intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam" trình bày về quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam, đánh giá một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 79 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM ThS Trần Thị Mơ* TÓM TẮT Thuật ngữ “Kinh tế số” (digital economy) được dùng khá lâu trước khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của CMCN 4.0, xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số thực sự xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bởi “cốt lõi” của CMCN 4.0 chính là chuyển đổi số, với sự tích hợp của số hóa, kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện rõ quyết tâm, định hướng và nỗ lực hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bài viết trình bày về quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Từ khoá: Kinh tế số, phát triển kinh tế số Việt Nam 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới đang biến đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào rất nhiều mặt của đời sống xã hội với đặc trưng quan trọng nhất là “số hóa” và xử lý dữ liệu thông minh, làm thay đổi sâu sắc mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực được sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi các hoạt động trên không gian số, giúp thế giới trở nên ngày một hiệu quả và thông minh hơn. Những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 đang làm thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế và xã hội như sở hữu, qui mô sản xuất, các khâu trung gian, tầm quan trọng tương đối của các loại nguồn lực. Một nền kinh tế dựa trên nền tảng số đã dần dần hình thành trên thế giới và trở thành nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Nền kinh tế số là cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển để thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước. Việt Nam đang ở thời điểm cần có sự đột phá để tăng trưởng nhanh và bền vững. Với quy mô dân số trên 100 triệu người và lượng người dùng internet đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng viễn thông và internet rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số. Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh Khoa Thuế - Hải quan, Trường Đại học Tài chính – Marketing *
  2. 80 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC tế số nhanh nhất trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí thứ 22 về phát triển số hóa1. Đây là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực ban đầu của Việt Nam trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Cùng với việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường hiện đại, việc tiếp tục nhận diện bản chất của kinh tế số, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế số phát triển là một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. 2. Một số vấn đề lý luận về kinh tế số 2.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế số * Khái niệm Có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Kinh tế số cũng được gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tế mới (new economy) hay kinh tế mạng (web economy). R.Bukht và R.Heeks đề xuất khung khái niệm kinh tế số ba phạm vi là kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy, hay là kinh tế số hóa). Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn CNTT-TT. Kinh tế số bổ sung dịch vụ số (Digital Services) và kinh tế nền tàng (platform economy) vào kinh tế số lõi. Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gói một bộ phận của kinh tế chia sẻ (sharing economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig economy). Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, v.v… Ở Việt Nam, theo báo cáo của Data61, nền kinh tế số bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Kinh tế số cũng gắn liền với quá trình số hóa. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, số hóa là: “quá trình ứng dụng hàng loạt các công nghệ thông tin mới trong các mô hình kinh doanh và sản phẩm đang chuyển đổi nền kinh tế và các tương tác xã hội”. 1 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh-nghiep-viet-nam- trong-boi-canh-chuyen-doi-so-348295.html
  3. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 81 * Vai trò của kinh tế số Kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong sự thuận lợi trong kinh doanh của nhà sản xuất, người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: – Kinh tế số có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Kinh tế số được xác định là một trong những trụ cột quan trọng và có vai trò tất yếu đối với tăng trưởng kinh tế, tạo bước đột phá cho các quốc gia. Sự phát triển của kinh tế số đã và đang thay đổi các nền kinh tế trên toàn cầu nhanh chóng. Nhờ những nỗ lực khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia, quy mô kinh tế số của Việt Nam đạt 14 tỷ USD (năm 2020), đóng góp 5% GDP và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số (sau Indonesia). Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số lớn nhất trong khu vực, đạt 4% GDP; đứng thứ 2 là Singapore 3,2% GDP; Indonesia 2,9% GDP; Thái Lan và Malaysia 2,7% GDP; Philippines 1,6% GDP (năm 2020). Đối với quy mô nền kinh tế số, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực, đạt giá trị 9 tỷ USD (sau Indonesia và Thái Lan)2. – Kinh tế số góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo sự năng động cho thị trường thương mại điện tử Thương mại điện tử chính là nhân tố thúc đẩy các con số ấn tượng, nơi các thị trường trong nước như Tiki cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như Lazada và Shopee. Những điều này đã tạo và mở ra cơ hội cho mọi người tham gia và hưởng ứng nền kinh tế số để kinh doanh và phát triển. Niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam cũng được tăng cao, nền kinh tế được tài trợ nhiều thứ 3 trong khu vực sau Indonesia và Singapore. Trong những năm gần đây, nền kinh tế số của Việt Nam đã thu hút được gần 1 tỷ đô la tài trợ. – Phát triển kinh tế số nhằm thích ứng với những thay đổi của thế giới trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ do sự tiến bộ của các nền tảng như AI, Big Data, IoT, v.v…và kinh tế số cũng thúc đẩy sự tác động của làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới 1 quốc gia. – Kinh tế số ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường lao động Sức lao động của con người đã và đang dần dần được thay thế bởi máy móc. Lao động giá rẻ không còn là lợi thế của quốc gia khi công nghệ ngày càng tiên tiến. Thế giới chứng kiến sự bứt phá của hàng loạt các công nghệ mới, làm cho không gian hoặc thời gian lao động tạo ra sản phẩm giảm đi đáng kể. Ngoài ra, kinh tế số còn làm xuất hiện thêm nhiều các ngành nghề mới, tạo việc làm cho người lao động, giúp Nhà nước giảm đi gánh nặng trong vấn đề giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp. 2 https://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-trong-boi-canh- Covid-19.htm
  4. 82 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC – Phát triển kinh tế số nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế - chính trị trong thời kì mới Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã và đang làm cho nền kinh tế của thế giới có nhiều sự thay đổi và chuyển biến rõ rệt. Các giao dịch, thông tin hàng hóa, dịch vụ, v.v… đều được nhanh chóng thực hiện. Nếu không phát triển kinh tế số, Việt Nam sẽ khó có thể mở rộng thị trường cũng như bắt kịp thông tin của thị trường thế giới. Vấn đề an ninh mạng, an toàn thông tin quốc gia cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ từ sự phát triển của kinh tế số trên thế giới. Do vậy, phát triển kinh tế số cũng là cách để tạo động lực cho các dịch vụ bảo mật thông tin, an ninh mạng, v.v… Nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế số cũng chính là tạo cơ sở cho sự chuẩn bị về mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng trong bối cảnh mới – Kinh tế số mang lại sự thuận lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng: Kinh tế số sẽ giúp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng nhanh chóng có thể tiếp cận được với nhau. Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp có thể được nâng cao do sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Hơn nữa, các chi phí vận hành tổ chức và sản xuất của nhà sản xuất cũng như doanh nghiệp cũng sẽ được giảm đi đáng kể với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, v.v… Người tiêu dùng cũng sẽ có nhiều kênh mua hàng cũng như sự lựa chọn ngày càng trở nên đa dạng và thuận tiện. 2.2. Thể chế, chính sách và chương trình hành động của Việt Nam về phát triển kinh tế số Trong những năm gần đây, Việt Nam thường xuyên có các Chiến lược, Kế hoạch tổng thể và Sáng kiến liên quan đến phát triển kinh tế số có thể kể đến như: Chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) đến 2010, định hướng tới 2020; Kế hoạch tổng thể về ngành điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch phát triển an ninh CNTT trong năm 2020; Chương trình mục tiêu phát triển CNTT năm 2020, tầm nhìn đến 2025; Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng tần đến năm 2020; Chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025; Chiến lược phát triển CNTT & TT đến năm 2010, định hướng 2020. Việt Nam cũng liên tục cập nhật về các văn bản pháp lý liên quan đến nền kinh tế số. Việc tạo ra 1 hệ thống pháp lý rõ ràng về công nghệ thông tin, thương mại điện tử, v.v… là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, giúp cho nhà đầu tư có thể yên tâm tham gia và đầu tư mạnh mẽ.
  5. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 83 Bảng 1. Một số luật liên quan tới kinh tế số từ 2005-2021 Năm Luật Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 2005 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) 2006 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 2008 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 2009 Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23/11/2009 2015 Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015 2017 Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19/06/2017 2018 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/06/2018 Nguồn: Tác giả tổng hợp Trước những rủi ro về quyền riêng tư cá nhân, rủi ro trong kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử, bảo mật doanh nghiệp, bí mật quốc gia, Nhà nước cần có những Luật, chính sách đúng đắn và phù hợp để có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro do kinh tế số mang lại cũng như tạo ra sự thuận lợi để phát triển kinh tế số. Các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách và biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua 9 nguyên tắc APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation) đưa ra do Bộ Công thương chủ trì dịch Bên cạnh đó, internet là xuyên quốc gia, không biên giới, vì vậy các vấn đề về nguồn thuế thu được từ các hình thức kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử cần được quản lý một cách chặt chẽ. Nhà nước sẽ cần có các chính sách bảo hộ quyền lợi cho người lao động khi 1 số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số không có trụ sở tại Việt Nam nhưng lại kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, các vấn đề về bản quyền, tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử buộc Nhà nước sẽ phải có một khung pháp lý vững chắc để có thể bảo vệ và giải quyết các vấn đề của người dân. Bảng 2. Các văn bản dưới luật về kinh tế số của Việt Nam từ 2007-2021 Năm Văn bản dưới luật 2007 35/2007/NĐ-CP; 27/2007/NĐ-CP về ngân hàng điện tử & tài chính điện tử 2008 97/2008/NĐ-CP về dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet 418/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2012 2011 – 2020, tập trung phát triển công nghệ số 154/2013/NĐ-CP về Khu công nghiệp thông tin tập trung 52/2013/NĐ-CP về 2013 Thương mại điện tử 1563/2017/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về phát triển thương mại 2017 điện tử giai đoạn 2016-2020
  6. 84 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Năm Văn bản dưới luật 02/2019/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, hướng đến năm 2021; xây dựng đề án Trung tâm Đổi mới 2019 sáng tạo Quốc gia; đề xuất giải pháp để làm chủ các công nghệ 4.0, đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo; và triển khai đề án “Tri thức Việt số hóa” và đẩy mạnh thanh toán điện tử Nguồn: Tác giả tổng hợp Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, hầu hết các tỉnh/thành phố trong cả nước ban hành kế hoạch phát triển TMĐT. 3. Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam 3.1. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và doanh thu từ hoạt động CNTT Qua nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế số ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020, có thể thấy rằng kinh tế số ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nhất định. Việt Nam đã và đang có những chủ trương, chính sách và thông qua các văn bản luật nhằm phát triển kinh tế số phù hợp với điều kiện chung của cả nước cũng như hội nhập quốc tế. Những chính sách, chương trình hành động bước đầu cho thấy đạt được kết quả tốt, giành được mục tiêu và kết quả đề ra. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT từ 2016-2020 tăng mạnh do các chính sách, chương trình hành động từ phía Nhà nước có hiệu quả, giúp cho hoạt động của kinh tế số trở nên sôi động, tạo ra 1 thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CNTT Doanh nghiệp phần cứng, điện tử Doanh nghiệp phần mềm Doanh nghiệp nội dung số Doanh nghiệp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) 20936 20366 19074 13544 12423 12338 11496 10,965 8883 7433 5929 5365 4730 4188 4001 3982 3651 3404 3202 2700 2016 2017 2018 2019 2020 Biểu đồ 1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT từ 2016-2020 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông 2021
  7. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 85 Các chính sách phù hợp đã và đang tạo ra những niềm tin từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp CNTT là: Bảng 3. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp CNTT Đơn vị Chỉ tiêu 2018 2019 2020 tính Tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công Triệu 591,77 3.566,25 1.498,3 nghiệp CNTT USD Tổng số dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công Dự án 248 568 243 nghiệp CNTT Tổng số nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp CNTT Nước 42 42 41 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Cùng với đó là sự gia tăng về kim ngạch, nhập khẩu CNTT trong khoảng từ năm 2016 đến năm 2020. Bảng 4. Tình hình xuất, nhập khẩu CNTT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT 60.889 78.971 89.188 97.405 106.078 Kim ngạch xuất khẩu phần mềm 2.491 3.301 3.743 4.406 4.643 Kim ngạch xuất khẩu nội dung số 661 734 771 705 710 Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, máy tính, 57.737 74.936 84.674 87.294 95.760 điện tử Kim ngạch nhập khẩu phần cứng, điện tử 38.738 52.138 51.182 65.958 80.616 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2021 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ sinh thái và thái nguyên số đang dần được nâng cấp và cải thiện, đáp ứng nhu cầu của xã hội Cơ sở hạ tầng CNTT – TT, viễn thông đang ngày càng được cải thiện hơn với sự đầu tư của cả Nhà nước và những doanh nghiệp tư nhân. Tốc độ internet nhanh hơn, ổn định hơn. Các khoa học công nghệ đang dần vươn lên đi đầu và sánh với quốc tế, đặc biệt là công nghệ 5G. Số lượng trang thông tin, điện tử và mạng xã hội ngày càng tăng làm cho hệ sinh thái số ngày càng đa dạng.
  8. 86 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bảng 5. Số lượng trang thông tin điện tử và mạng xã hội Đơn vị Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 tính Số trang thông tin điện tử tổng hợp của Trang 172 166 189 175 184 cơ quan báo chí Số trang thông tin điện tử tổng hợp đã được cấp phép của cơ quan, doanh Trang 1.323 1.384 1.349 1.587 1.716 nghiệp, tổ chức không phải là cơ quan báo chí Mạng Số trang mạng xã hội đã được cấp phép 240 401 493 614 755 xã hội Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Mức độ tham gia chuyển đổi số của Việt Nam xếp thứ 70, ở mức cao với 70,93% theo 3 giai đoạn lần lượt là 77,78%; 57,14%; 63,64%. Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet (11/2021), chiếm 70,3% dân số (theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam), tốc độ Internet Việt Nam cũng tăng rõ rệt thời gian qua, đặc biệt ở loại hình băng rộng cố định - phần lớn là cáp quang. Tốc độ Internet tại Việt Nam được đánh giá ở mức tốt so với thế giới, khi tốc độ download của Internet cố định và di động trung bình trên thế giới trong tháng 11/2021 lần lượt là là 58 Mb/giây và 29,06 Mb/giây. ở hai loại hình kết nối này, Việt Nam đang xếp lần lượt thứ 42 và 48 trên thế giới, tăng hạng so với vị trí 50 và 53 hồi tháng 1. Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, Internet Việt Nam đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và cao hơn các quốc gia còn lại3. Các doanh nghiệp đã và đang chú trọng hơn đến việc quảng bá hình ảnh của mình trên các website cũng như các diễn đàn, mạng xã hội. Tỉ lệ doanh nghiệp có website của Việt Nam tính đến năm 2018 là 44%. Cùng với đó là các doanh nghiệp đều sử dụng kê khai thuế điện tử hoặc làm thủ tục hải quan điện tử với tỉ lệ trên 90%, sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí của doanh nghiệp. Bảng 6. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ doanh nghiệp có website 45 43 44 42 42 Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử 99,64 99,94 99,83 99,90 99,8 Tỷ lệ doanh nghiệp làm thủ tục hải quan 95,31 99,96 99,96 99,54 99,7 điện tử Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2021 3 https://vnexpress.net/internet-viet-nam-dang-o-dau-so-voi-the-gioi-4405005.html
  9. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 87 Lượng doanh thu từ CNTT & TT theo lĩnh vực của Việt Nam tăng khá cao trong những năm gần đây. Có thể thấy rằng, năm 2020 là năm các doanh nghiệp CNTT & TT Việt Nam có bước đột phá về mặt doanh thu trên hầu hết các lĩnh vực. Điều này có thể giải thích do sự tác động tích cực của các chính sách cũng như sự thích nghi nhanh chóng của người dân và doanh nghiệp vào nền kinh tế số. Và cũng trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp trong ngành CNTT ở Việt Nam tăng cao nhất trong giai đoạn từ 2016 đến năm 2020. Số lượng doanh nghiệp trong ngành CNTT ở giai đoạn này tăng cao do hiệu quả từ các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số. Bên cạnh đó, trước bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, hàng loạt các công nghệ mới ra đời, tác động trực tiếp tới tinh thần khởi nghiệp như in 3D, trí tuệ nhân tạo, v.v… Bảng 7. Doanh thu các doanh nghiệp CNTT Đơn vị: Triệu USD 2016 2017 2018 2019 2020 Phần cứng 58.838 81.582 91.516 100.338 111.034 Phần mềm 3.038 3.779 4.447 4.932 5.439 Nội dung số 739 799 825 851 888 Dịch vụ 5.078 5.432 6.185 6.445 7.318 Tổng doanh thu 67.693 91.592 102.973 112.566 124.678 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021 Doanh thu và các mặt hàng trên thị trường thương mại điện tử ngày càng tăng. Đặc biệt, các mặt hàng ngày càng đa dạng, doanh thu của 1 số doanh nghiệp chủ yếu đến từ thị trường thương mại điện tử. Kinh tế số kéo theo một số vấn đề xã hội được giải quyết như tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mở rộng doanh thu cho doanh nghiệp. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển để phù hợp với xu hướng. Truyền thông trực tuyến của Việt Nam cũng đã đạt 2,2 tỷ đô la vào năm 2018.
  10. 88 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 3.2. Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 2016 2017 2018 2019 2020 57952 38376 37206 36829 36444 29124 28462 26734 25753 20810 19958 13559 12700 10,872 10308 5092 3311 1,378 2749 2209 1100 981 859 852 762 700 662 564 562 278 SỐ LƯỢNG DV SỐ LƯỢNG DV TỔNG SỐ DV TỔNG SỐ DV TỔNG SỐ DV TỔNG SỐ DV CÔNG TRỰC CÔNG TRỰC CÔNG TRỰC CÔNG TRỰC CÔNG TRỰC CÔNG TRỰC TUYẾN ĐƯỢC TUYẾN ĐƯỢC TUYẾN TẠI BỘ, TUYẾN TẠI BỘ, TUYẾN TẠI TUYẾN TẠI CUNG CẤP CẢ CUNG CẤP CẢ CƠ QUANG CƠ QUANG CÁC TỈNH, CÁC TỈNH, NƯỚC - MỨC 3 NƯỚC - MỨC 4 NGANG BỘ, CƠ NGANG BỘ, CƠ THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ QUANG THUỘC QUANG THUỘC TRỰC THUỘC TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ - CHÍNH PHỦ - TRUNG ƯƠNG TRUNG ƯƠNG MỨC 3 MỨC 4 - MỨC 3 - MỨC 4 Biểu đồ 2. Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021 Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam trong những năm gần đây tăng khá cao. Trong những năm gần đây, chính phủ đã và đang cố gắng phát triển và kiến tạo 1 chính phủ số, nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà, tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp. Trong năm 2020, một số dịch vụ công trực tuyến có số lượng sử dụng nhiều trong xã hội là: Bảng 8. Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến có số lượng sử dụng nhiều trong xã hội của Việt Nam năm 2020 Đơn vị: hồ sơ Chỉ tiêu 2020 Thanh toán giá trị thấp (Ngân hàng Nhà nước) 126.091.711 Thanh toán giá trị cao (Ngân hàng Nhà nước) 20.600.522 Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ 42.354.057 bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế (Bảo 37.161.668 hiểm xã hội Việt Nam) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, 4.131.161 quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp chế xuất (Bộ Tài chính) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi (Bộ Công thương) 1.201.412 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2021
  11. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 89 Theo báo cáo của UN, Việt Nam trong năm 2020 có chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở mức cao, thuộc nhóm H3, xếp hạng 86 rong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng hai bậc so với năm 2018, với 0,6667 điểm, chỉ số dịch vụ trực tuyến là 0,6529, viễn thông và cơ sở hạ tầng là 0,6694. Cùng với đó chỉ số dịch vụ trực tuyến địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 42 trên cấp độ 100 thành phố4. Bảng 9. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) của Việt Nam Năm Vị trí Việt Nam trong xếp hạng EGDI 2020 86 2018 88 2016 89 2014 99 Nguồn:Tác giả tổng hợp Để xây dựng 1 chính phủ điện tử, Việt Nam đã và đang dần nâng cấp về hạ tầng CNTT trong cơ quan Nhà nước một cách triệt để và hiệu quả. Trong suốt khoảng thời gian từ 2016- 2019, hầu hết tỷ lệ của các tiêu chí đánh giá đều khá cao với khoảng xấp xỉ 90% trở lên. Bảng 10. Hạ tầng ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước Đơn vị tính: % TT CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020 1 Tỷ lệ máy vi tính trên tổng số cán bộ, công chức Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 87,94 96,13 98,77* 100 100 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 95,26 92,71 94,58 100 100 2 Tỷ lệ máy tính có kết nối Internet Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 94,49 - 98,24* 98,26 100 UBND, thành phố trực thuộc trung ương 97,22 - 99,24 99,63 99,73 3 Tỷ lệ các cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin điện tử Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 100 100 100 100 100 UBND, thành phố trực thuộc trung ương 100 100 100 100 100 4 Tỷ lệ đơn vị chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 100 100 100 100 100 UBND, thành phố trực thuộc trung ương 100 100 100 100 100 5 Tỷ lệ cơ quan nhà nước có mạng nội bộ (LAN, Intranet, Extranet) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 100 100 100 100 100 UBND, thành phố trực thuộc trung ương 100 100 100 100 100 https://smedx.vn/tin-tuc/quoc-gia-so/chinh-phu-so-tai-viet-nam-va-kinh-nghiem-quoc-te-ve-xay- 4 dung-chinh-phu-so-quoc-gia-thong-minh
  12. 90 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC TT CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020 6 Tỷ lệ cơ quan nhà nước có mạng diện rộng (WAN) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 93,33 92,86 93,10 95,66 100 UBND, thành phố trực thuộc trung ương 77,78 79,37 85,71 88,02 81,96 Ghi chú: “*” không tính Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2020, 2021 3.3. Thị trường thương mại điện tử Các doanh nghiệp đã và đang chú trọng hơn đến thị trường thương mại điện tử. Đây là thị trường năng động cùng với đó là sự thuận lợi dành cho cả người mua và người bán. Tính đến năm 2018, số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát có kinh doanh trên mạng xã hội là 36%, tăng 8% so với năm 2015 và tăng đều từ 2015 đến 2018. Đây là tín hiệu đáng mừng do sự thích nghi của các doanh nghiệp khi tiến đến các kênh mua bán hàng online do xu thế này ngày càng phát triển. Hầu hết, người dân sẽ có tâm lý tìm hiểu trước về sản phẩm mà mình định mua trước khi đến cửa hàng nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, do vậy các doanh nghiệp đã triển khai và đẩy mạnh việc quảng cáo cũng như bán hàng qua mạng. Người dân đã sẵn sàng và chấp nhận tham gia thị trường thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến thay vì hình thức mua sắm trực tiếp truyền thống. Lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 39,9% vào năm 2018, tăng 9,6% so với năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của kinh tế số so sự hài lòng của người dân khi thực hiện mua sắm trực tuyến ngày càng tăng. Thanh toán sử dụng tiền mặt giảm đáng kể từ 60% năm 2020 xuống chỉ còn 42% vào năm 2021. An toàn, quyền riêng tư và phí dịch vụ là ba mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi xem xét các các loại hình thanh toán. Trong năm 20215, người Việt Nam dành phần lớn thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, xem video, mua sắm trực tuyến và gửi thư điện tử (email) vì 72% thời gian của họ là ở nhà thay vì ra ngoài 3.4. Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin của các tỉnh thành là khá cao. Việt Nam đã cải thiện được trình độ của nguồn lao động trong ngành CNTT – TT để phát triển kinh tế số; lực lượng lao động có đủ trình độ và có thể sẵn sàng đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước. Khả năng tự học của học sinh (lực lượng lao động kế cận) cũng gia tăng do sự phát triển từ nền tảng các dịch vụ học trực tuyến. Tính đến 2020, số lượng lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam là 1.081268 người. https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-hua-hen-tang-truong-an-tu- 5 ong/756335.vnp
  13. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 91 Bảng 11. Số lượng lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam Đơn vị: người CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020 Số lao động công nghiệp phần cứng, 568.288 678.917 717.955 760.097 842.458 điện tử Số lao động công nghiệp phần mềm 97.387 112.004 127.366 143.149 149.072 Số lao động công nghiệp nội dung số 46.647 55.908 51.952 42.479 34.377 Số lao động dịch vụ CNTT (trừ buôn 68.605 75.692 76.419 59.481 55.361 bán, phân phối) Tổng số lao động 780.926 922.521 973.692 1.005.206 1.081.268 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021 Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 250 cơ sở đào tạo ngành công nghệ thông tin – truyền thông bậc Đại học và Cao đẳng với 158 trường đại học, 442 trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề. 1 số cơ sở đào tạo cung cấp 1 nguồn lớn nhân lực ngành CNTT chất lượng cao có thể kể đến như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, v.v… cùng với đó là hàng loạt các học viện, trung tâm đào tạo tại khắp các tỉnh thành. Bảng 12. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT – TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tổng số trường đại học có đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông, 149 158 158 và an toàn thông tin mạng Tổng số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo 412 442 442 CNTT, điện tử, viễn thông, và an toàn thông tin mạng Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học ngành CNTT, điện tử, 51,114 68,435 82.085 viễn thông, và an toàn thông tin mạng Tỷ lệ thực tế tuyển sinh đại học về CNTT, điện tử, viễn thông, 82% 82% 84% và an toàn thông tin mạng Tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng nghề, trung cấp nghề ngành CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin mạng/ Tổng 12.53% 9,54% 7,7% chỉ tiêu tuyển sinh Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021 Bên cạnh các viện như Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDiT, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI), Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam thì còn rất nhiều các viện nghiên cứu khác trực thuộc các trường đại học, học viện. Nhìn chung, Việt Nam có đầy đủ các cơ sở giáo dục,
  14. 92 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của thị trường cũng như phát triển kinh tế số. Thu nhập trung bình của lao động trong lĩnh vực CNTT ngày càng dần cải thiện, hấp dẫn và thu hút nhân lực tham gia vào nhóm nghề CNTT. Bảng 13. Thu nhập bình quân của lao động công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông Đơn vị tính: USD/người/năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Thu nhập bình quân 1 lao động trong lĩnh vực 3.866 4.452 5.392 5.336 4.824 phần cứng, điện tử Thu nhập bình quân 1 lao động trong lĩnh vực 6.849 7.570 8.578 9.642 9.419 phần mềm Thu nhập bình quân 1 lao động trong lĩnh vực 6.189 6.737 7.696 7.820 7.201 phần nội dung số Thu nhập bình quân 1 lao động trong lĩnh vực 5.609 5.909 6.932 7.155 5.537 dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông 2021 Về hạ tầng công nghệ thông tin, trong tương quan so sánh với các quốc gia khác trên thế giới, tốc độ tải trung bình của Việt Nam là 6,7Mbps, xếp hạng 75 trên tổng số 200 quốc gia. Năm 2016, Chỉ số Internet toàn diện xếp thứ 43/86 quốc gia và số hộ gia đình có một máy tính (% số hộ gia đình) là 20,5%, chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Việt Nam xếp hạng khá thấp với vị trí 101/193 quốc gia và chỉ số phát triển CNTT&TT xếp thứ 108 trên tổng số 176 quốc gia vào năm 2017. Đến năm 2020 chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Việt Nam đã có 1 bước tiến vượt bậc. Liên minh Viễn thông Quốc tế vừa công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020. Theo đó, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN. Về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, sự phát triển của các tỉnh thành còn chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng số tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, bao phủ mạng viễn thông và internet dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
  15. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 93 Bảng 14. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 2G, 3G, 4G Đơn vị tính: % Đơn vị TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 tính 1 Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 2G,3 G, 4G % 99,5 99,7 99,8 99,8 2 Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 2G,3 G, 4G % 98 99,7 99,8 99,8 3 Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 2G,3 G, 4G % 95 95,3 97 99,5 Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Với chi phí hàng triệu USD, nhiều thành phố tại Việt Nam đã có nhiều điểm phát sóng và truy cập wifi miễn phí cho người dân với tốc độ truy cập Internet tối thiểu là 256Kbps. 4. Một số giải pháp cho phát triển kinh tế số tại Việt Nam Giải pháp về thể chế, chính sách, chương trình hành động Hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật và chính sách để tạo một môi trường thể chế thuận lợi phát triển kinh tế số. Chính phủ cần đặc biệt coi trọng việc tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách, chương trình hành động nhằm mở rộng tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế số. Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Luật liên quan đến sự phát triển của kinh tế số; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ phù hợp. Đồng thời làm tốt việc hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi để Luật ngày một phù hợp hơn với điều kiện thực tế của thị trường lao động cũng như hội nhập kinh tế quốc tế Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển và mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh, tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực số. Giải pháp nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ sinh thái và tài nguyên số Hạ tầng kết nổi cần được đầu tư hơn nữa thông qua việc Nhà nước thực hiện hiệu quả các chương trình hành động quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin, v.v… Bên cạnh đó, liên tục cập nhật và bắt kịp công nghệ mới của các quốc gia đi trước. Hiện nay, công nghệ 5G được coi là hạ tầng của hạ tầng, góp phần vào sự phát triển của kinh tế số nên cần nhanh chóng hoàn thiện và phát triển. Giảm sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng công nghệ lớn, giữa nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, hạ tầng logistics cũng cần được chú trọng đầu tư thông qua việc cải tạo hệ thống GTVT toàn quốc, bảo đảo sự
  16. 94 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC thông suốt giữa các tỉnh trong cả nước. Hạ tầng thanh toán và hạ tầng chứng thực cần được cải thiện phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người sản xuất và người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống an ninh mạng chặt chẽ, yêu cầu các công ty đầu tư về thương mại điện tử, mạng xã hội đặt máy chủ tại Việt Nam để có thể dễ dàng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ưu tiên hơn nữa cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo quốc gia. Đẩy mạnh hơn nữa tinh thần học tập và năng lực ứng dụng công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong tất cả các doanh nghiệp. Nâng cao các chất lượng nghiên cứu và phát triển của Việt Nam, cải thiện năng suất nghiên cứu. Đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới doanh nghiệp kinh tế số. Chính phủ đề ra các chính sách đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đấu thầu, tìm kiếm thị trường, ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và dịch vụ nhằm đảm bảo chỉ những doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước ta mới được tham gia vào các hoạt động của kinh tế số. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiếp cận thị trường trong nước vào quốc tế, tạo đầu ra cho các sản phẩn của kinh tế số. Xây dựng thương hiệu hàng hoá, tạo ra một số mặt hàng công nghệ xuất khẩu chủ lực mà tỉnh có ưu thế và có sức cạnh tranh trên thị trường như: dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin mạng, 5G, v.v… Ưu tiên hiện đại hóa chính phủ. Từ đó có thể nhập khẩu công nghệ, phương pháp và những mô hình mới cho nền kinh tế. Cần xây dựng và phát triển chính phủ điện tử với công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại cho phép xử lý các thông tin nhanh chóng và chính xác. Cải cách hành chính đáp ứng các quy trình – thủ tục minh bạch của các dịch vụ công điện tử. Điều này có nghĩa là chuẩn hóa các quy trình hành chính, quy trình cung cấp dịch vụ công và thanh toán trực tuyến phí dịch vụ. Xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính minh bạch của các dịch vụ công trực tuyến từ. Đảm bảo hạ tầng về công nghệ thông tin – truyền thông và xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp các dịch vụ công điện tử. Xây dựng, định hình và phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện cho tài nguyên số phát triển. Giải pháp cho điều kiện nguồn nhân lực Để có thể nâng cao quy mô cũng chất lượng nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư vào các trường và có đủ đội ngũ giảng viên, chuyên gia có đủ khả năng giảng dạy các ngành, nghề mới trong xu hướng phát triển của kinh tế số, đào tạo ra các lực lượng lao động kế cận. Ngoài ra, có những giải pháp thu hút chuyên gia, lao động lành nghề trong các lĩnh vực thuộc kinh tế số.
  17. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 95 Cần có những chính sách giáo dục đổi mới và cởi mở hơn, từ đó giúp cho người học có khả năng sáng tạo hơn. Chương trình hướng nghiệp và đưa ra các thông tin dự báo về thị trường lao động cần tổ chức sớm để lao động tương lai có những tiếp cận sớm và bắt kịp xu hướng số Đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn với nhà trường, học viện và sinh viên các ngành liên quan trực tiếp đến kinh tế số. Tăng cường đào tạo kĩ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân. Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là bậc Đại học và các ngành nghề liên quan trực tiếp đến kinh tế số. Các doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến việc thường xuyên nâng cao chất lượng cũng như tập huấn kĩ năng cho các nhân lực chuyên trách trong lĩnh vực số cũng như tuyển dụng 5. Kết luận Trong thời gian qua, kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Internet đã trở thành một phần thiết yếu của các ngành thương mại dịch vụ như ngân hàng, giao thông, y tế…, ước tính mức độ đóng góp của Internet là khoảng 2-3% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng đến 40-50% GDP trong tương lai. Trong hệ sinh thái số ở Việt Nam, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Trong đó, thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường, hiện ở mức 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là sự mất cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền; xuất hiện những đối tượng yếu thế ở vùng sâu vùng xa, khó khăn trong tiếp cận kinh tế số; những vấn đề về mặt pháp lý, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng; nhận thức, thói quen và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa “thực sự sẵn sàng” cho nền kinh tế số.  Tài liệu tham khảo Bộ Công thương (2019). Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019. https://idea.gov.vn/default. aspx?page=document&p=1 Bộ Công thương (2020). Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020. https://idea.gov.vn/default. aspx?page=document&p=1 Bộ Công thương (2021). Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021. https://idea.gov.vn/default. aspx?page=document&p=1 Bộ Thông tin và Truyền thông (2020). Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2020. https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/102360/Sach-Trang-Cong-nghe- thong-tin-va-Truyen-thong.html
  18. 96 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bộ Thông tin và Truyền thông (2021). Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2021. https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/102360/Sach-Trang-Cong-nghe- thong-tin-va-Truyen-thong.html Bùi Kim Thanh (2021). Phát triển kinh tế số ở Việt Nam. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua- dang-vao-cuoc-song/phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-134586 Đàm Thị Hiền (2021). Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: Thách thức và gợi ý giải pháp. Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 6, 2021. Ngô Tuấn Anh, Nguyễn Phạm Anh (2022). Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 5, 2022. https://tapchitaichinh. vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh-nghiep-viet-nam-trong- boi-canh-chuyen-doi-so-348295.html Phạm Việt Dũng (2020). Kinh tế số - cơ hội “bứt phá”cho Việt Nam. Cổng thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương. Thanh Bình & Vũ Nhật Quang (2022). Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. https://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam- trong-boi-canh-Covid-19.htm Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn tăng trưởng ấn tượng. https://www.vietnamplus. vn/thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-hua-hen-tang-truong-an-tuong/756335.vnp Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 03/6/2020. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 25/01/2022.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0