t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ<br />
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA HẠ KHÔ THẢO NAM<br />
(Blumea lacera (Burn.F.) DC)<br />
Trịnh Khánh Linh1; Trần Văn Cường1; Nguyễn Văn Thư2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: định tính thành phần hóa học, định lượng flavonoid toàn phần và đánh giá tác dụng<br />
chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết cây Hạ khô thảo nam (Blumea lacera). Đối tượng và<br />
phương pháp: định tính phân đoạn dịch chiết từ phần trên mặt đất của Hạ khô thảo nam qua một số<br />
nhóm hợp chất hóa học bằng các phản ứng hóa học đặc trưng, định lượng flavonoid toàn phần<br />
bằng phương pháp tạo màu với AlCl3 trong môi trường kiềm-trắc quang, đánh giá tác dụng<br />
chống oxy hóa thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH (2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả và<br />
kết luận: Hạ khô thảo nam có chứa một số nhóm hợp chất như alcaloid, flavonoid, tanin,<br />
saponin, sterol, terpenoid, polysaccharid, carotenoid. Hàm lượng flavonoid toàn phần đạt 13,08<br />
mg/g. Các phân đoạn dịch chiết Hạ khô thảo nam đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, trong đó<br />
phân đoạn BLE có tác dụng tốt nhất.<br />
* Từ khóa: Hạ khô thảo nam; Dọn gốc tự do; Hóa thực vật; Chống oxy hóa.<br />
<br />
Phytochemical Investigation and Antioxidant Activity of Blumea<br />
lacera (Burn.F.) DC<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the phytochemical constituents and to investigate the antioxidant<br />
activity of extracts from aerial part of Blumea lacera. Materials and methods: Crude ethanol<br />
extract from aerial part of B. lacera and its derived fractions were assessed for phytochemical<br />
classes. Total flavonoid content was determined by aluminium chloride colorimetric method.<br />
Antioxidant activity was determined using 2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) free radical<br />
scavenger methods. Results and conclusion: B. lacera is a source of various<br />
phytoconstituents such as alkaloids, flavonoids, tannins, saponin, sterol, carotenoid, polysaccharide<br />
and terpenoids. Total flavonoids in the methanol extract were 13.08 ± 1.23 mg/g quercetin<br />
equivalents. With regards to DPPH experiments, all of the fractions from ethanol extract showed<br />
DPPH free radical scavenging capacity. The highest activity was obtained from the fraction ethyl<br />
acetate with the SC50 value of 18.56 mg/mL.<br />
* Keywords: Blumea lacera; Free radical scavenging; Phytochemical; Antioxidant.<br />
1. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
2. Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Thư (thu_vmmu@hotmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/09/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2018<br />
<br />
5<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hạ khô thảo nam có tên khoa học là<br />
Blumea lacera (Burn.f.) DC., thuộc họ Cúc<br />
(Asteraceae). Theo Đông y, Hạ khô thảo<br />
nam được dùng làm thuốc trị tràng nhạc,<br />
nhọt lở, cầm máu vết thương, băng huyết,<br />
chảy máu cam, tức ngực, ho có đờm,<br />
táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng [1].<br />
Hạ khô thảo nam có nhiều tác dụng sinh<br />
học như gây độc đối với một số dòng tế<br />
bào ung thư (dạ dày, ruột kết, ung thư vú),<br />
kháng bệnh bạch cầu in vitro, ức chế<br />
Herpes virut týp 1 và 2 (HSV1 và HSV2),<br />
kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa,<br />
tiểu đường [3, 4, 5, 6, 7]. Nhiều nghiên<br />
cứu trước đây cho thấy Hạ khô thảo nam<br />
có chứa các nhóm hoạt chất flavonoid,<br />
terpen glycosid, polyphenol, tinh dầu,<br />
terpenoid keton, sterol [8]. Ở Việt Nam,<br />
nguồn nguyên liệu Hạ khô thảo nam rất<br />
dồi dào nhưng nghiên cứu về thành phần<br />
hóa học và hoạt tính sinh học của dược<br />
liệu này vẫn còn hạn chế. Bài báo này<br />
trình bày kết quả nghiên cứu về thành<br />
phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa<br />
của một số phân đoạn dịch chiết cây Hạ<br />
khô thảo nam.<br />
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
Phần trên mặt đất của cây Hạ khô thảo<br />
nam được thu hái năm 2018 tại Sa Pa<br />
(Lào Cai). Mẫu được Viện Sinh thái Tài<br />
nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học<br />
và Công nghệ Việt Nam thẩm định tên<br />
khoa học.<br />
6<br />
<br />
* Hóa chất và dung môi:<br />
Chất chuẩn axít gallic (hàm lượng ≥ 98%)<br />
và thuốc thử folin - ciocalteu (Hãng Sigma<br />
Aldrich). Chất chuẩn quercetin hàm lượng<br />
90,87% (Viện Kiểm nghiệm Thuốc<br />
Trung ương). Các dung môi, hóa chất<br />
trong phòng thí nghiệm: ethanol (EtOH),<br />
methanol (MeOH), ethyl acetat (EtOAc),<br />
dicloromethan (DCM), n-hexan, natri<br />
carbonat, nhôm clorid, axít acetic, natri<br />
acetat (Hãng Merck); axít ascorbic, DPPH<br />
(Hãng Sigma)… đạt tiêu chuẩn tinh khiết<br />
phân tích.<br />
* Thiết bị:<br />
Máy đo hàm ẩm tự động ShimadzuMoc 63U (Nhật Bản); máy đo quang<br />
UV-Vis Biochrom Libra S70 PC (Anh);<br />
cân phân tích Mettler Toledo độ chính xác<br />
0,1 mg (Trung Quốc); máy chiết siêu âm<br />
gia nhiệt Sineo Uwave - 1000 (Trung<br />
Quốc); pipet chính xác, bình định mức<br />
(loại A); cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm<br />
các loại và những dụng cụ, thiết bị khác<br />
đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết:<br />
Cân 1,1 kg bột thô phần trên mặt đất<br />
của cây Hạ khô thảo nam, chiết hồi lưu<br />
3 lần với EtOH 96%, để nguội, lọc, tập<br />
trung dịch lọc, bốc hơi dung môi dưới áp<br />
suất giảm thu được cắn EtOH. Sau đó,<br />
phân tán cắn EtOH trong nước nóng (70oC),<br />
lần lượt lắc với các dung môi có độ phân<br />
cực tăng dần: n-hexan, dicloromethan,<br />
ethyl acetat thu được các phân đoạn dịch<br />
chiết. Các phân đoạn được cất thu hồi<br />
dung môi dưới áp suất giảm, thu được cắn<br />
n-hexan (BLH; 5,2 g), cắn dicloromethan<br />
(BLD; 10,7 g), cắn ethyl acetat (BLE; 8,6 g).<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
Phần dịch nước còn lại cô dưới áp suất<br />
giảm, sấy khô đến cắn (BLW; 17,9 g).<br />
* Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ<br />
bằng phản ứng hóa học đặc trưng:<br />
Tiến hành phản ứng hóa học đặc trưng<br />
theo quy trình về phương pháp nghiên cứu<br />
cây thuốc [2].<br />
* Định lượng flavonoid toàn phần:<br />
<br />
Hàm lượng flavonoid toàn phần được<br />
tính theo công thức sau:<br />
X (mg/g) =<br />
<br />
At - b<br />
m.a.(100 - h)<br />
<br />
× 125<br />
<br />
Trong đó:<br />
X (mg/g): hàm lượng flavonoid toàn<br />
phần ở phần trên mặt đất của Hạ khô<br />
thảo nam.<br />
<br />
Định lượng flavonoid toàn phần theo<br />
phương pháp có biến đổi của Meda và<br />
CS [9].<br />
<br />
At: độ hấp thu ở bước sóng 425 nm<br />
của mẫu thử.<br />
<br />
Dung dịch quercetin chuẩn: pha quercetin<br />
chuẩn trong MeOH:H2O (1:1) có nồng độ<br />
1 mg/ml. Từ chuẩn gốc pha ra thành các<br />
dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ<br />
175, 150, 125, 100 và 75 µg/ml.<br />
<br />
a, b: các hệ số trong phương trình<br />
tuyến tính của chất chuẩn y = ax + b.<br />
<br />
Dung dịch thử: cân chính xác 10,0 g<br />
bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml,<br />
thêm 150 ml dung dịch MeOH:H2O (1:1),<br />
chiết siêu âm ở 50oC trong 60 phút<br />
(150 ml/lần × 3 lần), lọc thu được dịch chiết.<br />
Dịch chiết được cô thu hồi dung môi còn<br />
1/5 thể tích, sau đó thủy phân bằng dung<br />
dịch HCl 20% ở 85oC trong 3 giờ. Dịch đã<br />
thủy phân để nguội, lắc với 15 ml ethylacetat<br />
(15 ml/lần × 3 lần), gộp các dịch chiết cho<br />
vào bình định mức 50 ml và bổ sung dung<br />
môi đến vạch.<br />
Phản ứng tạo màu: hút chính xác 1 ml<br />
dung dịch phân tích (dung dịch chuẩn<br />
hoặc dung dịch thử) cho vào bình định<br />
mức 25 ml, thêm 0,5 ml dung dịch natri<br />
citrat 1%. Thêm tiếp 2,0 ml dung dịch<br />
AlCl3 0,5%. Sau đó, bổ sung dung dịch<br />
axít acetic 5% pha trong methanol đến<br />
vạch. Lắc đều, để yên 45 phút, tiến hành<br />
đo quang ở bước sóng 425 nm.<br />
<br />
m: khối lượng dược liệu (g).<br />
<br />
h: độ ẩm của dược liệu.<br />
* Đánh giá tác dụng chống oxy hóa<br />
của một số phân đoạn dịch chiết Hạ khô<br />
thảo nam thông qua khả năng loại gốc tự<br />
do (GTD) DPPH:<br />
Tiến hành thực nghiệm theo phương<br />
pháp của Yuvaraj và CS (2013) [10] có<br />
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng<br />
thí nghiệm. Mẫu thử là cắn của phân<br />
đoạn dịch chiết được pha trong DMSO<br />
thành dải nồng độ: 90, 45, 9, 1 mg/ml.<br />
DPPH pha trong methanol (100%) ở nồng<br />
độ 0,25 µM. Hút 1 ml mẫu nghiên cứu<br />
đã pha ở các nồng độ vào ống thủy tinh.<br />
Mỗi nồng độ thử chất lặp lại 2 lần. Thêm<br />
1 ml dung dịch DPPH đã chuẩn bị ở trên<br />
vào các ống đã có sẵn mẫu nghiên cứu.<br />
Ống không có mẫu thử, chỉ có 1 ml nước<br />
và 1 ml DPPH làm đối chứng âm. Ủ ở<br />
37oC trong 30 phút. Xác định độ hấp thụ<br />
của dung dịch sau phản ứng tại bước sóng<br />
517 nm trên máy đọc ELISA. Khả năng<br />
trung hòa GTD (Scavenging Activities - SA)<br />
sinh ra từ DPPH của mẫu thử được tính<br />
theo công thức sau:<br />
7<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
(ODđối chứng - ODmẫu thử)<br />
% SA =<br />
<br />
ODđối chứng<br />
<br />
× 100<br />
<br />
Trong đó:<br />
ODđối chứng: độ hấp thụ tại giếng không<br />
chứa chất thử.<br />
ODmẫu<br />
chất thử.<br />
<br />
thử:<br />
<br />
độ hấp thụ tại giếng chứa<br />
<br />
Lập phương trình biểu thị mối tương<br />
quan giữa khả năng chống oxy hóa và<br />
nồng độ chất thử, xác định nồng độ có<br />
khả năng chống oxy hóa bằng 50%. Điểm<br />
nồng độ đó là SC50, giá trị SC50 được xác<br />
định dựa vào phương trình y = ax + b,<br />
trong đó y là khả năng loại bỏ GTD, a và b<br />
là các hệ số trong phương trình y = ax + b.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học.<br />
Bảng 1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ từ phần trên mặt đất cây Hạ khô<br />
thảo nam.<br />
Thứ tự<br />
<br />
Nhóm chất<br />
<br />
1<br />
Alcaloid<br />
<br />
2<br />
Glycosid tim<br />
<br />
3<br />
<br />
Anthranoid<br />
<br />
4<br />
Flavonoid<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Coumarin<br />
Saponin<br />
<br />
7<br />
Tanin<br />
<br />
8<br />
<br />
Phản ứng định tính<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Phản ứng với thuốc thử Mayer<br />
<br />
+<br />
<br />
Phản ứng với thuốc thử Bouchardat<br />
<br />
+<br />
<br />
Phản ứng với thuốc thử Dragendorff<br />
<br />
+<br />
<br />
Phản ứng Liebermann - Burchard<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng Legal<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng Baljet<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng Keller - Kiliani<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng Borntrager<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng Cyanidin<br />
<br />
++<br />
<br />
Phản ứng với kiềm<br />
<br />
++<br />
<br />
Phản ứng với FeCl3 5%<br />
<br />
+++<br />
<br />
Phản ứng đóng mở vòng lacton<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng diazo hóa<br />
<br />
-<br />
<br />
Phản ứng tạo bọt<br />
<br />
++<br />
<br />
Phản ứng với FeCl3 5%<br />
<br />
+++<br />
<br />
Phản ứng với gelatin 1%<br />
<br />
++<br />
<br />
Phản ứng với chì acetat 10%<br />
<br />
++<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Không<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
Có<br />
<br />
8<br />
<br />
Axit hữu cơ<br />
<br />
Phản ứng với Na2CO3<br />
<br />
++<br />
<br />
Có<br />
<br />
9<br />
<br />
Đường khử<br />
<br />
Phản ứng với thuốc thử Fehling<br />
<br />
++<br />
<br />
Có<br />
<br />
10<br />
<br />
Polysaccharid<br />
<br />
Phản ứng với thuốc thử Lugol<br />
<br />
++<br />
<br />
Có<br />
<br />
11<br />
<br />
Chất béo<br />
<br />
Tọa vết mờ trên giấy<br />
<br />
-<br />
<br />
Không<br />
<br />
12<br />
<br />
Sterol<br />
<br />
Phản ứng Liebermann - Burchard<br />
<br />
+<br />
<br />
Có<br />
<br />
13<br />
<br />
Carotenoid<br />
<br />
Phản ứng với H2SO4 đặc<br />
<br />
+<br />
<br />
Có<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
Phần trên mặt đất cây Hạ khô thảo nam có chứa các hợp chất thuộc nhóm alcaloid,<br />
flavonoid, tanin, saponin, sterol, axít hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và đường khử.<br />
Kết quả nghiên cứu phù hợp với các tác giả khác về định tính nhóm hợp chất hữu cơ<br />
trong cây Hạ khô thảo nam. Ahmed và CS (2014) nghiên cứu định tính các nhóm hoạt<br />
chất cho thấy Hạ khô thảo nam có chứa nhóm hợp chất carbohydrat, flavonoid,<br />
alcaloid, terpenoid và steroids ở phân đoạn dịch chiết phân cực [11]. Nghiên cứu của<br />
Pattewar và CS (2012) cũng chứng minh sự có mặt của tanin, alcaloid, saponin,<br />
anthraquinone glycosid, steroid, flavonoid, phenolic và terpenoid từ dịch chiết nước<br />
của Hạ khô thảo nam [12]. Ngoài ra, Tiwari và CS (2012) cũng báo cáo sự có mặt của<br />
các hợp chất steroid, terpenoid, alcaloid, saponin, nhưng không có mặt của nhóm hợp<br />
chất tanin và phenolic [13].<br />
2. Định lượng flavonoid toàn phần.<br />
* Kết quả xây dựng đường chuẩn:<br />
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn quercetin (75 - 150 µg/ml). Thực hiện phản ứng tạo<br />
màu với các thuốc thử. Sau khi ổn định màu, đo quang phổ UV-VIS ở bước sóng 425 nm,<br />
đánh giá sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang với nồng độ dung dịch.<br />
Bảng 2: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ dung dịch quercetin chuẩn.<br />
Thứ tự<br />
<br />
Nồng độ<br />
(µg/ml)<br />
<br />
Độ hấp<br />
thụ<br />
<br />
1<br />
<br />
75<br />
<br />
0,223<br />
<br />
2<br />
<br />
100<br />
<br />
0,328<br />
<br />
3<br />
<br />
125<br />
<br />
0,393<br />
<br />
4<br />
<br />
150<br />
<br />
0,464<br />
<br />
5<br />
<br />
175<br />
<br />
0,563<br />
<br />
Đường chuẩn<br />
2<br />
<br />
R<br />
<br />
Y = 0,0033X - 0,0138<br />
0,9929<br />
<br />
Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ dung dịch quercetin chuẩn.<br />
9<br />
<br />