đây, lá Neem bắt đầu được chú ý với các tác dụng như chống dị ứng, chống nhiễm trùng, kháng virus, kháng nấm, chống viêm, hạ sốt, tẩy giun, lợi tiểu (Hashmat cs, 2012). Dược điển Việt Nam V chưa có chuyên luận về dược liệu lá Neem để kiểm soát chất lượng nguyên liệu sản xuất. Nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá thành phần hóa học có trong lá Neem, từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho dược liệu này. TCCS lá Neem gồm chỉ tiêu mô tả, vi phẫu, bột, định tính (3 nhóm chất chính Alkaloid, Saponin, Flavonoid), độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu và định lượng. Kết quả xác định được ba nhóm hợp chất chính với hàm lượng tương ứng là Alkaloid (2,06%), Saponin (18,68%), Polyphenol tổng (8.79%). Từ khóa: Định tính, định lượng, lá Neem, Tiêu chuẩn cơ sở, thành phần hóa học 1. TỔNG QUAN Cây Neem có nhiều công dụng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như dược phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp và xử lí môi trường (Hai, 2019). Trên thế giới, cây Neem được nghiên cứu rất nhiều về mặt hóa học và dược tính (Hashmat cs, 2012; Singh cs, 2017). Từ năm 1981, cây được di thực và trồng thành công tại Việt Nam, chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận với mục đích trồng rừng, chống sa mạc hóa (Nhi, 2012). Lá Neem có tác dụng phòng trị bệnh giun sán cho người và gia súc. Tại một số vùng ở Ấn Độ, nông dân thường cho gia súc ăn lá Neem để gia tăng sự tiết sữa. Nhiều nơi còn dùng lá Neem làm rau ăn vừa bổ sung khoáng chất, vừa có thể phòng ngừa giun sán, viêm nhiễm đường ruột. Bên cạnh đó, lá Neem cho thấy tiềm năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh đường tiêu hóa trong chăn nuôi và thủy sản (Bình, 2016). Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn về nguyên liệu lá Neem và chất lượng ở mỗi vùng không ổn định. Nhận thức được tiềm năng mà dược liệu này mang lại và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta indica A.Juss. Meliaceae”. 2. PHƯƠNG PHÁP 303
  2. 2.1 Đối tượng nghiên cứu Mẫu lá Neem được thu hái tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung – Đông Hòa, Phú Yên. Sau khi thu hái, dược liệu được sấy hoặc phơi khô, hút chân không và ép thành kiện, bảo quản nơi khô ráo. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong dược liệu Thực hiện theo phương pháp Ciuley cải tiến (Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Chiết mẫu thử lần lượt với 3 loại dung môi có độ phân cực tăng dần (diethyl eter, ethanol 96%, nước), xác định các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học. Sơ đồ 1: Phương pháp Ciuley cải tiến 2.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Dựa trên các phương pháp của dược điển Việt Nam 5, Thông tư số 38/2021/TT-BYT “Quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền” và một số tài liệu tham khảo (bảng 1), thực hiện phân tích trên mẫu nghiên cứu và đề xuất dự thảo TCCS cho dược liệu lá Neem. Bảng 1: Các chỉ tiêu của TCCS và phương pháp thực hiện Chỉ tiêu Phương pháp thực hiện Mô tả Quyên, 2019 Vi phẫu Quyên, 2019 Bột Quyên, 2019 Định tính Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí 304
  3. Minh, 2020 Độ ẩm DĐVN V, phụ lục 9.6; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018 Tro toàn phần DĐVN V, phụ lục 9.7; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018 Tro không tan trong acid DĐVN V, phụ lục 9.8; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018 Tạp chất DĐVN V, phụ lục 12.11; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018 Chất chiết được trong dược DĐVN V, phụ lục 12.10; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, liệu 2018 Định lượng DĐVN V, Định lượng các nhóm chất có trong mẫu nghiên cứu bằng phương pháp cân dựa trên kết quả định tính 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Định tính sơ bộ thành phần hóa học Kết quả định tính (bảng 2) cho thấy trong lá Neem có nhóm hợp chất Alkaloid, Flavonoid, Saponin. Bảng 2: Kết quả định tính các nhóm chất trong lá Neem Kết quả định tính Nhóm Thuốc thử Phản ứng hợp chất Dịch ether Dịch cồn Dịch nước Tủa trắng – vàng TT Mayer - - - nhạt TT Bouchardat Tủa đỏ nâu + + - Alkaloid TT Dragendorff Tủa đỏ cam - - - TT Hager Tủa vàng cam - - - Flavonoid Mg/ HCLđđ DD hồng tới đỏ - + - Nước cất Tạo bọt - + - Saponin Lieberman-Burchard Có vòng nâu tím - + - 3.2. Kết quả trên mẫu thử nghiệm và dự kiến xây dựng TCCS Bảng TCCS lá Neem và kết quả phân tích thực hiện trên mẫu thử nghiệm trình bày trong bảng 3. 305
  4. Bảng 3: TCCS lá Neem và kết quả phân tích Chỉ tiêu Mức chất lượng Kết quả phân tích Kết luận Mô tả Lá chét mỏng và dễ vỡ, hình trứng hoặc hình Dược liệu có đặc Đúng thon, dài 3-10 cm và rộng 1-2,5 cm, cong với điểm như yêu cầu rìa răng cưa; phiến lá không đối xứng, đầu lá (hình 1) nhọn; mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới nâu nhạt với gân giữa và gân bên rõ rệt chạy đến rìa; cả hai bề mặt nhẵn bóng. Cuống lá màu nâu nhạt, thon, dài tới khoảng 30 cm, hình trụ với các đường vân dọc mờ và mang các cặp sẹo xen kẽ nơi gắn với lá chét. Vi phẫu Gân lá: Gân giữa hai mặt lồi, mặt dưới lồi rõ Dược liệu có đặc Đúng hơn, biểu bì trên là một lớp tế bào hình chữ điểm như yêu cầu nhật và gần đều nhau, lớp cutin mỏng có răng (hình 2) cưa rất nhỏ. Tiếp theo là 2-3 lớp mô dày tròn, 4 lớp tế bào mô mềm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình đa giác nằm rải rác trong tế bào mô mềm. Bao quanh bó mạch là vòng tế bào mô cứng không liên tục. Bó mạch xếp thành hai cụm hình lưỡi liềm tạo thành một vòng gần như liên tục, cung libe – gỗ chính cấu tạo cấp 1, gỗ ở trên, libe ở dưới và một cung libe – gỗ nhỏ hơn đảo ngược lại. Phiến lá: Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật không đều nhau, lớp cutin dày. Tế bào biểu bì dưới có hình chữ nhật nằm ngang hơi dẹt hơn tế bào biểu bì trên. Lỗ khí có nhiều ở biểu bì dưới và ít hơn ở biểu bì trên, lỗ khí kiểu dị bào. Lông tiết kiểu chân đơn bào, đầu đa bào. Mô mềm giậu là hai lớp tế bào xếp khít nhau, chiếm gần nửa chiều dày phiến lá ,vách tế bào mỏng chứa lục lạp nhiều ở lớp trên. Mô mềm khuyết gồm những tế bào không đều tạo thành những khuyết to. Một vài tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong mô mềm giậu. Bột Bột màu xanh đậm, mùi nhạt, vị đắng. Dược liệu có đặc Đúng 306
  5. Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu dị bào, bó sợi điểm như yêu cầu dài, mảnh mô mềm tế bào đa giác có tinh thể (hình 3) calci oxalat, mảnh mạch vạch, mạch xoắn, lông tiết chân đơn – đầu đa bào. Định tính Bằng phương pháp hóa học, có sự hiện diện Đúng 3 nhóm hợp chất: Alkaloid: tạo tủa với TT Bouchardat - có tủa Flavonoid: DD màu hồng với TT Mg/ HCLđđ - dd màu hồng Saponin: tạo bọt bền trong 10 phút - bọt bền trong 10 phút Độ ẩm Không quá 12,0 % đối với dược liệu khô 3,93% Đạt Tro toàn Không quá 10,0 % 7,59% Đạt phần Tro không Không quá 2,0% 0,885% Đạt tan trong acid Tạp chất Không quá 2,0 % 1,967% Đạt Chất chiết Không ít hơn 25,0 % tính theo dược liệu khô Trong nước: 26,42% Đạt được trong kiệt Trong cồn: 34,38% dược liệu Định lượng Alkaloid tổng*: không ít hơn 1,0% 2,06% Đạt Saponin tổng*: không ít hơn 10,0% 18,68% Polyphenol tổng*: không ít hơn 5,0% 8.79% *khối lượng tính theo chế phẩm khô kiệt 307
  6. Hình 1: Mô tả dược liệu Hình 3: Bột dược liệu 1. Lỗ khí khổng 2. Mạch vành 3. Mạch xoắn 4,5. Mô mềm 6. Tinh thể calci oxalat Hình 2: Vi phẫu gân và phiến lá Neem 1.Biểu bì; 2. Mô mềm; 3. Phiến lá; 4. Bó libe-gỗ 5. Mô dày Định lượng các hợp chất bằng phương pháp cân Khối lượng Khối Chỉ tiêu Độ ẩm TLTK cân hợp chất lượng cân Hàm lượng (%) định lượng (%) phương pháp trong mẫu (g) mẫu (g) (1) (2) (3) Alkaloid Chuyên luận 0,2003 10,10 3,93 2,06 tổng Trinh nữ hoàng 308
  7. cung (DĐVN V) Chuyên luận Saponin 1,8004 10,10 3,93 18,68 Giảo cổ lam tổng (DĐVN V) Xác định Polyphenol Polyphenol tổng 0,0181 0,214 3,93 8,79 tổng (TCVN 9745- 1:2013) 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã đánh giá thành phần hóa học có trong lá Neem, từ đó bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu gồm các chỉ tiêu mô tả, vi phẫu, bột, định tính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu và định lượng. Kết quả định lượng ba nhóm hợp chất chính với hàm lượng tương ứng là Alkaloid (2,06%), Saponin (18,68%), Polyphenol tổng (8,79%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Biswas, K., I. Chattopadhyay, R. K. Banerjee, U., Bandyopadhyay (2002). Biological Activities and Medicinal Properties of Neem (Azadirachta indica). Current Sciense, Vol. 82, No. 11, pp.1336- 1345. 2. Dược điển Ấn Độ (2018). Ministry of Health & Family Welfare Government of India, pp.3837 3. Dược điển Anh (2016) 4. Dược điển Việt Nam V (2017). Nhà xuất bản y học Hà Nội 5. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu dược liệu (2020). Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh- Bộ môn dược liệu, pp. 27-35. 6. Hai, P.T.K. (2019). Nghiên cứu chiết tách cao Neem từ lá của cây Neem Ấn Độ bằng các hệ dung môi khác nhau và bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong Dược–Mỹ Phẩm–Thuốc bảo vệ thực vật: Đề tài nghiên cứu khoa học 7. Hashmat, I., Azad, H., & Ahmed, A. (2012). Neem (Azadirachta indica A. Juss)-A nature’s drugstore: an overview. International Research Journal of Biological Sciences, 1(6), pp. 76-79 8. Nhi, N.T.Y. (2012). Nghiên cứu thành phần limonoidcủa lá cây neem Azadirachta indica a. Juss trồng ở ninh thuận. Trang 42-138 9. Ompal Singh, Zakia Khanam, Jamal Ahmad (2011). Neem (Azadirachta indica) in Context of Intellectual Property Rights. Recent Research in Science and Technology, volume 3(6), ISSN 2076- 5061, pp. 80-84. 10. Quyên, T.Đ. (2019). Giáo trình thực tập thực vật dược. Trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh-Khoa Dược. 309
  8. 11. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9745-1:2013 (ISO 14502-1:2005) 12. TS. Bình, N.T. (2016). Ảnh hưởng của hợp chất ly trích từ cây Neem sử dụng trong điều trị bệnh trên thủy sản đến chất lượng môi trường nước của ao nuôi. Báo cáo chuyên đề, Trường đại học Thủ Dầu Một, trang. 1-2, pp. 22-25 310
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0