intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng sở hữu ruộng đất trong Nông nghiệp ở Thái Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới thực trạng ruộng đất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng sở hữu ruộng đất trong Nông nghiệp ở Thái Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Duy Tiến và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 63(1): 23 - 27<br /> <br /> THỰC TRẠNG SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN VÀ<br /> MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT<br /> CHO NÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY<br /> Nguyễn Duy Tiến1*, Phí Văn Liệu2<br /> 1<br /> Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br /> 2<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng<br /> nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm<br /> 1988), năng suất lúa ở Thái Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu<br /> được đạt 325 381 tấn (năm 2008) [1]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về năng suất và<br /> sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm 2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình<br /> thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất.<br /> Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới thực trạng ruộng đất trong nông nghiệp ở Thái<br /> Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân<br /> trong giai đoạn hiện nay.<br /> Từ khoá: Sở hữu, Ruộng đất, nông dân, nông nghiệp, Thái Nguyên.<br /> <br /> THỰC TRẠNG RUỘNG ĐẤT<br /> Ở THÁI NGUYÊN<br /> Những thành tựu của kinh tế nông nghiệp ở<br /> Thái Nguyên trong gần hai thập kỷ qua là<br /> một thực tế không thể phủ nhận. Đó là kết<br /> quả của chính sách đổi mới trong quan hệ sở<br /> hữu và sử dụng ruộng đất mang lại. Tuy<br /> nhiên, thực trạng ruộng đất cũng như tình<br /> hình nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên<br /> trong những năm gần đây đang đặt ra những<br /> vấn đề cần được giải quyết thoả đáng và kịp<br /> thời.<br /> Một là, tình trạng phân tán và manh mún<br /> của ruộng đất. Đây là một thực trạng về<br /> ruộng đất không chỉ riêng ở Thái Nguyên<br /> mà là hiện tượng phổ biến của nhiều địa<br /> phương khác trên cả nước. Nguyên nhân<br /> trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do chính<br /> sách giao khoán ruộng đất được thực hiện<br /> theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa “có<br /> tốt, có xấu, có gần, có xa” dựa trên số nhân<br /> khẩu hoặc lao động của mỗi gia đình nhận<br /> ruộng. Việc giao khoán ruộng đất đến từng<br /> hộ gia đình nông dân theo tinh thần Nghị<br /> quyết 10 của Bộ Chính trị có tác dụng phát<br /> huy tính tự lực, tự cường của nông dân, khắc<br /> <br /> phục được tình trạng ruộng đất không có<br /> chủ cụ thể trong thời kỳ tập thể hoá nông<br /> nghiệp. Song điều này cũng làm cho ruộng<br /> đất bị xé nhỏ và trở nên manh mún. Theo<br /> đó, mỗi gia đình bình quân có khoảng trên<br /> dưới một mẫu ruộng và được chia làm nhiều<br /> thửa ruộng. Mỗi thửa ruộng rộng khoảng<br /> trên dưới một sào Bắc Bộ (khoảng 360 m2)<br /> và vị trí của mỗi thửa ruộng lại ở những xứ<br /> đồng khác nhau. Để thấy rõ được điều này,<br /> chúng tôi xin lấy ví dụ gia đình ông Trần<br /> Văn Thành (67tuổi) ở thôn Hoà Bình, xã<br /> Xuân Phương, huyện Phú Bình. Gia đình<br /> ông Thành có tổng số 8 sào ruộng nhưng có<br /> tới 13 thửa ruộng khác nhau. Theo ông, thửa<br /> ruộng nhỏ nhất (còn gọi là đất trồng rau)<br /> rộng 5 thước (khoảng 105 m2), thửa rộng<br /> nhất chỉ khoảng 1 sào 1 thước. Vị trí 13 thửa<br /> ruộng nhà ông Trần Văn Thành nằm ở 7 xứ<br /> đồng khác nhau. Hoặc trường hợp gia đình<br /> ông Ngô Quang Sơn thôn Hạnh Phúc xã<br /> Xuân Phương, huyện Phú Bình có 8 sào 6<br /> thước ruộng được chia thành 8 thửa ruộng ở<br /> 4 xứ đồng khác nhau.<br /> Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của ruộng đất<br /> ở Thái Nguyên như trên đã gây cản trở cho<br /> <br /> 23<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Duy Tiến và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> việc áp dụng những thiết bị máy móc trong<br /> sản xuất. Điều này lý giải tại sao từ bao đời<br /> nay hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo<br /> sau” vẫn tồn tại ở Thái Nguyên. Việc sử<br /> dụng máy cày, máy kéo phục vụ làm đất,<br /> máy gặt phục vụ khâu thu hoạch là rất ít.<br /> Giả sử, nếu có được đầu tư máy móc đi<br /> chăng nữa thì cũng rất khó thực hiện được<br /> bởi ruộng của mỗi gia đình không kề liền<br /> mảnh mà thuộc nhiều xứ đồng khác nhau.<br /> Rõ ràng, tình trạng manh mún ruộng đất<br /> như trên đã và đang ảnh hưởng đến hiệu<br /> quả của sản xuất và thực sự cản trở sự phát<br /> triển của nền kinh tế hàng hoá trong nông<br /> nghiệp.<br /> Hai là, tình trạng ruộng trồng cấy một vụ<br /> trên một năm ở Thái Nguyên chiếm tỷ lệ đáng<br /> kể dẫn đến lãng phí tiềm năng đất sản xuất<br /> nông nghiệp. Thái Nguyên do đặc thù là một<br /> tỉnh bán sơn địa, địa hình phức tạp, chỉ có các<br /> huyện phía Nam tỉnh như: Phú Bình, Phổ<br /> Yên là mang tính chất đồng bằng, cho nên<br /> diện tích đất gieo cấy lúa một vụ trên một<br /> năm ở đây chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Để<br /> minh chứng cho điều này, chúng tôi xin dẫn<br /> ra biểu số liệu sau đây:<br /> Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005<br /> [3]<br /> Đơn vị tính: ha<br /> Loại đất<br /> <br /> Diện tích<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Đất ruộng lúa, lúa màu<br /> <br /> 43 240,19<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> - Ruộng ba vụ<br /> <br /> 4373,55<br /> <br /> 10,11<br /> <br /> - Ruộng hai vụ<br /> <br /> 25190,89<br /> <br /> 58,19<br /> <br /> - Ruộng một vụ<br /> <br /> 13192,80<br /> <br /> 30,5<br /> <br /> - Đất chuyên mạ<br /> <br /> 58295<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> Từ biểu số liệu trên cho thấy diện tích đất<br /> lúa, lúa màu cấy 3 vụ trên năm đạt 4 373,55<br /> ha chiếm 10,11% là tương đối ít. Còn diện<br /> tích lúa, lúa màu chỉ trồng cấy một vụ trên<br /> năm đạt 13 192,80 ha chiếm 30,5% là tương<br /> đối nhiều. Lẽ ra, diện tích trồng cấy một vụ<br /> trên năm có nhiều khả năng để nâng lên<br /> thành hai vụ, ba vụ trên một năm. Có một số<br /> <br /> 63(1): 23 - 27<br /> <br /> địa phương diện tích đất lúa, lúa màu trồng<br /> cấy một vụ trên năm chiếm tỷ lệ rất lớn như:<br /> huyện Võ Nhai có 1 989,22 ha diện tích chỉ<br /> cấy được một vụ trên năm chiếm 68,2% [4]<br /> và cũng không có diện tích nào trồng cấy<br /> được ba vụ trên một năm, huyện Phú Lương<br /> diện tích đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được<br /> một vụ đạt 185688 ha chiếm 45,22%...[5].<br /> Theo Báo cáo Thuyết minh tổng hợp điều<br /> chỉnh, Bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai<br /> tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì đến năm<br /> 2005, Thái Nguyên vẫn có khoảng hơn 30%<br /> đất trồng cấy một vụ lúa, lúa màu trên một<br /> năm. Từ thực tế này đã dẫn đến tình trạng để<br /> lãng phí tiềm năng đất đai. Nguyên nhân<br /> chính của tình trạng trên là do địa hình ở Thái<br /> Nguyên phức tạp, hệ thống giao thông thuỷ<br /> lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông<br /> nghiệp. Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi<br /> của tỉnh được xây dựng từ những thập niên<br /> 60,70 của thế kỉ trước và có tới 75% là công<br /> trình tạm. Qua thời gian dài sử dụng do tác<br /> động của thiên nhiên cũng như các hoạt động<br /> của con người, đến nay đa số các công trình<br /> thuỷ lợi bị xuống cấp, diện tích tưới tiêu chỉ<br /> đạt 37 084 ha vụ mùa, 26 707 ha vụ chiêm,<br /> mới đáp ứng được 65,6% yêu cầu tưới [6].<br /> Ba là, Thái Nguyên là một trong những tỉnh<br /> có nhiều thế mạnh để phát triển các loại cây<br /> trồng hàng năm, nhưng việc sử dụng nguồn<br /> đất này chưa hợp lý dẫn đến tình trạng để<br /> lãng phí tiềm năng đất đai. Sở dĩ chúng tôi<br /> coi đây là một thực trạng vì như phần trước<br /> đã đề cập Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn<br /> đất đai rất phong phú và đa dạng. Là tỉnh<br /> bán sơn địa nên diện tích đất đồi, gò, đất<br /> vườn chiếm diện tích lớn, cho phép phát<br /> triển một số loại cây công nghiệp ngắn ngày<br /> có giá trị kinh tế cao như: đậu tương, lạc,<br /> vừng. Nhưng trên thực tế, việc phát triển các<br /> loại cây này ở Thái Nguyên chưa được chú<br /> trọng đúng mức, diện tích không ổn định và<br /> phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nông sản.<br /> Do đó, việc sử dụng loại đất này chưa tương<br /> xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.<br /> Bốn là, hiện tượng mua bán, tích tụ, tập<br /> trung ruộng đất một cách tự do đang có xu<br /> <br /> 24<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Duy Tiến và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> hướng gia tăng. Đây là một thực trạng<br /> không phải chỉ có riêng ở Thái Nguyên mà<br /> là hiện tượng phổ biến trên phạm vi cả<br /> nước. Mặc dù đây là một xu hướng tất yếu<br /> của nền kinh tế thị trường hiện nay nhưng<br /> trên thực tế, quá trình tích tụ ruộng đất đang<br /> làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp do quá<br /> trình chuyển nhượng ruộng đất không thực<br /> hiện đúng như các quy định của pháp luật.<br /> Không phải là toàn bộ nhưng phần lớn các<br /> hộ chuyển nhượng ruộng đất theo phương<br /> thức mua bán trao tay mà không làm thủ tục<br /> tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.<br /> Các gia đình bán ruộng đất phần lớn là các<br /> hộ có con cái đi thoát li, ruộng đất không có<br /> lao động canh tác nên phải bán ruộng hoặc<br /> cho thuê. Đối với những người có ruộng cho<br /> thuê, sau mỗi vụ thu hoạch, người đi thuê<br /> ruộng phải trả cho người có ruộng từ 40 đến<br /> 60 kg thóc trên một sào Bắc Bộ. Tuy nhiên,<br /> hiện tượng trao đổi, mua bán này chỉ diễn ra<br /> bằng phương thức trao tay giữa người mua<br /> và người bán chứ không hề làm thủ tục tại<br /> các cơ quan có thẩm quyền. Sở dĩ họ có thể<br /> mua bán trao tay được là do người mua và<br /> người bán đã quen biết nhau nên họ không<br /> nhất thiết phải qua giấy tờ trước cơ quan có<br /> thẩm quyền. Việc cho thuê ruộng đất cũng<br /> diễn ra tương tự như vậy. Để nắm được điều<br /> này chúng tôi xin lấy dẫn chứng gia đình<br /> ông Trần Văn Thành ở thôn Hoà Bình, xã<br /> Xuân Phương, huyện Phú Bình có tổng số 8<br /> sào ruộng, do con cái ông thoát ly làm công<br /> chức nên toàn bộ gia đình chuyển lên thành<br /> phố Thái Nguyên sinh sống. Tổng số 8 sào<br /> ruộng của gia đình ông Thành cho 5 người<br /> thuê gồm: gia đình chị Nguyễn Thị Thiết (2<br /> sào), gia đình chị Dương Thị Tuyết (1,5<br /> sào), gia đình chị Dương Thị Quý (2 sào),<br /> gia đình chị Dương Thị Hải (1 sào), gia đình<br /> ông Hoàng Văn Nhân (1,5 sào). Theo ông<br /> Thành, mỗi một sào thuê như vậy, người đi<br /> thuê phải trả cho người có ruộng( cụ thể là<br /> ông Thành) là 2,5 nồi trên một sào (mỗi nồi<br /> là 25 kg), tức là một sào người thuê phải trả<br /> 62,5 kg. Tuy nhiên, ông Thành phải đóng<br /> các khoản thuế ruộng, các loại phí khác cho<br /> Uỷ ban nhân dân xã Xuân Phương.<br /> <br /> 63(1): 23 - 27<br /> <br /> MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG<br /> CAO HIỆU QUẢ QUYỀN SỞ HỮU<br /> RUỘNG ĐẤT NÔNG DÂN THÁI<br /> NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN<br /> NAY<br /> Dưới tác động của chính sách giao khoán<br /> ruộng đất đến từng hộ nông dân theo tinh<br /> thần Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng<br /> đất đã bị manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, vấn đề<br /> đặt ra là phải tìm ra những giải pháp để khắc<br /> phục tình trạng này. Trong những năm trở<br /> lại đây, một số nơi trên địa bàn tỉnh, nông<br /> dân đã thực hiện biện pháp dồn điền đổi<br /> thửa để ruộng nhà mình vẫn giữ nguyên số<br /> lượng nhưng nó sẽ quy ruộng về một mối ở<br /> một xứ đồng nhất định. Theo đó, số thửa<br /> ruộng sẽ ít đi nhưng tổng số sào vẫn giữ<br /> nguyên. Tuy nhiên, phong trào dồn điền đổi<br /> thửa ở Thái Nguyên diễn ra còn chậm do<br /> nhận thức của đa số người nông dân ngại bị<br /> xáo trộn, tâm lý “an phận thủ thường” đã<br /> làm cản trở tiến trình dồn điền đổi thửa ở<br /> Thái Nguyên. Hơn thế nữa, địa hình Thái<br /> Nguyên phức tạp, có xứ đồng ở những chân<br /> ruộng cao, có những xứ đồng ở chân ruộng<br /> trũng nên nông dân không ai muốn lấy toàn<br /> ruộng xấu. Ngoại trừ có một số nông dân ở<br /> huyện Phú Bình, Phổ Yên đã dồn ghép<br /> ruộng của mình lấy phần ruộng trũng để đào<br /> ao thả cá, trên bờ làm trang trại chăn nuôi<br /> gia súc, gia cầm kết hợp việc trồng một vụ<br /> lúa, một vụ cá. Bằng biện pháp này, chủ<br /> trang trại đã tiến hành sản xuất nông nghiệp<br /> theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao<br /> hiệu suất sử dụng đất, mở ra hướng đi mới ở<br /> nông thôn, tạo thu nhập cho nông dân, thực<br /> hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng<br /> nông thôn. Thiết nghĩ, nông dân Thái<br /> Nguyên cần phải xem xét giải pháp dồn điền<br /> đổi thửa để áp dụng vào từng địa phương<br /> cho phù hợp với đặc thù của địa phương đó.<br /> Bởi vì, một nền nông nghiệp phát triển trong<br /> điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp<br /> hoá, hiện đại hoá đất nước không phải là<br /> một nền nông nghiệp phát triển theo kiểu<br /> phân tán, manh mún như hiện tại. Để phát<br /> triển kinh tế trong nông thôn ở Thái Nguyên<br /> theo hướng hàng hoá, cần phải giải quyết<br /> <br /> 25<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Duy Tiến và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> một loạt các vấn đề về kinh tế, tổ chức, kỹ<br /> thuật và chính sách, trong đó, vấn đề tích tụ<br /> tập trung ruộng đất là một trong những vấn<br /> đề cần được quan tâm trước hết. Bởi vì,<br /> điều kiện Thái Nguyên hiện nay, tích tụ và<br /> tập trung ruộng đất là một trong những điều<br /> kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp<br /> theo hướng hàng hoá.<br /> Thái Nguyên là một tỉnh bán sơn địa, cho<br /> nên, việc dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung<br /> ruộng đất để hình thành các trang trại theo<br /> mô hình V-A-C-R (Vườn-Ao-ChuồngRừng) là rất hợp lý. Bởi vì, với mô hình này<br /> sẽ cho phép nông dân có thể khai thác tốt<br /> hơn những tiềm năng, lợi thế vốn có của<br /> tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm cho nông<br /> dân, xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn,<br /> có tác dụng thúc đẩy tính chất hàng hoá trong<br /> nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững<br /> hơn. Do đó, nông dân Thái Nguyên cần phải<br /> nhanh chóng chọn lựa những giải pháp thích<br /> hợp mà trước hết là giải pháp dồn điền đổi<br /> thửa để ruộng liền ruộng, có điều kiện để<br /> phát triển nông nghiệp theo tính chất hàng<br /> hoá phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của<br /> thị trường.<br /> Toàn tỉnh Thái Nguyên có tới 30,5% diện<br /> tích đất trồng lúa và lúa màu chỉ trồng cấy<br /> được một vụ trên một năm. Điều này đã gây<br /> ra tình trạng lãng phí nguồn đất đai. Vấn đề<br /> đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên là phải tìm ra<br /> những giải pháp để nâng cao hiệu suất sử<br /> dụng đất. Muốn làm được điều này, tỉnh<br /> phải đẩy mạnh đầu tư để phát triển đồng bộ<br /> hệ thống giao thông thuỷ lợi, tiến hành tu<br /> sửa lại những công trình thuỷ nông đã cũ,<br /> hiệu quả phục vụ thấp để đưa vào sử dụng,<br /> tiến hành nạo vét và sửa chữa hệ thống kênh<br /> mương nội đồng mà hướng chính là kiên cố<br /> hoá kênh mương để có thể tưới, tiêu cho cây<br /> trồng. Mặt khác, tỉnh cũng cần phải rà soát,<br /> thống kê một cách cụ thể những diện tích<br /> đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ<br /> trên một năm. Trên cơ sở đó, nếu diện tích<br /> đất nào địa hình trũng khó tiêu nước thì<br /> nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản theo<br /> mô hình trang trại. Ngược lại, diện tích đất<br /> trồng lúa, hoa màu mà địa hình quá cao có<br /> <br /> 63(1): 23 - 27<br /> <br /> thể chuyển sang trồng các loại cây công<br /> nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương,<br /> vừng… Đây là những loại cây có khả năng<br /> chịu hạn, phù hợp với những diện tích đất<br /> cao. Bằng những biện pháp chuyển dịch<br /> cơ cấu cây trồng như trên, chúng ta có thể<br /> khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông<br /> nghiệp, khắc phục được tình trạng để lãng<br /> phí tiềm năng đất đai, tạo thu nhập cho<br /> nông dân, góp phần vào công cuộc xoá đói<br /> giảm nghèo ở nông thôn.<br /> Là một trong những tỉnh miền núi nên diện<br /> tích đất đồi, gò, đất vườn ở tỉnh Thái<br /> Nguyên chiếm số lượng tương đối lớn. Loại<br /> đất này rất thích hợp cho các loại cây công<br /> nghiệp hàng năm, nhất là cây đậu tương, lạc,<br /> vừng … Đây là loại cây có giá trị kinh tế<br /> cao, có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, một<br /> thực tế ở Thái Nguyên là diện tích trồng các<br /> loại cây này còn rất khiêm tốn, lại không ổn<br /> định, phụ thuộc vào thị trường nông sản. Sự<br /> không ổn định về diện tích của loại cây<br /> trồng này chúng tôi đã trình bày ở phần<br /> trước. Để khắc phục tình trạng này, theo<br /> chúng tôi, trước mắt tỉnh Thái Nguyên cần<br /> đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông<br /> thuỷ lợi đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu<br /> tưới tiêu cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh<br /> cũng phải phối hợp với trường Đại học<br /> Nông Nghiệp I Hà Nội, trường Đại học<br /> Nông - Lâm Thái Nguyên để nghiên cứu ra<br /> những giống cây mới có năng suất cao, phù<br /> hợp với thổ nhưỡng ở Thái Nguyên để khai<br /> thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế đất sản<br /> xuất nông nghiệp ở đây. Đặc biệt, tỉnh Thái<br /> Nguyên cũng phải có những quy hoạch<br /> mang tính chất chiến lược, phải tính toán<br /> đầu ra cho sản phẩm để tránh được tình<br /> trạng “được mùa mất giá”. Trong những<br /> năm trở lại đây, huyện Võ Nhai, nông dân<br /> đang đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ngắn<br /> ngày, nhất là cây đậu tương. Trong đó, bà<br /> con nông dân đã mạnh dạn đưa các loại<br /> giống đậu tương mới như: DT80, DT84 vào<br /> trồng đại trà và trên thực tế giống đậu tương<br /> này đã cho năng suất cao. Do đó, để khai<br /> thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế của diện<br /> tích đất trồng các loại cây hàng năm của<br /> <br /> 26<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Duy Tiến và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tỉnh, hướng đẩy mạnh trồng các loại cây có<br /> giá trị kinh tế cao như: đậu tương, lạc…<br /> chính là một trong những giải pháp khả thi<br /> để đưa nền nông nghiệp của tỉnh Thái<br /> Nguyên từng bước phát triển.<br /> Cũng như nhiều tỉnh khác, trong những năm<br /> trở lại đây, do tác động của cơ chế thị trường<br /> làm xuất hiện hiện tượng tập trung, tích tụ<br /> ruộng đất một cách tự do đang có xu hướng<br /> gia tăng. Trên thực tế, xu hướng này đã phản<br /> ánh đúng xu thế phát triển tất yếu của nền kinh<br /> tế thị trường. Tuy nhiên, quá trình tập trung,<br /> tích tụ ruộng đất một cách tự do lại nảy sinh<br /> nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế này đòi hỏi<br /> Nhà nước mà trực tiếp là tỉnh Thái Nguyên<br /> phải có những biện pháp cụ thể và kiên quyết<br /> hơn nhằm kiểm soát và chi phối chiều hướng<br /> hoạt động của thị trường đất đai nói chung,<br /> ruộng đất nói riêng, tạo điều kiện cho nền<br /> nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phát<br /> <br /> 63(1): 23 - 27<br /> <br /> triển lành mạnh và nhanh chóng, đáp ứng<br /> yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá<br /> hiện đại hoá đất nước.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên<br /> giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008, NXB<br /> Thống kê, Hà Nội, Tr 119.<br /> [2]. Sở Tài nguyên môi trường, Kết quả kiểm kê<br /> đất đai năm 2005 tỉnh Thái Nguyên, Tr.19.<br /> [3]. Sở Tài nguyên môi trường, Kết quả kiểm kê<br /> đất đai năm 2005 tỉnh Thái Nguyên, Tr. 95.<br /> [4]. Sở Tài nguyên môi trường, Kết quả kiểm kê<br /> đất đai năm 2005 tỉnh Thái Nguyên, Tr.82.<br /> [5]. Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh,<br /> Bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái<br /> Nguyên đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh<br /> Thái Nguyên, Tr.26.<br /> <br /> SUMMARY<br /> THE CURRENT SITUATION OF AGRICULTURAL LAND OWNERSHIP IN THE<br /> THAI NGUYEN PROVINCE AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF<br /> LAND ENTITLEMENT CURRENTLY FOR FARMERS.<br /> Nguyen Duy Tien1, Phi Van Lieu2<br /> 1<br /> College of Science - Thai Nguyen University<br /> 2<br /> <br /> College of Education - Thai Nguyen University<br /> <br /> Thai Nguyen, one of the economic and political centres in the Northeast of North Vietnam, is the<br /> region connecting northern mountainous provines with Red river delta. Since witten promise 10<br /> (1988), rice productivity in Thai Nguyen has increase three times compared with 1990. The main<br /> reasons leading to the changes in productivity and yied of rice in Thai Nguyen deprived from<br /> alteration in the ownerships and land using relationships. Such alteration is the one of the<br /> important factors making the changes in productivity and yield of rice in Thai Nguyen.<br /> In this article, we refer to actual situation of agricultural land in Thai Nguyen and some solutions<br /> to improve the effectiveness of land ownership to farmers in current period.<br /> Keywords: Own, Cultivated land, Cultivator, Agriculture Thai Nguyen.<br /> <br /> <br /> <br /> Tel: 0982190353, Emai: nguyenduytiendhkh@gmail.com<br /> <br /> 27<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2