intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng của quá trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực từ quản lý đầu vào, quán lý quá trình, quản lý đầu ra và các tác động của bối cảnh ảnh hưởng tới quá trình quản lý đào tạo. Đề xuất các biện pháp giúp cho quá trình quản lý đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận

  1. NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n9.80 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 9, pp. 80-85 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THEO TIẾP CẬN Phạm Quang Dũng1 Tóm tắt. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng của quá trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực từ quản lý đầu vào, quán lý quá trình, quản lý đầu ra và các tác động của bối cảnh ảnh hưởng tới quá trình quản lý đào tạo. Từ đó làm sáng tỏ được những điểm mạnh và hạn chế của quá trình quản lý đào tạo, đề xuất các biện pháp giúp cho quá trình quản lý đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Từ khóa: Quản lý đào tạo, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tiếp cận năng lực. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tập trung ở một số trường đại học như Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. . . . Các hoạt động quản lý đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo các hình thức trên hiện nay vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chạy đua theo số lượng, dẫn đến người được đào tạo chưa thực sự đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ tham gia vào lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Điều đó đã tạo ra các bất cập về khoảng cách ngày càng lớn giữa cung với cầu về nguồn nhân lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trên thị trường. Đặc biệt là quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại các trường Đại học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực là nhiệm vụ thiết yếu để nhìn nhận được những điểm hạn chế, bất cập giúp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 2. Thưc trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng xác định nhu cầu thị trường lao động về nguồn nhân lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo hướng tiếp cận năng lực Kế hoạch đào tạo của một trường đại học bao giờ cũng phải dựa trên kết quả dự báo nhu cầu của thị trường lao động về số lượng và diện ngành nghề đào tạo mà xã hội cần. Nếu không xác định được số lượng và diện đào tạo nhân lực thì sản phẩm sinh viên tốt nghiệp mà nhà trường đào tạo ra hoặc không đáp ứng đủ số lượng và chất lượng, hoặc đào tạo quá nhiều về mặt số lượng dẫn đến dư thừa và thiếu những kiến thức và kỹ năng mà các doanh nghiệp đang cần. Trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Ngày nhận bài: 15/07/2022. Ngày nhận đăng: 21/09/2022. 1 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải e-mail: dungpq@utt.edu.vn 80
  2. THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 9. Quản lý chuỗi cung ứng phải tổ chức xác định nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực cả về mặt số lượng cả về diện đào tạo. Các nội dung các trường đưa ra như: xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu, tổ chức hội thảo để nắm bắt nhu cầu của xã hội, khảo sát đơn vị sử dụng lao động về nhu cầu nhân lực theo tiếp cận năng lực, tổ chức khảo sát nhu cầu thông qua dự báo xu thế phát triển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Mặc dù xác định nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình tổ chức đào tạo của nhà trường nhưng nhiều trường đại học cũng chưa thực sự quan tâm đến thực hiện nhiệm vụ này. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện xác định nhu cầu về mặt số lượng và về diện đào tạo còn mang tính hình thức và chưa thực chất. Theo ý kiến đánh giá của giảng viên và đơn vị sử dụng lao động thì tất cả các nội dung trên đều được các trường thực hiện. Tuy nhiên mức độ của các nội dung là khác nhau và có sự khác nhau giữa ý kiến nhận định của giảng viên và đơn vị sử dụng lao động. Hầu hết các giảng viên cho rằng nội dung xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu có điểm đánh giá là tốt; đơn vị sử dụng lao động cho rằng, nội dung tổ chức xác định nhu cầu thông qua dự báo xu thế phát triển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn đang hạn chế, tần suất các trường tổ chức các buổi hội thảo còn hạn chế, các nội dung mang tính chất nghiệp vụ của hoạt động xác định nhu cầu nhân lực chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chỉ được các đối tượng khảo sát đánh giá đạt mức độ thực hiện trung bình. 2.2. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học ở Việt Nam theo tiếp cận năng lực Quản lý công tác tuyển sinh là nhiệm vụ đầu tiên nhằm đạt được kết quả tốt trong quá trình quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Làm tốt công tác tuyển sinh đầu vào mới có thể lựa chọn ra những người có khả năng học tập và nghiên cứu tốt nhất, hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu về chất lượng đào tạo và đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực. Công tác tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở các trường đại học bao gồm các hoạt động từ thông báo tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức tư vấn tuyển sinh, tổ chức thi tuyển và tổ chức nhập học. Thông tin tuyển sinh trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được các trường đại học đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như trang website chính thức của nhà trường, phổ biến thông tin đến các đối tượng có như cầu học tập và quan tâm. Hiện nay, các trường đại học đã có thông tin công khai về ngành học, chương trình đào tạo của nhà trường cũng như thông tin về điều kiện, thời gian, hình thức, đối tượng, phương thức tuyển sinh của nhà trường. Mặc dù nhận thức tầm quan trọng của công tác tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nhưng việc thực hiện công tác tuyển sinh vẫn chưa được các đối tượng được hỏi đánh giá cao, thể hiện qua điểm đánh giá trung bình chỉ đạt ở mức khá và trung bình. Trong các nội dung quản lý tuyển sinh thì Công tác lập kế hoạch tuyển sinh và Tổ chức quản bá tuyển sinh được đánh giá cao hơn cả, điểm đánh giá trung bình tương ứng là 3,041 xếp thứ 1 và 2,722 xếp thứ 2. Còn 3 nội dung quản lý công tác tuyển sinh được đánh giá thấp nhất chỉ đạt mức trung bình là Chỉ đạo thống nhất chủ trương tuyển sinh gắn với đánh giá năng lực có điểm đánh giá trung bình là 2,058, Tổ chức thực hiện tuyển sinh gắn với đánh giá năng lực có điểm đánh giá trung bình là 2,183, Đánh giá công tác tuyển sinh theo tiếp cận năng lực có điểm đánh giá trung bình là 2,445. Kết quả khảo sát này cho thấy mặc dù nhận thức được chủ trương đổi mới chuyển đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang đào tạo theo tiếp cận năng lực nhưng các trường đại học còn lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức triển khai vận dụng tiếp cận năng lực vào công tác tuyển sinh đầu vào. Sự lúng túng này không chỉ bộc lộ ở đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý mà cả ở lãnh đạo cao nhất của nhà trường. Điều này thể hiện ở chỗ các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và 81
  3. Phạm Quang Dũng JEM., Vol. 14 (2022), No. 9. Quản lý chuỗi cung ứng chưa tổ chức xét tuyển đầu vào theo hình thức trắc nghiệm, phỏng vấn để kiểm tra năng lực thí sinh mà vẫn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT để xét tuyển. 2.3. Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Chương trình đào tạo là một văn bản mang tính pháp quy đối với trường đại học, có tính pháp lệnh bắt buộc phải thực hiện đúng, nghiêm túc đối với các cơ sở đào tạo trình độ đại học. Chương trình đào tạo còn thể hiện chất lượng đào tạo của một chuyên ngành của một trường đại học, thể hiện nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học phải lĩnh hội được sau một quá trình đào tạo. Để quá trình đào tạo thực hiện đúng chương trình đào tạo đã phê duyệt, lãnh đạo các trường đại học phải tổ chức và quản lý chương trình đào tạo thật chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, giám sát, xem xét đánh giá và điều chỉnh để phát triển chương trình đào tạo cho phù hợp với bổi cảnh mới. Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện quản lý nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, các trường đại học luôn có sự thu thập lấy ý kiến phản hồi từ các đơn vị khoa, phòng, các chuyên gia và sinh viên cũng như các doanh nghiệp logistics để tiến hành điều chỉnh và khắc phục những hạn chế, từng bước bổ sung hoàn thiện tốt hơn nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực. Dựa trên số liệu thu nhận được qua khảo sát tác giả nhận thấy hoạt động quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học về cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên mức độ thực hiện có sự khác biệt theo các nội dung của hoạt động quản lý phát triển chương trình đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy giảng viên và sinh viên được khảo sát đánh giá thấp các nội dung quản lý: Phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá trung bình là 2,671, Định kỳ tổ chức đánh giá chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá là 2,529. Việc phát triển chương trình đào tạo, cập nhật và bổ sung chương trình thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là yêu cầu bắt buộc đối với các trường đại học. Tuy nhiên, thực tế các trường đại học chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hàng năm rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo, mà chủ yếu do giảng viên tự bổ sung, cập nhật chương trình cho nội dung bài giảng của mình. Trong hoạt động quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, các nội dung được giảng viên và đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao hơn cả bao gồm: Nội dung Kiểm tra, giám sát hoạt động rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá trung bình là 3,003 và nội dung Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận trong rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá trung bình là 2,841. Từ những phân tích trên có thể rút ra nhận xét chung về hoạt động quản lý chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở các trường đại học được khảo sát như sau: các trường đại học đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng về cơ bản đáp ứng yêu cầu chung của quy chế đào tạo đại học, chương trình đào tạo được quản lý thống nhất toàn trường và được tổ chức rà soát, cập nhật định kỳ đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực vẫn còn nhiều hạn chế như chưa thường xuyên rà soát chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực, nội dung chương trình còn mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết, chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp logistics trong xây dựng chương trình đào tạo, các văn bản chỉ đạo xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực ban hành chưa đầy đủ. 82
  4. THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 9. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo tiếp cận năng lực Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là yêu cầu bắt buộc trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo để đảm bảo rằng giảng viên thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo của nhà trường. Có thể nói rằng qua nghiên cứu tại các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cho thấy hầu hết các trường đều chú ý thực hiện giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên, phân công rõ ràng cho Phòng đào tạo và Phòng đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ này: từ quản lý hoạt động lên lớp, tổ chức dự giờ, bồi dưỡng, đánh giá năng lực giảng viên. . . Trong đó hoạt động đánh giá năng lực của giảng viên theo tiếp cận năng lực vẫn là một vấn đề khó, chưa có kinh nghiệm đối với các cán bộ quản lý phụ trách hoạt động này. Bảng 1. Đánh giá về khả năng, năng lực đáp ứng của giảng viên giảng dạy ngành Logistics và quản lý chuỗi ưng ứng theo tiếp cận năng lực Đánh giá khả năng, năng lực đáp ứng của giảng viên Giảng viên Sinh viên Khả năng đáp ứng về số lượng đội ngũ 2.672 3.214 Khả năng đáp ứng về chuyên ngành 3.751 3.524 Đổi mới phương pháp giảng dạy theo tiếp cận năng lực 2.604 2.975 Khả năng tự biên soạn học liệu điện tử 3.147 3.297 Sự nhiệt tình, sáng tạo thích ứng với thực tiễn 3.651 3.539 Hiểu biết cơ bản về CNTT và ngoại ngữ 2.964 3.155 Khả năng nắm bắt và phát triển học thuật, hướng người học theo tiếp cận năng lực 2.378 2.417 Qua dữ liệu khảo sát Bảng 1 cho thấy ở một số trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cho thấy giảng viên cơ bản đều đủ năng lực đáp ứng đối với hoạt động giảng dạy. Các tiêu chuẩn của giảng viên đều đạt ở mức khá tốt. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có một số môn đang thiếu giảng viên giảng dạy do giảng viên trẻ chưa thể đảm nhiệm dẫn đến một số giảng viên phải phụ trách quá nhiều học phần. Điều này dẫn đến việc triển khai chương trình đào tạo đôi khi không thuận lợi. Điểm yếu nhất trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đều thuộc về các nội dung có gắn với tiếp cận năng lực. Đó là: khả năng nắm bắt và phát triển học thuật, hướng người học theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá trung bình là 2,378, giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên với điểm đánh giá trung bình là 2,604. 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực Trong thời gian qua các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng rất quan tâm đến hoạt động học tập của sinh viên, thực hiện nghiêm túc nghiệp vụ quản lý sinh viên cả về mặt học tập lẫn về mặt tu dưỡng và rèn luyện. Tuy nhiên việc cụ thể hóa các nội dung quản lý học tập có lồng ghép tăng cường năng lực cho sinh viên vẫn còn là một thách thức của các trường đại học. Bảng 2. Đánh giá hoạt động quản lý học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực Giảng viên Sinh viên Thực hiện theo đúng quy định và kế hoạch 3.477 3.315 Kết quả kiểm tra đánh giá được thực hiện theo quy định 3.658 3.723 Hoạt động kiểm tra, giám sát, tư vấn hỗ trợ người học được thực hiện theo quy định 2.557 2.773 Trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực, vai trò của giảng viên là rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn hỗ trợ người học học tập theo tiếp cận năng lực cho sinh viên được các 83
  5. Phạm Quang Dũng JEM., Vol. 14 (2022), No. 9. đối tượng khảo sát đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất với điểm đánh giá trung bình là 2,557. Điều này đặt ra vấn đề là lãnh đạo các trường đại học cần có giải pháp chỉ đạo giảng viên hỗ trợ tích cực và sát sao hơn nữa cho sinh viên trong việc học tập theo tiếp cận năng lực. Nội dung kiểm tra, giám sát quá trình học tập theo tiếp cận năng lực của sinh viên được đánh giá là nội dung được thực hiện còn hạn chế mà các trường đại học lý giải là do số lượng sinh viên quá lớn trong khi số lượng cán bộ được giáo nhiệm vụ giám sát có hạn dẫn đến tình trạng chưa được sát sao theo dõi từng sinh viên. Các trường đại học đang tích cực cải thiện hơn nữa tình hình theo dõi đánh giá hoạt động học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực qua từng học kỳ, để có thể nắm bắt được trạng thái học tập của sinh viên một cách kịp thời. 2.6. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp của sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học ở Việt Nam theo tiếp cận năng lực Việc quản lý đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp của sinh viên là để quá trình thực hiện đánh giá đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan và phản ánh chính xác năng lực của sinh viên sau quá trình đào tạo tại trường. Qua nghiên cứu thực tế tại các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cho thấy việc quản lý đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp của sinh viên được thực hiện khá tốt với điểm đánh giá khá tốt nằm trong khoảng 3.064-3.874, thể hiện qua Bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp Hoạt động đánh giá kết quả đầu ra Cán bộ quản lý Thực hiện theo đúng quy định và kế hoạch 3.742 Triển khai hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp theo CTĐT và yêu cầu phát triển năng lực 3.524 Tổ chức thu nhận, xử lý thông tin về sự hài lòng của đơn vị sử dụng nhân lực 3.064 Kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp theo hướng phát triển năng lực 3.482 Về hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp của sinh viên được tiến hành khi có kế hoạch của Phòng đào tạo. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp theo hướng phát triển năng lực được giao cho Phòng thanh tra thực hiện. Nhìn chung theo đánh giá, hoạt động này được nhận xét ở mức khá với điểm đánh giá trung bình khá 3.524. Thực tế cho thấy rằng hiện nay công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp của sinh viên đang được tiến hành một cách có kế hoạch, được thực hiện công khai minh bạch và rõ ràng. Tuy nhiên hoạt động thu nhận thông tin và xử lý thông tin về sự hài lòng của đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế đòi hỏi các trường phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo. 3. Kết luận Đa số các trường đại học được khảo sát cho thấy trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã đạt được những thành tựu nhất định trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực. Việc quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã đạt được những kết quả nhất định, các trường đại học đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đều góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các trường đều quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo: tăng cả về quy mô, chất lượng đào tạo ngày được nâng cao. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên cần có sự đồng bộ hoá và thay đổi trong quá trình đào tạo do chương trình đào tạo, hoạt động giảng dạy còn chưa đổi mới phù hợp với yêu cầu đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực. Bên cạnh đó các 84
  6. THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 9. trường đại học còn thiếu kinh nghiệm trong việc liên kết, hợp tác, đặc biệt với doanh nghiệp. Do đó, hợp tác có thực hiện nhưng không chặt chẽ, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực mà các trường đại học đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu nhân lực chất lượng cao. Những bất cập này đòi hỏi các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực phải lưu ý và có giải pháp khắc phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2017). Quyết định số 200 ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt nam đến năm 2025. [2] Bộ Công thương (2020). Báo cáo Logistics Việt Nam – Cắt giảm chi phí Logistics. [3] Bộ Công thương (2021). Báo cáo Logistics Việt Nam – Phát triển nhân lực Logistics. [4] Kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực cho ngành dịch vụ logistics của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (VLI). https://vli.edu.vn ABSTRACT Situation of managing undergraduate programme of logistics and supply chain management following competence approach The article focuses on clarifying the reality of the university-level training process in Logistics and supply chain management according to the competency approach from input management, process management, output management and the impacts of context affects the training management process. Thereby, clarifying the strengths and limitations of the training management process, proposing measures to help the training management process in the Logistics industry and supply chain management according to the capacity approach to meet the needs of practical demand. Keywords: Training management, logistics industry and supply chain management, competence approach. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2