Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết "Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam" đã làm sáng tỏ khái niệm kinh tế xanh, phát triển bền vững và quan hệ giữa hai khái niệm trên cũng như phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua dựa trên các tiêu chí của phát triển bền vững. Từ đó nghiên cứu tính tất yếu và những thuận lợi cũng như thách thức khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt nam trên cơ sở những nhận định của Đảng và Nhà nước về kinh tế xanh và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH - CON ĐƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Phí Thị Lan Phương Tóm tắt: Nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm kinh tế xanh, phát triển bền vững và quan hệ giữa hai khái niệm trên cũng như phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua dựa trên các tiêu chí của phát triển bền vững. Từ đó nghiên cứu tính tất yếu và những thuận lợi cũng như thách thức khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt nam trên cơ sở những nhận định của Đảng và Nhà nước về kinh tế xanh và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp và công cụ phát triển kinh tế xanh trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện để đạt được mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế xanh; Phát triển bền vững; Tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng phát triển chưa bền vững. Phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động… Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo. Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, để phát triển đất nước và hội nhập với trào lưu quốc tế, Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số2139/QĐ-TTg, ngày 05/12/2011 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số339/QĐ-TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả ThS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 62
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, ứng phó với Biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về kinh tế xanh, phát triển bền vững và mối quan hệ 2.1.1. Quan niệm về kinh tế xanh Thuật ngữ “kinh tế xanh” chính thức được cộng đồng quốc tế sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững (tháng 6-2012) tại Rio de Janeiro, Braxin (Rio +20). Trước đó, tính từ “xanh” đã được sử dụng khá nhiều, gắn với nhiều hoạt động phát triển hướng tới phát triển bền vững, như sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sản phẩm xanh... với hàm nghĩa chủ yếu là “thân thiện với môi trường”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh, trong đó định nghĩa của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) trong cuốn sách Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo được các học giả trích dẫn nhiều nhất ở Việt Nam: “Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội”1. Còn theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), ‘‘Tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”2. Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Ở Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh được coi là một bước cụ thể hóa trong chiến lược phát triển bền vững, là nội dung chính của phát triển bền vững. Dù tiếp cận theo hướng nào, các quan niệm đều thống nhất nhận định, nền kinh tế xanh bao gồm ba trụ cột: phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng kinh tế, việc làm); bền vững môi trường (giảm thiểu năng lượng cácbon và mức độ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên...); gắn kết xã hội (bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành). 1 UNEP, Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, tr.13. 2 Trích lại từ Báo cáo của Bộ KH-ĐT trong Hội thảo Tham vấn về chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, do VCCI, Bộ KH-ĐT và UNDP tại Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 19/3/2012. 63
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.1.2. Phát triển bền vững Liên hợp quốc thống nhất khái niệm về phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”1. Đó là sự phát triển luôn giữ được sự kết hợp cân đối, hài hòa trên cả 3 trụ cột phát triển về kinh tế, về xã hội và về sinh thái/tài nguyên, môi trường 2. Ở Việt Nam, trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, và đặc biệt là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, quan điểm phát triển bền vững được làm rõ. Để chỉ đạo thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra 5 quan điểm phát triển, trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.Sự khác biệt giữa quan điểm PTBV ở Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững, trong khi quan điểm phát triển bền vững trên thế giới là thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai 3. 2.1.3. Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và phát triển bền vững PTBV và kinh tế xanh có mối liên hệ mật thiết và gắn bó với ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), với nội hàm khái niệm về kinh tế xanh, có thể thấy rằng kinh tế xanh không chỉ bao gồm mục tiêu kinh tế mà nó còn mở rộng bao gồm cả các mục tiêu xã hội và môi trường, sinh thái. Do vậy, có những nhận định rằng, xét về thực chất thì kinh tế xanh đi đôi với PTBV, hay là phương thức mới để thực hiện PTBV trong bối cảnh BĐKH. Tác động to lớn, ngày càng gia tăng của BĐKH đã làm nổi trội hơn lên yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế và xã hội nhưng phải đảm bảo nền tảng, năng lực cung cấp các nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển và cho duy trì môi trường sống của con người. Tiếp cận xanh hay xanh hóa các quyết định về phát triển quốc gia là đặc trưng nổi bật khi nói về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh. Tuy vậy, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh lại không thay thế khái niệm PTBV mà là công cụ thực hiện PTBV trong bối cảnh BĐKH, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh tài nguyên môi trường (TNMT) Bàn về TNMT trong kinh tế xanh, TNMT được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài, nhưng khi nói về kinh tế xanh, thay vì nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa 3 trụ cột của PTBV là kinh tế, xã hội và môi trường, thì việc sử dụng tiết kiệm, thông minh TNMT, con người là trung tâm, ứng phó BĐKH là trung tâm, mang tính chất quyết định đối với các quyết định phát triển. Như vậy, kinh tế xanh không thay thế PTBV mà là cách thức thể hiện PTBV, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn tới bảo vệ TNMT và gắn bó với ứng phó với BĐKH. Lý luận về kinh tế xanh cũng dựa trên nền tảng lý luận, lý thuyết về PTBV. Điểm khác biệt cơ bản trong lý luận về kinh tế xanh so với lý luận về PTBV là trong kinh tế xanh bảo vệ TNMT, ứng phó BĐKH được xác định ở vị trí trung tâm trong khi lý luận, lý thuyết về PTBV xác định sự hài hòa giữa bảo vệ TNMT với tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội như là 3 trụ cột tạo nên sự PTBV. Như vậy, giữa kinh tế xanh và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó khái niệm kinh tế xanh ra đời sau, gắn với biến đổi khí hậu. kinh tế xanh là cách thức, phương thức thực hiện PTBV trong bối cảnh TNMT bị suy thoái, suy giảm, suy kiệt và BĐKH. Kinh tế xanh không 1 UNEP, 2011.“Hướng tới Nền kinh tế Xanh - Lộ trình cho PTBV và xóa đói giảm nghèo, 2011”.Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, 107. 2 Rogall G. 2009. Kinh tế học bền vững - Lý thuyết kinh tế và thực tế của Phát triển bền vững. Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Đức, nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2011, tr.45-50. 3 Bộ Tài nguyên Môi trường, “Báo cáo tổng kết công tác BVMT giai đoạn 2011 - 2015 và Định hướng giai đoạn 2016 - 2020” tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, ngày 30/09/2015. 64
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững chỉ bao gồm mục tiêu kinh tế mà quan trọng hơn, còn mở rộng cả các mục tiêu xã hội và môi trường sinh thái. Thực chất kinh tế xanh cũng là phát triển bền vững, một cách cụ thể hơn, nó là cách thức thể hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh nhiều tới khía cạnh tài nguyên môi trường. Trong kinh tế xanh, tài nguyên môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Bền vững về tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi là tâm điểm của kinh tế xanh. Khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm “phát triển bền vững”, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững. Nói cách khác, kinh tế xanh chính là chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Do vậy, tiếp cận PTBV cũng là tiếp cận của kinh tế xanh với tâm điểm là duy trì nền tảng tự nhiên cho các hoạt động con người và nâng cao chất lượng sống của con người trên trái đất. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm vừa qua Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Việt Nam đã ban hành chương trình quốc gia về phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB); xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF), xếp thứ 54/162 quốc gia lọt vào Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững (chỉ thua Thái Lan trong ASEAN). Về kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Chỉ trong 9 tháng/2019, số người tham gia BHXH bắt buộc khoảng 14,85 triệu người; Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người; BHYT khoảng 85,2 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2018), cao hơn mức trung bình của thế giới (69 tuổi). Chỉ số phát triển con người đạt 0,694 (2017) thuộc nhóm trung bình cao trong tổng số 189 quốc gia. Theo Báo cáo đánh giá về tiến độ thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, Việt Nam xếp thứ 54 (2019) tăng 3 bậc so với năm 2018 và chỉ số phát triển bền vững đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Về tài nguyên và môi trường: trong nhiều năm qua, vấn đề môi trường đã bị bỏ quên do nhiều nguyên nhân áp lực phải tăng trưởng kinh tế nhanh chóng làm cho chúng ta quên đi trách nhiệm đối với môi trường sống. Trình độ kém phát triển dẫn đến thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Hệ thống thể chế pháp lý không có những ràng buộc về chi phí tại tạo môi trường trong sản phẩm Hiện nay, môi trường sinh thái ở Việt Nam đang ở mức báo động. Rừng bị tàn phá, sông rạch “chết” vì không sinh vật nào có thể sinh sống được, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tràn lan vô tội vạ, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan 65
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị... ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. 2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững của Việt Nam 2.3.1. Về quan điểm Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế, kinh tế xanh của Việt Nam là một phương thức thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững dựa trên những yếu tố bền vững. Quá trình này phải diễn ra một cách hài hòa và hợp lý, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, nghĩa là phải điều chỉnh dần dần theo hướng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên, bảo vệ môi trường; giảm thiểu những tác động tiêu cực đến việc làm, thu nhập người lao động nhằm tránh gây ra những mâu thuẫn xã hội. Để nền kinh tế trở nên thân thiện môi trường hơn, cần giảm bớt việc dựa vào các yếu tố không bền vững và tăng dần các yếu tố bền vững để phát triển. Thứ hai, dưới góc độ quản lý môi trường, phải đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh với đòi hỏi tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thông qua quá trình: tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường; xây dựng và thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu... Thứ ba, dưới góc độ xã hội, là quá trình gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Việt Nam đang thực hiện quá trình vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội... Ở mức độ cao hơn, phải thực hiện xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Chỉ có như vậy thì mới định hướng được thị trường (thúc đẩy tiêu dùng xanh) và qua đó định hướng được hoạt động sản xuất (sản xuất xanh). 2.3.2. Một số kiến nghị giải pháp Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây: Một là, về quan điểm, phải biết kết hợp hài hoà giữa việc thu hút nguồn lực (trên cơ sở lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá) và chuyển 66
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững đổi cơ cấu đầu vào theo hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn vật chất, sau đó là lao động và gia tăng dần vai trò của yếu tố năng suất tổng hợp trên cơ sở phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đồng thời, việc phân bổ nguồn lực tăng trưởng phải theo các tín hiệu và nguyên tắc của thị trường Hai là, về nhận thức, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục định hướng thay đổi nhận thức của xã hội từ nền “kinh tế nâu” (nền kinh tế chỉ chú trọng nhiều tới tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường) sang nền “kinh tế xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từ đó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “nền kinh tế xanh”. Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đổi mới giáo trình, bài giảng theo hướng tiếp cận “nền kinh tế xanh”. Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách cần tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, phát thải cácbon thấp; công nghệ thân thiện môi trường; sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường; phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng và công nghiệp nặng. Chú trọng phát huy vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò cộng đồng trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh. Sự chủ động tham gia của cộng đồng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc hiện thực hóa kinh tế xanh, bởi vậy, cần chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển kinh tế xanh. Bốn là, về hướng đầu tư: Tập trung vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam như: nông nghiệp sinh thái; đa dạng hóa và phát triển các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo từ thiên nhiên; phát triển du lịch giải trí, sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao..., trong đó chú ý nghiên cứu phát triển công nghiệp văn hóa. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức; phát triển công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường; tập trung giải quyết những hậu quả môi trường có liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội (như nguồn nước ô nhiễm, bãi thải than...), nâng cao năng lực quản lý giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề phát triển kinh tế xanh như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; định hướng lại đầu tư, hướng tới mức đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách hằng năm cho khôi phục hệ sinh thái và bảo vệ môi trường... Như vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, phát triển kinh tế xanh là chìa khóa cho sự thành công, giải pháp mang tính đột phá cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu: tăng trưởng nhanh, bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, coi trọng bảo vệ môi trường. 3. KẾT LUẬN Có thể nói tăng trưởng xanh là nội dung quan trong cần hướng tới trong quá trình thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm phát triển của các nước cho thấy việc chuyển sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn cho phát triển bền vững và giảm đói nghèo. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh là sự khẳng định thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chuyển đổi mô hình phát triển phương thức sản xuất tới nền kinh tế xanh là hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung 67
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất trong hệ thống thế giới. Việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện phát triển của Việt Nam vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên Môi trường 2015. ”Báo cáo tổng kết công tác BVMT giai đoạn 2011 - 2015 và Định hướng giai đoạn 2016 - 2020 tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV”. Hội thảo tổ chức tại Hà Nội, ngày 30/09/2015. 3. Rogall G 2009. Kinh tế học bền vững - Lý thuyết kinh tế và thực tế của Phát triển bền vững. Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Đức, nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, năm 2011. Trang 45-50. 4. Trích lại từ Báo cáo của Bộ KH-ĐT trong Hội thảo Tham vấn về chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, do VCCI, Bộ KH-ĐT và UNDP tại Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 19/3/2012. 5. UNEP (2011), Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 68
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp phát triển
7 p | 155 | 20
-
Quan điểm và giải pháp phát triển - Kinh tế tri thức ở Việt Nam: Phần 1
146 p | 125 | 18
-
Quan điểm và giải pháp phát triển - Kinh tế tri thức ở Việt Nam: Phần 2
138 p | 98 | 16
-
Những bước đi ban đầu và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 31 | 9
-
Một số giải pháp phát triển kinh tế số để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
11 p | 54 | 9
-
Hóc Môn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 p | 106 | 7
-
Giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam thời kỳ hội nhập
8 p | 50 | 6
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững
14 p | 85 | 6
-
Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta
7 p | 80 | 6
-
Bảo Lộc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Lê Hoàng Phụng
5 p | 91 | 6
-
Giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội
8 p | 12 | 5
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 p | 91 | 4
-
Những rào cản và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
10 p | 22 | 3
-
Một số giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
11 p | 5 | 3
-
Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0
15 p | 8 | 2
-
Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam
10 p | 6 | 1
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
3 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn